Lúc 6 giờ chiều ngày thứ Ba 1 tháng Mười, Đức Thánh Cha đã khai mạc Tháng Truyền giáo Ngoại thường với chủ đề: “Được Rửa tội và sai đi: Giáo Hội của Chúa Kitô tiếp tục sứ vụ trên thế giới”.
Đức Thánh Cha đã đánh dấu dịp này trong buổi Kinh Chiều trong Đền Thờ Thánh Phêrô để kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, đấng bảo trợ cho các xứ truyền giáo.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến từ “chứng nhân” là điều mà ngài gọi là từ chủ yếu để bắt đầu sứ vụ truyền giáo mà Chúa ủy thác cho mỗi một người trong chúng ta.
Đức Thánh Cha nói:
Trong dụ ngôn chúng ta vừa nghe, Chúa được trình bày như một người đàn ông kia, trước khi cất bước lên đường, gọi các đầy tớ của mình và giao phó tài sản cho họ (x. Mt 25:14). Thiên Chúa đã giao cho chúng ta những kho báu lớn nhất của Người: đó là cuộc sống của chính chúng ta và cuộc sống của những người khác. Ngài đã ủy thác tất cả mọi ân sủng đa dạng cho mỗi người chúng ta. Những ân sủng này, những tài năng này, không phải là thứ để cất giữ trong két sắt, nhưng là một ơn gọi thực sự: Chúa kêu gọi chúng ta làm cho tài năng của chúng ta sinh hoa kết trái, bằng sự liều lĩnh và sáng tạo. Chúa không đòi chúng ta phải giữ gìn cuộc sống và đức tin cho riêng mình, nhưng thay vào đó, Ngài đòi chúng ta phải bước tới và chấp nhận rủi ro, thậm chí là chịu mất thể diện. Tháng Truyền giáo Ngoại thường này phải khiến cho chúng ta cảm thấy hăng hái và thúc đẩy chúng ta tích cực làm việc thiện. Không phải như những người cất giữ đức tin và bảo vệ ân sủng, nhưng như các nhà truyền giáo.
Nhưng làm thế nào để bắt đầu trở thành một nhà truyền giáo? Thưa: Bằng cách sống như những chứng nhân: hãy làm chứng bằng cuộc sống của chúng ta như những người đã biết đến Chúa Giêsu. Chứng nhân là từ chủ yếu: đó là một từ có cùng gốc gác với từ “tử đạo”. Các vị tử đạo là các chứng nhân chính của đức tin: không phải bằng lời nói nhưng bằng chính cuộc sống của các ngài. Các vị tử đạo biết rằng đức tin không phải là chuyện tuyên truyền hay chiêu dụ tín đồ: nhưng đó là một món quà đáng trân trọng trong đời người. Các ngài sống bằng cách truyền bá an bình và niềm vui, bằng cách yêu thương mọi người, thậm chí là kẻ thù của mình, vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu. Chúng ta, những người đã khám phá ra rằng chúng ta là con cái của Cha trên trời, có thể nào lại giữ im lặng trước niềm vui chúng ta được Chúa yêu thương, và trước niềm xác tín rằng chúng ta trở nên quý giá trong mắt Chúa? Đó là một thông điệp mà rất nhiều người đang chờ đợi để nghe. Và đó là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình trong tháng này: tôi là một nhân chứng tốt đến mức nào?
Vào cuối dụ ngôn này, Chúa mô tả những người đầy tớ dám liều lĩnh như những đầy tớ “tốt lành và đáng tin cậy”, và những người đầy tớ khiếp đảm như những kẻ “độc ác và lười biếng” (câu. 21.23.26). Tại sao Thiên Chúa lại khắc nghiệt như thế với người đầy tớ nhát đảm? Người ấy có làm gì ác đâu? Thưa: Cái ác của anh ta là đã không làm điều tốt; anh ta phạm tội chểnh mảng. Đây có thể là tội lỗi cả một đời người, vì chúng ta đã được ban sự sống không phải để chôn vùi sự sống ấy, nhưng là để tạo ra một cái gì đó từ cuộc sống này; không phải để giữ nó cho bản thân chúng ta, nhưng là cho đi. Bất cứ ai đồng ý với Chúa Giêsu đều biết rằng chúng ta giữ những gì chúng ta cho đi; chúng ta sở hữu những gì chúng ta cho người khác. Bí quyết để sở hữu cuộc sống là cho đi. Sống chểnh mảng là chối bỏ ơn gọi của chúng ta: chểnh mảng là điều tương phản với truyền giáo.
Chúng ta phạm tội bằng cách lơ là, nghĩa là chống lại sứ vụ được trao phó, bất cứ khi nào, thay vì lan truyền niềm vui, chúng ta lại nghĩ rằng mình là nạn nhân, hoặc nghĩ rằng không ai yêu chúng ta hoặc hiểu chúng ta. Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta chịu khuất phục trước thái độ chủ bại: “Tôi không thể làm điều này: Tôi không làm nổi đâu”. Sao lại có thể như thế được? Chúa đã ban cho anh chị em những tài năng, vậy mà anh chị em lại nghĩ mình nghèo nàn đến mức không thể làm giàu cho bất cứ ai? Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta phàn nàn và cứ lải nhải rằng mọi thứ đang chuyển từ xấu đến tồi tệ hơn, trên thế giới và trong Giáo Hội. Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta trở thành nô lệ cho những nỗi sợ khiến chúng ta bất động, khi chúng ta để cho mình bị tê liệt bằng cách nghĩ rằng “mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi”. Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta sống cuộc sống như một gánh nặng chứ không phải là một ân sủng, khi chúng ta đặt bản thân và những mối quan tâm của chúng ta ở vị thế trung tâm chứ không phải anh chị em của chúng ta, là những người đang chờ đợi để được yêu thương.
“Ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cor 9: 7). Ngài yêu Giáo Hội đang tiến bước. Giáo Hội không tiến bước, thì không còn là Giáo Hội. Một Giáo Hội đang tiến về phía trước, một Giáo Hội truyền giáo là một Giáo Hội không lãng phí thời gian than vãn về những điều sai lầm, những sự bất tín, và những giá trị của thời xa xưa trong quá khứ. Một Giáo Hội không tìm kiếm những ốc đảo an toàn để sống trong an bình, nhưng khao khát trở thành muối của trái đất và là men trong thế giới. Vì Giáo Hội biết rằng sức mạnh của mình là chính Chúa Giêsu, chứ không phải là sự liên quan về mặt xã hội hay thể chế, nhưng là tình yêu khiêm nhường và nhưng không.
Hôm nay chúng ta bắt đầu Tháng Mười Truyền Giáo này với sự đồng hành của ba “đầy tớ” đã mang lại nhiều hoa trái. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu chỉ cho chúng ta con đường: thánh nữ biến lời cầu nguyện thành nhiên liệu cho các hoạt động truyền giáo trên thế giới. Đây cũng là Tháng Mân Côi: liệu chúng ta cầu nguyện được bao nhiêu cho việc truyền bá Tin Mừng và lòng hoán cải từ sự chểng mảng sang truyền giáo? Kế đến, chúng ta có Thánh Phanxicô Xaviê, là người, mà có lẽ, sau Thánh Phaolô, là nhà truyền giáo vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngài cũng cho chúng ta một khích lệ: liệu chúng ta có dám thoát ra khỏi vỏ bọc của mình và từ bỏ những tiện nghi vì Tin Mừng không? Cuối cùng là Bậc Đáng Kính Pauline Jaricot, một người lao động đã hỗ trợ sứ vụ truyền giáo bằng các công việc hàng ngày của mình: với những số tiền dâng cúng mà cô dành ra từ tiền lương của mình, cô đã giúp đặt nền móng cho các Hội Giáo hoàng Truyền giáo. Liệu chúng ta có dành một món quà hàng ngày để giúp vượt qua sự ngăn cách giữa Tin Mừng và cuộc sống không? Anh chị em, xin vui lòng đừng sống một đức tin “trong phòng thánh”.
Chúng ta được tháp tùng với một nữ tu, một linh mục và một giáo dân. Các ngài nhắc nhở chúng ta rằng không ai được miễn trừ khỏi sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Vâng, trong tháng này, Chúa cũng kêu gọi anh chị em, bởi vì anh chị em, những bậc là cha mẹ của các gia đình; anh chị em, những người trẻ đang mơ ước những điều tuyệt vời; anh chị em, những người đang làm việc trong một nhà máy, cửa hàng, ngân hàng hoặc nhà hàng; anh chị em những người đang thất nghiệp; anh chị em những người đang nằm liệt giường, Chúa đang yêu cầu tất cả anh chị em trở thành một món quà mọi lúc mọi nơi, như anh chị em là cùng với mọi người xung quanh. Ngài đang yêu cầu anh chị em không chỉ đơn giản là đi qua trong cuộc đời này, nhưng là cho đi cuộc sống; không phải là phàn nàn về cuộc sống, nhưng là để chia sẻ trong nước mắt của tất cả những người đau khổ. Hãy can đảm lên! Chúa mong đợi những điều tuyệt vời từ anh chị em. Ngài cũng hy vọng một số anh chị em có can đảm để lên đường và đi bất cứ nơi nào nhân phẩm và hy vọng đang thiếu thốn nhất, ad gentes – hãy đến với muôn dân, nơi mà còn biết bao người vẫn sống mà không có niềm vui của Tin Mừng. Chúa sẽ không để anh chị em cô đơn khi làm chứng cho Ngài; anh chị em sẽ khám phá ra rằng Chúa Thánh Thần đã đi trước anh chị em và dọn đường cho anh chị em. Can đảm lên anh chị em! Can đảm lên Giáo Hội Mẹ! Hãy tái khám phá thành quả của anh chị em trong niềm vui của sứ vụ truyền giáo!
Source:Libreria Editrice VaticanaCELEBRAZIONE DEI VESPRI PER L’INIZIO DEL MESE MISSIONARIO CAPPELLA PAPALE OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO
Đức Thánh Cha đã đánh dấu dịp này trong buổi Kinh Chiều trong Đền Thờ Thánh Phêrô để kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, đấng bảo trợ cho các xứ truyền giáo.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến từ “chứng nhân” là điều mà ngài gọi là từ chủ yếu để bắt đầu sứ vụ truyền giáo mà Chúa ủy thác cho mỗi một người trong chúng ta.
Đức Thánh Cha nói:
Trong dụ ngôn chúng ta vừa nghe, Chúa được trình bày như một người đàn ông kia, trước khi cất bước lên đường, gọi các đầy tớ của mình và giao phó tài sản cho họ (x. Mt 25:14). Thiên Chúa đã giao cho chúng ta những kho báu lớn nhất của Người: đó là cuộc sống của chính chúng ta và cuộc sống của những người khác. Ngài đã ủy thác tất cả mọi ân sủng đa dạng cho mỗi người chúng ta. Những ân sủng này, những tài năng này, không phải là thứ để cất giữ trong két sắt, nhưng là một ơn gọi thực sự: Chúa kêu gọi chúng ta làm cho tài năng của chúng ta sinh hoa kết trái, bằng sự liều lĩnh và sáng tạo. Chúa không đòi chúng ta phải giữ gìn cuộc sống và đức tin cho riêng mình, nhưng thay vào đó, Ngài đòi chúng ta phải bước tới và chấp nhận rủi ro, thậm chí là chịu mất thể diện. Tháng Truyền giáo Ngoại thường này phải khiến cho chúng ta cảm thấy hăng hái và thúc đẩy chúng ta tích cực làm việc thiện. Không phải như những người cất giữ đức tin và bảo vệ ân sủng, nhưng như các nhà truyền giáo.
Nhưng làm thế nào để bắt đầu trở thành một nhà truyền giáo? Thưa: Bằng cách sống như những chứng nhân: hãy làm chứng bằng cuộc sống của chúng ta như những người đã biết đến Chúa Giêsu. Chứng nhân là từ chủ yếu: đó là một từ có cùng gốc gác với từ “tử đạo”. Các vị tử đạo là các chứng nhân chính của đức tin: không phải bằng lời nói nhưng bằng chính cuộc sống của các ngài. Các vị tử đạo biết rằng đức tin không phải là chuyện tuyên truyền hay chiêu dụ tín đồ: nhưng đó là một món quà đáng trân trọng trong đời người. Các ngài sống bằng cách truyền bá an bình và niềm vui, bằng cách yêu thương mọi người, thậm chí là kẻ thù của mình, vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu. Chúng ta, những người đã khám phá ra rằng chúng ta là con cái của Cha trên trời, có thể nào lại giữ im lặng trước niềm vui chúng ta được Chúa yêu thương, và trước niềm xác tín rằng chúng ta trở nên quý giá trong mắt Chúa? Đó là một thông điệp mà rất nhiều người đang chờ đợi để nghe. Và đó là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình trong tháng này: tôi là một nhân chứng tốt đến mức nào?
Vào cuối dụ ngôn này, Chúa mô tả những người đầy tớ dám liều lĩnh như những đầy tớ “tốt lành và đáng tin cậy”, và những người đầy tớ khiếp đảm như những kẻ “độc ác và lười biếng” (câu. 21.23.26). Tại sao Thiên Chúa lại khắc nghiệt như thế với người đầy tớ nhát đảm? Người ấy có làm gì ác đâu? Thưa: Cái ác của anh ta là đã không làm điều tốt; anh ta phạm tội chểnh mảng. Đây có thể là tội lỗi cả một đời người, vì chúng ta đã được ban sự sống không phải để chôn vùi sự sống ấy, nhưng là để tạo ra một cái gì đó từ cuộc sống này; không phải để giữ nó cho bản thân chúng ta, nhưng là cho đi. Bất cứ ai đồng ý với Chúa Giêsu đều biết rằng chúng ta giữ những gì chúng ta cho đi; chúng ta sở hữu những gì chúng ta cho người khác. Bí quyết để sở hữu cuộc sống là cho đi. Sống chểnh mảng là chối bỏ ơn gọi của chúng ta: chểnh mảng là điều tương phản với truyền giáo.
Chúng ta phạm tội bằng cách lơ là, nghĩa là chống lại sứ vụ được trao phó, bất cứ khi nào, thay vì lan truyền niềm vui, chúng ta lại nghĩ rằng mình là nạn nhân, hoặc nghĩ rằng không ai yêu chúng ta hoặc hiểu chúng ta. Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta chịu khuất phục trước thái độ chủ bại: “Tôi không thể làm điều này: Tôi không làm nổi đâu”. Sao lại có thể như thế được? Chúa đã ban cho anh chị em những tài năng, vậy mà anh chị em lại nghĩ mình nghèo nàn đến mức không thể làm giàu cho bất cứ ai? Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta phàn nàn và cứ lải nhải rằng mọi thứ đang chuyển từ xấu đến tồi tệ hơn, trên thế giới và trong Giáo Hội. Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta trở thành nô lệ cho những nỗi sợ khiến chúng ta bất động, khi chúng ta để cho mình bị tê liệt bằng cách nghĩ rằng “mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi”. Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta sống cuộc sống như một gánh nặng chứ không phải là một ân sủng, khi chúng ta đặt bản thân và những mối quan tâm của chúng ta ở vị thế trung tâm chứ không phải anh chị em của chúng ta, là những người đang chờ đợi để được yêu thương.
“Ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cor 9: 7). Ngài yêu Giáo Hội đang tiến bước. Giáo Hội không tiến bước, thì không còn là Giáo Hội. Một Giáo Hội đang tiến về phía trước, một Giáo Hội truyền giáo là một Giáo Hội không lãng phí thời gian than vãn về những điều sai lầm, những sự bất tín, và những giá trị của thời xa xưa trong quá khứ. Một Giáo Hội không tìm kiếm những ốc đảo an toàn để sống trong an bình, nhưng khao khát trở thành muối của trái đất và là men trong thế giới. Vì Giáo Hội biết rằng sức mạnh của mình là chính Chúa Giêsu, chứ không phải là sự liên quan về mặt xã hội hay thể chế, nhưng là tình yêu khiêm nhường và nhưng không.
Hôm nay chúng ta bắt đầu Tháng Mười Truyền Giáo này với sự đồng hành của ba “đầy tớ” đã mang lại nhiều hoa trái. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu chỉ cho chúng ta con đường: thánh nữ biến lời cầu nguyện thành nhiên liệu cho các hoạt động truyền giáo trên thế giới. Đây cũng là Tháng Mân Côi: liệu chúng ta cầu nguyện được bao nhiêu cho việc truyền bá Tin Mừng và lòng hoán cải từ sự chểng mảng sang truyền giáo? Kế đến, chúng ta có Thánh Phanxicô Xaviê, là người, mà có lẽ, sau Thánh Phaolô, là nhà truyền giáo vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngài cũng cho chúng ta một khích lệ: liệu chúng ta có dám thoát ra khỏi vỏ bọc của mình và từ bỏ những tiện nghi vì Tin Mừng không? Cuối cùng là Bậc Đáng Kính Pauline Jaricot, một người lao động đã hỗ trợ sứ vụ truyền giáo bằng các công việc hàng ngày của mình: với những số tiền dâng cúng mà cô dành ra từ tiền lương của mình, cô đã giúp đặt nền móng cho các Hội Giáo hoàng Truyền giáo. Liệu chúng ta có dành một món quà hàng ngày để giúp vượt qua sự ngăn cách giữa Tin Mừng và cuộc sống không? Anh chị em, xin vui lòng đừng sống một đức tin “trong phòng thánh”.
Chúng ta được tháp tùng với một nữ tu, một linh mục và một giáo dân. Các ngài nhắc nhở chúng ta rằng không ai được miễn trừ khỏi sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Vâng, trong tháng này, Chúa cũng kêu gọi anh chị em, bởi vì anh chị em, những bậc là cha mẹ của các gia đình; anh chị em, những người trẻ đang mơ ước những điều tuyệt vời; anh chị em, những người đang làm việc trong một nhà máy, cửa hàng, ngân hàng hoặc nhà hàng; anh chị em những người đang thất nghiệp; anh chị em những người đang nằm liệt giường, Chúa đang yêu cầu tất cả anh chị em trở thành một món quà mọi lúc mọi nơi, như anh chị em là cùng với mọi người xung quanh. Ngài đang yêu cầu anh chị em không chỉ đơn giản là đi qua trong cuộc đời này, nhưng là cho đi cuộc sống; không phải là phàn nàn về cuộc sống, nhưng là để chia sẻ trong nước mắt của tất cả những người đau khổ. Hãy can đảm lên! Chúa mong đợi những điều tuyệt vời từ anh chị em. Ngài cũng hy vọng một số anh chị em có can đảm để lên đường và đi bất cứ nơi nào nhân phẩm và hy vọng đang thiếu thốn nhất, ad gentes – hãy đến với muôn dân, nơi mà còn biết bao người vẫn sống mà không có niềm vui của Tin Mừng. Chúa sẽ không để anh chị em cô đơn khi làm chứng cho Ngài; anh chị em sẽ khám phá ra rằng Chúa Thánh Thần đã đi trước anh chị em và dọn đường cho anh chị em. Can đảm lên anh chị em! Can đảm lên Giáo Hội Mẹ! Hãy tái khám phá thành quả của anh chị em trong niềm vui của sứ vụ truyền giáo!
Source:Libreria Editrice VaticanaCELEBRAZIONE DEI VESPRI PER L’INIZIO DEL MESE MISSIONARIO CAPPELLA PAPALE OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO