Trong 15 năm qua, Giáo Hội tại Anh đã có sự khởi sắc đáng mừng với sự hiện diện của người Công Giáo Ba Lan.
Tuy nhiên, tình hình đang có chiều hướng bi quan sau khi nhiều người di dân Ba Lan đang xem xét việc trở về cố hương.
Khi Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu năm 2004, nước Anh đã mang đến những cơ hội tuyệt vời cho những người trẻ của một quốc gia bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ thất nghiệp khoảng 20%.
Thủ tướng Anh Tony Blair đã mở cửa thị trường lao động Anh cho những người Ba Lan 7 năm trước khi đó là một yêu cầu chính thức của Liên Hiệp Âu Châu đối với tất cả các quốc gia thành viên. Vào thời điểm đó, những người Ba Lan sống ở quê nhà may mắn có được công ăn việc làm cũng chỉ kiếm được thu nhập chưa đến một phần tư tiền lương mà những đồng bào của họ được trả ở Anh.
Cho nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi người Ba Lan sớm trở thành nhóm dân tộc di cư lớn nhất ở Anh. Ở thời điểm năm 2017, có khoảng một triệu người Ba Lan sinh sống tại Anh trong tổng số 65 triệu dân của nước này.
Hầu hết người Ba Lan theo đạo Công Giáo cho nên dân số Công Giáo tại Anh đã tăng lên đáng kể cùng với các sinh hoạt và truyền thống đạo đức làm khởi sắc Giáo Hội tại đây trong 15 năm qua.
Trong hai năm qua, số người Ba Lan đã giảm chỉ còn khoảng 800,000 và, theo Arkady Rzegocki, đại sứ Ba Lan tại Anh, chỉ có 27% trong số những người còn lại đã nộp đơn xin định cư vĩnh viễn tại Anh sau khi Anh quyết định rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu.
Một số người có thể trở về cố hương vì không cảm thấy được chào đón tại Anh nhưng những người khác trở về quê vì chính các lý do đã thúc đẩy họ di cư sang Anh. Đời sống ở Ba Lan giờ đây lên rất cao công việc ổn định và mức sống rất khá.
Ngày nay, thị trường việc làm Ba Lan đang sôi động với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Âu châu chỉ khoảng ba phần trăm, có nghĩa là các điều kiện sinh sống không chỉ để chấm dứt làn sóng di cư mà còn có sức lôi kéo những người lao động ở nước ngoài quay trở lại cố hương.
Nếu một cuộc di cư về Ba Lan xảy ra, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến Giáo Hội Công Giáo tại Anh, mặc dù rất khó để dự đoán chính xác tầm mức ảnh hưởng này sẽ ra sao.
Từ đầu thiên niên kỷ này số người Anh Giáo giảm đến 40% trong khi đó số người Công Giáo lại tăng 7%. Một số nhà bình luận cho rằng sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ suy giảm này có thể được giải thích bởi số lượng lớn người Công Giáo di cư sang quốc gia này. Giáo Hội tại Anh âu lo vì nhiều người Ba Lan đang trở về xứ sở của mình
Source:Catholic HeraldThe Polish exodus from the UK could contribute to Catholic decline
Tuy nhiên, tình hình đang có chiều hướng bi quan sau khi nhiều người di dân Ba Lan đang xem xét việc trở về cố hương.
Khi Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu năm 2004, nước Anh đã mang đến những cơ hội tuyệt vời cho những người trẻ của một quốc gia bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ thất nghiệp khoảng 20%.
Thủ tướng Anh Tony Blair đã mở cửa thị trường lao động Anh cho những người Ba Lan 7 năm trước khi đó là một yêu cầu chính thức của Liên Hiệp Âu Châu đối với tất cả các quốc gia thành viên. Vào thời điểm đó, những người Ba Lan sống ở quê nhà may mắn có được công ăn việc làm cũng chỉ kiếm được thu nhập chưa đến một phần tư tiền lương mà những đồng bào của họ được trả ở Anh.
Cho nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi người Ba Lan sớm trở thành nhóm dân tộc di cư lớn nhất ở Anh. Ở thời điểm năm 2017, có khoảng một triệu người Ba Lan sinh sống tại Anh trong tổng số 65 triệu dân của nước này.
Hầu hết người Ba Lan theo đạo Công Giáo cho nên dân số Công Giáo tại Anh đã tăng lên đáng kể cùng với các sinh hoạt và truyền thống đạo đức làm khởi sắc Giáo Hội tại đây trong 15 năm qua.
Trong hai năm qua, số người Ba Lan đã giảm chỉ còn khoảng 800,000 và, theo Arkady Rzegocki, đại sứ Ba Lan tại Anh, chỉ có 27% trong số những người còn lại đã nộp đơn xin định cư vĩnh viễn tại Anh sau khi Anh quyết định rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu.
Một số người có thể trở về cố hương vì không cảm thấy được chào đón tại Anh nhưng những người khác trở về quê vì chính các lý do đã thúc đẩy họ di cư sang Anh. Đời sống ở Ba Lan giờ đây lên rất cao công việc ổn định và mức sống rất khá.
Ngày nay, thị trường việc làm Ba Lan đang sôi động với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Âu châu chỉ khoảng ba phần trăm, có nghĩa là các điều kiện sinh sống không chỉ để chấm dứt làn sóng di cư mà còn có sức lôi kéo những người lao động ở nước ngoài quay trở lại cố hương.
Nếu một cuộc di cư về Ba Lan xảy ra, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến Giáo Hội Công Giáo tại Anh, mặc dù rất khó để dự đoán chính xác tầm mức ảnh hưởng này sẽ ra sao.
Từ đầu thiên niên kỷ này số người Anh Giáo giảm đến 40% trong khi đó số người Công Giáo lại tăng 7%. Một số nhà bình luận cho rằng sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ suy giảm này có thể được giải thích bởi số lượng lớn người Công Giáo di cư sang quốc gia này. Giáo Hội tại Anh âu lo vì nhiều người Ba Lan đang trở về xứ sở của mình
Source:Catholic HeraldThe Polish exodus from the UK could contribute to Catholic decline