1. Hội đồng Giám mục Bỉ phải ngưng các thánh lễ công cộng.
Vì đại dịch, Hội đồng Giám mục Vương quốc Bỉ đã ngưng các buổi lễ công cộng cho đến ngày 13 tháng 12 năm 2020, theo thông cáo công bố ngày 1 tháng 11 năm 2020. Các thánh lễ được trực tuyến, hoặc qua đài phát thanh, truyền hình, Internet hoặc từ trang mạng của Hội đồng Giám mục.
Các giám mục Bỉ khẳng định rằng tuy các thánh lễ không thể được cử hành, nhưng đời sống thiêng liêng vẫn không dừng lại. Các lễ an táng có thể được cử hành với số người tham dự tối đa là 15 người, trong khi lễ cưới có thể cử hành với sự hiện diện của đôi tân hôn, hai người làm chứng, và linh mục chứng hôn mà thôi.
Hội đồng Giám mục Bỉ khuyến khích các tín hữu tương trợ nhau và cho biết các thánh đường vẫn được mở cửa để các tín hữu đến cầu nguyện riêng: “nhà thờ mở cửa là dấu hiệu một cộng đoàn địa phương đón tiếp.”
Các giám mục cũng khuyến khích các tín hữu đề ra những sáng kiến để nâng đỡ đời sống tinh thần của nhau, qua điện thư, các mạng xã hội, cũng như nâng đỡ những người yếu đuối, dễ bị tổn thương, những người sống trong tình cảnh cô độc. Ngoài ra, các tín hữu cũng được khuyến khích tham dự các hoạt động thiện nguyện tại các trường học, các ngân hàng thực phẩm, cũng như các trung tâm y tế, các giáo xứ, v.v.
2. Vatican sẽ công bố 'Báo cáo McCarrick' vào ngày 10 tháng 11
Hôm thứ Sáu 6 tháng 11, Tòa Thánh đã thông báo rằng báo cáo được chờ đợi từ lâu về cựu Hồng Y Theodore McCarrick sẽ được công bố vào đầu tuần tới.
Một tuyên bố hôm 6 tháng 11 từ ông Matteo Bruni, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh, cho biết: “Vào ngày thứ Ba, 10 tháng 11, lúc 2 giờ chiều (giờ Rôma), Tòa thánh sẽ công bố 'Báo cáo về các kiến thức thu thập được của Tòa thánh, và quá trình ra quyết định liên quan đến cựu Hồng Y Theodore Edgar McCarrick (từ năm 1930 đến năm 2017)' được soạn thảo bởi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh theo ủy quyền của Đức Giáo Hoàng”.
Cụm từ “kiến thức thu thập được”, tiếng Anh là “Institutional knowledge” là sự tổng hợp các kinh nghiệm, quy trình, dữ liệu, chuyên môn, giá trị, và các thông tin đã được chứng thực thành các kiến thức khôn ngoan.
Báo cáo, ban đầu dự kiến sẽ được công bố vào tháng 12 năm 2019, được đưa ra sau khi Vatican xem xét các tài liệu và lời kể của nhân chứng trong suốt 40 năm sự nghiệp giám mục của McCarrick, sau khi ông bị cáo buộc phạm tội tình dục hàng loạt liên quan đến trẻ vị thành niên và các chủng sinh vào năm 2018.
Hôm thứ Năm, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York nhận định rằng báo cáo này có thể là một “con mắt bị đánh thâm tím” đối với Giáo hội.
Giáo hội Hoa Kỳ “vẫn đang chờ đợi việc Tòa thánh công bố cái gọi là 'Báo cáo McCarrick', kể chi tiết câu chuyện đáng lên án của cựu Hồng Y Theodore McCarrick. Đó có thể là một con mắt bị đánh thâm tím khác đối với Giáo hội,” Đức Hồng Y Dolan viết trong một bài đăng ngày 5 tháng 11 trên trang web của mình.
Source:Catholic News AgencyVatican announces publication date of long-awaited ‘McCarrick Report’
3. Trung Quốc cảnh cáo Úc sẽ phải trả một giá rất đắt. Nguy cơ rất cao cho chính phủ Úc nếu ông Trump thất bại
Trong khi cuộc bầu cử ở Mỹ chưa ngã ngũ, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo Úc sẽ phải trả một giá rất đắt. Quan hệ Úc-Trung Quốc xấu đi với lượng nhập khẩu trị giá 6 tỷ USD bị đe dọa
Bọn cầm quyền Bắc Kinh được báo cáo là có kế hoạch ngừng nhập khẩu rượu vang Úc, tôm hùm, đường, than đá, đồng, lúa mạch và gỗ.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times, 环球时报) cảnh cáo Úc sẽ phải trả một giá rất đắt khi Trung Quốc ngăn chặn các sản phẩm của Úc, trị giá khoảng 6 tỷ đô la.
Một cơ quan truyền thông khác của bọn cầm quyền Trung Quốc, là tờ Trung Hoa Nhật Báo (China Daily, 中国日报) cũng cảnh báo Úc Đại Lợi sẽ phải “trả giá rất nặng nề” vì các chính sách chống lại Trung Quốc.
“Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và tất cả các hạn chế cho đến nay mới chỉ bao gồm một phần nhỏ hàng hóa nhập khẩu từ Úc,” bài xã luận của China Daily cho biết.
“Nếu Canberra tiếp tục trở nên thù địch với Trung Quốc, lựa chọn của họ là một quyết định mà Úc Đại Lợi sẽ phải hối hận vì nền kinh tế của họ sẽ chỉ chịu thêm đau đớn”.
Các cuộc tấn công thương mại mới này xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc nhưng chưa có thông báo chính thức nào từ phía chính phủ Trung Quốc.
Bộ trưởng Nông nghiệp David Littleproud đang yêu cầu Bắc Kinh làm rõ.
Đồng thời, ông đang khuyến khích các nhà xuất khẩu xem xét gửi hàng hóa sang các thị trường khác.
Ông David Littleproud cũng có lời cảnh báo đối với Trung Quốc.
“Nếu bạn chơi đúng luật, mọi người sẽ chơi đẹp. Nhưng nếu bạn không muốn chơi như thế, thì rõ ràng là có rủi ro lớn hơn, các nhà xuất khẩu của chúng tôi cần phải tính đến điều đó nếu họ định gửi sản phẩm sang Trung Quốc và họ có thể yêu cầu giá cao hơn cho những hàng hóa đó.”
Đảng Lao động Úc, hiện ở thế đối lập, cáo buộc chính phủ Morrison đã không thể hiện được tài lãnh đạo, và cho rằng những người Úc làm việc chăm chỉ đang phải trả giá.
Phó thủ lĩnh phe đối lập Richard Marles mô tả mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc là hoàn toàn tuyệt vọng.
“Hiện giờ, họ không thể nói chuyện với một người nào ở Trung Quốc,” ông Marles nói.
Ông Marles cho biết các công nhân Úc làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đang yêu cầu chính phủ có câu trả lời và hành động phù hợp.
Bộ trưởng Dutton bác bỏ lời chỉ trích của phe đối lập là “luận điệu rẻ tiền”
Quan hệ ngoại giao Úc-Trung Quốc đã trở nên căng thẳng do tranh chấp về coronavirus, Hương Cảng và Biển Đông.
Trong một diễn biến bất ngờ đối với nhiều người, cuối tháng 7 vừa qua, Úc đã từ bỏ thái độ lưng chừng và công khai đối đầu với Bắc Kinh. Lập trường này đã được nêu lên rõ ràng trong chuyến công du Hoa Kỳ của hai nữ bộ trưởng Úc là Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold.
Úc và Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường các nỗ lực quân sự chung của họ ở Darwin, tăng cường các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông và nghiên cứu sự phát triển của các công nghệ phòng thủ tên lửa và siêu âm để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết liệt và hung hăng trong khu vực.
Nếu Tổng thống Trump thất bại trong cuộc bầu cử này, sự gắn bó chặt chẽ của chính phủ Morrison với chính quyền của Tổng thống Trump có thể khiến chính quyền hiện nay tại Úc đổ theo như một hiệu ứng domino.
Chỉ mới tuần trước Daniel Andrews, thủ hiến Victoria, vẫn còn bị báo chí chỉ trích là chính trị gia hạng bét vì cách thức đối phó với coronavirus của ông ta tại tiểu bang này. Tình trạng khó khăn hiện nay của Tổng thống Trump đã khiến Daniel Andrews, người duy nhất Bắc Kinh muốn nói chuyện, từ vị thế chính trị gia hạng bét đã một sớm một chiều trở thành vị cứu tinh.
Source:Seven News AustraliaChina-Australia relations worsen with $6 billion worth of imports under threat
Vì đại dịch, Hội đồng Giám mục Vương quốc Bỉ đã ngưng các buổi lễ công cộng cho đến ngày 13 tháng 12 năm 2020, theo thông cáo công bố ngày 1 tháng 11 năm 2020. Các thánh lễ được trực tuyến, hoặc qua đài phát thanh, truyền hình, Internet hoặc từ trang mạng của Hội đồng Giám mục.
Các giám mục Bỉ khẳng định rằng tuy các thánh lễ không thể được cử hành, nhưng đời sống thiêng liêng vẫn không dừng lại. Các lễ an táng có thể được cử hành với số người tham dự tối đa là 15 người, trong khi lễ cưới có thể cử hành với sự hiện diện của đôi tân hôn, hai người làm chứng, và linh mục chứng hôn mà thôi.
Hội đồng Giám mục Bỉ khuyến khích các tín hữu tương trợ nhau và cho biết các thánh đường vẫn được mở cửa để các tín hữu đến cầu nguyện riêng: “nhà thờ mở cửa là dấu hiệu một cộng đoàn địa phương đón tiếp.”
Các giám mục cũng khuyến khích các tín hữu đề ra những sáng kiến để nâng đỡ đời sống tinh thần của nhau, qua điện thư, các mạng xã hội, cũng như nâng đỡ những người yếu đuối, dễ bị tổn thương, những người sống trong tình cảnh cô độc. Ngoài ra, các tín hữu cũng được khuyến khích tham dự các hoạt động thiện nguyện tại các trường học, các ngân hàng thực phẩm, cũng như các trung tâm y tế, các giáo xứ, v.v.
2. Vatican sẽ công bố 'Báo cáo McCarrick' vào ngày 10 tháng 11
Hôm thứ Sáu 6 tháng 11, Tòa Thánh đã thông báo rằng báo cáo được chờ đợi từ lâu về cựu Hồng Y Theodore McCarrick sẽ được công bố vào đầu tuần tới.
Một tuyên bố hôm 6 tháng 11 từ ông Matteo Bruni, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh, cho biết: “Vào ngày thứ Ba, 10 tháng 11, lúc 2 giờ chiều (giờ Rôma), Tòa thánh sẽ công bố 'Báo cáo về các kiến thức thu thập được của Tòa thánh, và quá trình ra quyết định liên quan đến cựu Hồng Y Theodore Edgar McCarrick (từ năm 1930 đến năm 2017)' được soạn thảo bởi Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh theo ủy quyền của Đức Giáo Hoàng”.
Cụm từ “kiến thức thu thập được”, tiếng Anh là “Institutional knowledge” là sự tổng hợp các kinh nghiệm, quy trình, dữ liệu, chuyên môn, giá trị, và các thông tin đã được chứng thực thành các kiến thức khôn ngoan.
Báo cáo, ban đầu dự kiến sẽ được công bố vào tháng 12 năm 2019, được đưa ra sau khi Vatican xem xét các tài liệu và lời kể của nhân chứng trong suốt 40 năm sự nghiệp giám mục của McCarrick, sau khi ông bị cáo buộc phạm tội tình dục hàng loạt liên quan đến trẻ vị thành niên và các chủng sinh vào năm 2018.
Hôm thứ Năm, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York nhận định rằng báo cáo này có thể là một “con mắt bị đánh thâm tím” đối với Giáo hội.
Giáo hội Hoa Kỳ “vẫn đang chờ đợi việc Tòa thánh công bố cái gọi là 'Báo cáo McCarrick', kể chi tiết câu chuyện đáng lên án của cựu Hồng Y Theodore McCarrick. Đó có thể là một con mắt bị đánh thâm tím khác đối với Giáo hội,” Đức Hồng Y Dolan viết trong một bài đăng ngày 5 tháng 11 trên trang web của mình.
Source:Catholic News AgencyVatican announces publication date of long-awaited ‘McCarrick Report’
3. Trung Quốc cảnh cáo Úc sẽ phải trả một giá rất đắt. Nguy cơ rất cao cho chính phủ Úc nếu ông Trump thất bại
Trong khi cuộc bầu cử ở Mỹ chưa ngã ngũ, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo Úc sẽ phải trả một giá rất đắt. Quan hệ Úc-Trung Quốc xấu đi với lượng nhập khẩu trị giá 6 tỷ USD bị đe dọa
Bọn cầm quyền Bắc Kinh được báo cáo là có kế hoạch ngừng nhập khẩu rượu vang Úc, tôm hùm, đường, than đá, đồng, lúa mạch và gỗ.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times, 环球时报) cảnh cáo Úc sẽ phải trả một giá rất đắt khi Trung Quốc ngăn chặn các sản phẩm của Úc, trị giá khoảng 6 tỷ đô la.
Một cơ quan truyền thông khác của bọn cầm quyền Trung Quốc, là tờ Trung Hoa Nhật Báo (China Daily, 中国日报) cũng cảnh báo Úc Đại Lợi sẽ phải “trả giá rất nặng nề” vì các chính sách chống lại Trung Quốc.
“Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và tất cả các hạn chế cho đến nay mới chỉ bao gồm một phần nhỏ hàng hóa nhập khẩu từ Úc,” bài xã luận của China Daily cho biết.
“Nếu Canberra tiếp tục trở nên thù địch với Trung Quốc, lựa chọn của họ là một quyết định mà Úc Đại Lợi sẽ phải hối hận vì nền kinh tế của họ sẽ chỉ chịu thêm đau đớn”.
Các cuộc tấn công thương mại mới này xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc nhưng chưa có thông báo chính thức nào từ phía chính phủ Trung Quốc.
Bộ trưởng Nông nghiệp David Littleproud đang yêu cầu Bắc Kinh làm rõ.
Đồng thời, ông đang khuyến khích các nhà xuất khẩu xem xét gửi hàng hóa sang các thị trường khác.
Ông David Littleproud cũng có lời cảnh báo đối với Trung Quốc.
“Nếu bạn chơi đúng luật, mọi người sẽ chơi đẹp. Nhưng nếu bạn không muốn chơi như thế, thì rõ ràng là có rủi ro lớn hơn, các nhà xuất khẩu của chúng tôi cần phải tính đến điều đó nếu họ định gửi sản phẩm sang Trung Quốc và họ có thể yêu cầu giá cao hơn cho những hàng hóa đó.”
Đảng Lao động Úc, hiện ở thế đối lập, cáo buộc chính phủ Morrison đã không thể hiện được tài lãnh đạo, và cho rằng những người Úc làm việc chăm chỉ đang phải trả giá.
Phó thủ lĩnh phe đối lập Richard Marles mô tả mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc là hoàn toàn tuyệt vọng.
“Hiện giờ, họ không thể nói chuyện với một người nào ở Trung Quốc,” ông Marles nói.
Ông Marles cho biết các công nhân Úc làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đang yêu cầu chính phủ có câu trả lời và hành động phù hợp.
Bộ trưởng Dutton bác bỏ lời chỉ trích của phe đối lập là “luận điệu rẻ tiền”
Quan hệ ngoại giao Úc-Trung Quốc đã trở nên căng thẳng do tranh chấp về coronavirus, Hương Cảng và Biển Đông.
Trong một diễn biến bất ngờ đối với nhiều người, cuối tháng 7 vừa qua, Úc đã từ bỏ thái độ lưng chừng và công khai đối đầu với Bắc Kinh. Lập trường này đã được nêu lên rõ ràng trong chuyến công du Hoa Kỳ của hai nữ bộ trưởng Úc là Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynold.
Úc và Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tăng cường các nỗ lực quân sự chung của họ ở Darwin, tăng cường các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông và nghiên cứu sự phát triển của các công nghệ phòng thủ tên lửa và siêu âm để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết liệt và hung hăng trong khu vực.
Nếu Tổng thống Trump thất bại trong cuộc bầu cử này, sự gắn bó chặt chẽ của chính phủ Morrison với chính quyền của Tổng thống Trump có thể khiến chính quyền hiện nay tại Úc đổ theo như một hiệu ứng domino.
Chỉ mới tuần trước Daniel Andrews, thủ hiến Victoria, vẫn còn bị báo chí chỉ trích là chính trị gia hạng bét vì cách thức đối phó với coronavirus của ông ta tại tiểu bang này. Tình trạng khó khăn hiện nay của Tổng thống Trump đã khiến Daniel Andrews, người duy nhất Bắc Kinh muốn nói chuyện, từ vị thế chính trị gia hạng bét đã một sớm một chiều trở thành vị cứu tinh.
Source:Seven News AustraliaChina-Australia relations worsen with $6 billion worth of imports under threat