1. Andrea Tornielli: Về quyết định ngưng phát sóng trực tiếp các Thánh lễ hàng ngày tại Santa Marta
Thánh lễ sáng thứ Hai, 18 tháng Năm, sẽ là Thánh lễ thứ 65 và là Thánh lễ cuối cùng trong một chuỗi các Thánh lễ hàng ngày được phát trực tiếp trên toàn thế giới qua các đài truyền hình và Internet.
Ông Andrea Tornielli, Chủ biên Vatican News, có bài nhận định về loạt các Thánh lễ này và giải thích quyết định ngưng phát sóng trực tiếp các Thánh lễ này của Đức Thánh Cha.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Thánh lễ sáng thứ Hai, 18 tháng Năm, sẽ là Thánh lễ cuối cùng trong một chuỗi các Thánh lễ hàng ngày trong đó Đức Thánh Cha đồng hành cùng hàng triệu người trên thế giới trong hơn hai tháng qua. [Nói cụ thể hơn, đó là Thánh lễ thứ 65 của ngài từ khi các Thánh lễ bị đình chỉ tại Ý vào ngày 8 tháng Ba. – chú thích của người dịch]
Các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự ở Ý được tái tục vào ngày 18 tháng Năm. Vì thế, Đức Thánh Cha đã quyết định ngưng các buổi phát sóng trực tiếp Thánh lễ sáng của ngài.
Thánh lễ cuối cùng sẽ là một thánh lễ đặc biệt, vì ngày 18 tháng 5 cũng đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Giáo Hoàng Karol Wojtyla. Trong dịp này Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ tại bàn thờ trên lăng mộ của người tiền nhiệm.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sinh năm 1920, được bầu làm Mục tử Toàn thể Hội thánh năm 1978. Ngài mất năm 2005 và được phong thánh năm 2014.
Thánh lễ phát trực tiếp cuối cùng
Các thánh lễ buổi sáng tại Casa Santa Marta được phát trực tiếp trong thời gian cách ly này là một món quà bất ngờ và thật đẹp đẽ.
Nhiều người - ngay cả những người ở xa Nhà thờ - cảm thấy được Đức Thánh Cha đồng hành và ủng hộ, qua các Thánh lễ lặng lẽ gõ cửa nhà họ vào đầu mỗi ngày.
Nhiều người đã khám phá ra tầm quan trọng và niềm an ủi trong cuộc gặp gỡ hàng ngày với Tin Mừng. Nhiều người trước đây chưa bao giờ theo dõi phụng vụ ngày thường trên TV, một Thánh lễ không cần những lời bình luận và với vài phút chầu Thánh Thể.
Vẻ đẹp và sự đơn giản trong các bài giảng ứng khẩu của Đức Giáo Hoàng cho phép tất cả chúng ta bước vào các trang sách Tin Mừng, như thể chúng ta đang có mặt khi những sự kiện đó diễn ra. Trong tình trạng khẩn cấp đã giam hãm chúng ta trong các bức tường của ngôi nhà mình, tầm quan trọng của việc giảng dạy hàng ngày của Đức Giáo Hoàng đã được khẳng định, và thậm chí còn quyết đoán hơn trong những khoảnh khắc đầy bất trắc, đau khổ, hoang mang với nhiều câu hỏi về một tương lai bất định.
Huấn quyền của Đức Thánh Cha và sứ vụ của ngài
Các bài giảng được đưa ra tại Santa Marta tiêu biểu cho một khía cạnh quan trọng trong sứ vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là Giám mục Rôma. Nhiều người đã quen với việc theo dõi các Thánh lễ buổi sáng tại Santa Marta thông qua các bản tóm tắt được cung cấp bởi Vatican Media và các tập kỷ yếu của Nhà xuất bản Vatican, nơi thu thập các bài giảng trong một năm và được công bố mỗi năm một lần.
Tuy nhiên, trong hai tháng qua, trải nghiệm này đã khác đi, bởi vì chương trình phát sóng trực tiếp đã mang đến khả năng tham gia – ngay cả từ các khoảng cách xa xôi - vào các cử hành phụng vụ hàng ngày này, nghe Đức Giáo Hoàng giảng và suy ngẫm về Kinh thánh.
Hàng triệu người tham gia
Hàng triệu người đã tham dự các Thánh lễ này mỗi ngày. Nhiều người đã viết thư cảm ơn. Bây giờ, khi các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự tại các nhà thờ Ý được tái tục, một giai đoạn mới bắt đầu.
Có thể chắc chắn rằng mọi người trên khắp thế giới sẽ mất đi cơ hội dự lễ hàng ngày trực tuyến này. Nhưng, như chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nói, chúng ta cần trở về sự quen thuộc với Chúa có thể được tìm thấy trong các Bí tích, khi chúng ta tham gia phụng vụ tại địa phương.
Và chúng ta đừng quên một lời mời khác của Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là chúng ta đến với Kinh Thánh mỗi ngày, với cùng sự nhiệt thành và gần gũi mà chúng ta đã quen thuộc trong các Thánh lễ được truyền hình từ Casa Santa Marta.
Source:Vatican NewsPope to celebrate Mass for JPII centenary on 18 May, cease live-broadcast of daily Mass
2. Quân đội Ý giúp các nhà thờ khử trùng chuẩn bị cho việc mở lại các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự
Được sự yêu cầu của Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo Phận Rôma, và bà Virginia Raggi, thị trưởng Rôma, quân đội Ý đang giúp các nhà thờ khử trùng chuẩn bị cho việc mở lại các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự vào ngày 18 tháng Năm tới đây.
Công việc khử trùng đã bắt đầu từ nhà thờ thánh Gioan Don Bosco, ở quận Tuscolano, như những hình ảnh quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này.
Tổng cộng sẽ có 337 nhà thờ Công Giáo trong giáo phận Rôma được khử trùng trong vài ngày tới đây. Cung thánh, tiền đình nhà thờ, các lối đi và đặc biệt là tất cả các hàng ghế là những nơi có nguy cơ bị ô nhiễm nhất được phun thuốc để bảo đảm an toàn tối đa cho tín hữu.
Quân đội Ý đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống coronavirus tại quốc gia này, từ việc tham gia vào lực lượng các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch, khử trùng đường xá và các nơi công cộng, cho đến việc an táng những người thiệt mạng.
Source:RaiNewsFase 2. Al qua la sanificazione delle chiese a Roma in attesa della riapertura
3. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc toan tính đánh cắp các nghiên cứu coronavirus quan trọng của Mỹ.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã cảnh báo rằng các tin tặc từ Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp các nghiên cứu coronavirus quan trọng. Cáo buộc của Hoa Kỳ được đưa ra sau khi FBI bắt giữ nhà khoa học Mỹ gốc Trung Hoa là Simon Ngang Thiệu Thái (鋸丁昂) của Đại Học Arkansas.
Trong đợt leo thang căng thẳng mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc về đại dịch, FBI và Cơ quan An Ninh Cơ Sở Hạ Tầng An Ninh Mạng cho biết họ đang điều tra việc tấn công nhằm đánh cắp và làm đình trệ công việc của các nhóm nghiên cứu tại Hoa Kỳ.
Họ cũng cảnh báo các nỗ lực của điện tặc Trung Quốc nhằm gây gián đoạn hoạt động của các bệnh viện đang điều trị các bệnh nhân nhiễm coronavirus.
Trong cuộc họp báo sáng thứ Sáu 15 tháng Năm, Trung Quốc đã gọi các cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng tin tặc được Bắc Kinh hậu thuẫn đang cố gắng đánh cắp các tài liệu nghiên cứu và vắc-xin liên quan đến COVID-19 là một sự vu khống trắng trợn, và nói rằng, việc bôi nhọ các quốc gia khác sẽ không làm cho virus chết người này biến mất.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) cũng phản bác Tiến sĩ Robert O’Brien, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, là người đã cáo buộc rằng năm bệnh dịch kinh khủng nhất thế giới đã xuất phát từ Trung Quốc trong 20 năm qua. Kiên cho rằng các quan chức Mỹ đang cố đổ lỗi cho Bắc Kinh để che đậy việc đối phó sai lầm và quờ quạng đối với đại dịch coronavirus ở quê nhà.
Đây cũng là lần thứ hai trong hai ngày liên tiếp, Kiên nhắc đi nhắc lại cái gọi là “sách trắng” của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, trong đó có 15 điều quan trọng như Trung Quốc cũng chỉ là nạn nhân của COVID-19 như các nước khác; quân đội Hoa Kỳ là thủ phạm gây ra đại dịch; Trung Quốc là quốc gia được Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, công nhận là hàng đầu thế giới trong việc chống đại dịch coronavirus kinh hoàng này; và thế giới phải biết ơn Trung Quốc.
Source:Coronavirus NewsChina Rejects US Claim of Attempted Coronavirus Vaccine Theft, Terms Accusations ‘Slanderous’
4. Thượng viện Hoa Kỳ kêu gọi tổng thống Donald Trump cứng rắn hơn với Trung Quốc
Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn một dự luật hôm thứ Năm kêu gọi chính quyền của Tổng thống Donald Trump phải cứng rắn hơn đối với bọn cầm quyền Bắc Kinh sau khi có các tin tức cho thấy lợi dụng tình hình thế giới đang tập trung chống lại đại dịch coronavirus kinh hoàng xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc đã gia tăng những hành động đàn áp tự do tôn giáo.
Theo báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hàng triệu người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Đối với Kitô Giáo, song song với chiến dịch triệt hạ Thánh Giá, chúng ra lệnh phải gỡ xuống hay đục bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng các lời dạy của “Bác Tập”.
Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đã bị giam giữ trong các trại thuộc khu vực Tân Cương của Trung Quốc trong những năm gần đây. Trung Quốc phủ nhận việc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ và nói rằng các trại này cung cấp việc đào tạo nghề nghiệp.
Ngay sau lệnh dỡ bỏ cô lập tại Vũ Hán, chiến dịch loại bỏ thánh giá vừa được tái tục tại Hoa Lục. Các quan chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Hội Công Giáo Yêu Nước đang yêu sách các nhà thờ phải treo ảnh Tập Cận Bình trang trọng hơn ảnh Chúa và Đức Mẹ nếu muốn được mở cửa trở lại.
Khi virus lần đầu tiên xuất hiện, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bóp nghẹt tin tức này. Thay vì bảo vệ công chúng và hỗ trợ cho các bác sĩ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt những người tố giác phải im lặng. Tệ hơn nữa, khi các bác sĩ đã cố gắng báo động - như bác sĩ Lý Văn Lương (Li Wenliang - 李文亮) tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, là người đã đưa ra một cảnh báo cho các đồng nghiệp y khoa vào ngày 30 Tháng Mười Hai - cảnh sát đã ra lệnh cho họ phải “ngưng ngay không được đưa ra những lời bình luận sai trái”. Bác sĩ Lương, một bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi, đã bị răn đe là ông sẽ bị điều tra vì tội “loan truyền tin đồn” và cảnh sát buộc ông phải ký một lời thú nhận. Sau đó, ông đã chết vì nhiễm coronavirus.
Các nhà báo công dân trẻ, những người đã cố gắng báo cáo về virus sau đó cũng bị biến mất. Lý Trạch Hoa (Li Zehua - 李泽华), Trần Thu Thực (Chen Qiushi - 陈秋实) và Phương Bân (Fang Bin-方斌) nằm trong số những người được báo cáo là đã bị bắt chỉ vì nói sự thật. Học giả pháp lý Từ Chí Dũng (Xu Zhiyong - 徐志勇) cũng đã bị giam giữ sau khi xuất bản một bức thư ngỏ chỉ trích phản ứng của chế độ Trung Quốc.
Một khi sự thật được biết đến, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ ban đầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã bị Bắc Kinh lờ đi trong hơn một tháng trời và ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù tổ chức này hợp tác chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, ban đầu tổ chức ấy đã bị gạt sang một bên.
Trên hết, có mối quan ngại sâu sắc rằng các số liệu thống kê chính thức của nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố ý che dấu rất đáng kể quy mô lây nhiễm tại Trung Quốc.
Trong cố gắng che đậy sự thật, đảng Cộng sản Trung Quốc hiện cáo buộc quân đội Hoa Kỳ gây ra đại dịch. Những lời dối trá và tuyên truyền này đã khiến hàng trăm triệu người trên thế giới gặp phải nguy hiểm. Bọn cầm quyền Trung Quốc đi xa đến mức tô vẽ bọn cầm quyền nước này như các đấng cứu nhân độ thế, và đặc biệt Tập Cận Bình là đấng cứu tinh của thế giới. Chính vì thế, ảnh tượng Chúa và Đức Mẹ trong các nhà thờ phải bị gỡ xuống hay treo vào những chỗ ít trang trọng hơn vì Tập Cận Bình mới là đấng cứu tinh thật sự của nhân loại.
Dự luật lưỡng đảng, do Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio giới thiệu, kêu gọi các biện pháp trừng phạt chống lại những người chịu trách nhiệm đàn áp tự do tôn giáo tại Trung Quốc. Dự luật đặc biệt kêu gọi việc tích thu tài sản trên đất Mỹ của Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo - 陈全国), ủy viên Bộ Chính Trị ban Thường Vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc, là người chịu trách nhiệm việc hoạch định các chính sách bách hại tôn giáo tại quốc gia này.
Dự luật đã được thông qua tại Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số, bằng sự nhất trí, không có phiếu bầu. Các biện pháp nêu trong dự luật được gởi đến Hạ viện nơi Đảng Dân chủ chiếm đa số để thông qua.
Động thái của Thượng viện diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa chính quyền Trump và Bắc Kinh về đại dịch COVID-19 toàn cầu, mà Washington đã đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch của Trung Quốc về sự bùng phát ban đầu ở đó.
Source:ReutersU.S. Senate approves bill to pressure China over Uighur rights
5. Cảnh sát Israel bắt giữ 320 tín hữu Do Thái Giáo vi phạm lệnh cách ly
Trong một diễn biến đang gây căng thẳng trong xã hội Do Thái, cảnh sát Israel đã bắt giữ 320 người tại một lễ hội lửa trại của người Do Thái kỷ niệm một nhà thần bí cổ đại, sau khi các tín hữu Do Thái Giáo nổi loạn vì những hạn chế trong lệnh cách ly khiến họ không thể tiếp cận ngôi mộ của ông. Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Israel cho biết như trên hôm thứ Tư.
Mặc dù nhiều giáo sĩ hàng đầu của Do Thái Giáo ủng hộ lệnh cách ly của Israel đối với các cuộc tụ họp công cộng để đề phòng sự lây nhiễm, một số người Do Thái chính thống cực đoan đã không tuân thủ trong các nghi thức tôn giáo.
Trọng tâm của lễ hội Lag Ba-Omer hàng năm, diễn ra vào tối thứ Ba 12 tháng Năm, là ngôi mộ ở miền bắc Israel của Shimon Bar Yochai, nhà huyền bí sống vào thế kỷ thứ 2. Lễ hội thường thu hút hàng ngàn tín hữu Do Thái trong những buổi cầu nguyện thâu đêm, nhảy múa và ca hát quanh đống lửa.
Cảnh sát cho biết, lần này hàng chục người đã cố gắng vào ngôi mộ, và như thế là vi phạm các hạn chế của lệnh cách ly. Khi cảnh sát ra tay bắt những người vào trong ngôi mộ, hàng trăm người khác ở bên ngoài đã xô xát và ném các vật thể vào các cảnh sát, dẫn đến việc bắt giữ hàng loạt.
Source:ReutersIsraeli police arrest 320 over coronavirus breach at Jewish festival
6. Đường phố vắng người vì cô lập, đàn dê nhân cơ hội tràn ngập một khu phố California
Khoảng 200 con dê đã chiếm một khu phố ở California trong tuần này sau khi chúng trốn thoát khỏi nơi bị nhốt.
Cuộc xâm lược một khu phố phía đông San Jose vào chiều thứ Ba 12 tháng Năm đã xảy ra sau khi một con dê bằng cách nào đó đã gõ vào một công tắc trên hàng rào điện trong khi nhai hoa. Terry Roelands, là cư dân địa phương, nói với KNTV.
“Sau đó, các tấm ván trên hàng rào được mở ra,” Roelands nói.
Zach Roelands, con trai của ông Terry Roelands, cho biết:
“Tôi chết điếng người. Khi tôi trở về từ cửa hàng tất cả các con dê đã phá vỡ hàng rào và gây ra một cảnh tàn phá kinh hoàng trên đường phố của chúng tôi.”
“Đây là điều điên rồ nhất xảy ra trong thời gian cách ly.”
Zach nói với Mercury News rằng những con dê đã bắt lại một cách nhanh chóng, nhưng chúng đã nhai những cây trong các chậu hoa của hàng xóm.
Âu lo lớn nhất của Zach là anh ta phải bồi thường những tổn thất của hàng xóm.
Source:New York PostMore than 100 goats invade neighborhood after escaping enclosure
7. Thánh lễ tại Santa Marta 15/5/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các gia đình nhân ngày Quốc Tế Gia Đình
Lúc 7 sáng thứ Sáu 15 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, diễn ra trong bối cảnh ngày Quốc Tế Gia Đình của Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho các gia đình.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là Ngày Quốc Tế Gia đình: chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình, để Thánh Linh của Chúa có thể lớn lên trong các gia đình, và được thể hiện ra trong tinh thần yêu thương, tôn trọng và tự do.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ Sách Tông đồ Công vụ (Cv 15: 22-31), trong đó Phaolô và Banaba được gửi đến những dân ngoại vừa cải đạo tại thành Antiôkia, là những người đang đau khổ trước những bài diễn văn của một số người không được ủy quyền nhưng đang cố buộc thêm cho họ các gánh nặng.
Bài Ðọc I: Cv 15, 22-31
“Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên buộc thêm cho anh em gánh nặng nào khác”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, các Tông đồ, kỳ lão cùng toàn thể Hội Thánh, chấp thuận chọn ít người trong các ngài, và sai đi Antiôkia với Phaolô và Barnaba: đó là Giuđa, gọi là Barsaba, và Sila, những vị có uy thế giữa anh em. Các ngài nhờ tay hai ông chuyển bức thư viết như sau: “Anh em Tông đồ và kỳ lão chúng tôi kính chào các anh em thuộc dân ngoại ở Antiôkia, Syria và Cilicia. Chúng tôi nghe tin rằng có mấy người trong chúng tôi đã đến nói những lời gây hoang mang và làm cho tâm hồn anh em xao xuyến, chúng tôi không uỷ quyền cho họ, vì thế chúng tôi họp lại, đồng ý chọn một ít người và sai đến anh em làm một với Barnaba và Phaolô, những anh em yêu quý của chúng tôi, tức là những người đã liều mạng sống mình vì danh Ðức Giêsu, Chúa chúng tôi. Vậy chúng tôi đã sai Giuđa và Sila đến nói miệng với anh em cũng chính những lời này: Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó, là anh em làm phải. Chúc anh em vạn an”.
Các ngài giã từ và đi xuống Antiôkia, triệu tập dân chúng lại và trao cho họ bức thư. Ðọc thư xong, họ vui mừng vì được an ủi.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong Giáo hội thời kỳ đầu có những lúc thanh bình, có những lúc bị bắt bớ và cũng có những lúc xáo trộn. Những Kitô hữu nguyên là người ngoại giáo rất vui mừng vì đức tin vào Chúa Giêsu, nhưng họ đã bị sốc bởi những bài phát biểu của các môn đệ người Do Thái, là những người tuyên bố rằng để trở thành Kitô hữu, trước tiên người ta phải trở thành người Do Thái và ủng hộ luận điểm này với các lý lẽ mục vụ, thần học và đạo đức. Họ cứng nhắc.
Chúa Giêsu đã phải đương đầu với sự cứng nhắc của các thầy thông luật. Chúa nói:
“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các người.”
Chúa Giêsu đã mắng những thầy thông luật vì họ là những người ý thức hệ, họ đã giản lược đạo lý thành một thứ ý thức hệ, họ muốn có một tôn giáo liệt kê ra các yêu cầu bắt buộc phải tuân giữ, và họ đã lấy đi sự tự do của Thánh Linh, và biến những người theo họ thành những người cứng nhắc, không biết đến niềm vui của Tin Mừng.
Những thầy thông luật này đã thao túng lương tâm của các tín hữu và khiến họ trở nên cứng nhắc. Sự cứng nhắc không xuất phát từ Thánh Thần Chúa, bởi vì nó đặt vấn đề đối với sự nhưng không của ơn Cứu Chuộc.
Trong lịch sử của Giáo hội, đó là một vấn đề đã lặp đi lặp lại nhiều lần, ngay cả trong thời đại chúng ta. Chúng ta đã thấy một số tổ chức hoạt động tốt nhưng các thành viên đều cứng nhắc và sau đó chúng ta đã biết về những bại hoại bên trong, và cả những đồi bại của những người sáng lập.
Sự cứng nhắc ngăn chúng ta tận hưởng sự tự do đến từ sự công chính hóa. Chúng ta chỉ có thể tận hưởng ân sủng của tự do khi chúng ta không cứng nhắc.
“Sự công chính hóa là ân sủng nhưng không. Cái chết của Chúa Giêsu là nhưng không, anh chị em không phải trả tiền. Điều đó là nhưng không!”
Các môn đệ đã giải quyết vấn đề cứng nhắc này bằng cách viết thư cho những người cải đạo ở Antiôkia, Syria và Cilicia. Các ngài nói: “Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó, là anh em làm phải.”
Những điều này là đạo lý thông thường. Những điều ấy đã giúp những người cải đạo mới không nhầm lẫn Kitô giáo với ngoại giáo. Khi những Kitô hữu bị làm phiền nhận được bức thư này, họ rất vui mừng với sự khích lệ mà các môn đệ đã dành cho họ. Sự hỗn loạn của họ được chuyển sang niềm vui.
Tinh thần tự do trong truyền giáo luôn mang lại niềm vui. Đây là những gì Chúa Giêsu đã mang lại với sự phục sinh của Người. Hoàn toàn không cứng nhắc và nhưng không. Các môn đệ đã trải nghiệm niềm vui này với Chúa Giêsu khi Người nói với họ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15:15).
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
“Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi tinh thần cứng nhắc, là điều cướp đi tự do của chúng ta.”
Source:Vatican NewsIl Papa: nelle famiglie cresca l'amore. Dove c'è la rigidità non c'è lo Spirito di Dio
Thánh lễ sáng thứ Hai, 18 tháng Năm, sẽ là Thánh lễ thứ 65 và là Thánh lễ cuối cùng trong một chuỗi các Thánh lễ hàng ngày được phát trực tiếp trên toàn thế giới qua các đài truyền hình và Internet.
Ông Andrea Tornielli, Chủ biên Vatican News, có bài nhận định về loạt các Thánh lễ này và giải thích quyết định ngưng phát sóng trực tiếp các Thánh lễ này của Đức Thánh Cha.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Thánh lễ sáng thứ Hai, 18 tháng Năm, sẽ là Thánh lễ cuối cùng trong một chuỗi các Thánh lễ hàng ngày trong đó Đức Thánh Cha đồng hành cùng hàng triệu người trên thế giới trong hơn hai tháng qua. [Nói cụ thể hơn, đó là Thánh lễ thứ 65 của ngài từ khi các Thánh lễ bị đình chỉ tại Ý vào ngày 8 tháng Ba. – chú thích của người dịch]
Các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự ở Ý được tái tục vào ngày 18 tháng Năm. Vì thế, Đức Thánh Cha đã quyết định ngưng các buổi phát sóng trực tiếp Thánh lễ sáng của ngài.
Thánh lễ cuối cùng sẽ là một thánh lễ đặc biệt, vì ngày 18 tháng 5 cũng đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Giáo Hoàng Karol Wojtyla. Trong dịp này Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ tại bàn thờ trên lăng mộ của người tiền nhiệm.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sinh năm 1920, được bầu làm Mục tử Toàn thể Hội thánh năm 1978. Ngài mất năm 2005 và được phong thánh năm 2014.
Thánh lễ phát trực tiếp cuối cùng
Các thánh lễ buổi sáng tại Casa Santa Marta được phát trực tiếp trong thời gian cách ly này là một món quà bất ngờ và thật đẹp đẽ.
Nhiều người - ngay cả những người ở xa Nhà thờ - cảm thấy được Đức Thánh Cha đồng hành và ủng hộ, qua các Thánh lễ lặng lẽ gõ cửa nhà họ vào đầu mỗi ngày.
Nhiều người đã khám phá ra tầm quan trọng và niềm an ủi trong cuộc gặp gỡ hàng ngày với Tin Mừng. Nhiều người trước đây chưa bao giờ theo dõi phụng vụ ngày thường trên TV, một Thánh lễ không cần những lời bình luận và với vài phút chầu Thánh Thể.
Vẻ đẹp và sự đơn giản trong các bài giảng ứng khẩu của Đức Giáo Hoàng cho phép tất cả chúng ta bước vào các trang sách Tin Mừng, như thể chúng ta đang có mặt khi những sự kiện đó diễn ra. Trong tình trạng khẩn cấp đã giam hãm chúng ta trong các bức tường của ngôi nhà mình, tầm quan trọng của việc giảng dạy hàng ngày của Đức Giáo Hoàng đã được khẳng định, và thậm chí còn quyết đoán hơn trong những khoảnh khắc đầy bất trắc, đau khổ, hoang mang với nhiều câu hỏi về một tương lai bất định.
Huấn quyền của Đức Thánh Cha và sứ vụ của ngài
Các bài giảng được đưa ra tại Santa Marta tiêu biểu cho một khía cạnh quan trọng trong sứ vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là Giám mục Rôma. Nhiều người đã quen với việc theo dõi các Thánh lễ buổi sáng tại Santa Marta thông qua các bản tóm tắt được cung cấp bởi Vatican Media và các tập kỷ yếu của Nhà xuất bản Vatican, nơi thu thập các bài giảng trong một năm và được công bố mỗi năm một lần.
Tuy nhiên, trong hai tháng qua, trải nghiệm này đã khác đi, bởi vì chương trình phát sóng trực tiếp đã mang đến khả năng tham gia – ngay cả từ các khoảng cách xa xôi - vào các cử hành phụng vụ hàng ngày này, nghe Đức Giáo Hoàng giảng và suy ngẫm về Kinh thánh.
Hàng triệu người tham gia
Hàng triệu người đã tham dự các Thánh lễ này mỗi ngày. Nhiều người đã viết thư cảm ơn. Bây giờ, khi các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự tại các nhà thờ Ý được tái tục, một giai đoạn mới bắt đầu.
Có thể chắc chắn rằng mọi người trên khắp thế giới sẽ mất đi cơ hội dự lễ hàng ngày trực tuyến này. Nhưng, như chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nói, chúng ta cần trở về sự quen thuộc với Chúa có thể được tìm thấy trong các Bí tích, khi chúng ta tham gia phụng vụ tại địa phương.
Và chúng ta đừng quên một lời mời khác của Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là chúng ta đến với Kinh Thánh mỗi ngày, với cùng sự nhiệt thành và gần gũi mà chúng ta đã quen thuộc trong các Thánh lễ được truyền hình từ Casa Santa Marta.
Source:Vatican NewsPope to celebrate Mass for JPII centenary on 18 May, cease live-broadcast of daily Mass
2. Quân đội Ý giúp các nhà thờ khử trùng chuẩn bị cho việc mở lại các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự
Được sự yêu cầu của Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo Phận Rôma, và bà Virginia Raggi, thị trưởng Rôma, quân đội Ý đang giúp các nhà thờ khử trùng chuẩn bị cho việc mở lại các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự vào ngày 18 tháng Năm tới đây.
Công việc khử trùng đã bắt đầu từ nhà thờ thánh Gioan Don Bosco, ở quận Tuscolano, như những hình ảnh quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này.
Tổng cộng sẽ có 337 nhà thờ Công Giáo trong giáo phận Rôma được khử trùng trong vài ngày tới đây. Cung thánh, tiền đình nhà thờ, các lối đi và đặc biệt là tất cả các hàng ghế là những nơi có nguy cơ bị ô nhiễm nhất được phun thuốc để bảo đảm an toàn tối đa cho tín hữu.
Quân đội Ý đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống coronavirus tại quốc gia này, từ việc tham gia vào lực lượng các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch, khử trùng đường xá và các nơi công cộng, cho đến việc an táng những người thiệt mạng.
Source:RaiNewsFase 2. Al qua la sanificazione delle chiese a Roma in attesa della riapertura
3. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc toan tính đánh cắp các nghiên cứu coronavirus quan trọng của Mỹ.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã cảnh báo rằng các tin tặc từ Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp các nghiên cứu coronavirus quan trọng. Cáo buộc của Hoa Kỳ được đưa ra sau khi FBI bắt giữ nhà khoa học Mỹ gốc Trung Hoa là Simon Ngang Thiệu Thái (鋸丁昂) của Đại Học Arkansas.
Trong đợt leo thang căng thẳng mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc về đại dịch, FBI và Cơ quan An Ninh Cơ Sở Hạ Tầng An Ninh Mạng cho biết họ đang điều tra việc tấn công nhằm đánh cắp và làm đình trệ công việc của các nhóm nghiên cứu tại Hoa Kỳ.
Họ cũng cảnh báo các nỗ lực của điện tặc Trung Quốc nhằm gây gián đoạn hoạt động của các bệnh viện đang điều trị các bệnh nhân nhiễm coronavirus.
Trong cuộc họp báo sáng thứ Sáu 15 tháng Năm, Trung Quốc đã gọi các cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng tin tặc được Bắc Kinh hậu thuẫn đang cố gắng đánh cắp các tài liệu nghiên cứu và vắc-xin liên quan đến COVID-19 là một sự vu khống trắng trợn, và nói rằng, việc bôi nhọ các quốc gia khác sẽ không làm cho virus chết người này biến mất.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) cũng phản bác Tiến sĩ Robert O’Brien, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, là người đã cáo buộc rằng năm bệnh dịch kinh khủng nhất thế giới đã xuất phát từ Trung Quốc trong 20 năm qua. Kiên cho rằng các quan chức Mỹ đang cố đổ lỗi cho Bắc Kinh để che đậy việc đối phó sai lầm và quờ quạng đối với đại dịch coronavirus ở quê nhà.
Đây cũng là lần thứ hai trong hai ngày liên tiếp, Kiên nhắc đi nhắc lại cái gọi là “sách trắng” của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, trong đó có 15 điều quan trọng như Trung Quốc cũng chỉ là nạn nhân của COVID-19 như các nước khác; quân đội Hoa Kỳ là thủ phạm gây ra đại dịch; Trung Quốc là quốc gia được Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, công nhận là hàng đầu thế giới trong việc chống đại dịch coronavirus kinh hoàng này; và thế giới phải biết ơn Trung Quốc.
Source:Coronavirus NewsChina Rejects US Claim of Attempted Coronavirus Vaccine Theft, Terms Accusations ‘Slanderous’
4. Thượng viện Hoa Kỳ kêu gọi tổng thống Donald Trump cứng rắn hơn với Trung Quốc
Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn một dự luật hôm thứ Năm kêu gọi chính quyền của Tổng thống Donald Trump phải cứng rắn hơn đối với bọn cầm quyền Bắc Kinh sau khi có các tin tức cho thấy lợi dụng tình hình thế giới đang tập trung chống lại đại dịch coronavirus kinh hoàng xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc đã gia tăng những hành động đàn áp tự do tôn giáo.
Theo báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hàng triệu người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Đối với Kitô Giáo, song song với chiến dịch triệt hạ Thánh Giá, chúng ra lệnh phải gỡ xuống hay đục bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng các lời dạy của “Bác Tập”.
Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đã bị giam giữ trong các trại thuộc khu vực Tân Cương của Trung Quốc trong những năm gần đây. Trung Quốc phủ nhận việc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ và nói rằng các trại này cung cấp việc đào tạo nghề nghiệp.
Ngay sau lệnh dỡ bỏ cô lập tại Vũ Hán, chiến dịch loại bỏ thánh giá vừa được tái tục tại Hoa Lục. Các quan chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Hội Công Giáo Yêu Nước đang yêu sách các nhà thờ phải treo ảnh Tập Cận Bình trang trọng hơn ảnh Chúa và Đức Mẹ nếu muốn được mở cửa trở lại.
Khi virus lần đầu tiên xuất hiện, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bóp nghẹt tin tức này. Thay vì bảo vệ công chúng và hỗ trợ cho các bác sĩ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt những người tố giác phải im lặng. Tệ hơn nữa, khi các bác sĩ đã cố gắng báo động - như bác sĩ Lý Văn Lương (Li Wenliang - 李文亮) tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, là người đã đưa ra một cảnh báo cho các đồng nghiệp y khoa vào ngày 30 Tháng Mười Hai - cảnh sát đã ra lệnh cho họ phải “ngưng ngay không được đưa ra những lời bình luận sai trái”. Bác sĩ Lương, một bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi, đã bị răn đe là ông sẽ bị điều tra vì tội “loan truyền tin đồn” và cảnh sát buộc ông phải ký một lời thú nhận. Sau đó, ông đã chết vì nhiễm coronavirus.
Các nhà báo công dân trẻ, những người đã cố gắng báo cáo về virus sau đó cũng bị biến mất. Lý Trạch Hoa (Li Zehua - 李泽华), Trần Thu Thực (Chen Qiushi - 陈秋实) và Phương Bân (Fang Bin-方斌) nằm trong số những người được báo cáo là đã bị bắt chỉ vì nói sự thật. Học giả pháp lý Từ Chí Dũng (Xu Zhiyong - 徐志勇) cũng đã bị giam giữ sau khi xuất bản một bức thư ngỏ chỉ trích phản ứng của chế độ Trung Quốc.
Một khi sự thật được biết đến, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ ban đầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã bị Bắc Kinh lờ đi trong hơn một tháng trời và ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù tổ chức này hợp tác chặt chẽ với chế độ Trung Quốc, ban đầu tổ chức ấy đã bị gạt sang một bên.
Trên hết, có mối quan ngại sâu sắc rằng các số liệu thống kê chính thức của nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố ý che dấu rất đáng kể quy mô lây nhiễm tại Trung Quốc.
Trong cố gắng che đậy sự thật, đảng Cộng sản Trung Quốc hiện cáo buộc quân đội Hoa Kỳ gây ra đại dịch. Những lời dối trá và tuyên truyền này đã khiến hàng trăm triệu người trên thế giới gặp phải nguy hiểm. Bọn cầm quyền Trung Quốc đi xa đến mức tô vẽ bọn cầm quyền nước này như các đấng cứu nhân độ thế, và đặc biệt Tập Cận Bình là đấng cứu tinh của thế giới. Chính vì thế, ảnh tượng Chúa và Đức Mẹ trong các nhà thờ phải bị gỡ xuống hay treo vào những chỗ ít trang trọng hơn vì Tập Cận Bình mới là đấng cứu tinh thật sự của nhân loại.
Dự luật lưỡng đảng, do Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio giới thiệu, kêu gọi các biện pháp trừng phạt chống lại những người chịu trách nhiệm đàn áp tự do tôn giáo tại Trung Quốc. Dự luật đặc biệt kêu gọi việc tích thu tài sản trên đất Mỹ của Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo - 陈全国), ủy viên Bộ Chính Trị ban Thường Vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc, là người chịu trách nhiệm việc hoạch định các chính sách bách hại tôn giáo tại quốc gia này.
Dự luật đã được thông qua tại Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số, bằng sự nhất trí, không có phiếu bầu. Các biện pháp nêu trong dự luật được gởi đến Hạ viện nơi Đảng Dân chủ chiếm đa số để thông qua.
Động thái của Thượng viện diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa chính quyền Trump và Bắc Kinh về đại dịch COVID-19 toàn cầu, mà Washington đã đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch của Trung Quốc về sự bùng phát ban đầu ở đó.
Source:ReutersU.S. Senate approves bill to pressure China over Uighur rights
5. Cảnh sát Israel bắt giữ 320 tín hữu Do Thái Giáo vi phạm lệnh cách ly
Trong một diễn biến đang gây căng thẳng trong xã hội Do Thái, cảnh sát Israel đã bắt giữ 320 người tại một lễ hội lửa trại của người Do Thái kỷ niệm một nhà thần bí cổ đại, sau khi các tín hữu Do Thái Giáo nổi loạn vì những hạn chế trong lệnh cách ly khiến họ không thể tiếp cận ngôi mộ của ông. Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Israel cho biết như trên hôm thứ Tư.
Mặc dù nhiều giáo sĩ hàng đầu của Do Thái Giáo ủng hộ lệnh cách ly của Israel đối với các cuộc tụ họp công cộng để đề phòng sự lây nhiễm, một số người Do Thái chính thống cực đoan đã không tuân thủ trong các nghi thức tôn giáo.
Trọng tâm của lễ hội Lag Ba-Omer hàng năm, diễn ra vào tối thứ Ba 12 tháng Năm, là ngôi mộ ở miền bắc Israel của Shimon Bar Yochai, nhà huyền bí sống vào thế kỷ thứ 2. Lễ hội thường thu hút hàng ngàn tín hữu Do Thái trong những buổi cầu nguyện thâu đêm, nhảy múa và ca hát quanh đống lửa.
Cảnh sát cho biết, lần này hàng chục người đã cố gắng vào ngôi mộ, và như thế là vi phạm các hạn chế của lệnh cách ly. Khi cảnh sát ra tay bắt những người vào trong ngôi mộ, hàng trăm người khác ở bên ngoài đã xô xát và ném các vật thể vào các cảnh sát, dẫn đến việc bắt giữ hàng loạt.
Source:ReutersIsraeli police arrest 320 over coronavirus breach at Jewish festival
6. Đường phố vắng người vì cô lập, đàn dê nhân cơ hội tràn ngập một khu phố California
Khoảng 200 con dê đã chiếm một khu phố ở California trong tuần này sau khi chúng trốn thoát khỏi nơi bị nhốt.
Cuộc xâm lược một khu phố phía đông San Jose vào chiều thứ Ba 12 tháng Năm đã xảy ra sau khi một con dê bằng cách nào đó đã gõ vào một công tắc trên hàng rào điện trong khi nhai hoa. Terry Roelands, là cư dân địa phương, nói với KNTV.
“Sau đó, các tấm ván trên hàng rào được mở ra,” Roelands nói.
Zach Roelands, con trai của ông Terry Roelands, cho biết:
“Tôi chết điếng người. Khi tôi trở về từ cửa hàng tất cả các con dê đã phá vỡ hàng rào và gây ra một cảnh tàn phá kinh hoàng trên đường phố của chúng tôi.”
“Đây là điều điên rồ nhất xảy ra trong thời gian cách ly.”
Zach nói với Mercury News rằng những con dê đã bắt lại một cách nhanh chóng, nhưng chúng đã nhai những cây trong các chậu hoa của hàng xóm.
Âu lo lớn nhất của Zach là anh ta phải bồi thường những tổn thất của hàng xóm.
Source:New York PostMore than 100 goats invade neighborhood after escaping enclosure
7. Thánh lễ tại Santa Marta 15/5/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các gia đình nhân ngày Quốc Tế Gia Đình
Lúc 7 sáng thứ Sáu 15 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, diễn ra trong bối cảnh ngày Quốc Tế Gia Đình của Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho các gia đình.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là Ngày Quốc Tế Gia đình: chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình, để Thánh Linh của Chúa có thể lớn lên trong các gia đình, và được thể hiện ra trong tinh thần yêu thương, tôn trọng và tự do.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ Sách Tông đồ Công vụ (Cv 15: 22-31), trong đó Phaolô và Banaba được gửi đến những dân ngoại vừa cải đạo tại thành Antiôkia, là những người đang đau khổ trước những bài diễn văn của một số người không được ủy quyền nhưng đang cố buộc thêm cho họ các gánh nặng.
Bài Ðọc I: Cv 15, 22-31
“Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên buộc thêm cho anh em gánh nặng nào khác”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, các Tông đồ, kỳ lão cùng toàn thể Hội Thánh, chấp thuận chọn ít người trong các ngài, và sai đi Antiôkia với Phaolô và Barnaba: đó là Giuđa, gọi là Barsaba, và Sila, những vị có uy thế giữa anh em. Các ngài nhờ tay hai ông chuyển bức thư viết như sau: “Anh em Tông đồ và kỳ lão chúng tôi kính chào các anh em thuộc dân ngoại ở Antiôkia, Syria và Cilicia. Chúng tôi nghe tin rằng có mấy người trong chúng tôi đã đến nói những lời gây hoang mang và làm cho tâm hồn anh em xao xuyến, chúng tôi không uỷ quyền cho họ, vì thế chúng tôi họp lại, đồng ý chọn một ít người và sai đến anh em làm một với Barnaba và Phaolô, những anh em yêu quý của chúng tôi, tức là những người đã liều mạng sống mình vì danh Ðức Giêsu, Chúa chúng tôi. Vậy chúng tôi đã sai Giuđa và Sila đến nói miệng với anh em cũng chính những lời này: Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó, là anh em làm phải. Chúc anh em vạn an”.
Các ngài giã từ và đi xuống Antiôkia, triệu tập dân chúng lại và trao cho họ bức thư. Ðọc thư xong, họ vui mừng vì được an ủi.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong Giáo hội thời kỳ đầu có những lúc thanh bình, có những lúc bị bắt bớ và cũng có những lúc xáo trộn. Những Kitô hữu nguyên là người ngoại giáo rất vui mừng vì đức tin vào Chúa Giêsu, nhưng họ đã bị sốc bởi những bài phát biểu của các môn đệ người Do Thái, là những người tuyên bố rằng để trở thành Kitô hữu, trước tiên người ta phải trở thành người Do Thái và ủng hộ luận điểm này với các lý lẽ mục vụ, thần học và đạo đức. Họ cứng nhắc.
Chúa Giêsu đã phải đương đầu với sự cứng nhắc của các thầy thông luật. Chúa nói:
“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các người.”
Chúa Giêsu đã mắng những thầy thông luật vì họ là những người ý thức hệ, họ đã giản lược đạo lý thành một thứ ý thức hệ, họ muốn có một tôn giáo liệt kê ra các yêu cầu bắt buộc phải tuân giữ, và họ đã lấy đi sự tự do của Thánh Linh, và biến những người theo họ thành những người cứng nhắc, không biết đến niềm vui của Tin Mừng.
Những thầy thông luật này đã thao túng lương tâm của các tín hữu và khiến họ trở nên cứng nhắc. Sự cứng nhắc không xuất phát từ Thánh Thần Chúa, bởi vì nó đặt vấn đề đối với sự nhưng không của ơn Cứu Chuộc.
Trong lịch sử của Giáo hội, đó là một vấn đề đã lặp đi lặp lại nhiều lần, ngay cả trong thời đại chúng ta. Chúng ta đã thấy một số tổ chức hoạt động tốt nhưng các thành viên đều cứng nhắc và sau đó chúng ta đã biết về những bại hoại bên trong, và cả những đồi bại của những người sáng lập.
Sự cứng nhắc ngăn chúng ta tận hưởng sự tự do đến từ sự công chính hóa. Chúng ta chỉ có thể tận hưởng ân sủng của tự do khi chúng ta không cứng nhắc.
“Sự công chính hóa là ân sủng nhưng không. Cái chết của Chúa Giêsu là nhưng không, anh chị em không phải trả tiền. Điều đó là nhưng không!”
Các môn đệ đã giải quyết vấn đề cứng nhắc này bằng cách viết thư cho những người cải đạo ở Antiôkia, Syria và Cilicia. Các ngài nói: “Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó, là anh em làm phải.”
Những điều này là đạo lý thông thường. Những điều ấy đã giúp những người cải đạo mới không nhầm lẫn Kitô giáo với ngoại giáo. Khi những Kitô hữu bị làm phiền nhận được bức thư này, họ rất vui mừng với sự khích lệ mà các môn đệ đã dành cho họ. Sự hỗn loạn của họ được chuyển sang niềm vui.
Tinh thần tự do trong truyền giáo luôn mang lại niềm vui. Đây là những gì Chúa Giêsu đã mang lại với sự phục sinh của Người. Hoàn toàn không cứng nhắc và nhưng không. Các môn đệ đã trải nghiệm niềm vui này với Chúa Giêsu khi Người nói với họ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15:15).
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
“Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi tinh thần cứng nhắc, là điều cướp đi tự do của chúng ta.”
Source:Vatican NewsIl Papa: nelle famiglie cresca l'amore. Dove c'è la rigidità non c'è lo Spirito di Dio