THÁNG 5: DÂNG HOA CHO ĐỨC MẸ MARIA

Chủ nhật - 02/05/2021 17:40
2242021baicha (1)
2242021baicha (1)
 Riêng ở Việt Nam, tháng Hoa hình như đã trở nên “thương hiệu” của tháng Năm này.  Trong Giáo Hội, truyền thống dâng hoa cho Đức Maria luôn được yêu mến.  Tuy vậy, chỉ có ở Việt Nam, chúng ta mới thấy sự sinh động của sinh hoạt tôn giáo này[1].   trong bất kỳ giáo xứ nào, chúng ta cũng dễ dàng thấy những buổi tập, dâng hoa cho Đức Mẹ, ngay từ những ngày đầu tháng hoa này.

 

“Cầu nguyện với Mẹ Maria với lòng sốt sắng, Mẹ sẽ không làm ngơ.” (Thánh Bênađô)

 Riêng ở Việt Nam, tháng Hoa hình như đã trở nên “thương hiệu” của tháng Năm này.  Trong Giáo Hội, truyền thống dâng hoa cho Đức Maria luôn được yêu mến.  Tuy vậy, chỉ có ở Việt Nam, chúng ta mới thấy sự sinh động của sinh hoạt tôn giáo này[1].   trong bất kỳ giáo xứ nào, chúng ta cũng dễ dàng thấy những buổi tập, dâng hoa cho Đức Mẹ, ngay từ những ngày đầu tháng hoa này.

Tặng hoa, hoặc dâng hoa cho một ai đó là thể hiện tình yêu, lòng tôn kính và trân trọng của người trao dâng.  Hoa luôn là biểu tượng, ngôn ngữ sống động để nối kết tương giao. T rong nhiều cuộc gặp gỡ, trong tình yêu nam nữ, trong phụng tự tôn giáo, v.v…, hoa luôn hiện diện với chức năng sống động của nó.  Nhất là khi tháng Năm về, mỗi buổi dâng hoa cho Đức Mẹ là một buổi nguyện cầu đầy tràn sắc hương hoa.

 Bởi đâu lại có truyền thống tốt đẹp này?

 Cảnh sắc đất trời sau Đông là một mùa Xuân với muôn hoa đua nở.  Truyền thống người Rôma có những cuộc rước linh đình để tôn kính các loài hoa như nữ thần của Mùa Xuân[2].  Trong văn hóa đó, chúng ta thấy hoa luôn là biểu tượng của sắc đẹp, nét thơ mộng của thiên nhiên.  Nhưng phải đến mãi thế kỷ XIV, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, mới khởi xướng việc trang hoàng muôn hoa quanh tượng Đức Mẹ.  Sang thế kỷ thứ XVII, các nữ tu dòng kín làm nổi bật truyền thống này, kèm với những bài hát kính Đức Mẹ.  Cứ thế, tới đầu thế kỷ XIX, việc dâng hoa cho Đức Mẹ đã lan rộng ở nhiều nơi, nhất là ở Pháp.  Có lẽ vì thế mà khi người Pháp đến Việt Nam, phong trào này đã được lưu truyền cho đến ngày nay.

Hay nói đúng hơn, đầu thế kỷ XX, Tông huấn về việc tôn kính Đức Mẹ, cho thấy ý nghĩa của tháng này:

 “Tháng Năm là tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ.  Đó là dịp để bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công Giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên Đàng.  Trong tháng này, các Kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ những tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt.  Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai toà rất dồi dào của Đức Mẹ.”  (Được Đức Phaolô VI ban hành).

Ngay từ Hội Thánh sơ khai, vai trò của Đức Trinh Nữ, dĩ nhiên, đã quá quan trọng.  Mẹ được kêu cầu qua nhiều tước hiệu: Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù Hộ và Đấng Trung Gian” (LG 62).  Hoặc, Mẹ Maria là “mẹ của nhân loại” (x. LG 54).  Phải thừa nhận rằng, một cách tự nhiên, mỗi người đều cảm thấy thật gần gũi với Đức Mẹ.  Nhiều người thích đến với Đức Mẹ để cầu nguyện, chiêm ngắm và van xin.

Chúng ta tin tưởng Mẹ luôn biết những khốn khó, tâm tư và nguyện vọng của từng người con nơi dương thế.  Từ đó, Mẹ có cách kêu cầu với Đức Giêsu, con của Mẹ, trợ giúp cho chúng ta.  Theo đó trong tháng hoa này, người ta thể hiện biết bao cử chỉ tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ.

Khi tham dự buổi dâng hoa, chúng ta thích thú nghe những bài thánh ca về Đức Mẹ.  Hòa trong đó là những vũ điệu nhịp nhàng, thanh thoát của nhóm múa quanh chân Đức Mẹ.  Từ trên tòa cao, Mẹ nhìn xuống với biết bao người con đang dâng cho Mẹ những đóa hoa tươi thắm.  Đó quả là những tấm lòng chúng ta muốn dâng trao cho trái tim hiền từ của Mẹ.

 Nếu Giáo Hội hân hoan mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, thì Mẹ Maria của chúng ta cũng được vinh dự ấy[3].  Nơi đó, chắc chắn Mẹ vẫn luôn đồng hành với con cái của Mẹ.  Ước gì tháng hoa này là thời gian đặc biệt để chiêm ngắm Mẹ, như một mẫu gương theo Chúa đến cuối con đường.

Đừng quên, ngoài những đóa hoa tươi sắc kia, Đức Mẹ cũng chờ mong những đóa hoa lòng của mỗi người.  Đó là tràng hoa mân côi, những tâm tình cầu nguyện, tình yêu vào Thiên Chúa và vui sống mỗi ngày.  Khi đó, chắc chắn Mẹ bảo đảm với những ai đến với Mẹ đều được nhận lời như nhiều lần Mẹ hiện ra tại La Vang:

 “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin.  Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện.”

  Nguyện xin Chúa chúc lành cho mỗi người trong tháng Hoa này!

 

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

Nguồn: https://dongten.net

 

[1] Ở Châu Âu hoặc nhiều nơi khác, họ có dâng hoa cho Đức Mẹ, nhưng không có múa hát để dâng hoa như ở Việt Nam.

[2] Theo truyền thuyết Hy Lạp, Persephone (tiếng Hy Lạp: Περσεφόνη) là con gái của thần Zeus. Vì xinh đẹp, nên Persephone bị thần âm phủ là Hades phủ bắt cóc làm vợ, và trở thành nữ hoàng âm phủ. Khi Persephone trở về hạ giới, khiến sự vui mừng của mẹ nàng là nữ thần nông nghiệp Demeter lan tỏa khắp mặt đất, tạo ra mùa xuân. Vì vậy, Persephone còn được ví là nữ thần mùa xuân.

[3] Tín điều này được Giáo Hoàng Piô XII ban hành vào ngày 1 tháng 11 năm 1950 qua Hiến chế “Munificentissimus Deus” (Thiên Chúa vô cùng vinh hiển). Trong hiến chế này, Giáo hoàng Piô XII tuyên bố: “Sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa vừa vô nhiễm vừa mãi mãi đồng trinh, đã được đưa vào vinh quang thiên quốc cả hồn lẫn xác.”

 

Nguồn tin: tinvui.org

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây