Thứ Năm tuần 16 thường niên.
"Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết".
Lời Chúa: Mt 13, 10-17
Khi ấy, các môn đệ đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?" Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi.
Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: "Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành".
"Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe".
Suy Niệm 1: Anh em thật có phúc
(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)
Tiền định là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thần học.
Có người nhấn mạnh quá đến tác động của ơn Chúa cần để được cứu độ,
đến nỗi coi nhẹ tự do và trách nhiệm của con người.
Có người còn dám cho rằng Chúa đã định sẵn từ vĩnh cửu
những ai phải vào hỏa ngục hay được lên thiên đàng.
Thật ra Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ (1 Tm 2, 4; 4, 10).
Kế hoạch của Ngài là cứu độ toàn thế giới, chẳng trừ một ai.
Muốn được cứu thoát, con người phải dùng tự do mình mà đón lấy ơn Chúa.
Ơn Chúa có tác động trên tự do con người,
nhưng lại không áp đặt hay cưỡng ép nó, vì nếu thế sẽ chẳng còn tự do.
Chính Thiên Chúa ban tự do cho con người, và chính Ngài tôn trọng tự do ấy.
Thiên Chúa không thể tiền định lời đáp của con người trước lời mời của ân sủng.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, có những câu cần được soi sáng.
“Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời,
còn họ thì không” (c. 11).
Câu này có thể bị hiểu lầm là Thiên Chúa có sự phân biệt đối xử.
Các môn đệ thì được ơn hiểu biết, còn đám đông thì không.
Thật ra Đức Giêsu chỉ muốn nói lên sự kiện này,
các môn đệ là những người đã đáp lại tiếng gọi của Ngài,
nên họ được ơn hiểu biết, ơn nắm bắt được mầu nhiệm Nước Trời.
Còn đám đông những người từ chối thì khó lòng hiểu được.
Một câu khác cũng cần được hiểu đúng: “Người đã có lại được cho thêm,
còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi” (c. 12).
Ở đây Đức Giêsu chỉ muốn nói rằng những ai đã mở lòng đón nhận
thì càng được Thiên Chúa ban cho sự hiểu biết đức tin sâu xa hơn.
Còn những người đã khép lòng trí lại, thì về mặt thiêng liêng sẽ bị nghèo đi.
Vào buổi ban đầu, các môn đệ tin theo Đức Giêsu chỉ là nhóm nhỏ.
Còn một đám đông lớn người Do thái không tin nhận Ngài.
Đức Giêsu giảng cho họ bằng những dụ ngôn đơn sơ gần gũi.
Ngôn ngữ của dụ ngôn vừa dễ hiểu đối với người mở lòng đón nhận,
vừa khó hiểu đối với những ai từ chối và khép kín (c. 13).
Đức Giêsu không chơi khăm con người khi giảng bằng dụ ngôn,
để khiến họ trố mắt nhìn mà không thấy, lắng tai nghe mà không hiểu.
Nếu họ không hiểu được dụ ngôn, thì không phải lỗi tại Ngài,
mà do quả tim họ đã ra chai đá, do họ nhắm mắt, bịt tai .
Họ không hiểu vì không muốn hoán cải và được chữa lành (c. 15).
Như các môn đệ xưa, các Kitô hữu ngày nay cũng là người có phúc.
Chúng ta được thấy, được nghe nhiều điều mà người khác không được.
Ước gì chúng ta tìm được thứ ngôn ngữ thích hợp
để ai cũng có thể nghe được và hiểu được sứ điệp cứu độ của Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ,
nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói,
dễ thấy Chúa hiện diện
và hoạt động trong đời con.
Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa,
xin cho con đừng trở nên cứng cỏi,
khép kín và nghi ngờ.
Xin dạy con sự hiền hậu
để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân.
Xin dạy con sự khiêm nhu
để con dám buông đời con cho Chúa.
Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm,
vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài,
hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.
Suy Niệm 2: Rất gần và rất xa
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Nước Trời thật lạ lùng. Rất gần mà cũng rất xa. Cũng như dụ ngôn. Rất dễ hiểu và cũng rất khó hiểu. Đó không phải là vấn đề của trí khôn nhưng là vấn đề của trái tim. Trái tim nhậy bén sẽ có ánh mắt nhậy bén và đôi tai nhậy bén để nhìn và thấy, nghe và hiểu. Nhìn bên ngoài thấy cả bên trong. Nghe âm thanh hiểu cả ý nghĩa. Trái tim chai đá không có mắt và không có tai. Nên không thấy và không nghe. Có thấy có nghe cũng không hiểu.
Ai được thấy và được nghe nhiều như dân Do Thái. Khi đoàn dân đến núi Si-nai, Chúa đã ban phép cho họ được thấy Chúa hiển hiện trong khung cảnh linh thiêng và uy nghiêm: “Cả núi Si-nai nghi ngút khói, vì Đức Chúa ngự trong đám lửa mà xuống” (năm lẻ). Thế nhưng lòng họ chai đá nên đã mau chóng phản bội, và Chúa đã phải lên án họ: “Ta đã đưa các ngươi vào miền đất xanh tươi... Nhưng khi vào rồi, các ngươi đã làm nhơ nhớp đất của Ta”. Họ đã nhậy bén với của cải dục vọng, nên đã chai đá với Lời Chúa và đời sống tâm linh. Họ đã “bỏ Chúa là mạch nước trường sinh để làm những hồ nứt rạn, không giữ được nước”. Đuổi hình bắt bóng nên họ mất tất cả (năm chẵn).
Đúng như lời Chúa dạy: “Ai có sẽ cho thêm. Ai không có ngay cái họ có cũng sẽ bị lấy đi”. Những ai có trái tim nhậy bén càng nghe càng hiểu, càng thấy càng tin. Và càng say mê đi tìm Chúa. Lại càng được Chúa cho thấy nhiều hơn, phán dậy nhiều hơn. Vì thế họ càng thêm phong phú. Những ai chạy theo của cải danh vọng chức quyền thế gian sẽ có trái tim chai đá. Uể oải với đời sống tâm linh. Ngại ngùng đối diện với Chúa. Càng lười càng chán. Càng ngại càng xa. Và ma quỉ không dại gì mà không lấy hết những gì họ đang có. Như chim chóc tha hạt giống rơi bên vệ đường.
Lời Chúa là vô cùng quí giá. Từ ngàn xưa biết bao tổ phụ và tiên tri đã ao ước mà không được nghe. Giờ đây ta thật hạnh phúc vì được tiếp xúc với Lời Chúa. Tuy nhiên rất gần mà cũng rất xa. Rất dễ mà cũng rất khó. Đó là tùy trái tim ta hướng về đâu. Nếu ta hướng về thế gian trái tim sẽ chai đá. Ta sẽ chẳng thể nghe và hiểu Lời Chúa. Xin cho con một trái tim nhậy bén luôn khao khát Lời Chúa. Để Lời Chúa ở trong lòng, trong tim, trong cuộc đời con. Để con càng nghe càng hiểu. Càng nhìn càng thấy. Và càng tha thiết khao khát Chúa.
Suy Niệm 3: Tại Sao Dùng Dụ Ngôn
Kitô giáo là đạo từ trời xuống, vì những giáo lý và niềm tin Kitô do chính Thiên Chúa truyền xuống. Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa chính là mạc khải về Thiên Chúa cho con người.
Trong lời rao giảng của Ngài, Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để nói về Nước Trời, một thực tại không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ loài người, và nếu có diễn tả được, thì con người cũng không thể hiểu nổi vì nó vượt khỏi thế giới khả giác này, hay nói như thánh Phaolô, đó là thực tại mà mắt con người chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng người chưa từng cảm nghiệm được. Thực tại ấy không thể thu hẹp trong một vài câu định nghĩa, mà phải diễn tả bằng dụ ngôn, vì cách diễn tả này không giới hạn, nhưng tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu xa hơn.
Dụ ngôn là một thứ ngôn ngữ nói với những người trong cuộc, những người sống trong tình thân với nhau. Ðể hiểu được dụ ngôn, cần phải có hai đức tính quan trọng, đó là tâm hồn rộng mở và ước muốn tìm hiểu. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: "Về phần các con đã được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không". Nói khác đi, các môn đệ đã được chấp nhận vào cộng đoàn của những kẻ tin vào Chúa Giêsu, vì thế, các ông có thể hiểu rõ những mầu nhiệm. Còn những kẻ ở bên ngoài, nhất là những kẻ ở bên ngoài vì kiêu hãnh, vì khép kín, vì định kiến, như các Luật sĩ và Biệt phái, thì khi nhìn vào các mầu nhiệm họ chỉ thấy bí ẩn và khó hiểu. Chính cách trả lời của Chúa là tiêu chuẩn để biết được ai là người thuộc về Chúa và ai là người ngoài cuộc: "Nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe. Còn các con, mắt các con thật có phúc vì được thấy, tai các con có phúc vì được nghe".
Ước gì chúng ta được vào số những người mà Chúa Giêsu cho là có phúc, tức là những người thấy, nghe và hiểu được Lời Chúa cũng như nhận ra ý Chúa trong mọi biến cố cuộc sống.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 4: Cứng Đầu
Người đáp: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng bị lấy mất. Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìm mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu.” (Mt. 13, 11-13)
Nếu những người Pha-ri-sêu không hiểu biết gì (về mầu nhiệm Nước Trời) thì không phải lỗi tại Thiên Chúa, hay tại Đức Kitô. Chính họ không muốn hiểu, không muốn thấy. Chính họ không không ưa Đức Kitô, cũng chẳng thích giáo huấn của Người. Sự “họ không muốn” ấy là điều rất quan trọng, bởi đó là vấn đề con người hoàn toàn tự do đối với Thiên Chúa, vấn đề mà chúng ta đều có kinh nghiệm.
Luôn luôn vịn cớ.
Đây là một sự kiện: Khi ta nhất định có thái độ cố chấp người khác có thể nói hoài, cũng chẳng làm thay đổi được quyết định của ta. Dù trong trường hợp bình thường hoặc trong những lúc quan trọng của đời sống, ta cởi mở khá được bao lâu để thực sự lắng nghe người khác. Nhất là khi người khác ấy là người yêu thương ta. Nhưng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì, chẳng nghe được gì, bởi lẽ ta dã để cho dục vọng làm mù quáng, tiếng mời gọi xôn xao của cám dỗ lấn át, bất kể cám dỗ nào, vì cám dỗ thì vô vàn vô số…
Ta hãy thành thực với chính mình! Biết bao lần ta đã có thể trở thành kẻ mù lòa, điếc lác, bởi vì dục vọng và cám dỗ đã điều đình với ta, đã thỏa mãn cái tôi của ta. Sau đó, ta sẽ chẳng bao giờ tố cáo mình, vì đã không cố gắng lắng nghe (người ta). Ta đổ cho người khác đã gây lên thất bại cho ta. Hoặc giả nếu ai ngăn cản ta làm những chuyện điên rồ, thì ta nổi khùng la ó là bất công.
Còn Chúa thì …
Vì những người Pha-ri-sêu không khá hơn ta, họ đã làm y hệt như ta, họ đã không muốn nghe lời Đức Kitô, vì lời Người không làm cho hứng thú. Không phải Thiên Chúa không chịu cho họ yêu mến, hiểu biết Lời Người, mà chính họ từ chối đó thôi.
Phần chúng ta cũng vậy. Kìa Chúa đã dùng miệng ngôn sứ I-sai-a mà phán:
“Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu,
Trố mắt nhìn cũng chẳng thấy.
Vì lòng dân này đã ra đần độn…”
Thiên Chúa không có dính líu gì trong chuyện này, mà bởi chúng ta không muốn mà thôi.
Chúng ta đã tố cáo Chúa đã ban bố mười điều răn để đè nén tự do của ta. Nhưng vì lạm dụng tự do mà ta phải chuốc lấy tai họa, thì ta cũng lại tố cáo Người đã đổ những tai họa lên đầu ta, mà không nghĩ rằng chính ta đã tự gây nên cho mình, chứ đâu phải Chúa.
Suy Niệm 5: Xin được biến đổi
Xem lại CN 15 TN B
Đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe xem ra có vẻ khó hiểu. Vì khó hiểu, nên các môn đệ đã hỏi Đức Giêsu: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?". Sự khó chịu và thắc mắc này đã được chính Đức Giêsu trả lời cho các ông biết nguyên do:
Nghe mà không chú ý, suy gẫm; nghe mà không cảm thấy Chúa nói với mình để mà sám hối, sửa sai, thì cũng như người có tai mà không nghe.
Thật vậy, có nhiều người miệng thì đọc “lỗi tại tôi mọi đàng”, nhưng tay thì lại “đấm ngực người khác”. Những người như thế thì chẳng khác gì: “Vịt nghe sấm”; hay “nước đổ lá khoai”, nên có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, trố mắt nhìn cũng chẳng thấy. Họ là những người không hề có thiện chí để cho Lời Chúa soi chiếu và hướng dẫn mình. Lời Chúa đến rồi lại đi như “khách bộ qua đường”, không để lại nơi tâm hồn họ điều gì cả, nên họ đâu có thấy điều gì sai lỗi mà phải sửa! Vì thế, chúng ta không lạ gì vẫn còn đó những người: “Bên ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”.
Thái độ đón nhận Lời Chúa như thế, hẳn không bao giờ và không thể nhận ra Lời Chúa như là vị mật ngọt ngào hay như dòng suối mát cho tâm hồn. Ngược lại, họ coi Lời Chúa như một cái gì đó khó ưa, khó dùng, khiến tâm hồn không thể đón nhận, chỉ “vì lòng dân này đã ra chai đá”, nên không còn có chỗ cho Thiên Chúa ngự trị.
Khi nói như thế, Đức Giêsu muốn mặc khải rằng: Nước Trời chỉ dành cho những người đơn sơ, chân thành và yêu mến. Vì họ là những người bé mọn, đơn thành nên đã có thì lại được đầy dư. Còn kẻ không có nghĩa là không tin như Kinh sư và Pharisêu, thì những cái đang có tức lòng tin truyền thống của họ cũng sẽ bị lấy đi, và mọi việc họ làm đều trở nên vô ích.
Với nhiều người ngày nay, có lẽ đức tin không đến nỗi quá cứng lòng như những Kinh sư và Pharisêu! Nhưng con người đang rơi vào tình trạng thờ ơ, dửng dưng, vô cảm với chính Lời Chúa và những nghĩa vụ liên quan đến đức ái qua anh chị em đồng loại. Đây có lẽ là điều nguy hiểm không nhỏ đến ơn cứu độ, bởi vì có thể nói: đây là căn bệnh “ung thư” thời đại mới nơi tâm hồn rất nhiều người.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho tâm hồn chúng con được trở nên đơn sơ, bé nhỏ để đáng được hiểu Lời Chúa mặc khải cho chúng con. Xin cho chúng con biết yêu mến Lời Chúa và mau mắn thi hành để đáng được hưởng ơn cứu độ. Amen.
Ngọc Biển SSP
Suy Niệm 6: Đón nhận Chúa, Chúa ban ơn thêm
(TGM Giuse Nguyễn Năng)
Sứ điệp: Nếu ta có thiện chí đón nhận Chúa, Chúa sẽ ban ơn thêm. Nếu ta không muốn đón nhận, ta sẽ ngày càng cứng lòng tối dạ hơn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, các tông đồ và dân chúng thật có phúc vì được nghe chính Chúa giảng dạy. Và ai đã đón nhận thi hành giáo huấn của Chúa lại là người có phúc hơn. Hằng ngày con được nghe Lời Chúa qua Phúc Âm, thật sự đây cũng là ơn phúc lớn lao cho con. Nhưng nhiều khi con chỉ nghe cho qua, không một mảy may suy nghĩ, không muốn tìm hiểu thêm, không muốn tin Lời Chúa dạy. Hơn nữa, con chưa nhận ra được bổn phận phải thực hành điều Chúa dạy. Ơn Chúa luôn gần kề mà con không biết đón nhận. Xin Chúa thứ tha và giúp con biết chuyên chăm lắng nghe, học hiểu và sống Lời Chúa mỗi ngày.
Lạy Chúa, đã nhiều lần con tự hào là người công giáo, có đức tin, biết giáo lý Chúa dạy. Thực ra con đã hiểu Chúa được rất ít, đức tin và lòng yêu mến của con có là gì! Rất nhiều lúc con đã khép lòng lại không để Chúa đi vào đời con, con đã bịt tai nhắm mắt không muốn nhìn nhận Chúa và anh chị em. Bởi vậy con lắng tai nghe mà không hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy. Thật vậy, đã bao lần con đã nhắm mắt làm ngơ trước những đòi hỏi của Tin Mừng. Đã bao lần con bịt tai giả điếc khi phải nghe những điều luật của Chúa. Đã bao lần con khép chặt lòng mình lại để khỏi thực hiện những việc làm yêu thương.
Lạy Chúa, xin đừng để con vì cứng lòng mà càng ngày càng lìa xa Chúa. Xin giúp con biết dùng ơn Chúa cách hữu hiệu để ngày càng tiến xa hơn trong đời sống Kitô hữu. Amen.
Ghi nhớ: “Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết”.
Suy Niệm 7: Sẵn sàng đón nhận giáo huấn Chúa dạy
(Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)
Câu chuyện
Trong dân gian (folklore) của mọi dân tộc đều có thơ hoặc truyện ngụ ngôn. Ngụ ngôn là một trong những thể loại tự sự cổ xưa nhất. Ngụ ngôn nêu thẳng ra một kết luận đạo lý, kết luận này khiến cho câu chuyện có ý nghĩa giáo huấn và phúng dụ. Phần kể truyện của những câu chuyện khá giống truyện cổ tích (nhất là những truyện cổ tích về các loài vật), với giai thoại; phần đạo lý của nó gần với tục ngữ, cách ngôn.
Một loạt tác phẩm ngụ ngôn khác, gọi là parabole (Pháp) hay pricha (Nga) mà ta gọi là dụ ngôn, các dụ ngôn chỉ nảy sinh ở một số văn cảnh, có thể không có những vận động cốt truyện, có thể rút thành một so sánh đơn giản và về nội dung nó hướng tới chất “hiền minh” sâu sắc của trật tự tôn giáo hoặc đạo đức.
Suy niệm
Chúa Giêsu thường lấy dụ ngôn mà giảng dạy về đạo lý nước Trời, Tin Mừng Matthêu nhấn mạnh: “Người lấy dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều” (Mt 13,3), Matthêu thường dùng động từ nói (lalein) khi Chúa Giêsu thốt ra các dụ ngôn, vì đây không còn là rao giảng (kêrussein) loan báo công bố nước Trời, nhưng là giáo huấn về nước Trời.
Thông thường sau mỗi dụ ngôn, Đức Giêsu nói lớn tiếng: “Nếu ai có tai để nghe, thì hãy nghe” (Mt 11,15; 13,9; 13,43), nghĩa là ai hiểu được thì hiểu, hiểu tùy tình trạng hay trình độ tâm linh mỗi người; hoặc ai biết cách nghe thì sẽ hiểu, ai thật lòng tìm hiểu thì sẽ hiểu (x. Mt 7,7-8). Cho nên, điều tối cần là nội tâm: Có sẵn lòng tiếp nhận, lắng nghe thông điệp ẩn giấu trong dụ ngôn. Ai không có sự sẵn sàng, thì chỉ nghe được câu chuyện thôi. Trong số dân chúng nghe giáo huấn của Chúa Kitô, có kẻ không sẵn sàng đón nhận, nên Chúa Giêsu dùng lời ngôn sứ Isaia khẳng định: “Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành”...
Riêng các môn đệ bên cạnh Đấng Cứu Thế: “Bởi vì anh em được ơn hiểu biết các mầu nhiệm nước Trời, còn họ thì không. Ai đã có thì được cho thêm và sẽ có dư thừa”... (Mt 13,11-12), nhờ gắn bó và biết Ngài cùng với lòng khiêm tốn, đơn sơ và chân thành nên được Thiên Chúa chúc phúc mạc khải nước Trời như lời cầu nguyện: “... con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Lc 10,21). Chính vì thế, Chúa Giêsu khẳng định các môn đệ có phúc hơn các ngôn sứ (x. Mt 13,17).
Xin ban cho con quả tim đơn sẵn sàng đón nhận những giáo huấn Cha dạy và những gì ban tặng cho con...
Ý lực sống:
“Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết” (Ga 15,15b).
Suy Niệm 8: Lý do giảng bằng dụ ngôn
(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)
Sấm ngôn của tiên tri Isaia làm chúng ta khó hiểu. Tại sao lắng nghe mà không hiểu? Trố mắt nhìn mà chẳng thấy? Phải chăng Thiên Chúa không muốn cho chúng ta hiểu? Nếu tách lời sấm riêng ra thì chúng ta có thể đặt vấn đề như vậy. Nhưng lời sấm này đặt trong mạch văn và trong toàn bộ Thánh kinh thì không thể cắt nghĩa như vậy.
Thiên Chúa luôn yêu thương và muốn cứu thoát con người. Chúa Giêsu được sai xuống trần gian chỉ vì mục đích đó. Thế nên, nếu con người không được ơn cứu độ, không phải vì tại Thiên Chúa, nhưng vì tại con người bưng tai chẳng thèm nghe, bịt mắt không thèm nhìn mà thôi.
Lưu ý quan trọng:
Đoạn Tin mừng gây không ít thắc mắc cho người đọc, vì nó khiến chúng ta nghĩ rằng Chúa Giêsu cố ý dùng dụ ngôn khó hiểu để người ta không hiểu được và không được cứu rỗi.
Thực ra, ở đây Chúa Giêsu trích một câu của tiên tri Isaia. Mà Isaia nói đến một thực tế (chứ không phải ý muốn của Thiên Chúa) là sự cứng lòng của dân, đến nỗi dù họ có tai có mắt mà cũng như điếc như mù, cho họ nghe và xem cái gì cũng vô ích. Một số người thời Chúa Giêsu cũng thế.
Bởi vậy, Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta: “Ai có tai thì nghe”, nghĩa là ai cũng có khả năng hiểu dụ ngôn (ai cũng có tai) nhưng điều quan trọng là dùng khả năng đó để thực hiện những điều mình đã nghe. Càng thực hiện thì càng hiểu Nước trời hơn, càng sống Lời Chúa thì càng hiểu Lời Chúa hơn (Giải thích của Carôlô).
Hôm nay Chúa Giêsu giải thích cho các Tông đồ về việc Ngài dùng dụ ngôn để giảng dạy về mầu nhiệm Nước trời. Lý do rất dễ hiểu vì đạo của Chúa là đạo từ trời. Bởi vậy trong lời giảng, Chúa Giêsu hay dùng dụ ngôn để giúp cho dân chúng dễ hiểu hơn. Thực ra khi nói về Nước trời, một thực tại không dễ diễn tả bằng ngôn ngữ loài người, và nếu có cố gắng, thì con người cũng không thể hiểu nổi vì nó vượt khỏi thế giới khả giác. Hoặc như thánh Phaolô nói: “Đây là thực tại mà mắt con người chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng người chưa từng cảm nghiệm”. Thực tại ấy không thể thu hẹp trong một vài câu định nghĩa, mà phải diễn tả bằng dụ ngôn, vì cách diễn tả này không giới hạn, nhưng tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu xa hơn.
Câu trả lời của Chúa Giêsu, mới nghe thì hình như có vẻ mâu thuẫn. Chúa giảng dạy dân chúng hẳn là có mục đích để cho họ hiểu, và việc Chúa thay đổi cách giảng, dùng hình thức dụ ngôn, cũng không ngoài mục đích đó, vì dụ ngôn là sự so sánh cụ thể làm cho dễ hiểu một giáo huấn trừu tượng, nghĩa là dùng hình ảnh cụ thể trong đời sống để so sánh làm cho người ta dễ hiểu một giáo thuyết trừu tượng. Thế mà Chúa lại nói: Chúa giảng dạy dụ ngôn để cho dân chúng không hiểu được mầu nhiệm Nước trời, mà chỉ dành riêng cho các môn đệ được hiểu thôi. Như thế là tại sao? Sau khi giảng dạy dụ ngôn người gieo giống, Chúa đã tuyên bố: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe”. Chúa đã dùng dụ ngôn mà nói, có ý gợi lên nơi thính giả sự tò mò tìm hiểu, và nếu ai không hiểu mà hỏi Chúa sẽ được Chúa giải thích cho.
Dụ ngôn là một thứ ngôn ngữ nói với những người trong cuộc, những người sống trong tình thân với nhau. Để hiểu được dụ ngôn, cần phải có hai đức tính quan trọng, đó là tâm hồn rộng mở và ước muốn tìm hiểu.
Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Về phần các con đã được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước trời, còn họ thì không”. Nói khác đi, các môn đệ đã được chấp nhận vào cộng đoàn những kẻ tin vào Chúa Giêsu, vì thế, các ông có thể hiểu rõ các mầu nhiệm. Còn những kẻ ở ngoài, nhất là những kẻ ở bên ngoài vì kiêu hãnh, vì khép kín, vì định kiến, như các luật sĩ và biệt phái, thì khi nhìn vào các mầu nhiệm họ chỉ thấy bí ẩn và khó hiểu. Chính cách trả lời của Chúa là tiêu chuẩn để biết được ai là người thuộc về Chúa và ai là người ngoài cuộc: “Nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe. Còn các con, mắt các con thật có phúc vì được thấy, tai các con có phúc vì được nghe” (Mt 13, 16) (Mỗi ngày một tin vui).
Truyện: Lời tỏ tình của Thiên Chúa
Một nhà bác học nọ muốn làm một cuộc nghiên cứu tại một vùng sa mạc. Ông nhờ một người Ả rập làm hướng đạo. Lên đường từ rạng đông, người bác học thấy người Ả rập làm một cử chỉ khó hiểu là trải tấm thảm lên cát và hướng về mặt trời phủ phục cầu nguyện. Nhà bác học hỏi:
- Ông bạn làm gì vậy?
Người Ả rập trả lời: - Tôi cầu nguyện với Chúa.
Nhà bác học lại hỏi: - Nhưng ông bạn có thấy, có nghe, có sờ được Chúa không?
Thấy người Ả rập thinh lặng vì bị tấn công quá bất ngờ, nhà bác học nói thêm: -Ông bạn quả là một tên khùng, ông bạn tin ở một người mà ông bạn không bao giờ thấy được, sờ được.
Ngày hôm sau, khi mặt trời vừa lên, nhà bác học bước ra khỏi lều nhìn chung quanh và đưa ra nhận xét: - Hẳn tối qua phải có một con lạc đà đi ngang qua đây.
Một chút ánh sáng lóe lên trong ánh mắt người Ả rập, anh hỏi nhà bác học:
- Ông có thấy tận mắt con lạc đà không?
Dĩ nhiên nhà bác học chỉ có thể trả lời là không. Sau câu trả lời không ấy, người Ả rập kết luận:
- Ông quả là một người ngu: ông không thấy, không nghe, không sờ được con lạc đà mà lại bảo rằng đêm qua nó đi qua đây.
Nhà bác học liền lý luận như một nhà khoa học chân chính: - Tôi không thấy, không nghe, không sờ được nó, nhưng tôi thấy dấu chân nó trên cát, đó là dấu chỉ biểu hiện con lạc đà.
Người Ả rập đưa tay về hướng mặt trời và nói: - Ông hãy nhìn những dấu vết của Đấng Tạo Hoá. Hãy biết rằng Ngài hiện hữu và yêu thương chúng ta.
Suy Niệm 9: Có tai thì nghe
(Lm Carôlô Hồ Bạc Xái)
A. Hạt giống...
Đoạn Tin Mừng gây không ít thắc mắc cho người đọc vì nó khiến chúng ta nghĩ rằng Chúa Giêsu cố ý dùng dụ ngôn khó hiểu để người ta không hiểu được và không được cứu rỗi.
Thực ra ở đây Chúa Giêsu trích một câu của ngôn sứ Isaia. Mà Isaia nói đến một thực tế (chứ không phải ý muốn của Thiên Chúa) là sự cứng lòng của dân, đến nỗi dù họ có tai có mắt mà cũng như điếc như mù, cho họ nghe và xem cái gì cũng vô ích. Một số người thời Chúa Giêsu cũng thế.
Bởi vậy, Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta: “Ai có tai thì nghe”, nghĩa là ai cũng có khả năng hiểu dụ ngôn (ai cũng có tai), nhưng điều quan trọng là dùng khả năng đó để thực hiện những điều mình đã nghe. Càng thực hiện thì càng hiểu Nước Trời hơn, càng sống lời Chúa thì càng hiểu Lời Chúa hơn.
B.... nẩy mầm.
1. “Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì”: rất nhiều lần tôi nghe Lời Chúa nhưng cũng như vịt nghe sấm. Lời Chúa được ban dư tràn cho tôi nhưng chẳng khác gì nước đổ lá môn. Tại vì tôi nghe mà không chú ý, không suy gẫm, không có thiện chí tìm lương thực thiêng liêng cho mình.
2. “Vì lòng dân này đã ra chai đá”: muốn nghe Lời Chúa cho có hiệu quả thì phải nghe bằng tấm lòng, như đứa con nghe tiếng của cha mẹ, như những người yêu nhau lắng nghe tiếng của nhau.
3. Có 3 cách đọc Lời Chúa:
- Coi Lời Chúa như dầu gió: Khi bạn nhức đầu nóng lạnh, bạn xức dầu vì biết nó tốt cho sức khoẻ của bạn.
- Coi Lời Chúa như chiếc bánh bông lan: tuy khô khan khó nuốt nhưng cũng ngon và bổ.
- Coi Lời Chúa như quả đào, vừa mát vừa ngọt vừa bổ dưỡng. (Góp nhặt)
Suy Niệm 10: Tâm hồn rộng mở và Ước muốn tìm hiểu
(Lm Giuse Đinh Tất Quý)
1. Chúa Giêsu giải thích cho các tông đồ về việc Ngài dùng dụ ngôn để giảng dạy cho người ta. Lý do rất dễ hiểu là vì đạo của Chúa là đạo từ trời.
Bởi vậy trong lời rao giảng, Chúa Giêsu hay sử dụng dụ ngôn để giúp cho dân chúng hiểu những mầu nhiệm cao siêu dễ dàng hơn. Thực ra khi nói về Nước Trời, một thực tại không dễ diễn tả bằng ngôn ngữ loài người, và nếu có cố gắng diễn tả, thì con người cũng không thể hiểu nổi vì nó vượt khỏi thế giới khả giác này, hoặc nói như lời thánh Phaolô: “Đây là thực tại mà mắt con người chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng người chưa từng cảm nghiệm” (1Cr 2,9). Thực tại ấy không thể thu hẹp trong một vài câu định nghĩa, mà phải diễn tả bằng dụ ngôn, vì cách diễn tả này không giới hạn, nhưng tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu xa hơn.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Về phần các con đã được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không” (Mt 10,11). Nói khác đi, các môn đệ đã được chấp nhận vào cộng đoàn của những kẻ tin vào Chúa Giêsu, vì thế, các ông có thể hiểu rõ những mầu nhiệm Chúa mạc khải. Còn những kẻ ở bên ngoài, nhất là những kẻ ở bên ngoài vì kiêu hãnh, vì khép kín, vì định kiến, như các luật sĩ và Pharisêu, thì khi nhìn vào các mầu nhiệm họ chỉ thấy bí ẩn và khó hiểu. Cách trả lời của Chúa là tiêu chuẩn để biết được ai là người thuộc về Chúa và ai là người ngoài cuộc: “Nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe. Còn các con, mắt các con thật có phúc vì được nghe” (Mt 13,13.16).
2. Vấn đề còn lại của chúng ta hôm nay là làm sao chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa những dụ ngôn của Chúa?
Như trên tôi vừa nói: Muốn hiểu được Lời Chúa, nhất là những lời được diễn tả bằng dụ ngôn thì cần phải có hai đức tính quan trọng này: Đó là tâm hồn rộng mở và ước muốn tìm hiểu. Không có hai đức tính đó thì có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc. Đúng như Lời Chúa quả quyết: “Họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe” (Mt 13,14).
Đây là câu chuyện tôi lấy xuống từ Internet. Câu chuyện có tựa đề là: “Những Bài Học Từ Trẻ Thơ”.
Khi đứng trên cánh đồng sau mùa thu hoạch, tôi chỉ nhìn thấy mảnh đất nứt nẻ với những gốc rạ khô cằn. Còn các con của tôi, chúng nhìn thấy những bông hoa dại rực rỡ có cánh trắng muốt, mịn màng mà chúng có thể hái tặng mẹ.
Khi có một người say rượu cười với tôi trên đường, tôi thấy đó là một gã đàn ông bẩn thỉu, hôi hám, khiến tôi có cảm giác ghê sợ nên vội nhìn đi chỗ khác. Các con tôi lại thấy nụ cười thân thiện trên môi ông và chúng cũng đáp lại bằng những nụ cười.
Khi nghe bản nhạc mình yêu thích, tôi ngồi một mình, lặng lẽ thưởng thức những giai điệu ngọt ngào của nó. Trong khi đó, các con tôi lại rủ nhau nhảy theo điệu nhạc, hát to thành tiếng và đôi khi còn tự đặt lời hát mới cho riêng mình.
Khi đang trên đường mà bị một cơn gió thốc vào mặt, tôi cảm thấy bực bội vì mái tóc rối tung, thậm chí còn phải giảm tốc độ lại. Các con tôi thì nhắm mắt, dang rộng hai tay, mơ bay theo gió, thậm chí còn ngã lăn ra đất và cười vang.
Khi cầu nguyện, tôi thường khấn xin những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mình, còn các con tôi lại thì thầm: “Cám ơn Ngài đã ban cho chúng con những người bạn tốt. Xin giúp chúng con không gặp ác mộng trong giấc ngủ đêm nay. Cảm ơn vì Ngài đã thương yêu và luôn phù hộ chúng con”.
Khi bước qua vũng sình, tôi thấy đôi giày bê bết bùn và nghĩ đến tấm thảm sẽ bị bôi bẩn. Các con tôi lại thấy một trò vui mới với những cây cầu mà chúng sẽ xây bằng bùn bắc qua dòng sông nhỏ. Mùa mưa là một mùa tuyệt vời để chúng say mê chơi đùa với những con giun dễ thương đang sống trong vũng sình bùn ấy.
Tôi thường dạy các con những điều lớn lao trong cuộc sống, mong rằng chúng sẽ có thể thích ứng được với cuộc đời đầy rẫy những hiểm nguy và cạm bẫy này. Nhưng các con tôi lại dạy tôi những bài học bổ ích hơn thế. Chúng chỉ cho tôi cách hòa nhịp với cuộc sống, cách thưởng thức từng ngày bằng tâm hồn rộng mở để nhận thấy cuộc đời đáng sống hơn nhiều.
Quả thật tâm hồn rộng mở là chìa khoá giúp ta hiểu được những điều lạ lùng ngay trong cuộc sống này.
Có lần Chúa đã cầu nguyện: “Lạy Cha là Chúa trời đất, con đội ơn Cha vì đã không mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những bậc khôn ngoan thông thái, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn” (Mt 11,25).
Những kẻ bé mọn ở đây chính là các môn đệ và những người bình dân nghèo khó.
Nguồn: The Word Among Us – July 2022
Thursday July 21th 2022
Meditation: Matthew 3, 10-17
Why do you speak to the crowd in parables? (Matthew 13:10) The lost coin, the lost sheep, the prodigal son, the persistent widow: Jesus’ parables have become so ingrained in our memories that we recognize them even by these shorthand titles. But despite our familiarity with them—or maybe because of it—we can sometimes resemble the people Jesus speaks of in today’s Gospel: “They look but do not see and hear but do not listen or understand” (Matthew 13:13). How? We might gloss over the words or partially tune them out at Mass because we know how each story ends. Some of the moral truths the parables convey might seem fairly obvious, so we don’t look for other meanings. Or images like mustard seeds and fig trees or people like Pharisees and Samaritans, so much a part of Jesus’ first-century culture, don’t seem particularly relevant to our lives today. But Jesus knew the struggles of the human heart; he knew that these stories would have the power to speak to us in the day-to-day circumstances of our lives. For example, the parable of the sower and the seed might show you that your heart needs to soften about a specific situation so that it doesn’t become like the rocky soil that doesn’t bear fruit (Matthew 13:5). The parable of the servant who refused to forgive a small debt when he had been forgiven an enormous one might help you to forgive someone who has hurt or angered you (18:23-35). Or you might be feeling guilty over a sin in your life but afraid that God won’t forgive you. Yet what better portrait of the Father could Jesus have painted than that of the compassionate, merciful father in the parable of the prodigal son (Luke 15:11-32)? God has something to reveal to you through these stories—not only universal spiritual truths for all time, but something very personal for you today. So be expectant. When you sit with one of Jesus’ parables, no matter how familiar it is, let it slowly sink into your mind and heart. And remember Jesus’ words: “Blessed are your eyes, because they see, and your ears, because they hear” (Matthew 13:16)! “Jesus, open my ears and heart to your word today.” |
Thứ Năm tuần XVI Thường Niên
ngày 21.7.2022 Suy niệm: Mt 13, 10-17
Tại sao Thầy lại nói với dân chúng bằng những dụ ngôn? (Mt 13,10) Đồng tiền bị mất, con chiên đi lạc, đứa con hoang đàng, người đàn bà góa bụa dai dẳng: Những câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu đã ăn sâu vào ký ức của chúng ta đến nỗi chúng ta có thể nhận ra chúng ngay cả bằng những tiêu đề viết tắt này. Nhưng bất chấp sự quen thuộc của chúng ta với chúng – hoặc có thể vì điều đó – đôi khi chúng ta có thể giống những người mà Chúa Giêsu nói đến trong Tin mừng hôm nay: “Họ nhìn mà không thấy, nghe mà không nghe hoặc không hiểu” (Mt 13,13). Bằng cách nào? Chúng ta có thể đánh bóng các từ ngữ hoặc chỉnh sửa một phần trong Thánh lễ vì chúng ta biết mỗi câu chuyện kết thúc như thế nào. Một số chân lý đạo đức mà các câu chuyện dụ ngôn truyền đạt có vẻ khá rõ ràng, vì vậy chúng ta không tìm kiếm những ý nghĩa khác. Hoặc những hình ảnh như hạt mù tạt và cây vả hoặc những người như người Pharisêu và người Samaria, rất nhiều là một phần trong nền văn hóa của Chúa Giêsu vào thế kỷ thứ nhất, dường như không đặc biệt phù hợp với cuộc sống của chúng ta ngày nay. Nhưng Chúa Giêsu biết những cuộc đấu tranh của trái tim con người; Ngài biết rằng những câu chuyện này sẽ có sức mạnh để nói với chúng ta trong hoàn cảnh hằng ngày của cuộc sống của chúng ta. Ví dụ, dụ ngôn về người gieo giống và hạt giống có thể cho bạn thấy rằng tâm hồn của bạn cần phải dịu lại trước một tình huống cụ thể để nó không trở nên giống như đất đá không sinh hoa kết trái (Mt 13,5). Dụ ngôn về người đầy tớ từ chối tha một món nợ nhỏ khi anh ta đã được tha một món nợ lớn có thể giúp bạn tha thứ cho người đã làm tổn thương hoặc tức giận bạn (18,23-35). Hoặc bạn có thể cảm thấy tội lỗi vì một tội lỗi trong cuộc đời mình nhưng lại sợ rằng Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho bạn. Tuy nhiên, Chúa Giêsu có thể vẽ bức chân dung nào đẹp hơn về Chúa Cha hơn là người cha nhân từ, nhân hậu trong dụ ngôn đứa con hoang đàng (Lc 15,11-32)? Thiên Chúa có điều gì đó muốn tiết lộ cho bạn qua những câu chuyện này – không chỉ là sự thật tâm linh phổ quát cho mọi thời đại, mà còn là điều gì đó rất cá nhân đối với bạn ngày hôm nay. Vì vậy, hãy hy vọng. Khi bạn suy gẫm với một trong những dụ ngôn của Chúa Giêsu, dù quen thuộc đến đâu, hãy để nó từ từ ngấm vào tâm trí và trái tim của bạn. Và hãy nhớ lời của Chúa Giêsu: “Phúc cho mắt anh em, vì chúng đã thấy và phúc cho tai anh em, vì chúng đã nghe” (Mt 13,16)! Lạy Chúa Giêsu, ngày hôm nay xin hãy mở rộng đôi tai và trái tim con để nghe lời Chúa. |
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ
Thursday (July 21): Many longed to hear what you hear Scripture: Matthew 13:10-17 10 Then the disciples came and said to him, “Why do you speak to them in parables?” 11 And he answered them, “To you it has been given to know the secrets of the kingdom of heaven, but to them it has not been given. 12 For to him who has will more be given, and he will have abundance; but from him who has not, even what he has will be taken away. 13 This is why I speak to them in parables, because seeing they do not see, and hearing they do not hear, nor do they understand. 14 With them indeed is fulfilled the prophecy of Isaiah which says: `You shall indeed hear but never understand, and you shall indeed see but never perceive. 15 For this people’s heart has grown dull, and their ears are heavy of hearing, and their eyes they have closed, lest they should perceive with their eyes, and hear with their ears, and understand with their heart, and turn for me to heal them.’ 16 But blessed are your eyes, for they see, and your ears, for they hear. 17 Truly, I say to you, many prophets and righteous men longed to see what you see, and did not see it, and to hear what you hear, and did not hear it. |
Thứ Năm ngày 21.7.2022
Nhiều người muốn nghe những gì anh em đang nghe Mt 13,10-17 10 Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giê-su rằng: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ? “11 Người đáp: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không.12 Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất.13 Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu.14 Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a, rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy;15 vì lòng dân này đã ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.16 “Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe.17 Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe. |
Meditation: Do you want to grow in your knowledge of God? Saint Augustine of Hippo (354-430 AD) once said: “I believe, in order to understand; and I understand, the better to believe.” Both faith and understanding are gifts of the Holy Spirit that enable us to hear God’s word with clarity so we can know God better and grow in the knowledge of his love and truth. Jesus, however, had to warn his disciples that not everyone would understand his teaching.
Closed hearts – prejudiced minds The prophet Isaiah had warned that some would hear God’s word, but not believe, some would see God’s actions and miracles, and remain unconvinced. Ironically some of the greatest skeptics of Jesus’ teaching and miracles were the learned scribes and Pharisees who prided themselves on their knowledge of Scripture, especially on the law of Moses. They heard Jesus’ parables and saw the great signs and miracles which he performed, but they refused to accept both Jesus and his message. How could they “hear and never understand” and “see but never perceive”? They were spiritually blind and deaf because their hearts were closed and their minds were blocked by pride and prejudice. How could a man from Galilee, the supposed son of a carpenter, know more about God and his word, than these experts who devoted their lives to the study and teaching of the law of Moses? The humble of heart receive understanding There is only one thing that can open a closed, confused, and divided mind – a broken heart and humble spirit! The worddisciple means one who is willing to learn and ready to submit to the wisdom and truth which comes from God. Psalm 119 expresses the joy and delight of a disciple who loves God’s word and who embraces it with trust and obedience. “Oh, how I love your law! It is my meditation all the day. Your commandment makes me wiser than my enemies, for it is ever with me. I have more understanding than all my teachers, for your testimonies are my meditation.” (Psalm 119:97-99) Listen with reverence and faith God can only reveal the secrets of his kingdom to the humble and trusting person who acknowledges their need for God and for his truth. The parables of Jesus will enlighten us if we approach them with an open mind and heart, ready to let them challenge us. If we approach God’s word with indifference, skepticism, and disbelief, then we, too, may “hear but not understand” and “see but not perceive.” God’s word can only take root in a receptive heart that is ready to believe and willing to submit. If we want to hear and to understand God’s word, we must listen with reverence and faith. Do you believe God’s word and do you submit to it with trust and reverence? Jerome, an early church bible scholar who lived between 342-419 AD, wrote: “You are reading [the Scriptures]? No.Your betrothed is talking to you. It is your betrothed, that is, Christ, who is united with you. He tears you away from the solitude of the desert and brings you into his home, saying to you, ‘Enter into the joy of your Master.'” “Holy Spirit, be my teacher and guide. Open my ears to hear God’s word and open my eyes to understand God’s action in my life. May my heart never grow dull and may my ears never tire of listening to the voice of Christ. “ |
Suy niệm: Bạn có muốn lớn lên trong sự hiểu biết Thiên Chúa không? Thánh Augustine Hippo (354-430 AD) nói rằng: Tôi tin để tôi hiểu. Tôi hiểu để tin hơn. Cả đức tin và sự hiểu biết đều là hồng ân của Chúa Thánh Thần để giúp chúng ta lắng nghe lời Thiên Chúa rõ ràng, hầu chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa hơn và lớn lên trong sự hiểu biết tình yêu và chân lý của Người. Tuy nhiên, Đức Giêsu đã phải cảnh báo các môn đệ rằng không phải mọi người đều hiểu được giáo huấn của Người. Tâm hồn khép kín – đầu óc thành kiến Ngôn sứ Isaia đã cảnh báo rằng có người nghe lời Thiên Chúa nhưng không tin, có người thấy những công việc và phép lạ của Thiên Chúa nhưng vẫn cứng lòng. Trớ trêu thay, một số người hoài nghi nhiều nhất về giáo huấn và các phép lạ của Chúa Giêsu lại là các kinh sư và Pharisêu học thức, những người tự hào về sự hiểu biết của họ về Kinh Thánh và lề luật Môisen. Họ nghe các dụ ngôn của Chúa Giêsu và thấy những điềm thiêng dấu lạ cả thể mà Ngài đã làm, nhưng họ vẫn khước từ đón nhận Chúa Giêsu và sứ điệp của Ngài. Làm thế nào họ có thể “nghe mà không bao giờ hiểu” và “thấy nhưng không bao giờ lỉnh hội”? Họ mù quáng và câm điếc thiêng liêng, bởi vì tâm hồn họ đóng kín và trí óc họ chận đứng bởi tính kiêu ngạo và thành kiến. Làm sao một người từ Galilê, được cho là con của ông thợ mộc, biết nhiều về Thiên Chúa và lời của Người, hơn các chuyên gia, dành cả đời mình để nghiên cứu và giảng dạy lề luật Môisen được? Tâm hồn khiêm hạ tiếp nhận sự hiểu biết Chỉ có một điều duy nhất có thể mở rộng một tâm trí khép kín, rối loạn, và phân rẽ – một tâm hồn tan nát và tinh thần khiêm cung! Hạn từ môn đệ nghĩa là một người sẵn sàng học hỏi và suy phục sự khôn ngoan và chân lý đến từ Thiên Chúa. Thánh vịnh 119 diễn tả niềm vui và hân hoan của người môn đệ yêu mến lời Thiên Chúa và đón nhận nó với sự tin tưởng và vâng phục. “Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại! Mệnh lệnh Chúa làm con khôn hơn địch thủ, vì con hằng ấp ủ mệnh lệnh đó trong lòng. Con được thông suốt hơn cả thầy dạy, vì con thường gẫm suy thánh ý” (Tv 119,97-99). Lắng nghe với lòng kính sợ và tin tưởng Thiên Chúa chỉ mặc khải các bí nhiệm vương quốc của Ngài cho những kẻ khiêm nhường và tin cậy, những ai biết mình cần đến Thiên Chúa và chân lý của Người. Các dụ ngôn của Chúa Giêsu sẽ soi sáng cho chúng ta nếu chúng ta tiếp cận chúng với một tâm hồn rộng mở, sẵn sàng để chúng thách đố chúng ta. Nếu chúng ta tiếp cận lời Thiên Chúa với sự thờ ơ, nghi ngờ, và vô tín, thì chúng ta cũng có thể “nghe mà không hiểu” và “thấy mà không tin”. Lời Thiên Chúa chỉ có thể bén rễ nơi một tâm hồn biết đón nhận, và sẵn sàng tin tưởng và vâng phục. Nếu chúng ta muốn nghe và hiểu lời Thiên Chúa, chúng ta phải lắng nghe với lòng kính sợ và với đức tin. Bạn có tin tưởng vào lời Thiên Chúa và bạn có suy phục nó với sự tín thác và kính sợ không? Thánh Giêrom, một nhà thông thái về Kinh Thánh của Giáo hội, sống giữa những năm 342-419 AD, đã viết: “Bạn đang đọc Kinh Thánh sao? Không phải. Người yêu của bạn đang nói với bạn. Người yêu của bạn chính là Đức Kitô, Đấng kết hiệp với bạn. Ngài đưa bạn từ nơi vắng vẻ của sa mạc và đem bạn vào trong nhà của Ngài, và nói với bạn “Hãy vào hưởng niềm vui của Chủ ngươi”. Lạy Chúa Thánh Thần là Thầy dạy và Đấng dẫn dắt con. Xin mở tai con để lắng nghe lời Thiên Chúa, và mở mắt con để hiểu biết hoạt động của Thiên Chúa trong đời con. Chớ gì lòng con không bao giờ lớn lên trong sự ngu dốt, và chớ gì tai con không bao giờ mệt mỏi lắng nghe tiếng nói của Đức Kitô. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn