Thứ Tư tuần 28 thường niên.
"Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái, và khốn cho các ngươi, hỡi những tiến sĩ luật".
Lời Chúa: Lc 11, 42-46
Khi ấy, Chúa phán rằng: "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi nộp thuế thập phân, bạc hà, vân hương, và các thứ rau, mà lại bỏ qua đức công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa: Phải thi hành những điều này, và không được bỏ những điều kia.
Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi ưa thích ngồi ghế nhất trong các hội đường, và ưa thích được chào hỏi ngoài phố chợ.
Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống những mồ mả không rõ rệt, người ta bước đi ở trên mà không hay biết!"
Có một tiến sĩ luật trả lời Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy nói như thế là Thầy sỉ nhục cả chúng tôi nữa".
Người đáp lại rằng: "Hỡi những tiến sĩ luật, khốn cho các ngươi nữa! Vì các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác được, mà chính các ngươi dù một ngón tay cũng không động tới".
Suy niệm 1: Xao lãng lẽ công bình
(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu trách các nhà lãnh đạo.
Họ là những người Pharisêu, những nhà thông luật.
Họ được dân chúng kính nể vì học thức, vì chức vụ, vì đời sống đạo đức.
Nhưng họ cũng có những khiếm khuyết cần sửa đổi.
Đức Giêsu ba lần nói “Khốn cho” đối với người Pharisêu (cc. 42-44).
Khốn cho thứ nhất vì họ quá chú tâm giữ những điều lặt vặt, phụ thuộc,
mà xao lãng cái chính yếu và quan trọng.
Họ nộp thuế 10% về những thứ rau cỏ ngoài vườn để tỏ lòng đạo đức.
Tiền thuế này được dùng để giúp đỡ các tư tế và các thầy Lêvi.
Nhưng tiếc là họ không để ý đến sự công bình đối với tha nhân,
và lòng yêu mến đối với Thiên Chúa (c. 42).
Tương quan hai chiều của họ bị tổn thương.
Việc nộp thuế, dâng cúng cho nhiều cũng không sao kéo lại được.
Đức Giêsu đòi giữ cả hai, nhất là những bổn phận chính yếu:
“Các điều này phải làm mà các điều kia cũng không được bỏ.”
Khốn cho thứ hai vì họ thích tiếng khen từ người đời.
Không yêu mến Thiên Chúa, nhưng họ lại yêu mến ghế đầu nơi hội đường,
và yêu thích được chào hỏi nơi công cộng (c. 43).
Địa vị, tiếng tăm là điều họ tha thiết tìm kiếm.
Mọi việc họ làm đều nhằm tôn vinh cho cái tôi.
Chính vì thế một đời sống bề ngoài có vẻ sống cho Chúa,
kỳ thực lại là một tìm kiếm hư danh cho chính mình.
Khốn cho thứ ba gắn liền với sự giả hình trên đây.
Đức Giêsu ví họ với mồ mả người chết chôn dưới đất.
Vì không có gì làm dấu, nên chẳng ai biết đó là mồ mả để tránh.
Nhiều người giẫm lên nên bị ô nhơ mà không hay.
Nghe Đức Giêsu nói, một nhà thông luật cảm thấy bị xúc phạm.
Đức Giêsu cũng sẽ nói ba lần Khốn cho đối với các vị này.
Họ là những nhà chuyên môn giải thích luật và là thầy dạy dân chúng.
Khốn cho đầu tiên vì họ đã làm cho luật trở nên một gánh quá nặng.
Những giải thích của họ làm sinh ra bao cấm đoán và đòi buộc
vượt xa những gì chính bản văn lề luật đòi hỏi.
Thí dụ trong ngày sabát, có 39 loại công việc không được phép làm.
Luật thay vì là nguồn vui, nguồn hạnh phúc, thì lại trở nên ách nặng nề.
Nhiệm vụ của người thông luật không phải chỉ là dạy luật,
mà còn là giúp người khác giữ luật.
Với thái độ đứng ngoài, không muốn động vào,
không muốn trợ giúp, dù bằng một ngón tay (c. 46),
người thông luật sẽ không làm cho người ta cảm thấy tình yêu Thiên Chúa.
Những lời Khốn cho của Đức Giêsu cách đây hai mươi thế kỷ
vẫn còn nguyên giá trị cho Hội Thánh của các Kitô hữu hôm nay.
Để có thể xây dựng một Hội Thánh Việt Nam cho kỷ nguyên mới,
chúng ta cần tránh những lỗi của người xưa.
Cầu nguyện:
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,
xin dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt,
xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ,
xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị,
xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi,
Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng,
xin cho các Kitô hữu chúng con
trở thành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài,
biết sống nhờ và sống cho tha nhân,
biết quảng đại cho đi
và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa
ở sâu thẳm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người bé nhỏ.
Suy niệm 2: Đạo thật
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Đạo Do thái rất chặt chẽ. Tầng lớp lãnh đạo gồm các thượng tế, các thày Lê-vi, các kinh sư, luật sĩ. Lại thêm nhóm Pha-ri-sêu rất nghiêm ngặt. Tất cả luôn bảo vệ Lề Luật. Học hỏi Lề Luật. Cắt nghĩa Lề Luật. Làm cho đạo trở thành một hệ thống Lề Luật vững vàng. Nhưng hôm nay Chúa Giê-su cho thấy đó không phải là đạo của Chúa. Nhưng là đạo của con người. Không phải đạo vì con người. Nhưng là đạo vì bản thân. Thật đáng sợ khi chỉ lo giữ bề ngoài mà không giữ bề trong. Chỉ giữ những điều phụ mà lại quên điều chính. Chỉ giữ những điều nhỏ mà lại quên điều lớn. Chỉ buộc người khác tuân giữ còn mình thì không. Nó biến đạo thành giả dối, lừa đảo và biến chất.
Đạo thật phải là đạo của Chúa. Đạo của Chúa thì phải giữ “lẽ công bằng và lòng yêu mến Thiên Chúa”. Và nhất là phải có lòng thương xót. Đừng “chất lên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì dù một ngón tay cũng không động vào”.
Tầng lớp lãnh đạo Do thái sai lầm vì họ tự cho mình thay Chúa. Ở trên Lề Luật. Có quyền phán đoán xét xử người khác. Thư Rô-ma dạy ta biết ta không có quyền xét đoán tha nhân. Chính ta bị Thiên Chúa xét xử. “Dù bạn là ai đi nữa mà bạn xét đoán thì bạn cũng không thể tự bào chữa được”. Đạo vì Chúa và vì tha nhân chứ không phải vì bản thân sẽ nhắc ta biết mình tội lỗi bất toàn. Đừng xét đoán người. Hãy biết xét mình. “Vì khi bạn xét đoán người khác, mà bạn cũng làm như họ, thì bạn tự kết án chính mình”. Bản thân ta cũng tội lỗi bất toàn. Vì thế hãy biết “Thiên Chúa nhân hậu như thế là để thúc giục bạn hối cải” (năm lẻ).
Kẻ tự cho mình thay quyền Chúa để tìm quyền lợi cho bản thân, chèn ép anh em, là kẻ sống theo xác thịt. Thư Ga-lát dạy ta đừng sống theo xác thịt. Vì “những kẻ làm điều đó sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa”. Vì đó là đạo giả. Đạo thật phải sống theo Thần Khí. Sống theo Thần Khí là quên mình. Mến Chúa. Yêu người. Sống như thế là “thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, đóng đinh tính xác thịt vào thâp giá cùng với các dục vọng đam mê”. Sẽ gặt hái được “hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (năm chẵn). Đó mới là đạo thật.
Suy niệm 3: Kiện Toàn Lề Luật
Tin Mừng hôm nay có lẽ mời gọi chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa đích thực của luật lệ. Chỉ có xã hội loài người mới có luật lệ. Thú vật xem chừng cũng tuân thủ một thứ luật nào đó, nhưng là luật rừng. Khi con người dùng sức mạnh áp đặt luật lệ để nhằm quyền lợi của một thiểu số, chứ không nhằm phục vụ công ích, thì đó cũng chỉ là luật rừng, luật của kẻ mạnh mà thôi.
Chúa Giêsu đã đến để kiện toàn lề luật. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu một lần nữa muốn xác nhận điều đó khi Ngài tuyên bố: "Phải làm các điều này mà không được bỏ qua các điều kia". Chúa Giêsu đã kiện toàn lề luật bằng cách mặc cho nó tinh thần yêu thương: yêu thương là linh hồn của lề luật. Tất cả lề luật trong đạo đều qui về một giới răn nền tảng và duy nhất, đó là yêu thương.
Thánh Phaolô đã nói: "Yêu thương là chu toàn lề luật". Sống yêu thương là dấu ấn Thiên Chúa đã ghi khắc trong tâm hồn con người, bởi vì chỉ có con người mới là tạo vật duy nhất được Thiên Chúa tạo dựng theo và giống hình ảnh Ngài. Mà bởi lẽ Thiên Chúa là Tình Yêu, cho nên mang lấy hình ảnh của Ngài, con người cũng chỉ có một ơn gọi duy nhất, đó là sống yêu thương. Tất cả lề luật Giáo Hội ban hành là chỉ nhằm giúp con người sống yêu thương mà thôi. Chỉ có yêu thương, con người mới trưởng thành; chỉ có yêu thương mới đem lại cho con người một sự giải phóng đích thực, đó là giải phóng khỏi tội lỗi, khỏi ích kỷ, khỏi hận thù.
Xin Chúa cho chúng ta hiểu được lòng Chúa yêu thương chúng ta từng giây phút trong cuộc đời, để chúng ta sống trong tình Ngài nâng đỡ ủi an chúng ta trên con đường tiến về hạnh phúc vĩnh cửu. Xin cho chúng ta luôn quảng đại chu toàn mọi bổn phận với lòng yêu mến, để đáp lại tình Chúa yêu thương chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy niệm 4: Thiên Chúa Là Tình Yêu
Ðối diện với sự gian dối và bất lương của những người pharisiêu và các nhà thông luật, Chúa Giêsu đã không ngần ngại lên tiếng khiển trách họ. Thái độ thích khoe khoang và cái bề ngoài công chính, giả tạo nhưng bên trong lòng thì chứa đầy những gian xảo của những người pharisiêu hay như hành động chèn ép và áp bức của các nhà thông luật đối với người dân bần cùng là cội rễ của các bất công xã hội. Chúa Giêsu không có chủ ý kết án những người pharisiêu và những nhà thông luật, ngược lại, Ngài chỉ muốn khiển trách để cảnh tỉnh lương tâm của họ, để họ lắng nghe lời Ngài là Con Thiên Chúa mà trở về con đường ngay thẳng.
Chúa Giêsu dạy cho họ biết rằng chỉ có một điều luật lớn nhất vượt lên trên mọi Lề Luật khác đó là luật mến Chúa yêu người. Những ai sống theo luật yêu thương này là thực hành ý muốn của Thiên Chúa. Thánh Phaolô tông đồ trong thư gởi các tín hữu Rôma nhắc nhở rằng: "Tất cả chúng ta cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, vì chúng ta không thể tự mình trở nên công chính trước mặt Người". Thánh Phaolô cũng lên tiếng cảnh giác những người tự cho mình là công chính mà không cần tới lòng thương xót của Thiên Chúa, và từ đó nảy sinh ra thái độ xét đoán người khác. Người nói: "Còn bạn, hỡi người xét đoán những kẻ làm điều đó trong khi chính mình cũng làm như vậy. Bạn tưởng mình khỏi sẽ bị Thiên Chúa xét xử sao?"
Vì thế, ai phán xét và kết án những người khác là lòng bị bất công vì chính mình cũng thuộc vào cùng một lỗi lầm, hay nói cách khác, tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi như nhau. Mặt khác, thái độ lên án người khác gây ra sự chia rẽ giữa chúng ta với những người khác. Ngay cả trường hợp chúng ta có làm được những công nghiệp tốt lành đi nữa thì hành động này của chúng ta cũng không làm cho Thiên Chúa hài lòng. Một công nghiệp tốt lành có tác động làm cho mọi người được hiệp nhất với nhau chứ không tạo nên sự chia rẽ.
Thiên Chúa chính là sự hiệp nhất và tình yêu. Những ai sống theo tinh thần này là sống theo thánh ý của Thiên Chúa. Chúng ta cần đặt mình trước sự thương xót và lòng bác ái của Thiên Chúa, đó là con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi. Chúng ta cần hướng về Thiên Chúa để xin Người ban cho hồng ân cứu rỗi mà Người đã hứa ban cho toàn thể nhân loại, không kể đó là người Kitô hay dân ngoại, người công chính hay người tội lỗi. Vì tất cả chúng ta đều cần tới tình yêu thương và sự thương xót của Thiên Chúa, là vị Cha chung của tất cả chúng ta ở trên trời.
Lạy Chúa,
Chúa là cội nguồn của sự công chính và bác ái. Xin soi sáng và hướng dẫn lương tâm chúng con để chúng con biết sống một cách lương thiện và công bằng mà không xúc phạm hay làm tổn thương đến những người anh em khác. Qua thái độ sống lương thiện và chân thật đó chúng con làm chứng tá cho tình yêu và sự hiện diện của Chúa trên trần gian này.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy niệm 5: Bệnh mù quáng tinh thần
Đức Giêsu nói: “Khốn cho các ngươi, hỡi các người Pha-ri-sêu! các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà sao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa, phải làm các điều này mà không được bỏ qua các điều kia.” (Lc. 11, 42)
Ngày nay, người ta sản xuất mọi thứ hàng giả, hàng dỏm được sơn phết, sao chép như thiệt để tiếp thị, bán chạy như tôm tươi và thật mát mắt. Không chỉ hàng hóa dổm mà còn cả những nhân vật học giả, học dổm có đầy đủ học vị cao, lừa đảo, khiến người khác tin tưởng họ như thật. Người ta đã muốn thay con tim người bằng tim khỉ đột, chỉ thấy cái hào nhoáng bên ngoài mà không biết được giá trị cốt lõi bên trong.
Đức Giêsu quan tâm đến lòng người, tinh thần bên trong, chứ không để bị lừa bởi dáng vẻ hấp dẫn bên ngoài. Người vạch cho thấy lối sống giả hình mù quáng.
Những con buôn giả phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của mình, phải lãnh hậu quả tai hại
Nơi một dân coi những việc cử hành đạo đức đóng một vai trò cứu thế, thì dễ xuất hiện lòng sùng bái đối với lối đạo đức hình thức phô trương bên ngoài. Những người biệt phái như những con buôn hàng giả, tỏ ra vẻ cao cả khi giữ luật rất tỉ mỉ, cầu nguyện giữa phố phường và những nơi công cộng cho người ta thấy.
Rất nhiều kẻ trong số biệt phái đó tỏ ra kiêu ngạo, họ quên lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa, Đấng ban ơn soi sáng cho tất cả mọi việc đạo đức. Đức Giêsu chúc dữ những kẻ giả hình để hy vọng dẫn đưa họ ăn năn sám hối trở về.
Tính kiêu ngạo và phô trương của họ do nội tâm họ không trong sạch được che đậy để người ta kính trọng họ, theo họ và hư đi theo họ mà không biết. Sự che đậy của biệt phái có thể lây lan sang những ai bước xuống mồ của họ, vì họ không thể biết được lòng họ. Lời khiển trách của Đức Giêsu cũng giáng xuống đầu các nhà thông luật vì họ dạy biệt phái cũng như dân chúng. “Họ chất trên vai kẻ khác những gánh nặng gánh không nổi, còn họ thì dù một ngón tay họ cũng không để đụng tới”. Họ phải chịu trách nhiệm về tội hủ hóa người khác.
Chúng ta có là những người hành đạo theo thói quen và để được người ta kính trọng không? Trong khi đó con tim lại đầy ghen ghét, hận thù, bất công chăng? Chớ gì lời chúc dữ của Chúa Giêsu đừng áp dụng vào chúng ta.
RC
Suy niệm 6: Hãy thi hành trước, dạy người khác sau
Bài Tin Mừng hôm nay đặt trong khung cảnh của một bữa ăn tại nhà một người Pharisêu.
Đức Giêsu được mời dự tiệc và Ngài đã bị các người Pharisêu để ý đến việc Ngài không rửa tay trước khi ăn. Họ bắt bẻ Đức Giêsu và cho rằng Ngài bỏ qua tập tục của tiền nhân... Tuy nhiên, lại một lần nữa, Ngài đã tố cáo lối sống bề ngoài của họ.
Thật vậy, những người người Pharisêu thì chỉ lo giữ luật theo mặt chữ, còn thực chất tinh thần thì đã chết khi họ nhất nhất bám vào từng dấu chấm, dấu phẩy. Họ sống vì luật, nên chỉ quan tâm đến chuyện đúng sai bề ngoài, không hề có sự công bằng và yêu thương. Họ luôn coi trọng hình thức trước đám đông, vì thế, luôn thích được chào hỏi nơi công cộng.
Bên cạnh đó, những Tiến Sĩ Luật cũng bị khiểm trách nặng nề vì họ luôn bắt người khác phải làm chuyện này chuyện kia... nhưng thực ra bản thân họ thì không hề có một chút gì quan tâm đến việc phải làm nơi mình. Họ chất lên vai người ta đủ thứ, còn chính họ thì dù chỉ một chút nhỏ cũng không hề đụng ngón tay vào.
Ngày hôm nay, trong xã hội, người ta ít quan tâm đến việc đạo đức! Nếu có ai thực tâm sống tốt lành thì sẽ bị người ta dè bửu... Ngược lại, họ quan tâm đến kiến thức, coi trọng việc đào tạo trí thức, hay kỹ thuật để sau này kiếm sao được nhiều tiền chứ không mảy may quan tâm đến chuyện kiếm tiền như thế nào cho phù hợp với lương tâm. Nói cách khác, xã hội và con người ngày hôm nay quan tâm đến cái đầu chứ đâu có màng chi đến trái tim! ... Như vậy, lối sống hình thức, giả tạo là điều đương nhiên có mặt trong thời buổi này; đồng thời sự vô cảm, dửng dưng, bất nhân xuất hiện nhan nhản trong xã hội là lẽ thường tình.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết coi trọng tiếng nói của Lương Tâm. Biết quan tâm đến đời sống nội tâm hơn là hình thức. Biết sống liên đới và lo cho anh chị em của mình được hạnh phúc thực sự. Biết nêu gương sáng trong đời sống hằng ngày trước khi hướng dẫn ai đó về đường đạo đức.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hiểu rằng: với Chúa, bề ngoài không nhất thiết quan trọng, nhưng điều cần thiết chính là bề trong, nơi sâu thẳm tâm hồn. Xin cho chúng con được sống theo đường lối của Chúa muốn. Amen.
Ngọc Biển SSP
Suy niệm 7: Chúa dạy sống công bằng và yêu thương.
(TGM Giuse Nguyễn Năng)
Sứ điệp: Chúa Giêsu lên án gắt gao thái độ kiêu căng giả hình của những người biệt phái. Chúa dạy ta sống khiêm tốn, công bằng và yêu thương.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Đấng hiền hậu và hay tha thứ. Chúa đã dạy con: “Hãy tha thứ cho thù địch”. Chúa còn nói với con: “Hãy học với Ta vì Ta hiền hậu và khiêm nhường”. Ngay trên thập giá, Chúa đã xin Chúa Cha tha thứ cho bọn lý hình. Thế nên, con rất ngạc nhiên khi thấy Chúa nặng lời khiển trách những người biệt phái. Nhưng cuối cùng con đã hiểu ra rằng, Chúa nặng lời với họ vì họ kiêu căng giả hình. Chúa ghét thói giả dối kiêu căng vì nó làm cho chúng con cố chấp và mù quáng.
Lạy Chúa, từ trước đến nay con vẫn hài lòng về đời sống đạo của mình. Con vẫn dự lễ, rước lễ, đọc kinh sáng tối, làm được vài việc bác ái, tham gia các sinh hoạt đoàn thể.
Nhưng hôm nay, dưới ánh sáng Lời Chúa, khi tự vấn lương tâm, con chợt nhận ra rằng có những lúc con làm những việc đó là vì tính kiêu căng tự đắc hơn là vì lòng mến Chúa yêu người thực sự. Vì thế, con cũng chẳng khác gì những biệt phái xưa, và con cũng đáng bị lên án như họ.
Lạy Chúa, xin giúp con diệt trừ thói kiêu căng và giả hình. Xin dạy con biết sống khiêm tốn, sống thật lòng với Chúa, với anh chị em con, nhất là với chính lòng con, để mọi hành vi của con trở nên lời tán dương Chúa, đồng thời giúp ích cho mọi người và thăng tiến bản thân con. Amen.
Ghi nhớ: “Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái, và khốn cho các ngươi, hỡi những tiến sĩ luật”.
Suy niệm 8: Biết phân biệt đúng sai theo ý Chúa
(Lm Nguyễn Vinh Sơn SCJ)
Câu chuyện
Để diễn tả nỗ lực của mỗi người qua phần thưởng Chúa sẽ ban, thánh Têrêsa Hài Đồng đã dùng một hình ảnh hết sức đơn sơ để so sánh về phần thưởng nước Trời với sự cố gắng của con người như sau: Nếu ta đặt trên bàn một số những chiếc ly lớn nhỏ khác nhau rồi đổ đầy nước vào từng ly ấy, chúng ta sẽ nhận thấy rằng tất cả mọi ly đều đầy nước, có nghĩa là không ly nào có thể chứa thêm được nữa. Nhưng không phải là không có sự khác nhau vì những ly lớn sẽ chứa được nhiều nước hơn những ly nhỏ.
Suy niệm
Trong Tin Mừng hôm nay có thể hiểu rộng ra là tất cả mọi người đều được trao những nén bạc, đều tận tâm tận lực làm cho sinh lời. Có người mặc cảm với số vốn ít ỏi, nên không tận lực làm lời, hình ảnh đó phác họa mặc cảm tự ti của con người. Tâm lý học có nói mặc cảm là một thứ bệnh khó trị. Nó sinh ra nhiều biến chứng tệ hại. Người mang mặc cảm luôn tự cho mình thua kém người khác, tự ti về khả năng, nên họ muốn buông xuôi chôn vùi cuộc đời mình trong sự thất vọng. Mặc cảm làm mình thu lại trong “vỏ ốc tự ti”...
Hãy chui ra khỏi vỏ ốc của sự tự ti, phá bỏ bức tường mặc cảm yếu kém hơn người để tiến vào cuộc sống trong an vui và trách nhiệm. Chúng ta hãy tùy theo khả năng sống mà phục vụ hết mình, thánh Phaolô mời gọi chúng ta: “Mỗi người hãy xem xét việc làm của chính mình (...) chứ đừng so sánh với người khác” (Gl 6,4). Làm việc tận khả, Ngài nhấn mạnh giá trị của thời giờ, con người phải biết trân trọng, vì đó là thời gian Chúa ban. Ngài kêu gọi đừng ngủ mê, nhưng phải luôn làm việc (x. 1Tx 5,1-6).
Thiên Chúa luôn mời gọi sự cố gắng của con người, dù đó là việc bình thường nhưng tận lực trong phi thường, con người sẽ làm nên những kỳ tích cho cuộc đời mình và cho xã hội. William Barclay đã viết: “Thiên Chúa không muốn những con người phi thường làm những việc phi thường, nhưng Ngài rất muốn những con người bình thường làm những việc bình thường một cách phi thường”.
Thật thế, trong ngày phán xét chung. Thiên Chúa sẽ phán xét mỗi người, mỗi hành vi tùy theo ân huệ Người ban và người đó đã sử dụng sinh lợi cho Chúa như thế nào trong cuộc đời. Mỗi chúng ta cũng đều là một người quản lý ân huệ và tài năng của Chúa ban. Chúng ta có bổn phận phải khiêm tốn nỗ lực làm lời cho Chúa để phục vụ Chúa và anh em đồng loại.
Ý lực sống
“Ai có sẽ cho thêm, và người đó sẽ được dư dật;
còn ai không có, người ta sẽ lấy đi cả cái nó đang có…” (Lc 19,26).
Suy niệm 9: Cần tránh thói giả hình
(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)
Sau khi Đức Giêsu lên tiếng khiển trách các biệt phái về tội vụ luật, hình thức, bây giờ Người vạch ra tội giả hình của họ. Đọc bài Tin mừng hôm nay, chúng ta phải suy nghĩ: có lẽ chúng ta đang sống cách sống của người biệt phái xưa. Lối sống mà Đức Giêsu chê trách là chỉ giữ cặn kẽ những điều luật dạy một cách giả hình mà không theo tinh thần của lề luật, đó là mến Chúa và yêu thương anh em. Đức Giêsu không bác bỏ việc giữ luật, nhưng phải giữ với lòng yêu mến chứ đừng hình thức. Người cũng lên án tính huênh hoang tự cao tự đại chỉ biết hưởng thụ, còn gánh nặng và khó khăn thì trút tất cả cho người khác.
Đối với sự gian dối và bất lương của những người biệt phái và các nhà thông luật Đức Giêsu đã không ngần ngại lên tiếng khiển trách họ. Thái độ khoe khoang và cái bề ngoài công chính, giả tạo, nhưng bên trong lòng thì chứa đầy những gian xảo của những người biệt phái hay như hành động chèn ép và áp bức của các nhà thông luật đối với người dân bần cùng là cội rễ của các bất công xã hội. Đức Giêsu không có chủ ý kết án những người biệt phái và những nhà thông luật, ngược lại Người chỉ muốn khiển trách để cảnh tỉnh lương tâm của họ, để họ lắng nghe lời Người là Con Thiên Chúa mà trở về con đường ngay thẳng (R.Veritas).
Đức Giêsu vạch rõ thói giả hình của họ. Giống như mồ mả tô vôi, các người biệt phái với áo vàng mũ miện đai nịt màu mè, nhưng trong tâm hồn đầy những đam mê và suy nghĩ xấu xa. Đó là lối sống đóng kịch và khoe khoang khi muốn tỏ ra cho những người chung quanh những việc làm của họ để được ca tụng. Đó cũng là thái độ của không ít người trong chúng ta, tìm cách che giấu sự thật về con người của mình khi không khiêm tốn nhận những khuyết điểm của mình, không đón nhận sự thật về con người của mình. Lời Chúa mời gọi chúng ta trong khi lo trang điểm cho mình vẻ đẹp bề ngoài, thì cũng lo trang sức cho tâm hồn những nhân đức thánh thiện, lo cải hoá đời sống để được đổi mới trong mọi sự.
Chúa phê bình người biệt phái như vậy mà họ vẫn không tự ái, vẫn im lặng không lên tiếng. Trong lúc đó, có một người thông luật không chịu nổi nữa nên đã phản ứng lại:
- Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa! (Lc 11,45)
Đang ngon trớn, với giọng phẫn nộ, Đức Giêsu phê bình luôn cả những người thông luật: “Khốn cho các ngươi nữa, hỡi các nhà thông luật. Các ngươi chất lên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn các ngươi thì, dù một ngón tay cũng không động vào” (Lc 11,46).
Bắt người khác làm mà mình không làm... đó cũng là cách sống giả hình, ích kỷ.
Thánh Giacôbê khẳng định: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,26).
Đức Giêsu không bao giờ rao giảng những gì mà Người đã không thực hiện trước. Người dạy các môn đệ tránh xa thứ men giả hình của biệt phái, tránh thái độ “ngôn hành bất nhất”, nói mà không làm. Đã có lần Chúa tuyên bố: “Không phải mọi kẻ nói với Thầy: Lạy Chúa, Lạy Chúa, là sẽ được vào Nước trời, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy” (Mt 7,21).
Có người nói: “Trời cho những cái bên ngoài, để che những cái sơ sài bên trong”. Những thứ bên ngoài lắm khi được chú ý một cách thật tỉ mỉ, nhưng thực chất chỉ nhằm che giấu thực trạng tồi tàn trống rỗng nội tâm. Tình trạng đó xảy ra trong đủ mọi lãnh vực từ việc quan hệ giao tiếp giữa người với nhau cho đến việc thờ phượng Thiên Chúa. Ngược lại có người phản ứng lại thái độ đó bằng cách phủ nhận mọi hình thức biểu dương bên ngoài, họ cho rằng chỉ cần giữ “đạo tại tâm” và không cần bất cứ hình thức thể hiện nào khác.
Đức Giêsu dạy chúng ta một đường lối trung dung: “Phải làm các điều này mà không được bỏ các điều kia”. Hãy bắt đầu sống “công bình và nhân ái” và rồi việc bên ngoài như “nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương và đủ thứ rau cỏ” sẽ là một trong những cách thể hiện “lẽ công bình và lòng nhân ái” đó (5 phút Lời Chúa).
Truyện: Người buôn cam ở Hàng Châu
Ngày xưa ở Hàng Châu, có người chuyên đi buôn cam. Anh ta có tài để dành cam lâu ngày mà không ung, không thối, để lâu ngày mà vỏ vẫn đỏ hồng, vẫn tốt, vẫn đẹp như cam mới hái. Anh đem ra chợ bán. Thiên hạ tranh nhau mua. Ai thấy cam như vậy cũng ham!
Nhưng rồi có một người tên Lưu Cơ cũng mua một quả. Đem về nhà bóc ra thì ôi, hơi thối xông lên mặt, múi thì xác xơ như bông nát. Lưu Cơ liền chạy ra chợ tìm gặp người bán cam và trách móc:
- Anh bán cam cho người ta để làm của cúng của lễ, đãi tân khách hay là chỉ để làm choáng mắt bên ngoài, đánh lừa thiên hạ ? Tệ thật! Anh giả dối lắm!
Người buôn cam mỉm cười:
- Tôi làm nghề này đã lâu lắm để kiếm tiền nuôi thân. Tôi bán thì người ta mua, chẳng ai nói năng gì cả. Chỉ có ông là kêu ca thôi. Thiên hạ giả dối nhiều, chẳng riêng gì một mình tôi. Thật ông chẳng nghĩ cho đến nơi đến chốn. Hãy thử xem, người đeo hộ phù, da hổ hùng dũng trông ra dáng quan võ lắm. Kỳ thực họ có được như Ngô Khởi, Tôn Tẫn thuở xưa không ? Người đội mũ cao, đóng đai vàng, trông ra dáng quan văn lắm. Kỳ thực họ có được giỏi như Cao Dao, Y Doãn không ? Giặc nổi lên, không biết dẹp, dân khổ, không biết kêu vào đâu. Quan lại thì tham nhũng, không biết trừng trị. Pháp đồ hỏng không biết sửa đổi, ngồi không, ăn lương chẳng biết xấu hổ... thế mà lúc ra ngồi công đường, đi xe ngựa, uống rượu ngon, ăn của lạ, hách dịch vô cùng!... Đó, bề ngoài họ chẳng như vàng ngọc, mà bề trong chẳng hôi xác xơ như bông nát là gì ? Sao ông không chịu xét những hạng người như thế mà lại đi xét quả cam tôi ?
Suy niệm 10: Tránh cách sống giả hình, ích kỷ
(Lm Giuse Đinh Tất Quý)
1. Chúa Giêsu nêu đích danh 3 điều lầm lạc của nhóm Pharisêu:
a/ Quan tâm đến việc nộp thuế thập phân, về những rau cỏ tầm thường vốn không có ghi trong những bộ luật xưa (Nkm 13,10-13) mà lại bỏ quên những nhân đức rất lớn như công bình và yêu thương.
b/ Thích danh vọng bề ngoài, bằng cách chọn ghế đầu trong hội đường. Việc những người Pharisêu được ngồi như thế chưa phải là đáng trách; điều đáng trách là họ “thích” và nhất là họ không xứng đáng mà lại thích như thế.
c/ Thích được chào ở nơi công cộng.
Và Ngài đúc kết: họ giống như những nấm mồ.
Cuộc sống mà chỉ căn cứ vào những vẻ bên ngoài như thế thì sớm muộn gì thì cũng xảy ra những điều không tốt không hay.
Ngày xưa ở Hoàng Châu, có người chuyên đi buôn cam. Anh ta có tài để dành cam lâu ngày mà không ung, không thối, để lâu ngày mà vỏ vẫn đỏ hồng trông vẫn tốt, vẫn đẹp như cam mới hái. Anh đem ra chợ bán. Thiên hạ tranh nhau mua. Ai thấy cam như vậy cũng ham!
Nhưng rồi có một người tên Lưu Cơ cũng mua một quả. Đem về nhà bóc ra thì ôi, hơi thối xông lên mặt, múi thì xác xơ như bông nát. Lưu Cơ liền chạy ra chợ tìm gặp người bán cam và trách móc:
- Anh bán cam cho người ta để làm của cúng của lễ, đãi tân khách hay là chỉ để làm choáng mắt bên ngoài, đánh lừa thiên hạ ? Tệ thật! Anh giả dối lắm!
Người buôn cam mỉm cười:
-Tôi làm nghề này đã lâu lắm để kiếm tiền nuôi thân. Tôi bán thì người ta mua, chẳng ai nói năng gì cả. Chỉ có ông là kêu ca thôi. Thiên hạ giả dối nhiều, chẳng phải riêng gì một mình tôi. Thật ông chẳng nghĩ cho đến nơi đến chốn.
Hãy thử xem, người đeo hộ phù, da hổ hùng dũng trông ra dáng quan võ lắm. Kỳ thực họ có được như Ngô Khởi, Tôn Tần thuở xưa không ? Người đội mũ cao, đóng đai vàng, trông ra dáng quan văn lắm. Kỳ thực họ có giỏi được như Cao Dao, Y Doãn không. Giặc nổi lên, không biết dẹp, dân khổ, không biết kêu vào đâu. Quan lại thì tham nhũng, không biết trừng trị. Pháp đô hỏng không biết sửa đổi, ngồi không, ăn lương chẳng biết xấu hổ... thế mà lúc ra ngồi công đường, đi xe ngựa, uống rựơu ngon ăn của lạ, hách dịch vô cùng!.. Đó, bề ngoài họ chẳng như vàng ngọc, mà bề trong chẳng hôi xác xơ như bông nát là gì ? Sao ông không chịu xét những hạng người như thế mà lại đi xét quả cam tôi ?
2. Chúa phê bình người Pharisêu như vậy mà họ vẫn không tự ái, vẫn im lặng không lên tiếng. Trong lúc đó, có một người thông luật không nhịn nổi nữa cho nên đã phản ứng lại:
- Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa! (Lc 11,45)
Đang ngon trớn, với giọng phẫn nộ, Chúa Giêsu phê bình luôn cả những người thông luật: “Khốn cho các ngươi nữa, hỡi các nhà thông luật. Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn các người thì, dù một ngón tay cũng không động vào!” (Lc 11,46)
Bắt người khác làm mà mình không làm …đó cũng là cách sống giả hình, ích kỷ.
Thánh Giacôbê khẳng định: “Ðức tin không có việc làm là Ðức tin chết” (Gc 2,26).
Ðức Giêsu không bao giờ rao giảng những gì mà Người đã không thực hiện trước. Người dạy các môn đệ tránh xa thứ men giả hình của Pharisêu, tránh thái độ “ngôn hành bất nhất”, “nói mà không làm”. Đã có lần Chúa tuyên bố: “Không phải mọi kẻ nói với Thầy; Lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy” (Mt 7,21).
Buổi tối hôm đó trời thật lạnh.
Một em bé khoảng sáu, bảy tuổi đang đứng tần ngần trước cửa hàng. Đứa bé không có giày, còn quần áo chỉ là những miệng giẻ rách. Có một thiếu phụ đi ngang qua trông thấy cậu bé và đọc được nỗi thèm muốn trong đôi mắt mầu xanh u uất của nó. Bà cầm tay đứa trẻ, dẫn em vào tiệm và mua cho em đôi giày và bộ quần áo ấm. Họ trở lại phố và thiếu phụ nói với cậu bé:
- Bây giờ cháu có thể về nhà và hương một ngày nghỉ vui vẻ nhé!
Đứa bé ngước nhìn thiếu phụ và hỏi: - Thưa bà, bà có phải là Chúa không ?
Bà cúi xuống mỉm cười với cậu bé và trả lời: - Con ơi, không phải đâu, bà chỉ là một trong những đứa con của Ngài thôi!
Lúc đó cậu bé nói: - Cháu đã biết ngay là bà có họ hàng với Ngài mà!
Một lần kia, có một nhà quí tộc triệu phú khi quan sát những nữ tử thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa chăm sóc và rửa những vết thương cho các bệnh nhân tại một trại phong cùi, ông đã buột miệng phát biểu: - Cho tôi một triệu mỹ kim tôi cũng không làm được những việc này.
Nghe nói thế, Mẹ Têrêsa Calcutta trả lời: - Cho chúng tôi một triệu mỹ kim để bảo chúng tôi ngưng làm những việc này, chúng tôi vẫn tiếp tục.
Suy niệm 11: Điều lầm lạc của nhóm pharisêu và luật sĩ
(Lm Carôlô Hồ Bạc Xái)
A. Hạt giống...
1. Chúa Giêsu nêu đích danh 3 điều lầm lạc của nhóm pharisêu:
a/ Quan tâm đến việc nộp thuế thập phân về những rau cỏ tầm thường vốn không có ghi trong những bộ luật xưa (x. Nkm 13,10-13) mà lại bỏ quên những nhân đức rất lớn như công bình và yêu thương;
b/ Thích danh vọng bề ngoài, bằng cách chọn ghế đầu trong hội đường. Thực ra trong buổi họp ở hội đường thì phải có người ngồi ghế đầu. Việc những người pharisêu được ngồi như thế chưa phải là đáng trách; điều đáng trách là họ “thích” và nhất là họ không xứng đáng mà lại thích như thế;
c/ Thích được chào ở nơi công cộng.
2. Và Ngài đúc kết: họ giống như những nấm mồ. Mồ là cái chôn dấu xác chết vốn là một thứ ô uế. Do đó ai đạp lên mồ mả thì cũng bị nhiễm uế. Vì thế các nấm mồ cần phải có dấu hiệu cho người ta biết để trách đạp lên. Người pharisêu, vì trong lòng đầy sự xấu xa, nên cũng chứa đựng nhiều thứ ô uế nhưng người khác lại không biết.
3. Một luật sĩ lên tiếng bênh vực cho nhóm pharisêu, vì cách sống của pharisêu chính là dựa theo cách giải thích luật của các luật sĩ. Chúa Giêsu cũng trách nhóm luật sĩ “Chất gánh nặng lên vai người khác”: Trong Thánh Kinh, chữ “gánh nặng” ám chỉ luật lệ. Các luật sĩ cứ miệt mài nghiên cứu luật và càng ngày càng đưa thêm nhiều khoản luật khiến người ta không kham nổi, trong khi chính họ lại không tuân giữ.
B.... nẩy mầm.
1. “Họ không động đến ngón tay”: “Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lên án gắt gao thái độ trưởng giả của những người biệt phái. Họ là chuyên viên giải thích những luật lệ tôn giáo. Nhưng cái cốt lõi của tôn giáo là bác ái yêu thương thì họ không màng tới. Chúa Giêsu nói “Họ không động đến ngón tay”. Ra giữa phố chợ, họ xuất hiện như những nhà đạo đức. Nhưng Chúa Giêsu bảo “Họ giống như những mồ mả tô vôi, bên trong chỉ toàn là mớ xương hôi thối”. Đó là những hình ảnh của những người đạo đức giả, của những người rao giảng Tin Mừng nhưng không sống điều mình rao giảng, của những người mang danh hiệu Kitô nhưng không sống tinh thần Kitô. Ngày nay Giáo Hội của Ngài có sống còn hay không, Giáo Hội của Ngài có đáng tin cậy hay không, điều đó còn tùy ở mức độ Giáo Hội có sống trọn lời mình rao giảng hay không. Dĩ nhiên, Giáo Hội được thể hiện qua những con người bằng xương bằng thịt là chúng ta. Chúng ta có sứ mệnh minh chứng Giáo Hội ấy vẫn tiếp tục sống” (Trích "Mỗi ngày một tin vui").
2. Giả hình: “Giả hình là hình giả, hình nộm. Đó là đời sống đạo che đậy dấu diếm. Kinh Thánh nói giả hình giống như một nấm mồ sơn vôi, bên ngoài coi bộ trắng trẻo, nhưng bên trong là dòi bọ xương xẩu (...) Ở đời này chúng ta có thể sống giả hình dấu diếm đánh lừa được một số người thôi, chứ không thể đánh lừa được một số đông... Mà giả như chúng ta có thể đánh lừa được số đông đi nữa thì cũng không thể đánh lừa được chính Thiên Chúa... Ngài thấu suốt mọi bí ẩn tâm can” (Trích "TMCGK ngày trong tuần").
3. Thomas K. Beecher không chịu nổi sự lừa dối dưới bất cứ hình thức nào. Khi thấy chiếc đồng hồ trong nhà thờ cứ khi thì chạy sớm khi thì chạy trễ, ông treo một tấm bảng phía trên chiếc đồng hồ ấy, với hàng chữ: “Xin đừng trách mắng đôi cánh tay tôi. Cái đáng trách nằm sâu hơn thế nhiều”. Beecher muốn nói hai điều. Điều thứ nhất: đừng trách hai chiếc kim đồng hồ mà hãy trách những bánh xe bên trong đồng hồ. Điều thứ hai: có khi tay ta cử động sai, chân ta bước không đúng, môi miệng ta nói không chỉnh... nhưng quan trọng hơn chính là tội lỗi nằm sâu ngay trong tâm hồn của ta (Christian Witness).
4. Có khi nào người ta dám quẳng bỏ những tờ giấy bạc không ? Thưa có, khi đó là tiền giả. Nhiều người đã quẳng bỏ Kitô giáo vì thấy những kitô hữu giả hình (W.E. Biederwolf).
5. “Khốn cho các ngươi hỡi người Pharisêu. Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích người ta chào hỏi nơi công cộng...” Lc 11,43
Con người như một ma lực phải làm đẹp cho mình. Nhưng có khi chỉ là để che đậy những trống rỗng bên trong.
Đôi khi tôi tự hỏi không biết mình có tự tôn, tự tạo cho mình một vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài bằng một “lý lịch” rất đạo đức ? Tôi đi lễ mỗi ngày, tôi đã từng sinh hoạt trong ca đoàn, trong nhóm giáo lý viên. Nay tôi đang tham gia các nhóm công tác xã hội, nhóm chia sẻ Lời Chúa... Đàng sau những công việc tốt đẹp ấy là gì ? Phải chăng là mong được những người xung quanh nể vì ? Không biết bài học “hiền lành và khiêm nhường” của Chúa đến bao giờ tôi mới thuộc được ?
Con cố gắng cúi mình khiêm nhu
Xuống dấu chân nơi Ngài dừng lại.
Nhưng sâu ngút vô ngần, Ngài ơi
Vẫn không sao chạm được. (Tagore) (Hosanna)
SUY NIỆM
Trong bài Tin Mừng hôm nay và ngày mai, Đức Giê-su nói tới sáu lần “Khốn cho các người”: ba lần đầu nhắm đến những người Pha-ri-sêu, như chúng ta vừa nghe (c. 42, 43 và 44). Lẽ ra Người dừng lại đây, nhưng những thầy thông luật cũng nghe thấy, và cảm thấy đụng chạm, vì thế họ lên tiếng:
Thưa thầy, thầy nói như thế
là nhục mạ cả chúng tôi nữa.
(c. 45)
Thế là, Đức Giê-su nói thêm ba lần nữa: “Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật” (c. 46). Chúng ta vừa nghe lần thứ nhất, dành cho các nhà thông luật, trong bài Tin Mừng hôm nay. Trong bài Tin Mừng ngày mai, thánh sử Luca sẽ tường thuật hai lần còn lại.
Ở mức độ nào đó, chúng ta cũng hãy để cho mình được đánh động bởi những lời này của Đức Giê-su: “Khốn cho các người !” và nhất là cũng cảm thấy bị đụng chạm.
Khi nói “Khốn cho các người”, Đức Giê-su có vẻ rất nặng lời, nếu chúng ta hiểu đó lời chúc dữ, theo đó họ sẽ chuốc lấy lời kết án nặng nề hay sẽ gặp nhiều tai họa, như án phạt. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu lời trách mắng nặng nề của Đức Giê-su theo một nghĩa khác. Đó là, Đức Giê-su muốn mặc khải cho những người Pha-ri-sêu và những nhà thông luật, rằng lối suy nghĩ và hành động của họ, là một thứ bệnh; và vì là bệnh, giống như bệnh thể lý, phải có người khám bệnh và cho biết đó là bệnh gì; ngoài ra, như chúng ta đều biết và chắc chắn chúng ta đã có hãy sẽ có kinh nghiệm, bệnh tật, tự nó là một bất hạnh, làm cho mình và người khác đau khổ. Hiểu theo nghĩa này, chúng ta có thể diễn đạt lại lời của Đức Giê-su như sau: “Bất hạnh cho các người !”.
2. Bệnh sống theo vẻ bề ngoài
Trong bài Tin Mừng, Đức Giê-su mặc khải cho những người Pha-ri-sêu biết, họ có ba điều bất hạnh, hay nói cách khác ba thứ bệnh :
Ba căn bệnh của người Pha-ri-sêu, mà Đức Giê-su công bố, có thể qui về một căn băn duy nhất, đó là “bệnh sống theo vẻ bề ngoài”. Thế mà, sống theo vẻ bề ngoài là một căn bệnh vừa phổ biến và vừa khó chữa lành của loài người, và của mỗi người chúng ta[1].
3. Chữa lành bằng Thập Giá
Nhưng Đức Giêsu, với tư cách là thầy thuốc, Người không chỉ chuẩn bệnh, nhưng con chữa bệnh nữa. Ngài chữa lành căn bệnh sống theo vẻ bề ngoài của chúng ta không chỉ bằng lời mặc khải, nhưng còn bằng chính cách sống của ngài với con người và Thiên Chúa Cha.
Như con rắn đồng xưa, ai nhìn lên Đấng chịu đóng đinh trên Thánh Giá, thì sẽ được chữa lành, chữa lành khỏi sức mê hoặc của vẻ bề ngoài (x. Ds 21, 4-9 và Ga 3, 13-17). Bởi vì, thập giá là biểu tượng của công lí hay công chính của loài người, nhưng hoàn toàn chỉ có vẻ bề ngoài. Nơi Thập Gía, Đức Kitô muốn giải thoát chúng ta khỏi sự công chính, đến từ chính chúng ta, dựa vào việc giữ Luật; bởi vì sự công chính này, xét cho cùng chỉ có vẻ bề ngoài, không đụng chạm và không thể đụng chạm đến chốn sâu thẳm và thầm kín của đời người và của nội tâm (x. Gl 5, 1-6). Và Ngài muốn trao ban cho chúng ta sự công chính của chính Ngài, sự công chính đích thật của con Thiên Chúa. Như thánh Phao-lô đã xác tín trong thư gởi Tín Hữu Ga-lát mà Giáo Hội cho chúng ta nghe lại trong những ngày vừa qua:
Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. Tôi không làm cho ân huệ của Thiên Chúa ra vô hiệu, vì nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hoá ra Đức Ki-tô đã chết vô ích. (Gl 2, 20-21)
Như thế, phương thuốc tận cùng của Ngài để chữa lành chúng ta, chính là Thập Giá, nơi đó, vẻ bề ngoài của Người không còn là gì nữa: thân xác, y phục, danh dự, sự nghiệp, sự sống… Nhưng chính lúc đó đức công chính thần linh, căn tính và chân dung đích thật của Người lại rạng ngời nhất.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
————————————
[1] Có thể đọc bài “Khốn Cho Các Ngươi!”
Wednesday (October 13):
“You load burdens hard to bear” Scripture: Luke 11:42-46 42 “But woe to you Pharisees! for you tithe mint and rue and every herb, and neglect justice and the love of God; these you ought to have done, without neglecting the others. 43 Woe to you Pharisees! for you love the best seat in the synagogues and salutations in the market places. 44 Woe to you! for you are like graves which are not seen, and men walk over them without knowing it.” 45 One of the lawyers answered him, “Teacher, in saying this you reproach us also.” 46 And he said, “Woe to you lawyers also! for you load men with burdens hard to bear, and you yourselves do not touch the burdens with one of your fingers. |
Thứ Tư 13-10
Các người chất gánh nặng không thể mang nổi Lc 11,42-46 42 Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ.43 Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở nơi công cộng.44 Khốn cho các người! Các người như mồ mả không có gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay.”45 Một người trong số các nhà thông luật lên tiếng nói: “Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa! “46 Đức Giê-su nói: “Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì dù một ngón tay cũng không động vào. |
Meditation: Why does Jesus single out the religious teachers and lawyers for some rather strong words of rebuke? The word woe can also be translated as alas. It is as much an expression of sorrowful pity as it is of anger. Why did Jesus lament and issue such a stern rebuke? Jesus was angry with the religious leaders because they failed to listen to God’s word and they misled the people they were supposed to guide in the ways of God. God’s commandments are rooted in his love and care for us The scribes devoted their lives to the study of the Law of Moses and regarded themselves as legal experts in it. They divided the ten commandments and precepts into thousands of tiny rules and regulations. They were so exacting in their interpretations and in trying to live them out, that they had little time for anything else. By the time they finished compiling their interpretations it took no less than fifty volumes to contain them! In their misguided zeal, they required unnecessary and burdensome rules which obscured the more important matters of religion, such as love of God and love of neighbor. They were leading people to Pharisaism rather than to God.
Do not lay heavy burdens on others Jesus used the example of tithing to show how far they had missed the mark. God had commanded a tithe of the first fruits of one’s labor as an expression of thanksgiving and honor for his providential care for his people (Deuteronomy 14:22; Leviticus 27:30). The scribes, however, went to extreme lengths to tithe on insignificant things (such as tiny plants) with great mathematical accuracy. They were very attentive to minute matters of little importance, but they neglected to care for the needy and the weak. Jesus admonished them because their hearts were not right. They were filled with pride and contempt for others. They put unnecessary burdens on others while neglecting to show charity, especially to the weak and the poor. They meticulously went through the correct motions of conventional religion while forgetting the realities.
Why does Jesus also compare them with “unmarked graves”? According to Numbers 19:16 contact with a grave made a person ritually unclean for seven days. Jesus turns the table on the Pharisees by declaring that those who come into contact with them and listen to their self-made instruction are likewise defiled by their false doctrine. They infect others with wrong ideas of God and of his intentions. Since the Pharisees are “unmarked”, other people do not recognize the decay within and do not realize the danger of spiritual contamination. The Pharisees must have taken Jesus’ accusation as a double insult: They are not only spiritually unclean themselves because they reject the word of God, but they also contaminate others with their dangerous “leaven” as well (see Luke 12:1).
Love lifts the burdens of others What was the point of Jesus’ lesson? The essence of God’s commandments is love – love of the supreme good – God himself and love of our neighbor who is made in the image and likeness of God. God is love (1 John 4:8) and everything he does flows from his love for us. God’s love is unconditional and is wholly directed towards the good of others. True love both embraces and lifts the burdens of others. Paul the Apostle reminds us that “God’s love has been poured into our hearts through the Holy Spirit which has been given us” (Romans 5:5). Do you help your neighbors carry their burdens? God gives each of us sufficient grace for each day to love as he loves and to lift the burdens of others that they, too, may experience the grace and love of Jesus Christ.
“Lord Jesus, inflame my heart with your love that I may always pursue what matters most – love of you, my Lord and my God, and love of my fellow neighbor whom you have made in your own image and likeness. Free my heart from selfish desires that I may only have room for kindness, mercy, and goodness toward every person I know and meet.” |
Suy niệm: Tại sao Đức Giêsu nhắm đến các kinh sư và luật sĩ với những lời lẽ khiển trách? Hạn từ “khốn” cũng có thể dịch là “trời ơi”. Nó giống như sự diễn tả nỗi hối tiếc khi nóng giận. Tại sao Đức Giêsu than van và thốt ra lời khiển trách nghiêm khắc như thế? Đức Giêsu giận dữ với những người lãnh đạo tôn giáo bởi vì họ từ chối lắng nghe lời Chúa và làm cho những người họ hướng dẫn hiểu sai lạc những đường lối của Chúa. Các điều răn của TC thấm nhập sâu trong tình yêu và sự săn sóc của Người dành cho chúng ta Các kinh sư dành trọn cuộc đời của mình để nghiên cứu học hỏi luật Môisen, và xem mình như những chuyên gia hợp pháp về Kinh thánh. Họ chia mười điều Điều răn và những lề luật thành hàng ngàn luật lệ nhỏ nhặt. Họ quá đòi hỏi trong những lời giải thích của mình và trong việc thi hành chúng, đến nỗi họ chẳng còn thời gian để lo những chuyện khác. Những lời giải thích của họ biên soạn phải mất hết gần 50 quyển sách! Trong sự nhiệt thành lầm lạc của họ, họ đòi hỏi những luật lệ nặng nề và không cần thiết, đã làm lu mờ những điểm quan trọng của đạo giáo, như việc mến Chúa yêu người. Họ dẫn người ta đến chủ nghĩa giả hình Pharisêu hơn là đến Thiên Chúa. Đừng đặt gánh nặng cho người khác Đức Giêsu dùng dẫn chứng của việc đóng thuế thập phân để cho thấy họ đã lạc lối biết chừng nào. Thiên Chúa ra lệnh đóng thuế thập phân về những hoa màu của lao công con người như sự diễn tả lòng biết ơn và kính phục đối với sự quan phòng của Chúa dành cho dân Người (Đnl 14,22; Lv 27,30). Tuy nhiên, các kinh sư đã đi xa tới mức độ đóng thuế thập phân trên những thứ nhỏ nhặt không quan trọng (chẳng hạn như những cây rau bé tí) với sự chính xác theo toán học. Họ chăm chú vào những vấn đề nhỏ mọn của điều kém quan trọng, nhưng họ lại bỏ qua sự quan tâm săn sóc cho những người thiếu thốn và yếu đuối. Đức Giêsu khiển trách họ bởi vì họ quá vô tâm. Lòng họ đầy sự kiêu ngạo và coi thường người khác. Họ chất những gánh nặng không cần thiết lên vai người khác, trong khi họ lại bỏ qua việc bày tỏ lòng bác ái, đặc biệt đối với những người nghèo khổ và yếu đuối. Họ tuân giữ tỉ mỉ những nghi thức tôn giáo cổ truyền, trong khi đó họ lại quên đi những thực tại. Tại sao Đức Giêsu cũng so sánh họ với “những ngôi mộ không có đánh dấu”? Theo sách Dân số chương 19:16, chạm vào ngôi mộ làm cho người ta ra ô uế 7 ngày theo nghi thức. Đức Giêsu lên án những người Pharisêu một cách quyết liệt, bằng cách tuyên bố rằng những ai quan hệ với họ và nghe theo sự hướng dẫn tự ý của họ thì giống như bị ô uế bởi học thuyết sai trái của họ. Họ đầu độc người khác với những lý lẽ sai trái về Thiên Chúa và ý định của Người. Bởi vì những người Pharisêu “không có dấu hiệu”, nên người ta không nhận ra sự thối rữa bên trong, và không nhận ra sự nguy hiểm của sự ô uế thiêng liêng. Những người Pharisêu coi lời buộc tội của Đức Giêsu như sự sỉ nhục gấp đôi: Họ không chỉ làm cho mình ra ô uế cách thiêng liêng bởi vì họ khước từ lời Chúa, mà họ còn làm cho người khác ra ô uế bởi “men” nguy hiểm của họ (Lc 12,1). Tình yêu nâng đỡ gánh nặng của người khác Đâu là bài học của Đức Giêsu? Điểm trọng yếu của các điều răn Chúa là yêu thương – tình yêu của Đấng Tối cao – chính Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, những người được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa. Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,8), và mọi sự Người làm đều xuất phát từ tình yêu của Người dành cho chúng ta. Tình yêu của Chúa thì vô điều kiện và hoàn toàn hướng về sự lợi ích của con người. Tình yêu thật sự vừa ôm lấy vừa nâng đỡ những gánh nặng cho người khác. Thánh Phaolô tông đồ nhắc nhở chúng ta rằng “tình yêu của Chúa tuôn đỗ trong lòng chúng ta ngang qua Chúa Thánh Thần mà Người đã ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Bạn có giúp tha nhân mang gánh nặng của họ không? Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta đầy đủ ơn sủng mỗi ngày để yêu thương như Người yêu thương, và nâng đỡ những gánh nặng của người khác, để họ cũng có thể cảm nghiệm ơn sủng và tình yêu của Đức Kitô Giêsu. Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa đốt lên trong lòng con ngọn lửa tình yêu Chúa, để con luôn luôn chạy theo những gì thiết yếu nhất – là mến Chúa, và yêu thương mọi người, đã được dựng nên giống hình ảnh của Chúa. Xin Chúa ban cho con sự khôn ngoan và can đảm để con luôn luôn bày tỏ lòng nhân hậu, thương xót, và công bình với tất cả những ai con gặp gỡ. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn