1. Phạm thánh nghiêm trọng tại Bangalore, ẵm luôn tất cả các thùng tiền nhà thờ. Tổng giáo phận phạt tạ
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong thông cáo báo chí gởi cho các thông tấn xã Công Giáo trên thế giới vào chiều thứ Tư 22 tháng Giêng, tổng giáo phận Bangalore, Ấn Độ cho biết một vụ phạm thánh nghiêm trọng vừa diễn ra.
Thông cáo cho biết nhà thờ Công Giáo Thánh Phanxicô thành Assisi tại quận Kengeri, của thành phố Bengaluru đã bị phá hoại vào đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư 22 tháng Giêng. Thành phố này trước đây gọi là Bangalore. Tuy nhiên vì địa danh này quá khét tiếng nên chính quyền Ấn đã đổi tên thành Bengaluru để thu hút du khách.
Như quý vị và anh chị em thấy trong đoạn video này, những kẻ gian tham gia trong vụ tấn công đã dùng búa đập tan nhà tạm, đổ Mình Thánh Chúa ra khắp nơi, xô đổ các thứ trên cung thánh, lục soát và cướp đi các áo lễ trong tủ áo, và đập phá các bức tượng.
Chúng đã ẵm theo tất cả các thùng tiền trong nhà thờ.
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của tổng giáo phận Bangalore cho biết: “Tôi không chỉ bị sốc nặng mà còn rất đau buồn vì việc mạo phạm đối với Chúa Thánh Thể trong nhà thờ đó”.
Đức Cha đã cấp tốc đến ngay hiện trường sau khi Cha Satish, tu sĩ Dòng Capuchin, chánh xứ nhà thờ thông báo cho ngài về vụ tấn công.
Theo nhận xét ban đầu của cảnh sát, bọn phá hoại này tấn công nhà thờ này vì lòng thù hận đức tin là chủ yếu. Khi thấy các thùng tiền dễ lấy chúng mới sinh lòng tham. Nếu chúng chỉ muốn trộm cắp, có lẽ sau khi lấy được các thùng tiến trong nhà thờ chúng đã cao bay xa chạy.
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado nói: “Tất cả chúng ta đều biết đây là một sự bất kính và bất lương nghiêm trọng đối với Thiên Chúa và là Cứu Chúa của chúng ta. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, không chỉ đối với giáo dân của Giáo xứ Thánh Phanxicô thành Assisi mà còn đối với tình cảm tôn giáo của mọi người trong Tổng giáo phận. ”
“Trong những trường hợp như thế này, cả tổng giáo phận chúng ta phải làm việc phạt tạ trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện cho hành động báng bổ và vô nghĩa này”.
“Do đó, tôi yêu cầu anh chị em tập trung tại các nhà thờ vào ngày Thứ Sáu, ngày 24 tháng Giêng, đó là Ngày Phạt tạ trong Tổng Giáo Phận để ca ngợi, thờ phượng và tôn vinh Chúa Thánh Thể một cách rất đặc biệt. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người đã dám xúc phạm đến Chúa qua hành động phạm thánh nghiêm trọng này”.
“Cuối cùng, tôi đã kêu gọi các linh mục giáo xứ chầu Mình Thánh Chúa liên tục trong ngày này, ít nhất từ 12 giờ trưa đến tối để tôn kính công khai Mình Thánh Chúa trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện của Tổng giáo phận. ”
2. Giám mục Robson của Tô Cách Lan bị buộc tội đạo văn trong luận án tiến sĩ
Hôm thứ Sáu 17 tháng Giêng, Đại học Giáo hoàng Grêgôriô cho biết họ sẽ xem xét luận án tiến sĩ của Đức Cha Stephen Robson, Giám Mục giáo phận Dunkeld, Tô Cách Lan sau khi có những tố cáo là ngài đã đạo văn trong luận án tiến sĩ của mình 16 năm về trước khi còn là một linh mục.
Một tuyên bố đề ngày 17 tháng Giêng của trường Đại Học nói nhà trường đã quyết định tiến hành đánh giá cẩn thận luận án đang được đề cập, phù hợp với những gì đã được thiết lập trong Chuẩn mực đạo đức của nhà trường.
Đại học Giáo hoàng Grêgôriô coi đạo văn là một hành động vi phạm đạo đức đại học rất nghiêm trọng vì “lấy tài sản trí tuệ bằng văn bản hoặc nội dung tác phẩm của người khác, dù chỉ một phần, là thiếu công bằng và sự thật”.
Trích dẫn chính sách đối với hành vi đạo văn của trường đại học, tuyên bố cho biết thêm: “Cáo buộc về tội đạo văn liên quan đến luận án tiến sĩ gây nên sự chú ý đặc biệt của trường đại học. ”
Đức Cha Robson, người bị cáo buộc, nói với thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA rằng, ngài không bao giờ cố ý thực hiện bất kỳ hành vi đạo văn nào, nhưng ngài sẽ chấp nhận bất kỳ hậu quả nào có thể đến từ những lời buộc tội.
“Tôi có thể khẳng định dứt khoát rằng tôi hoàn toàn không bao giờ bất kỳ ý định đạo văn trong bất kỳ tác phẩm nào của mình, ” Đức Cha Stephen Robson, Giám Mục giáo phận Dunkeld, Tô Cách Lan, nói với CNA hôm 14 tháng Giêng.
Nhận xét của vị giám mục là nhằm đáp lại một bài báo năm 2019 trên tạp chí học thuật Analecta Cisterciensia, được viết bởi chủ biên của tạp chí này, là Cha Alkuin Schachenmayr, một linh mục dòng Xitô Nhặt Phép sống trong một tu viện ở Áo.
Bài báo khẳng định rằng “hình như có hàng chục đoạn trong luận án của Đức Cha Robson giống hệt như hoặc tương tự một cách đáng kể với các văn bản được công bố bởi các học giả khác, nhưng Đức Cha không nhắc đến các học giả này trong luận án của mình. ”
Đức Cha Robson không đưa ra lời giải thích nào về lý do tại sao có sự giống nhau như thế trong luận án tiến sĩ của ngài và tác phẩm của những người khác.
Nhưng ngài đã nói với CNA rằng “công việc của tôi được kiểm tra ở mỗi giai đoạn bởi Cha Herbert Alphonso là người giám sát công việc của tôi, nay đã qua đời. Tôi nhắc lại, tôi không hề cố ý thực hiện bất kỳ hành vi đạo văn nào, nhưng sẽ chấp nhận bất kỳ hậu quả nào có thể đến từ những lời buộc tội. Tôi chỉ đơn giản là cố gắng để hiểu Thánh Bernard tốt hơn một chút. ”
Đức Cha Robson đã hoàn thành luận án của mình tại Đại học Giáo Hoàng Grêgôriô của Rôma vào năm 2003. Luận án có tựa đề “Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Êlia (Lc 1:17), linh đạo có tính tiên tri và cải cách của Thánh Bernard thành Clairvaux được minh chứng trong các Thư của ngài”.
Luận án tiến sĩ này đã được trao giải Premio Bellarmino năm 2004 của trường đại học. Đó là giải thưởng hàng năm được trao cho luận án tốt nhất được hoàn thành tại trường đại học này.
3. Các nhà lãnh đạo Quốc hội nêu lên tình cảnh của các nhà truyền giáo Hoa Kỳ trong các nhà tù Trung Quốc
Hơn một chục thành viên của Quốc hội đã yêu cầu Tổng thống Trump can thiệp với phiá Trung Quốc để trả tự do các mục sư Hoa Kỳ bị cầm tù tại Trung Quốc, khi hai nước ký kết giai đoạn một của một hiệp định thương mại.
Sáu thượng nghị sĩ và bảy thành viên Hạ viện đã gửi thư cho Tổng thống hôm thứ Hai, yêu cầu ông nêu ra các trường hợp của một số công dân Hoa Kỳ đã bị giam giữ hoặc cầm tù tại Trung Quốc, trong các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trong số những người Mỹ bị giam giữ có hai nhà truyền giáo đang làm việc tại Trung Quốc và Miến Điện. Một người bị kết án bảy năm tù; và một người lãnh án tù chung thân.
Lá thư của các thành viên đã được gửi tới Tòa Bạch Ốc vì Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn tất giai đoạn đầu tiên của một thỏa thuận thương mại vào hôm thứ Tư.
Một trong hai nhà bị cầm tù là mục sư John Cao, thường trú nhân hợp pháp ở Bắc Carolina. Mục sư John Cao, là một nhà truyền giáo người Hoa, dạy học tại Miến Điện trước khi bị bắt vào tháng 3 năm 2018, khi trên đường từ Miến Điện trở về thăm Trung Quốc.
Mục sư Cao bị kết án bảy năm tù giam vì bị cáo buộc “tổ chức đưa người vượt biên trái phép”. Tổ chức Liên hợp quốc nói Mục sư Cao bị giam giữ tùy tiện, bị ép cung và đã yêu cầu trả tự do cho vị Mục sư ngay lập tức.
Trường hợp thứ hai là trường hợp mục sư David Lin, đã bị Trung Quốc giam giữ vào năm 2006 trong khi chờ phê duyệt để xây dựng một nhà thờ. Mục sư David Lin bị cáo buộc quyên góp trái phép và bị kết án chung thân. Bản án sau đó đã được giảm xuống thành 24 năm tù.
“Chúng tôi viết thư này để bày tỏ quan ngại sâu sắc của chúng tôi về việc nhà cầm quyền Trung Quốc giam giữ tùy tiện các công dân và thường trú nhân Mỹ ở Trung Quốc, ” các thành viên Quốc Hội viết.
4. Phó Tổng thống Mike Pence sẽ tới Vatican vào tuần tới để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Văn phòng của phó tổng thống Pence đã xác nhận với thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA vào hôm thứ Năm rằng Phó Tổng thống dự kiến sẽ được Đức Thánh Cha tiếp trong chuyến công du nước ngoài vào tuần tới. Không có chi tiết nào được công bố về các chủ đề có thể được thảo luận tại cuộc họp của hai vị.
Tuy nhiên, các quan sát viên tin rằng hầu chắc Phó Tổng thống Pence, một người Công Giáo, sẽ nêu ra vấn đề về tình trạng đàn áp tôn giáo tại Trung Quốc. Một báo cáo mới của chính phủ Hoa Kỳ cho biết tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong năm ngoái, 2019, và đặc biệt nhấn mạnh đến việc leo thang các cuộc đàn áp nhắm vào người Công Giáo sau khi Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Vatican vào năm 2018.
Chuyến thăm của Phó Tổng thống diễn ra ngay sau khi Đại sứ tự do tôn giáo của Hoa Kỳ tới Vatican để ra mắt Sáng kiến Các Niềm Tin từ Tổ phụ Ápraham, được tổ chức vào hôm thứ Ba tại dinh thự chính thức của Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa thánh, là bà Callista Gingrich.
Trong chuyến đi này, Đại sứ Brownback, và Đại sứ Gingrich cũng đã gặp Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh.
Tháng Ba năm ngoái, trong chuyến công du Đài Loan và Hương Cảng kéo dài một tuần, Đại sứ Brownback nói rằng Trung Quốc đang “gây chiến tranh với đức tin”, khi ghi nhận sự gia tăng phân biệt đối xử của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với người Hồi giáo, Công Giáo và Phật giáo.
Trong chuyến thăm của mình, ông Brownback đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc hồi năm ngoái.
“Kể từ khi thỏa thuận tạm thời này được công bố vào năm ngoái, việc sách nhiễu các thành viên của cộng đồng Công Giáo vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng trắng trợn. ”
Đại sứ Brownback than thở rằng “không ai biết chi tiết những gì đã được thỏa thuận ngoại trừ Vatican và chính phủ Trung Quốc”. Trong tư cách là một Đại Sứ của chính phủ Hoa Kỳ ông nhìn nhận việc không công bố nội dung thỏa thuận là đặc quyền riêng của mỗi thực thể có chủ quyền. Tuy nhiên, trong tư cách là một tín hữu Công Giáo ông cảnh báo rằng đó là một khe hở cho bọn cầm quyền Bắc Kinh lợi dụng. “Khi muốn giật sập những cây thánh giá khỏi nóc nhà thờ, họ nói rằng đó là theo thỏa thuận với Vatican, ” ông nói trong cuộc họp báo tại Hương Cảng.
5. Tòa Thánh đã chọn được Giám Mục Hương Cảng nhưng trì hoãn công bố để giáo dân khỏi ngỡ ngàng
Tòa Thánh đã trì hoãn tuyên bố việc lựa chọn vị giám mục tiếp theo của Hương Cảng trong bối cảnh lo ngại rằng hàng giáo sĩ và giáo dân địa phương sẽ rất là ngỡ ngàng. Vị được chọn là Cha Phêrô Thái Huệ Văn (Choy Wai-man - 蔡蕙文), một người được xem là có cảm tình với chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Thông tấn xã Catholic News gọi tắt là CNA cho biết như trên.
Giáo phận Hương Cảng đã trống tòa kể từ tháng Giêng năm 2019, khi Đức Cha Micae Dương Minh Chương (Yeung Ming- cheung - 楊鳴章) qua đời đột ngột. Kể từ khi Đức Cha Chương qua đời, giáo phận đã tạm thời được coi sóc bởi Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon - 湯漢), 81 tuổi, là người tiền nhiệm của Đức Cha Chương, đã nghỉ hưu từ năm 2017.
Tòa Thánh dường như đã muốn bổ nhiệm Đức Cha Hạ Chí Thành (Ha Chi-shing - 夏志誠), hiện là Giám Mục Phụ Tá, lên làm Giám Mục Chính Tòa Hương Cảng. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này có lẽ đã vấp phải những chống đối gay gắt của phía Trung Quốc nên giải pháp hiện nay là Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, năm nay đã 81 tuổi, quay trở lại làm Giám Quản Tông Tòa của chính giáo phận mình đã từng làm Giám Mục Chính Tòa, một việc chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội.
Đức Cha Hạ Chí Thành đã bị loại vì ngài được xem là người có lập trường gần gũi với Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Zen Ze-kiun - 陳日君), và thường cùng với vị Hồng Y tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình đòi tự do. Trong một bài giảng đầy nước mắt, hồi tháng Sáu, 2019, Đức Cha Giuse Hạ Chí Thành, nói rằng ngài rất xúc động khi nhìn thấy những người trẻ trong những ngày qua khi ngài đi bộ từ trung tâm giáo phận đến nhà thờ.
“Họ chỉ muốn lên tiếng về quan ngại của mình. Họ đáng phải gánh chịu bạo lực như thế sao? Tôi không thể hiểu tại sao Hương Cảng đã trở thành như ngày hôm nay. Chúng ta chỉ muốn sống tự do. Chúng ta không đáng được hưởng tự do hay sao? ”
Các quan chức cao cấp của Giáo hội tại Rôma, Hương Cảng và Hoa lục đã xác nhận độc lập với CNA rằng quyết định bổ nhiệm Cha Thái Huệ Văn làm giám mục tiếp theo của Hương Cảng đã nhận được sự chấp thuận cuối cùng tại Rôma. Cha Thái Huệ Văn hiện là một trong bốn linh mục đại diện trong giáo phận Hương Cảng.
Việc bổ nhiệm Cha Thái Huệ Văn chưa được công bố vì việc bổ nhiệm này có thể được coi là một cái tát vào mặt những người tham gia các cuộc biểu tình chính trị đang diễn ra tại đây.
Các nguồn tin ở Hương Cảng và Rôma đã nói với CNA rằng chính Đức Hồng Y Gioan Thang Hán đã khuyên không nên thông báo về việc bổ nhiệm Cha Thái Huệ Văn.
“Tình hình [ở Trung Quốc và Hương Cảng] rất tế nhị và không ai muốn làm mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Nó sẽ được thông báo [khi có thể] và tất cả chỉ có như thế, ” một quan chức cao cấp ở Rôma nói với CNA.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong thông cáo báo chí gởi cho các thông tấn xã Công Giáo trên thế giới vào chiều thứ Tư 22 tháng Giêng, tổng giáo phận Bangalore, Ấn Độ cho biết một vụ phạm thánh nghiêm trọng vừa diễn ra.
Thông cáo cho biết nhà thờ Công Giáo Thánh Phanxicô thành Assisi tại quận Kengeri, của thành phố Bengaluru đã bị phá hoại vào đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư 22 tháng Giêng. Thành phố này trước đây gọi là Bangalore. Tuy nhiên vì địa danh này quá khét tiếng nên chính quyền Ấn đã đổi tên thành Bengaluru để thu hút du khách.
Như quý vị và anh chị em thấy trong đoạn video này, những kẻ gian tham gia trong vụ tấn công đã dùng búa đập tan nhà tạm, đổ Mình Thánh Chúa ra khắp nơi, xô đổ các thứ trên cung thánh, lục soát và cướp đi các áo lễ trong tủ áo, và đập phá các bức tượng.
Chúng đã ẵm theo tất cả các thùng tiền trong nhà thờ.
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của tổng giáo phận Bangalore cho biết: “Tôi không chỉ bị sốc nặng mà còn rất đau buồn vì việc mạo phạm đối với Chúa Thánh Thể trong nhà thờ đó”.
Đức Cha đã cấp tốc đến ngay hiện trường sau khi Cha Satish, tu sĩ Dòng Capuchin, chánh xứ nhà thờ thông báo cho ngài về vụ tấn công.
Theo nhận xét ban đầu của cảnh sát, bọn phá hoại này tấn công nhà thờ này vì lòng thù hận đức tin là chủ yếu. Khi thấy các thùng tiền dễ lấy chúng mới sinh lòng tham. Nếu chúng chỉ muốn trộm cắp, có lẽ sau khi lấy được các thùng tiến trong nhà thờ chúng đã cao bay xa chạy.
Đức Tổng Giám Mục Peter Machado nói: “Tất cả chúng ta đều biết đây là một sự bất kính và bất lương nghiêm trọng đối với Thiên Chúa và là Cứu Chúa của chúng ta. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, không chỉ đối với giáo dân của Giáo xứ Thánh Phanxicô thành Assisi mà còn đối với tình cảm tôn giáo của mọi người trong Tổng giáo phận. ”
“Trong những trường hợp như thế này, cả tổng giáo phận chúng ta phải làm việc phạt tạ trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện cho hành động báng bổ và vô nghĩa này”.
“Do đó, tôi yêu cầu anh chị em tập trung tại các nhà thờ vào ngày Thứ Sáu, ngày 24 tháng Giêng, đó là Ngày Phạt tạ trong Tổng Giáo Phận để ca ngợi, thờ phượng và tôn vinh Chúa Thánh Thể một cách rất đặc biệt. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người đã dám xúc phạm đến Chúa qua hành động phạm thánh nghiêm trọng này”.
“Cuối cùng, tôi đã kêu gọi các linh mục giáo xứ chầu Mình Thánh Chúa liên tục trong ngày này, ít nhất từ 12 giờ trưa đến tối để tôn kính công khai Mình Thánh Chúa trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện của Tổng giáo phận. ”
2. Giám mục Robson của Tô Cách Lan bị buộc tội đạo văn trong luận án tiến sĩ
Hôm thứ Sáu 17 tháng Giêng, Đại học Giáo hoàng Grêgôriô cho biết họ sẽ xem xét luận án tiến sĩ của Đức Cha Stephen Robson, Giám Mục giáo phận Dunkeld, Tô Cách Lan sau khi có những tố cáo là ngài đã đạo văn trong luận án tiến sĩ của mình 16 năm về trước khi còn là một linh mục.
Một tuyên bố đề ngày 17 tháng Giêng của trường Đại Học nói nhà trường đã quyết định tiến hành đánh giá cẩn thận luận án đang được đề cập, phù hợp với những gì đã được thiết lập trong Chuẩn mực đạo đức của nhà trường.
Đại học Giáo hoàng Grêgôriô coi đạo văn là một hành động vi phạm đạo đức đại học rất nghiêm trọng vì “lấy tài sản trí tuệ bằng văn bản hoặc nội dung tác phẩm của người khác, dù chỉ một phần, là thiếu công bằng và sự thật”.
Trích dẫn chính sách đối với hành vi đạo văn của trường đại học, tuyên bố cho biết thêm: “Cáo buộc về tội đạo văn liên quan đến luận án tiến sĩ gây nên sự chú ý đặc biệt của trường đại học. ”
Đức Cha Robson, người bị cáo buộc, nói với thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA rằng, ngài không bao giờ cố ý thực hiện bất kỳ hành vi đạo văn nào, nhưng ngài sẽ chấp nhận bất kỳ hậu quả nào có thể đến từ những lời buộc tội.
“Tôi có thể khẳng định dứt khoát rằng tôi hoàn toàn không bao giờ bất kỳ ý định đạo văn trong bất kỳ tác phẩm nào của mình, ” Đức Cha Stephen Robson, Giám Mục giáo phận Dunkeld, Tô Cách Lan, nói với CNA hôm 14 tháng Giêng.
Nhận xét của vị giám mục là nhằm đáp lại một bài báo năm 2019 trên tạp chí học thuật Analecta Cisterciensia, được viết bởi chủ biên của tạp chí này, là Cha Alkuin Schachenmayr, một linh mục dòng Xitô Nhặt Phép sống trong một tu viện ở Áo.
Bài báo khẳng định rằng “hình như có hàng chục đoạn trong luận án của Đức Cha Robson giống hệt như hoặc tương tự một cách đáng kể với các văn bản được công bố bởi các học giả khác, nhưng Đức Cha không nhắc đến các học giả này trong luận án của mình. ”
Đức Cha Robson không đưa ra lời giải thích nào về lý do tại sao có sự giống nhau như thế trong luận án tiến sĩ của ngài và tác phẩm của những người khác.
Nhưng ngài đã nói với CNA rằng “công việc của tôi được kiểm tra ở mỗi giai đoạn bởi Cha Herbert Alphonso là người giám sát công việc của tôi, nay đã qua đời. Tôi nhắc lại, tôi không hề cố ý thực hiện bất kỳ hành vi đạo văn nào, nhưng sẽ chấp nhận bất kỳ hậu quả nào có thể đến từ những lời buộc tội. Tôi chỉ đơn giản là cố gắng để hiểu Thánh Bernard tốt hơn một chút. ”
Đức Cha Robson đã hoàn thành luận án của mình tại Đại học Giáo Hoàng Grêgôriô của Rôma vào năm 2003. Luận án có tựa đề “Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Êlia (Lc 1:17), linh đạo có tính tiên tri và cải cách của Thánh Bernard thành Clairvaux được minh chứng trong các Thư của ngài”.
Luận án tiến sĩ này đã được trao giải Premio Bellarmino năm 2004 của trường đại học. Đó là giải thưởng hàng năm được trao cho luận án tốt nhất được hoàn thành tại trường đại học này.
3. Các nhà lãnh đạo Quốc hội nêu lên tình cảnh của các nhà truyền giáo Hoa Kỳ trong các nhà tù Trung Quốc
Hơn một chục thành viên của Quốc hội đã yêu cầu Tổng thống Trump can thiệp với phiá Trung Quốc để trả tự do các mục sư Hoa Kỳ bị cầm tù tại Trung Quốc, khi hai nước ký kết giai đoạn một của một hiệp định thương mại.
Sáu thượng nghị sĩ và bảy thành viên Hạ viện đã gửi thư cho Tổng thống hôm thứ Hai, yêu cầu ông nêu ra các trường hợp của một số công dân Hoa Kỳ đã bị giam giữ hoặc cầm tù tại Trung Quốc, trong các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trong số những người Mỹ bị giam giữ có hai nhà truyền giáo đang làm việc tại Trung Quốc và Miến Điện. Một người bị kết án bảy năm tù; và một người lãnh án tù chung thân.
Lá thư của các thành viên đã được gửi tới Tòa Bạch Ốc vì Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn tất giai đoạn đầu tiên của một thỏa thuận thương mại vào hôm thứ Tư.
Một trong hai nhà bị cầm tù là mục sư John Cao, thường trú nhân hợp pháp ở Bắc Carolina. Mục sư John Cao, là một nhà truyền giáo người Hoa, dạy học tại Miến Điện trước khi bị bắt vào tháng 3 năm 2018, khi trên đường từ Miến Điện trở về thăm Trung Quốc.
Mục sư Cao bị kết án bảy năm tù giam vì bị cáo buộc “tổ chức đưa người vượt biên trái phép”. Tổ chức Liên hợp quốc nói Mục sư Cao bị giam giữ tùy tiện, bị ép cung và đã yêu cầu trả tự do cho vị Mục sư ngay lập tức.
Trường hợp thứ hai là trường hợp mục sư David Lin, đã bị Trung Quốc giam giữ vào năm 2006 trong khi chờ phê duyệt để xây dựng một nhà thờ. Mục sư David Lin bị cáo buộc quyên góp trái phép và bị kết án chung thân. Bản án sau đó đã được giảm xuống thành 24 năm tù.
“Chúng tôi viết thư này để bày tỏ quan ngại sâu sắc của chúng tôi về việc nhà cầm quyền Trung Quốc giam giữ tùy tiện các công dân và thường trú nhân Mỹ ở Trung Quốc, ” các thành viên Quốc Hội viết.
4. Phó Tổng thống Mike Pence sẽ tới Vatican vào tuần tới để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Văn phòng của phó tổng thống Pence đã xác nhận với thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA vào hôm thứ Năm rằng Phó Tổng thống dự kiến sẽ được Đức Thánh Cha tiếp trong chuyến công du nước ngoài vào tuần tới. Không có chi tiết nào được công bố về các chủ đề có thể được thảo luận tại cuộc họp của hai vị.
Tuy nhiên, các quan sát viên tin rằng hầu chắc Phó Tổng thống Pence, một người Công Giáo, sẽ nêu ra vấn đề về tình trạng đàn áp tôn giáo tại Trung Quốc. Một báo cáo mới của chính phủ Hoa Kỳ cho biết tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong năm ngoái, 2019, và đặc biệt nhấn mạnh đến việc leo thang các cuộc đàn áp nhắm vào người Công Giáo sau khi Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Vatican vào năm 2018.
Chuyến thăm của Phó Tổng thống diễn ra ngay sau khi Đại sứ tự do tôn giáo của Hoa Kỳ tới Vatican để ra mắt Sáng kiến Các Niềm Tin từ Tổ phụ Ápraham, được tổ chức vào hôm thứ Ba tại dinh thự chính thức của Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa thánh, là bà Callista Gingrich.
Trong chuyến đi này, Đại sứ Brownback, và Đại sứ Gingrich cũng đã gặp Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh.
Tháng Ba năm ngoái, trong chuyến công du Đài Loan và Hương Cảng kéo dài một tuần, Đại sứ Brownback nói rằng Trung Quốc đang “gây chiến tranh với đức tin”, khi ghi nhận sự gia tăng phân biệt đối xử của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với người Hồi giáo, Công Giáo và Phật giáo.
Trong chuyến thăm của mình, ông Brownback đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc hồi năm ngoái.
“Kể từ khi thỏa thuận tạm thời này được công bố vào năm ngoái, việc sách nhiễu các thành viên của cộng đồng Công Giáo vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng trắng trợn. ”
Đại sứ Brownback than thở rằng “không ai biết chi tiết những gì đã được thỏa thuận ngoại trừ Vatican và chính phủ Trung Quốc”. Trong tư cách là một Đại Sứ của chính phủ Hoa Kỳ ông nhìn nhận việc không công bố nội dung thỏa thuận là đặc quyền riêng của mỗi thực thể có chủ quyền. Tuy nhiên, trong tư cách là một tín hữu Công Giáo ông cảnh báo rằng đó là một khe hở cho bọn cầm quyền Bắc Kinh lợi dụng. “Khi muốn giật sập những cây thánh giá khỏi nóc nhà thờ, họ nói rằng đó là theo thỏa thuận với Vatican, ” ông nói trong cuộc họp báo tại Hương Cảng.
5. Tòa Thánh đã chọn được Giám Mục Hương Cảng nhưng trì hoãn công bố để giáo dân khỏi ngỡ ngàng
Tòa Thánh đã trì hoãn tuyên bố việc lựa chọn vị giám mục tiếp theo của Hương Cảng trong bối cảnh lo ngại rằng hàng giáo sĩ và giáo dân địa phương sẽ rất là ngỡ ngàng. Vị được chọn là Cha Phêrô Thái Huệ Văn (Choy Wai-man - 蔡蕙文), một người được xem là có cảm tình với chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Thông tấn xã Catholic News gọi tắt là CNA cho biết như trên.
Giáo phận Hương Cảng đã trống tòa kể từ tháng Giêng năm 2019, khi Đức Cha Micae Dương Minh Chương (Yeung Ming- cheung - 楊鳴章) qua đời đột ngột. Kể từ khi Đức Cha Chương qua đời, giáo phận đã tạm thời được coi sóc bởi Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon - 湯漢), 81 tuổi, là người tiền nhiệm của Đức Cha Chương, đã nghỉ hưu từ năm 2017.
Tòa Thánh dường như đã muốn bổ nhiệm Đức Cha Hạ Chí Thành (Ha Chi-shing - 夏志誠), hiện là Giám Mục Phụ Tá, lên làm Giám Mục Chính Tòa Hương Cảng. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này có lẽ đã vấp phải những chống đối gay gắt của phía Trung Quốc nên giải pháp hiện nay là Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, năm nay đã 81 tuổi, quay trở lại làm Giám Quản Tông Tòa của chính giáo phận mình đã từng làm Giám Mục Chính Tòa, một việc chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội.
Đức Cha Hạ Chí Thành đã bị loại vì ngài được xem là người có lập trường gần gũi với Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Zen Ze-kiun - 陳日君), và thường cùng với vị Hồng Y tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình đòi tự do. Trong một bài giảng đầy nước mắt, hồi tháng Sáu, 2019, Đức Cha Giuse Hạ Chí Thành, nói rằng ngài rất xúc động khi nhìn thấy những người trẻ trong những ngày qua khi ngài đi bộ từ trung tâm giáo phận đến nhà thờ.
“Họ chỉ muốn lên tiếng về quan ngại của mình. Họ đáng phải gánh chịu bạo lực như thế sao? Tôi không thể hiểu tại sao Hương Cảng đã trở thành như ngày hôm nay. Chúng ta chỉ muốn sống tự do. Chúng ta không đáng được hưởng tự do hay sao? ”
Các quan chức cao cấp của Giáo hội tại Rôma, Hương Cảng và Hoa lục đã xác nhận độc lập với CNA rằng quyết định bổ nhiệm Cha Thái Huệ Văn làm giám mục tiếp theo của Hương Cảng đã nhận được sự chấp thuận cuối cùng tại Rôma. Cha Thái Huệ Văn hiện là một trong bốn linh mục đại diện trong giáo phận Hương Cảng.
Việc bổ nhiệm Cha Thái Huệ Văn chưa được công bố vì việc bổ nhiệm này có thể được coi là một cái tát vào mặt những người tham gia các cuộc biểu tình chính trị đang diễn ra tại đây.
Các nguồn tin ở Hương Cảng và Rôma đã nói với CNA rằng chính Đức Hồng Y Gioan Thang Hán đã khuyên không nên thông báo về việc bổ nhiệm Cha Thái Huệ Văn.
“Tình hình [ở Trung Quốc và Hương Cảng] rất tế nhị và không ai muốn làm mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Nó sẽ được thông báo [khi có thể] và tất cả chỉ có như thế, ” một quan chức cao cấp ở Rôma nói với CNA.