Giấc mơ chung của các vị Giáo hoàng và Martin Luther King


Giấc mơ được toàn quyền bình đẳng cho những người Mỹ gốc Phi châu tại Hoa Kỳ đã được sự đồng thuận của các vị Giáo hoàng, từ thánh Giáo hoàng Phaolô VI cho đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện nay. Các ngài đã coi Tiến sĩ Martin Luther King Jr. như một tấm gương sáng trong cuộc đấu tranh bất bạo động cho quyền bình đẳng này.

(Tin Vatican - Alessandro Gisotti)

Cái chết bi thảm của anh George Floyd cho thấy rõ rằng giấc mơ của Mục sư Martin Luther King vẫn còn là con đường dài để được thực hiện trọn vẹn.

Thật vậy bài diễn văn lịch sử “tôi có một giấc mơ”, được nhà lãnh đạo phong trào tranh đấu cho quyền bình đẳng vào ngày 28 tháng 8 năm 1963 - 57 năm trước - tiếp tục vang vọng trên môi miệng và trong trái tim của những người tranh đấu cho công lý và nhân phẩm của cộng đồng người Mỹ gốc Phi châu và qua đó, cho tất cả các nhóm thiểu số ở mọi nơi, thuộc mọi thời đại.

Đó là giấc mơ được ăn rễ sâu trong Tin Mừng và từ sức mạnh giải phóng của tình yêu Thiên Chúa, mà chúng ta có thể tìm thấy nơi các vị Giáo hoàng đương đại...

Thánh Giáo hoàng Phaolô VI


Người đầu tiên là Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, người đã tiếp mục sư Tin lành Baptist Luther King tại Vatican ngày 18 tháng 9 năm 1964 và khích lệ ông tiếp tục con đường đấu tranh ôn hòa chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Bốn năm sau, cũng chính vị thánh Giáo hoàng này đã nhận được hung tin về vụ thảm sát tiến sĩ mục sư Martin Luther King Jr. vào ngày 4 tháng 4 năm 1968 tại Memphis, tiểu bang Tennessee. Ba ngày sau, vào Chủ nhật Lễ Lá, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã cầu nguyện và nêu gương của nhân vật đã đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình với những lời lẽ phi thường.

Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã cầu nguyện: chớ gì cái tội ác này được trổ sinh hoa trái: Không ghen ghét, không oán thù! Và Ngài kêu gọi hãy có sự bình đẳng cho mọi công dân sống trong cùng một đất nước vĩ đại và cao quý Hoa kỳ. Và thay vào đó, là một mục đích chung mới của sự tha thứ, hòa bình, hòa giải, trong sự bình đẳng của quyền tự do và công lý thay cho sự phân biệt đối xử và đấu tranh bất công hiện nay. Nỗi đau của chúng ta sẽ trở nên đậm hơn và đáng sợ hơn, nếu có những phản ứng bạo động, làm mất trật tự, vì cái chết bi thảm của vị Mục sư khả kính gây ra. Nhưng hy vọng của chúng ta được bừng lên khi chúng ta nhìn thấy những người có trách nhiệm và những ai có một trái tim chân chính sẽ làm dấy lên những ước muốn và cam kết giúp cho các cuộc đấu tranh chủng tộc được dịu lại, luật pháp và các định chế phù hợp với một nền văn minh hiện đại và huynh đệ Kitô hữu được bừng lên qua cái chết của Mục sư King."

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II


Hai mươi năm sau, vào ngày 12 tháng 9 năm 1987, một thánh Giáo hoàng khác đã làm sống lại giấc mơ của nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi châu này. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong chuyến tông du đến New Orleans, trong cuộc gặp gỡ với Cộng đồng người Công Giáo da đen của thành phố. Đức Karol Wojtyla đã nhắc lại cuộc hành trình dài, đầy gian khổ của cộng đồng người Mỹ gốc Phi châu, để vượt qua được những bất công và giải phóng chính mình khỏi gánh nặng của áp bức.

Trong những giờ phút khó khăn nhất của cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của các bạn trước chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và áp bức, Ngài nhấn mạnh, chính Thiên Chúa đã hướng dẫn các bạn tiến bước trên con đường dẫn tới hòa bình. Trước những chứng nhân lịch sử, những người tranh đấu ôn hòa không bạo lực, sẽ được ghi nhớ mãi trong lịch sử của quốc gia này, như một tượng đài danh dự cho cộng đồng da đen của đất nước Hoa Kỳ.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói về vai trò quan trọng của người Kitô giáo, mà Mục sư Martin Luther King Jr. đã giữ một vai trò trọng yếu trong việc góp phần cải thiện tôn trọng, cải thiện đúng đắn dành người Mỹ da đen và sự bình đẳng trong xã hội Mỹ đương đại.

Cũng như thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã nêu lên mối quan hệ đặc biệt trong nhãn quan Kitô giáo về tình huynh đệ của con người mà vị Mục sư khả kính King đã dóng lên từ tiểu bang Atlanta cho đến khi Ngài bị ám sát! Đó là một chuỗi dài tranh đấu trong niềm tin được giải thoát cùng với Chúa Kitô.

Vị Nguyên Giáo hoàng Benedict XVI


Giấc mơ này cũng được Đức nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI nhắc đến, trong chuyến tông du đến thủ đô Washington vào ngày 16 tháng 4 năm 2008, khi ngài nhấn mạnh rằng niềm tin vào Thiên Chúa đã là nguồn cảm hứng bất tận và thúc đẩy Mục sư Martin Luther King Jr. tranh đấu chống lại chế độ nô lệ và đòi hỏi quyền bình đẳng cho người dân.

Vị nguyên Giáo hoàng Benedictô XVI đã xác quyết những lời đó trong hai ngày thăm viếng, khi Ngài có dịp gặp gỡ người con gái của Mục sư King là cô Bernice Albertine, trong chuyến tông du tham dự cuộc họp đại kết liên tôn ở New York.

Với Giáo hoàng Phanxicô


Bảy năm sau: lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Giáo hoàng đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ trong một phiên họp quốc gia.

Tại thủ đô Hoa thịnh đốn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có bài phát biểu về tinh thần của đất nước Hoa Kỳ. ĐTC nói đây là một quốc gia được coi là tuyệt vời khi (...) nó nuôi dưỡng một nền văn hóa cho phép mọi người có toàn quyền 'ước mơ' cho tất cả anh chị em của mình, như Mục sư Martin Luther King Jr đã làm.

Đối với Đức Giáo Hoàng, giấc mơ đó của người Kitô giáo là tiếp tục truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, thúc đẩy khơi dậy những gì sâu sắc và chân thật nhất trong cuộc sống của một người dân. Và, như Mục sư King đã giảng dậy trong nhiều dịp, Ngài nhấn mạnh đến những giấc mơ kiểu này không phải để an phận cho chính bản thân mình, mà là dẫn ta đến hành động, tham gia và dấn thân.

Cũng như các vị tiền nhiệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã gặp gỡ người con gái của Mục sư Luther King, bản thân cô cũng là một nhà hoạt động cho quyền lợi người dân. Lần gặp gỡ với cô Bernice Albertine được diễn ra tại Vatican ngày 12 tháng 3 năm 2018. Cuộc tiếp kiến riêng này mang một ý nghĩa lớn, vì nó diễn ra ba tuần trước ngày kỷ niệm 50 năm ngày Mục sư Martin Luther King Jr. bị ám sát!

Như Đức Giáo Hoàng đã viết trong Thông điệp về Ngày Hòa bình Thế giới năm 2017, Mục sư Martin Luther King Jr. đã đạt được những thành công chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc khó quên!

Cách thức đưa tới thành quả đạt cũng như những kết quả của mục đích đều được thực hiện một cách dứt khoát và kiên định qua sự bất bạo động, đã tạo ra những thành quả rất ấn tượng.

Ngược lại, như ĐTC đã chia sẻ trong buổi triều yết vào sáng thứ Tư (3/6/20) nhắc lại lời của Mục sư Luther King giảng thuyết tại Atlanta rằng “chẳng có gì thu tích được bằng bạo lực, ngoại trừ những mất mát!”