Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa công bố quyết định trên, chấm dứt các đồ đoán cho rằng ngọn tháp đó sẽ được tái thiết theo thiết kế hiện đại.
Ông Macron trước đây vốn có chủ trương như vậy. Nhưng nay, ông nói rằng ông muốn việc tái thiết được hoàn tất vào năm 2024 là năm Paris sẽ đứng ra tổ chức Thế vận hội. Và vì thế, theo Phủ Tổng Thống Pháp, ông không muốn trì hoãn việc tái thiết và làm cho nó ra phức tạp, sự việc cần phải được tiến hành nhanh chóng.
Phủ Tổng thống Pháp cho hay diễn trình thiết kế tháp nhọn theo lối hiện đại có thể gây ra nhiều trì hoãn không cần thiết vì đòi hỏi cuộc cạnh tranh quốc tế để chọn kiến trúc sư.
Điện Elysée nói rằng “Tổng thống tin tưởng các nhà chuyên môn và chấp thuận các phác thảo chính của dự án do trưởng kiến trúc sư trình bầy nhằm tái thiết tháp nhọn y như cũ”.
Lời tuyên bố trên diễn ra sau một cuộc họp của Ủy Ban di sản và kiến trúc quốc gia Pháp gọi tắt là CNPA.
Khi chiếc mái thế kỷ 13 của Nhà thờ Chính tòa Paris bị bốc cháy hồi tháng Tư năm 2019, trong lúc có cuộc chỉnh trang, nó gây xúc động lớn lao và đã khiến nhiều người khắp thế giới quyên tặng số tiền đáng kể.
Chỉ trong vòng hai ngày, đã có khoảng 900 triệu Euro (1 tỷ dollars hay 805 triệu Bảng Anh) được quyên tặng để tái thiết Nhà thờ.
Ngọn tháp nhọn đầu tiên của Nhà thờ được xây vào thế kỷ thứ 13, nhưng do các hư hại nặng nề, nó đã được tháo gỡ vào thế kỷ 18. Ngọn tháp thay thế nó, do kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc vẽ kiểu, đã được xây vào giữa thế kỷ 19.
Kể từ cuộc hoả hoạn năm rồi, cuộc thảo luận về việc phải tái dựng ngọn tháp ra sao đôi lúc rất căng thẳng.
Jean-Louis Georgelin, vị tướng lục quân được cử đứng đầu dự án tái thiết, muốn có ngọn tháp hiện đại thay thế. Ý tưởng này thoạt đầu được Tổng thống Macron ủng hộ, khi ông nói rằng ông muốn có “một cử chỉ hiện đại”.
Điều đó đã tạo ra một đợt đề nghị bất qui ước từ các kiến trúc sư khắp thế giới, trong dó, có thiết kế làm một hồ tắm trên mái nhà thờ, và một thiết kế khác có công viên và nhà xanh trên mái.
Nhưng trưởng kiến trúc sư Philippe Villeneuve của nhà thờ mạnh mẽ ủng hộ việc tái dựng như cũ theo thiết kế thế kỷ 19.
Trong một cuộc tranh luận nóng bỏng vào hồi tháng 11 năm ngoái, Tướng Georgelin nói với Ông Villeneuve “câm miệng lại” – khiến ai trong phiên họp của Ủy ban Văn hóa của Quốc Hội cũng phải ngỡ ngàng.
Nhà thờ chính tòa vĩ đại này là một địa điểm tôn giáo, nhưng nó lại thuộc quyền sở hữu của nhà nước Pháp, nên nó đã tạo ra một trong những thách thức đầu tiên khi các quan chức nhà thờ và nhà nước phải đối diện với triển vọng khôi phục nhà thờ Đức Bà.
Đức ông Patrick Chauvet, Cha sở Nhà thờ Đức Bà, mô tả vai trò của ngài ngày nay như vai trò của một “nhà ngoại giao”, phục vụ trong tư cách liên lạc viên giữa tổng giám mục Paris, thành phố Paris, Tổng thống Pháp và Bộ Văn hóa, bộ chịu trách nhiệm đối với các nỗ lực khôi phục.
Trong những tuần sau vụ hỏa hoạn ngày 15 tháng 4, đã có một thứ giằng co quốc gia giữa những người muốn sử dụng việc khôi phục để hiện đại hóa thiết kế của nhà thờ chính tòa và những người khác đang tìm cách đem nhà thờ chính tòa trở lại trạng thái chính xác trước khi xảy ra hỏa hoạn.
Bất chấp bi kịch này, Đức Ông Chauvet đã nói với Crux vào tháng trước rằng ngài đang hưởng được một mối “liên hệ tốt đẹp” với các bên liên hệ, nhưng thừa nhận đây là một diễn trình tế nhị. Trong khi đương nhiên quan tâm đến các vấn đề về thiết kế, an toàn và sửa chữa, ngài vẫn chủ yếu quan tâm đến việc đem Nhà thờ Đức Bà trở lại tư cách ngôi nhà cầu nguyện.
Đức ông Chauvet nói rằng “Tôi tiếp tục nhận được thư của những người mô tả hậu quả của đám cháy và tôi muốn duy trì một sự đổi mới thiêng liêng”.
“Tôi muốn Đức Mẹ có thể rời nhà thờ chính tòa vì chúng tôi không thể trở lại bên trong, nhưng ngài thì ngài có thể ra ngoài để gặp con cái của ngài”, Đức ông tiếp tục nói thế, trong khi mô tả ngài hy vọng ra sao trong việc đặt bức tượng Đức Mẹ thế kỷ 14 bên ngoài nhà thờ như một địa điểm hành hương mới trong khi những nỗ lực khôi phục đang được tiến hành.
Ngài nói “Chúng ta là một tôn giáo nhập thể. Chúng ta thích nhìn, vì vậy điều quan trọng đối với tôi là có thể làm một việc như vậy để duy trì ngọn lửa đổi mới thiêng liêng này”.
Source:New York PostFrance to restore Notre Dame Cathedral as it was before fire
Ông Macron trước đây vốn có chủ trương như vậy. Nhưng nay, ông nói rằng ông muốn việc tái thiết được hoàn tất vào năm 2024 là năm Paris sẽ đứng ra tổ chức Thế vận hội. Và vì thế, theo Phủ Tổng Thống Pháp, ông không muốn trì hoãn việc tái thiết và làm cho nó ra phức tạp, sự việc cần phải được tiến hành nhanh chóng.
Phủ Tổng thống Pháp cho hay diễn trình thiết kế tháp nhọn theo lối hiện đại có thể gây ra nhiều trì hoãn không cần thiết vì đòi hỏi cuộc cạnh tranh quốc tế để chọn kiến trúc sư.
Điện Elysée nói rằng “Tổng thống tin tưởng các nhà chuyên môn và chấp thuận các phác thảo chính của dự án do trưởng kiến trúc sư trình bầy nhằm tái thiết tháp nhọn y như cũ”.
Lời tuyên bố trên diễn ra sau một cuộc họp của Ủy Ban di sản và kiến trúc quốc gia Pháp gọi tắt là CNPA.
Khi chiếc mái thế kỷ 13 của Nhà thờ Chính tòa Paris bị bốc cháy hồi tháng Tư năm 2019, trong lúc có cuộc chỉnh trang, nó gây xúc động lớn lao và đã khiến nhiều người khắp thế giới quyên tặng số tiền đáng kể.
Chỉ trong vòng hai ngày, đã có khoảng 900 triệu Euro (1 tỷ dollars hay 805 triệu Bảng Anh) được quyên tặng để tái thiết Nhà thờ.
Ngọn tháp nhọn đầu tiên của Nhà thờ được xây vào thế kỷ thứ 13, nhưng do các hư hại nặng nề, nó đã được tháo gỡ vào thế kỷ 18. Ngọn tháp thay thế nó, do kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc vẽ kiểu, đã được xây vào giữa thế kỷ 19.
Kể từ cuộc hoả hoạn năm rồi, cuộc thảo luận về việc phải tái dựng ngọn tháp ra sao đôi lúc rất căng thẳng.
Jean-Louis Georgelin, vị tướng lục quân được cử đứng đầu dự án tái thiết, muốn có ngọn tháp hiện đại thay thế. Ý tưởng này thoạt đầu được Tổng thống Macron ủng hộ, khi ông nói rằng ông muốn có “một cử chỉ hiện đại”.
Điều đó đã tạo ra một đợt đề nghị bất qui ước từ các kiến trúc sư khắp thế giới, trong dó, có thiết kế làm một hồ tắm trên mái nhà thờ, và một thiết kế khác có công viên và nhà xanh trên mái.
Nhưng trưởng kiến trúc sư Philippe Villeneuve của nhà thờ mạnh mẽ ủng hộ việc tái dựng như cũ theo thiết kế thế kỷ 19.
Trong một cuộc tranh luận nóng bỏng vào hồi tháng 11 năm ngoái, Tướng Georgelin nói với Ông Villeneuve “câm miệng lại” – khiến ai trong phiên họp của Ủy ban Văn hóa của Quốc Hội cũng phải ngỡ ngàng.
Nhà thờ chính tòa vĩ đại này là một địa điểm tôn giáo, nhưng nó lại thuộc quyền sở hữu của nhà nước Pháp, nên nó đã tạo ra một trong những thách thức đầu tiên khi các quan chức nhà thờ và nhà nước phải đối diện với triển vọng khôi phục nhà thờ Đức Bà.
Đức ông Patrick Chauvet, Cha sở Nhà thờ Đức Bà, mô tả vai trò của ngài ngày nay như vai trò của một “nhà ngoại giao”, phục vụ trong tư cách liên lạc viên giữa tổng giám mục Paris, thành phố Paris, Tổng thống Pháp và Bộ Văn hóa, bộ chịu trách nhiệm đối với các nỗ lực khôi phục.
Trong những tuần sau vụ hỏa hoạn ngày 15 tháng 4, đã có một thứ giằng co quốc gia giữa những người muốn sử dụng việc khôi phục để hiện đại hóa thiết kế của nhà thờ chính tòa và những người khác đang tìm cách đem nhà thờ chính tòa trở lại trạng thái chính xác trước khi xảy ra hỏa hoạn.
Bất chấp bi kịch này, Đức Ông Chauvet đã nói với Crux vào tháng trước rằng ngài đang hưởng được một mối “liên hệ tốt đẹp” với các bên liên hệ, nhưng thừa nhận đây là một diễn trình tế nhị. Trong khi đương nhiên quan tâm đến các vấn đề về thiết kế, an toàn và sửa chữa, ngài vẫn chủ yếu quan tâm đến việc đem Nhà thờ Đức Bà trở lại tư cách ngôi nhà cầu nguyện.
Đức ông Chauvet nói rằng “Tôi tiếp tục nhận được thư của những người mô tả hậu quả của đám cháy và tôi muốn duy trì một sự đổi mới thiêng liêng”.
“Tôi muốn Đức Mẹ có thể rời nhà thờ chính tòa vì chúng tôi không thể trở lại bên trong, nhưng ngài thì ngài có thể ra ngoài để gặp con cái của ngài”, Đức ông tiếp tục nói thế, trong khi mô tả ngài hy vọng ra sao trong việc đặt bức tượng Đức Mẹ thế kỷ 14 bên ngoài nhà thờ như một địa điểm hành hương mới trong khi những nỗ lực khôi phục đang được tiến hành.
Ngài nói “Chúng ta là một tôn giáo nhập thể. Chúng ta thích nhìn, vì vậy điều quan trọng đối với tôi là có thể làm một việc như vậy để duy trì ngọn lửa đổi mới thiêng liêng này”.
Source:New York PostFrance to restore Notre Dame Cathedral as it was before fire