Trong một cố gắng nhằm vận động tranh cử cho đảng Dân Chủ, đã có các cố gắng nhằm bôi lọ Giáo Hội Công Giáo với các cáo buộc cho rằng chính quyền của Tổng thống Trump đang ưu đãi Giáo Hội Công Giáo để kiếm phiếu và hàng giáo phẩm Hoa Kỳ đang lợi dụng tình hình này để kiếm tiền.
1. Các Giám Mục Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc cho rằng chính quyền Hoa Kỳ ưu đãi Giáo Hội Công Giáo
Các Giám Mục Hoa Kỳ đã lên tiếng bênh vực việc sử dụng Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương Liên Bang của các giáo xứ Công Giáo, các bệnh viện, trường học, giáo phận và các cơ quan dịch vụ xã hội, sau khi một báo cáo từ Associated Press cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho người Công Giáo và mô tả Giáo Hội Công Giáo như một tổ chức lợi dụng chương trình cứu trợ coronavirus.
“Chương Trình Bảo Vệ Tiền Lương được thiết kế để bảo vệ công việc của người Mỹ thuộc mọi tầng lớp, bất kể họ làm việc cho các tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận, dựa trên đức tin hay thế tục, ” Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley, chủ tịch ủy ban Công Lý Quốc Nội và Phát Triển Nhân Văn cho biết trong một tuyên bố ngày 10 tháng 7.
“Giáo Hội Công Giáo là định chế cung cấp dịch vụ xã hội phi chính phủ lớn nhất tại Hoa Kỳ. Mỗi năm, các giáo xứ, trường học và các cơ sở của chúng tôi phục vụ hàng triệu người có nhu cầu, bất kể chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo. Đại dịch coronavirus kinh hoàng làm tăng nhu cầu của những người chúng tôi phục vụ và nhu cầu cho các thừa tác viên của chúng tôi. Các khoản vay mà chúng tôi đã nộp đơn xin là điều thiết yếu để chúng tôi có thể tiếp tục hoạt động trong thời gian khủng hoảng của quốc gia.”
“Ngoài ra, các lệnh ngừng hoạt động và sự suy thoái kinh tế vì coronavirus đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bao gồm hàng ngàn thừa tác viên Công Giáo - nhà thờ, trường học, các trạm y tế và các dịch vụ xã hội - sử dụng khoảng 1 triệu người ở Hoa Kỳ, ” Đức Tổng Giám Mục Coakley nói thêm.
“Các khoản vay này là một huyết mạch thiết yếu để giữ hàng trăm ngàn nhân viên, bảo đảm thu nhập cho các gia đình, duy trì bảo hiểm y tế và cho phép các nhân viên giáo dân tiếp tục phục vụ anh chị em của họ trong cuộc khủng hoảng này.”
Chương trình cho vay liên bang là một sáng kiến trị giá 669 tỷ đô la, cho phép các thực thể có thể vay với lãi suất thấp, và có thể được tha nợ nếu số tiền này chủ yếu để trang trải chi phí tiền lương và giữ việc làm cho những người có nguy cơ mất việc.
Đầu tuần này, dữ liệu được chính phủ công bố tiết lộ danh tính của nhiều người, nhưng không phải tất cả những người được chính phủ cho vay.
Nếu những người đi vay không thể chứng minh rằng ít nhất 60 phần trăm số tiền đã vay được sử dụng cho các chi phí liên quan đến tiền lương, thì các món nợ sẽ được yêu cầu hoàn trả.
Báo cáo của Associated Press ngày 9 tháng 7 cho biết các tổ chức Công Giáo đã vay từ 1.4 đến 3.5 tỷ đô la, và lưu ý rằng ít nhất 407, 900 việc làm đã được giữ qua các khoản vay đó. Thâm ý của AP là cho rằng chính quyền Trump đang nịnh người Công Giáo để kiếm phiếu, và Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ lợi dụng tình hình để kiếm tiền.
Theo Đức Tổng Giám Mục Coakley các cáo buộc này là quá đáng vì các khoản vay của tổ chức Công Giáo chỉ chiếm 0.5% trong số tiền được phân bổ cho chương trình này. Ngài nói thêm tại Hoa Kỳ, các giáo xứ và giáo phận đang phải đối mặt với sự thiếu hụt tài chính nghiêm trọng và tại Rôma, Vatican đã bị thâm hụt ngân sách đáng kể trong nhiều năm.
Trong tuyên bố của mình, Đức Tổng Giám Mục Coakley cho biết thêm rằng hơn 100 trường Công Giáo đã phải tuyên bố có kế hoạch đóng cửa vì cuộc khủng hoảng đại dịch coronavirus kinh hoàng.
Source:Catholic News AgencyCatholic bishops defend federal paycheck loan participation
2. Thị trưởng New York lợi dụng trào lưu BLM để chống Tổng thống Trump
Song song với cáo buộc chính quyền Trump kiếm phiếu của người Công Giáo trong Chương Trình Bảo Vệ Tiền Lương, một chiến dịch tâng bốc phong trào BLM của đảng Dân Chủ cũng đang được huy động.
Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy Thị trưởng New York đang tham gia vào việc sơn hàng chữ Black Lives Matter ngay trước cửa nhà Tổng thống Trump trong một cố gắng ve vãn người da đen.
Ông ta hô hào các khẩu hiệu và nhiều người hò reo lặp lại.
- Đường này của ai?
- Con đường của chúng ta!
- Đường này của ai?
- Con đường của chúng ta!
Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đã tham gia vào việc vẽ dòng chữ Black Lives Matter trên con đường Fifth Avenue nổi tiếng của thành phố -- và ngay bên ngoài Tháp Trump. De Blasio đã công bố kế hoạch của mình cách đây vài tuần, khiến Tổng thống Trump phải tweet rằng thị trưởng đang làm suy thoái con đường sang trọng này.
De Blasio, cùng với người được vợ của ông và Mục Sư Al Sharpton đã tham gia vào trò này.
Bill De Blasio nói: Hãy để tôi nói với các bạn, chúng ta không làm suy thoái bất cứ điều gì. Chúng ta đang giải phóng Fifth Avenue.
Như thế, khi chúng ta nói Black Lives Matter, không cần tuyên bố nào của Mỹ nữa. Không cần tuyên bố yêu nước nào nữa, bởi vì không có nước Mỹ mà không có Mỹ đen.
Bức bích họa được vẽ trên đường cho thấy sự leo thang hận thù đang diễn ra giữa thị trưởng và tổng thống. Tổng thống Trump đã chỉ trích những người biểu tình Black Lives Matter và những trò ngụy biện đã gây ra căng thẳng chủng tộc. Tháng 7 năm ngoái, de Blasio cho biết New York sẽ không chào đón Trump, người sinh ra tại Queens, sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống. Ba tháng sau, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông đã chuyển nơi cư trú vĩnh viễn sang ngôi nhà Mar-a-Lago của mình ở Palm Beach, Florida từ nơi cư trú của ông ở Tháp Trump tại thành phố New York.
Các bức bích họa được vẽ trên đường với dòng chữ Black Latter Matter đã được vẽ trên các đường phố khác của thành phố New York và tại các thành phố của Hoa Kỳ, bao gồm Washington DC; Raleigh, Bắc Carolina; và Oakland, California.
Source:ReutersNYC Mayor paints 'Black Lives Matter' outside Trump Tower
3. Các tín hữu Kitô tại Iraq vẫn còn bị đe dọa biến mất.
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ lên tiếng báo động: các tín hữu Kitô tại Iraq vẫn còn bị nguy cơ biến mất.
Lời báo động này được đưa ra, trong phúc trình mới công bố hôm 6 tháng 7 năm 2020, với tựa đề: “Cuộc sống sau thời nhà nước Hồi giáo ISIS: những thách đố mới đối với Kitô giáo tại Iraq”, nói về những đe dọa hiện nay các tín hữu Kitô gặp phải khi trở về gia cư của họ tại vùng bình nguyên Ninive, sau cuộc bách hại bi thảm hồi năm 2014, mà cộng đồng thế giới gọi là cuộc diệt chủng.
Theo phúc trình này, nếu cộng đồng quốc tế không can thiệp kịp thời thì trong vòng bốn năm tới đây, nạn cưỡng bách xuất cư sẽ làm cho số các tín hữu Kitô tại Iraq giảm 80% so với dân số Kitô, trước cuộc tấn công của lực lượng ISIS. Tình trạng đó làm cho cộng đồng Kitô tại Iraq tiến từ trạng thái “dễ bị tổn thương” đến tình trạng nguy kịch, có nguy cơ biến mất.
Phúc trình cho biết 100% các tín hữu Kitô miền Ninive cảm thấy thiếu an ninh, 87% trong số đó cảm thấy tình trạng đó với mức độ rất nhiều.
Nghiên cứu cho thấy hoạt động bạo lực của các dân quân địa phương và nhà nước Hồi giáo có thể trở lại đây, là những lý do chính khiến họ sợ hãi. Theo 69% những người được hỏi ý kiến, đó là nguyên do chính khiến họ có thể buộc lòng xuất cư.
Hiện nay, tại vùng bình nguyên Ninive, có hai nhóm dân quân chính đang hoạt động với sự hỗ trợ của Iran, đó là nhóm Shabak và Lữ đoàn Babylon. Hai nhóm này được chính phủ Iraq cho phép hoạt động, vì đã góp phần vào chiến thắng bọn khủng bố Hồi giáo ISIS. Tuy nhiên, 24% những người được phỏng vấn nói rằng: “Các gia đình đã phải chịu những hậu quả tiêu cực do hoạt động của một nhóm dân quân hoặc có nhóm thù nghịch khác”, ví dụ, những vụ xách nhiễu và dọa nạt, thường có liên hệ tới những vụ đòi tiền bạc.
Source:National Catholic ReporterNew report says Iraqi Christians could face extinction
1. Các Giám Mục Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc cho rằng chính quyền Hoa Kỳ ưu đãi Giáo Hội Công Giáo
Các Giám Mục Hoa Kỳ đã lên tiếng bênh vực việc sử dụng Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương Liên Bang của các giáo xứ Công Giáo, các bệnh viện, trường học, giáo phận và các cơ quan dịch vụ xã hội, sau khi một báo cáo từ Associated Press cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho người Công Giáo và mô tả Giáo Hội Công Giáo như một tổ chức lợi dụng chương trình cứu trợ coronavirus.
“Chương Trình Bảo Vệ Tiền Lương được thiết kế để bảo vệ công việc của người Mỹ thuộc mọi tầng lớp, bất kể họ làm việc cho các tổ chức lợi nhuận hay phi lợi nhuận, dựa trên đức tin hay thế tục, ” Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley, chủ tịch ủy ban Công Lý Quốc Nội và Phát Triển Nhân Văn cho biết trong một tuyên bố ngày 10 tháng 7.
“Giáo Hội Công Giáo là định chế cung cấp dịch vụ xã hội phi chính phủ lớn nhất tại Hoa Kỳ. Mỗi năm, các giáo xứ, trường học và các cơ sở của chúng tôi phục vụ hàng triệu người có nhu cầu, bất kể chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo. Đại dịch coronavirus kinh hoàng làm tăng nhu cầu của những người chúng tôi phục vụ và nhu cầu cho các thừa tác viên của chúng tôi. Các khoản vay mà chúng tôi đã nộp đơn xin là điều thiết yếu để chúng tôi có thể tiếp tục hoạt động trong thời gian khủng hoảng của quốc gia.”
“Ngoài ra, các lệnh ngừng hoạt động và sự suy thoái kinh tế vì coronavirus đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bao gồm hàng ngàn thừa tác viên Công Giáo - nhà thờ, trường học, các trạm y tế và các dịch vụ xã hội - sử dụng khoảng 1 triệu người ở Hoa Kỳ, ” Đức Tổng Giám Mục Coakley nói thêm.
“Các khoản vay này là một huyết mạch thiết yếu để giữ hàng trăm ngàn nhân viên, bảo đảm thu nhập cho các gia đình, duy trì bảo hiểm y tế và cho phép các nhân viên giáo dân tiếp tục phục vụ anh chị em của họ trong cuộc khủng hoảng này.”
Chương trình cho vay liên bang là một sáng kiến trị giá 669 tỷ đô la, cho phép các thực thể có thể vay với lãi suất thấp, và có thể được tha nợ nếu số tiền này chủ yếu để trang trải chi phí tiền lương và giữ việc làm cho những người có nguy cơ mất việc.
Đầu tuần này, dữ liệu được chính phủ công bố tiết lộ danh tính của nhiều người, nhưng không phải tất cả những người được chính phủ cho vay.
Nếu những người đi vay không thể chứng minh rằng ít nhất 60 phần trăm số tiền đã vay được sử dụng cho các chi phí liên quan đến tiền lương, thì các món nợ sẽ được yêu cầu hoàn trả.
Báo cáo của Associated Press ngày 9 tháng 7 cho biết các tổ chức Công Giáo đã vay từ 1.4 đến 3.5 tỷ đô la, và lưu ý rằng ít nhất 407, 900 việc làm đã được giữ qua các khoản vay đó. Thâm ý của AP là cho rằng chính quyền Trump đang nịnh người Công Giáo để kiếm phiếu, và Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ lợi dụng tình hình để kiếm tiền.
Theo Đức Tổng Giám Mục Coakley các cáo buộc này là quá đáng vì các khoản vay của tổ chức Công Giáo chỉ chiếm 0.5% trong số tiền được phân bổ cho chương trình này. Ngài nói thêm tại Hoa Kỳ, các giáo xứ và giáo phận đang phải đối mặt với sự thiếu hụt tài chính nghiêm trọng và tại Rôma, Vatican đã bị thâm hụt ngân sách đáng kể trong nhiều năm.
Trong tuyên bố của mình, Đức Tổng Giám Mục Coakley cho biết thêm rằng hơn 100 trường Công Giáo đã phải tuyên bố có kế hoạch đóng cửa vì cuộc khủng hoảng đại dịch coronavirus kinh hoàng.
Source:Catholic News AgencyCatholic bishops defend federal paycheck loan participation
2. Thị trưởng New York lợi dụng trào lưu BLM để chống Tổng thống Trump
Song song với cáo buộc chính quyền Trump kiếm phiếu của người Công Giáo trong Chương Trình Bảo Vệ Tiền Lương, một chiến dịch tâng bốc phong trào BLM của đảng Dân Chủ cũng đang được huy động.
Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy Thị trưởng New York đang tham gia vào việc sơn hàng chữ Black Lives Matter ngay trước cửa nhà Tổng thống Trump trong một cố gắng ve vãn người da đen.
Ông ta hô hào các khẩu hiệu và nhiều người hò reo lặp lại.
- Đường này của ai?
- Con đường của chúng ta!
- Đường này của ai?
- Con đường của chúng ta!
Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đã tham gia vào việc vẽ dòng chữ Black Lives Matter trên con đường Fifth Avenue nổi tiếng của thành phố -- và ngay bên ngoài Tháp Trump. De Blasio đã công bố kế hoạch của mình cách đây vài tuần, khiến Tổng thống Trump phải tweet rằng thị trưởng đang làm suy thoái con đường sang trọng này.
De Blasio, cùng với người được vợ của ông và Mục Sư Al Sharpton đã tham gia vào trò này.
Bill De Blasio nói: Hãy để tôi nói với các bạn, chúng ta không làm suy thoái bất cứ điều gì. Chúng ta đang giải phóng Fifth Avenue.
Như thế, khi chúng ta nói Black Lives Matter, không cần tuyên bố nào của Mỹ nữa. Không cần tuyên bố yêu nước nào nữa, bởi vì không có nước Mỹ mà không có Mỹ đen.
Bức bích họa được vẽ trên đường cho thấy sự leo thang hận thù đang diễn ra giữa thị trưởng và tổng thống. Tổng thống Trump đã chỉ trích những người biểu tình Black Lives Matter và những trò ngụy biện đã gây ra căng thẳng chủng tộc. Tháng 7 năm ngoái, de Blasio cho biết New York sẽ không chào đón Trump, người sinh ra tại Queens, sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống. Ba tháng sau, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông đã chuyển nơi cư trú vĩnh viễn sang ngôi nhà Mar-a-Lago của mình ở Palm Beach, Florida từ nơi cư trú của ông ở Tháp Trump tại thành phố New York.
Các bức bích họa được vẽ trên đường với dòng chữ Black Latter Matter đã được vẽ trên các đường phố khác của thành phố New York và tại các thành phố của Hoa Kỳ, bao gồm Washington DC; Raleigh, Bắc Carolina; và Oakland, California.
Source:ReutersNYC Mayor paints 'Black Lives Matter' outside Trump Tower
3. Các tín hữu Kitô tại Iraq vẫn còn bị đe dọa biến mất.
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ lên tiếng báo động: các tín hữu Kitô tại Iraq vẫn còn bị nguy cơ biến mất.
Lời báo động này được đưa ra, trong phúc trình mới công bố hôm 6 tháng 7 năm 2020, với tựa đề: “Cuộc sống sau thời nhà nước Hồi giáo ISIS: những thách đố mới đối với Kitô giáo tại Iraq”, nói về những đe dọa hiện nay các tín hữu Kitô gặp phải khi trở về gia cư của họ tại vùng bình nguyên Ninive, sau cuộc bách hại bi thảm hồi năm 2014, mà cộng đồng thế giới gọi là cuộc diệt chủng.
Theo phúc trình này, nếu cộng đồng quốc tế không can thiệp kịp thời thì trong vòng bốn năm tới đây, nạn cưỡng bách xuất cư sẽ làm cho số các tín hữu Kitô tại Iraq giảm 80% so với dân số Kitô, trước cuộc tấn công của lực lượng ISIS. Tình trạng đó làm cho cộng đồng Kitô tại Iraq tiến từ trạng thái “dễ bị tổn thương” đến tình trạng nguy kịch, có nguy cơ biến mất.
Phúc trình cho biết 100% các tín hữu Kitô miền Ninive cảm thấy thiếu an ninh, 87% trong số đó cảm thấy tình trạng đó với mức độ rất nhiều.
Nghiên cứu cho thấy hoạt động bạo lực của các dân quân địa phương và nhà nước Hồi giáo có thể trở lại đây, là những lý do chính khiến họ sợ hãi. Theo 69% những người được hỏi ý kiến, đó là nguyên do chính khiến họ có thể buộc lòng xuất cư.
Hiện nay, tại vùng bình nguyên Ninive, có hai nhóm dân quân chính đang hoạt động với sự hỗ trợ của Iran, đó là nhóm Shabak và Lữ đoàn Babylon. Hai nhóm này được chính phủ Iraq cho phép hoạt động, vì đã góp phần vào chiến thắng bọn khủng bố Hồi giáo ISIS. Tuy nhiên, 24% những người được phỏng vấn nói rằng: “Các gia đình đã phải chịu những hậu quả tiêu cực do hoạt động của một nhóm dân quân hoặc có nhóm thù nghịch khác”, ví dụ, những vụ xách nhiễu và dọa nạt, thường có liên hệ tới những vụ đòi tiền bạc.
Source:National Catholic ReporterNew report says Iraqi Christians could face extinction