Hy Vọng Vào Thiên Chúa, Chúng Ta Không Bao Giờ Thất Vọng

Thứ sáu - 26/11/2021 03:35
HY VỌNG VÀO THIÊN CHÚA, CHÚNG TA KHÔNG BAO GI THT VỌNG

Mùa vọng nhằm đánh thức lên trong con tim chúng ta niềm hy vọng vào Chúa và Lời của Người. Niềm hy vọng mà do nhiều lý do khác nhau, làm chúng ta quên mất hay đặt hy vọng vào những thứ ngoài Chúa. Trong bài chia sẻ này, chúng ta xin Chúa Thánh Thần đánh thức niềm hy vọng hoăc định hướng niềm hy vọng của chúng ta vào Thiên Chúa trong Đức Ki-tô bằng việc đọc lại kinh nghiệm của dân Chúa, của những Ki-tô hữu buổi đầu và của chính những lời  của Chúa Giê-su
  1. Kinh nghiệm của dân Israel về niềm hy vọng vào Chúa
Niềm hy vọng vào Thiên Chúa của Israel là một trải nghiệm trong suốt dòng lịch sử của họ, nhất là trong biến cố lưu đày và hồi hương. Niềm hy vong của họ đặt nền tảng trên Thiên Chúa và lòng trung tín của Người vì Người là Đấng không bao giờ chối bỏ chính mình dù dân Người mãi bất trung. Những lời của Giê-rê-mia trong bài đọc thứ nhất, loan báo về một tương lai tôt đẹp trong bối cảnh dân Chúa đang trải nghiệm sự mất mát, nhục nhằn tủi hổ và một tương lai đen tối sau biến cố vương quốc phía nam là Giu-đa bị thất thủ; đền thờ Giê-ru-sa-lem bị phá hủy và con dân bị đưa đi lưu đày ở Babylon. Tương lai ấy, theo Giê-rê-mia là không thể với con người, nhưng với Thiên Chúa thì có thể. Giê-rê-mia bắt đầu “Này s đến nhng ngày – sm ngôn ca Đc Chúa – Ta s thc hin điu tt lành Ta đã phán v nhà Israel và nhà Giu-đa.” Không phải là một dự báo của ngôn sứ nhưng là một mặc khải của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa nói về những gì Người sắp làm cho nhà Israel và Giu-đa. Người sẽ làm cho họ những điều tốt lành.
 
Ngôn ngữ “tốt lành” làm ta liên tưởng đến đánh giá của Thiên Chúa trong cuộc tạo dựng “trời đât muôn loài muôn vật.” Sự tốt lành của công trình tạo thành đã bị tội lỗi phá hủy và rơi vào hỗn loạn khi con người đặt niềm tin và hy vọng vào ma quỷ.  Cũng thế, những điều tốt lành Thiên Chúa đã hứa với các tổ phụ Abraham, Isaac và Gia-cop, được hoàn thành cách tốt đẹp dưới triều đại Đa-vit và Salomon cũng bị tội lỗi của dân riêng Người một lần nữa gây cản trở. Lưu đày như một hình phạt của tội lỗi dành cho dân cứng lòng, phớt lờ những lời cảnh báo của những ngôn sứ được Chúa sai đến. Ho tiếp tục hy vọng vào những ngẫu tượng dân ngoại, những lễ nghi hoành tráng nhưng thiếu tình yêu và đức công bình và những quyền lực trần gian. Tuy nhiên, sự công bình của Thiên Chúa luôn gắn liền với tình yêu và sự tha thứ. Hình phạt, vì thế, không bao giờ là tiếng nói cuối cùng của Thiên Chúa nhưng là tình yêu và sự công chính của Người với dân được tuyển chọn

Thiên Chúa sẽ thực hiện một cuộc tạo dựng mới vào ngày Thiên Chúa muốn. Từ trong những đổ nát, hỗn mang, trong miền đất của sự chết, Thiên Chúa “sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đa-vit.” Như Thiên Chúa đã thực hiện cuộc tạo dựng đất trời nhờ Lời và Thần Khí, Người cũng sẽ thực hiện cuộc phục hưng nhà Israel và Giu-đa qua một Đấng Công Chính. Trong khi những người kế vj vua  Đa-vit đã thất bại để gìn giữ và phát huy những gia sản của Đa-vit vì những tham vọng chính trị, những ham muốn vô luân, những bất trung với Chúa và bội tín với dân, thì “Đấng Công Chính” được Thiên Chúa ban sẽ “trị nước theo lẽ công bình chính trực.” Trong ngày Thiên Chúa ra tay hành động, cùng với việc ban Đấng Công Chính, Thiên Chúa sẽ cứu thoát Giu-đa khỏi kiếp lưu đầy. Giê-ru-sa-lem sẽ được an cư lạc nghiệp. Sứ điệp hy vọng mà Giê-rê-mia thắp lên giữa cảnh khôn cùng như một lời mời gọi, những người sống kiếp lưu đày đừng chán nản, thất vọng nhưng sống trong hy vọng. Hy vọng ở đây không có nghĩa bị động ngồi chờ ngày cứu thoát như kiểu “ngồi chờ sung rụng” nhưng là năng động trong nỗ lực sống niềm tin vào Chúa trong hoàn cảnh mới. Lịch sử cho thấy dân Chúa đã không hy vọng luống công.

Thật vậy những lời của Thiên Chúa hứa qua miêng ngôn sứ Giê-rê-mia đã được thực hiện khi dân Israel được hồi hương qua sắc chỉ của vua Cyro năm 538 tcn. Dân Chúa, những kẻ còn sót lại nhờ niềm hy vọng, đã trở về. Dù gặp không ít khó khăn, họ cuối cùng đã hoàn thành việc tái thiết Đền Thánh Giê-ru-sa-lem và tường thành vào khoảng năm 515. Nhưng điều quan trọng hơn cả, chính là việc phục hưng đời sống tôn giáo: phục hồi việc tuân giữ luật Mô-sê, giải quyết vấn đề hôn nhân dị giáo và thiết lập Thương Hội Đồng Tối Cao, cơ quan quyền lực tối cao của tôn giáo mang tên Do Thái. Sự phục hưng kỳ diệu ấy, lại một lần nữa  cho thấy Thiên Chúa không bỏ rơi dân Người, nhất là những ai trông cậy vào Người. Câu kết của bài đọc chúng ta vừa nghe là niềm xác tín của dân Chúa: Thiên Chúa luôn hiện giữa dân Người. Người hiện diện nơi Đền Thánh vì thế, tên của thành được gọi  là “ĐỨC CHÚA SỰ CÔNG CHÍNH CỦA CHÚNG TA.” Đặt trong bầu khí mùa vọng, sứ điệp của lời ngôn sứ Giê-rê-mia chính là hãy HY VỌNG vào Thiên Chúa và Lời Hứa của Người, chính Người sẽ ra tay thực hiện. Thiết nghĩ, đây cũng chính là sứ điệp của Trang Tin Mừng chúng ta vừa nghe
  1. Hy vọng vào những lời của chính Chúa Giê-su
Trang Tin Mừng chúng ta vừa nghe là những loan báo của Chúa Giê-su và ngày xuất hiện của Con Người. Ngày ấy sẽ trở thành nỗi sợ hãi kinh hồn bạt vía của những ai chọn trần gian như là Chúa của họ, trong khi những người chọn Thiên Chúa trong Đức Ki-tô và những gì thuộc về Người làm lẽ sống.  Bởi đó, hãy tin tưởng và hy vọng tuyệt đối vào Chúa Giê-su và những lời của Người nếu chúng ta không muôn sống trong sợ hãi, buồn phiền, lắng lo và nhất là thất vọng ê chề,  trong ngày cuối đời của mình và ngày Thiên Chúa đến trong tư cách Con Người ngự giá mây trời.
Không như thánh Marco, người nói về Chúa rút ngắn lại những ngày kinh hoàng, nếu không chẳng ai có thể đứng vững, và những cảnh báo liên tục của Chúa Giê-su về những ngôn sứ giả (Mc 13, 21 – 23). Thánh Luca bỏ qua 2 chi tiết này và liên hệ đến “thời viên vãn của dân ngoại” (Lc 21, 24) để dẫn cách trực tiếp đến những dự báo về dấu chỉ sẽ đánh dấu sự xuất hiện của Con Người. Ở đây chúng ta nhận ra một sự gia tăng của những dấu chỉ đi trước những sự kiện Con Người xuất hiện (Lc 21, 10 – 11).
 
Những dấu chỉ lớn lao từ trời: “ sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện (c.11)” bây giờ được liệt kê cách rõ ràng và không thể nhầm lẫn“điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao,” còn dưới đât “muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét.”(25). Những dấu chỉ vũ trụ đi trước sự xuất hiện của Con Người âm vang và hoàn thành những sấm ngôn của các ngôn sứ như Isaia (13, 10 – 11), Ê-dê-ki-en (32, 7 – 8) và Gioel (4, 15 – 16). Các ngôn sứ này nói về ngày của Thiên Chúa đến với những dấu chỉ trên trời dưới đất, để tiêu diệt những kẻ thù của dân Người. Người sẽ cứu thoát dân Người, nhất là những người thuộc số sót, những người trung thành với niềm tin và hy vọng vào Người. Người thành nơi nương náu, trú ẩn muôn đời cho họ.

           
Tương tự, những nỗi kinh hoàng trên đất và biển được diễn tả bởi các ngôn sứ và các vịnh gia, trong đó, Thiên Chúa dùng hơi thở quyền năng chống lại kẻ gian ác và làm cho chúng thất thiên bát đảo. Người sẽ ở cùng và là thành bảo vệ cho nhà Gia-cop. Người sẽ làm cho đền thờ rực rỡ vinh quang trước mặt muôn dân

Ngay sau những dấu chỉ trên trời dưới đất, Con Người xuất hiện đầy quyền năng và vinh hiển ngự xuống trên đám mây. Một hình ảnh diễn tả Con Người vượt lên trên tất cả vũ trụ và mọi quyền lực trần gian vốn đang lung lay, ngả nghiêng và cuối cùng bị phá hủy hoàn toàn. Không những đứng vững, Con Người còn là điểm tựa nương cho những ai tin tưởng và hy vọng vào Người. Nhờ Người, họ mới có thể “đưng thẳng và ngẩng đầu lên” và được cứu chuộc.” Đứng thẳng một tư thế diễn tả sự vững chắc kiên cường giữa một thế giới nghiêng ngã. Ngẩng đầu lên là tư thế của kẻ tự do, hướng về Đấng đang đến và chờ đợi vòng hoa chiến thắng. Như thế, ngày Con Người xuất hiện trong khi, thành ngày lo lắng, kinh sợ và ngày hủy diệt những kẻ không thuộc về Chúa Ki-tô, thì với Người công chính trở thành ngày của niềm vui vì được cứu thoát
  1. Kinh nghiệm hy vọng của các Ki-tô hữu buổi đầu
Thánh Phaolo trong thư gửi tín hữu thành Thessalonica lại cho thấy, không phải chúng ta mà chính Chúa và ân sủng của Người mới làm cho họ “bền tâm vững chí, được trở nên tinh tuyền thánh thiện, không có gì đấng chê trách trong ngày Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta quang lâm cùng với các thánh của Người.” Ở đây, thánh Phaolo không chủ trương một sự chờ đợi tiêu cực “ngồi chờ mà không làm gì hết.” Trong khi Chúa Giê-su căn dặn các môn đệ “hãy tỉnh thức và cầu nguyện,” thánh Phaolo lai dạy các môn đệ không ngừng tiến tới trong việc sống hoàn thiên “tình thương của các tín hữu với nhau và với mọi người.” Một khi sống giới răn yêu thương của Chúa, người tín hữu sẽ đươc ở lại trong Chúa và được Chúa Cha, Chúa Con và Thánh  Thần đến ở lại trong họ. Chính Thiên Chúa giữ họ trung thành, đứng vững và đứng thẳng trong ngày Con Người đến trong vinh quang. Thánh nhân khẳng quyết: Chắc chắn Chúa sẽ đến không sai. Người hy vọng vào Người sẽ được cứu thoát
           
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đánh thức  niềm hy vọng vào Thiên Chúa bằng việc đọc lại kinh nghiệm của dân Chúa trong Cựu Ước, suy niệm những lời của Chúa Giê-su trong các Tin Mừng, nhất là những lời liên quan đến sự trở lại của Người và kinh nghiệm của các Ki-tô hữu buổi đầu trong việc mong chờ Chúa trở lại. Chúng ta cũng dành thời gian để đọc và làm mới lại những cảm nghiệm thiêng liêng của mỗi chúng ta về niềm hy vọng vào Chúa và lời của Người. Xin Chúa giúp chúng con nhận diện những khuôn mặt thật của những thực tại đang làm lu mờ niềm hy vọng đích thực trong tâm hồn chúng con hay, làm lệch hướng niềm hy vọng của chúng con vào Chúa, để nhờ đó, chúng con can đảm buông bỏ những cản trở đó và làm mới lại niềm hy vọng vào Chúa của mình. Nếu chỉ như thế là chưa đủ, chắc chắn chúng con còn phải lấp đầy niềm hy vong vào Chúa bằng một cuộc sống năng động tích cực như Chúa muốn. Nâng động trong nguyện cầu để chúng con được nuôi dưỡng trong Thiên Chúa; tích cực thực thi lệnh truyền yêu thương của Chúa với anh chị em, những người chúng con gặp gỡ trong đời, những người cần sự giúp đỡ của chúng con. Xin giữ mãi trong chúng con ngọn lửa hy vọng năng động tích cực này

 
Lạy Chúa Giê-su, xin thức dậy để ngăm đe những thế lực sự dữ đang làm cho con thuyền cuộc đời chúng con đang nghiêng ngã sắp chìm được tiếp tục khiến chúng con sợ hãi đến quên mất sự hiện diện của Chúa bên chúng con. Xin đưa thuyền chúng con tiếp tục hướng đến bến bình an và nhờ đó, chúng con càng xác tín rằng: không có Chúa chẳng có chi vững bền chẳng có chi thánh thiện. Có Chúa ở cùng, chúng con sẽ đứng vững trước mọi quyền lực trên trời dưới đất, trước mọi cám dỗ thế gian ma quỷ và xác thịt, vì Chúa là Núi Đá Vững Bền cho con tựa nương muôn đời. Amen


Lm Augustinô Nguyễn Đức Lợi


                                                                                                                                                                                                                                                         

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây