Thứ Tư tuần 7 thường niên. – Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ.

Thứ ba - 22/02/2022 02:57

Thứ Tư tuần 7 thường niên. – Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ.

"Ai không chống đối các con, là ủng hộ các con".

 

* Thánh Pôlicáp là môn đệ của thánh Gioan và là chứng nhân cuối cùng của thời các Tông Đồ. Người đã chết trên giàn hoả thiêu, giữa hí trường Miếcna, trước mặt dân chúng. Đang lúc đó, người dâng lời tạ ơn Chúa “vì mình đã được xét là xứng đáng được kể vào số các chứng nhân (tử đạo) và được chia sẻ chén đắng của Chúa Kitô”. Hôm đó là ngày 23 tháng 02 năm 155, thánh nhân được tám mươi sáu tuổi.

 

Lời Chúa: Mc 9, 37-39

Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo ta, và chúng con đã ngăn cấm y".

Nhưng Chúa Giêsu phán: "Ðừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con".

 

 

Suy Niệm 1: Đừng ngăn cản người ta

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

Sau khi Thầy Giêsu loan báo cuộc Khổ Nạn và Phục sinh lần hai,

các môn đệ đã cãi nhau ngay ngoài đường xem ai là người lớn nhất.

Như thế tham vọng cá nhân vẫn tồn tại

cả nơi những người đã bỏ mọi sự mà theo Thầy (Mc 9, 33-37).

Sau vụ tranh cãi có tính nội bộ trên,

bài Phúc Âm hôm nay kể lại chuyện tranh cãi với người ngoài nhóm.

Gioan, “con của Thiên Lôi”, là người khởi đầu câu chuyện.

Thực ra ông chỉ là người nói lên phản ứng chung của các anh em.

Họ bực bội vì có người “không theo chúng ta”, không ở trong nhóm,

mà lại dám lấy Danh Thầy Giêsu để trừ quỷ (c. 38).

Và thực sự người đó đã trừ được một cách thành công.

Danh Giêsu có sức mạnh trừ quỷ, đó là điều không thể chối cãi.

Nhưng đối với Gioan và các bạn của ông,

chỉ những người trong nhóm mới có quyền dùng Danh ấy.

Chính vì thế Gioan thú nhận, “chúng con đã cố ngăn cản…”

Họ muốn độc quyền sử dụng Danh Thầy,

nghĩa là muốn bảo vệ quyền lợi và chỗ đứng của nhóm.

Nếu ai cũng lấy Danh Giêsu mà trừ quỷ, thì còn thế giá gì cho các ông!

Chẳng rõ các môn đệ đã làm gì để ngăn cản người kia,

Chỉ biết Thầy Giêsu không chấp nhận thái độ cấm đoán ấy (c. 39).

Thầy bao dung và cởi mở hơn nhiều.

Thầy có cái nhìn lạc quan về người đã nhân danh Thầy mà trừ quỷ.

Hẳn người ấy có niềm tin nào đó vào Thầy, vào quyền năng của Danh Thầy.

Như thế anh ấy đã có tương quan ít nhiều với Thầy,

dù không theo Thầy làm môn đệ chính thức trong nhóm.

“Ai không chống chúng ta là ủng hộ chúng ta” (c. 40).

Nguyên tắc này của Đức Giêsu khiến chúng ta có thêm nhiều bạn,

và bớt số người mà ta nghĩ là kẻ thù.

Nó khiến chúng ta ra khỏi sự lo sợ vì quyền lợi mình bị đe dọa,

và tránh được những tranh chấp không đáng có.

Thật ra thái độ khép kín và độc quyền thường bắt nguồn từ sự ích kỷ

chứ không từ lòng đạo đức thực sự.

Có thứ khép kín ích kỷ của một cá nhân,

nhưng cũng có sự khép kín ích kỷ của một tập thể,

một họ đạo, một dòng tu, một tôn giáo, một quốc gia.

Đức Giêsu mời chúng ta vượt ra khỏi ranh giới của nhóm mình,

để mở ra với thế giới, với các kitô hữu khác, với những người không tin.

Chúng ta cần thấy những điều chân thiện mỹ nơi họ như những tia nắng

đến từ Vừng Đông rực rỡ là Đức Giêsu,

và cảm được mối dây thầm kín kết nối họ với Thiên Chúa.

Cần tập nhận ra Đức Giêsu đang hiện diện và hoạt động

ở những nơi, những tổ chức và những người mà ta không ngờ.

Rao giảng Tin Mừng cho một người là nói với người ấy rằng

anh đã quen biết Giêsu và Giêsu đã ở trong anh từ lâu.

 

Cầu nguyện :

Lạy Chúa,

xin cất khỏi con mọi lo lắng bề ngoài.

Xin tha thứ cho con

vì đã quá bận tâm

đến những điều mình nói,

đến ảnh hưởng của mình,

đến những điều người ta nói và nghĩ về con.

Xin tha thứ cho con

vì muốn nên giống kẻ khác

mà quên mất chính mình,

vì khao khát có được những đức tính của họ,

mà quên phát triển bản thân.

Xin tha thứ cho con

vì đã mất nhiều thời gian

cho việc phô trương

hơn là cho việc xây dựng bản thân.

Xin cho con biết cởi mở với anh em;

nhờ đó, Chúa có thể đến với con

như đến với một người bạn.

Và Chúa sẽ làm cho con trở nên “người”

mà Chúa mong muốn trong tình yêu của Ngài

vì con là con của Chúa

và là anh em của mọi người.

(Michel Quoist)

 

Suy Niệm 2Khôn ngoan theo Chúa

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Con người nơi nào thời nào cũng mơ ước được khôn ngoan. Sách Huấn ca hôm nay cho thấy: Khôn ngoan làm cho con người nên cao trọng. Được sự sống. Được vinh quang. Người khôn ngoan sẽ lãnh đạo người khác. Dòng dõi sẽ trường tồn. Tuy nhiên để đạt tới khôn ngoan phải qua một cuộc thử luyện: “Vì ban đầu, khôn ngoan sẽ đồng hành với họ qua nẻo đường quanh co, giáng xuống trên họ hãi hùng run rẩy, và dùng kỷ luật của mình mà tôi luyện bao lâu chưa tin tưởng họ được,; rồi lại thử thách họ qua những phán quyết của mình” (năm lẻ).

Thánh Gia-cô-bê cho biết khôn ngoan chính là người biết từ bỏ ý mình để làm theo ý Chúa. Chúa làm chủ muôn vật muôn loài. Làm chủ cuộc đời chúng ta. Làm chủ cả linh hồn. Cả thân xác. Cả trí tuệ. Cả tài năng. Cả chương trình. Cả thời gian. Vì thế đừng tự mình toan tính gì. Khôn ngoan chính là biết tìm ý Chúa. Làm mọi sự theo ý Chúa. Muốn những gì Chúa muốn. Để Chúa điều khiển cuộc đời. “Thật vậy, các người chỉ là hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi lại tan biến đi. Thay vì nói: “Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ sống và làm điều nọ điều kia”, thì các người lại tự phụ vì những chuyện khoác lác của mình. Mọi thứ tự phụ như thế đều xấu” (năm chẵn).

Chúa Giê-su dạy ta biết khôn ngoan là đừng tìm theo ý mình. Chỉ làm vinh danh Thiên Chúa. Các tông đồ thiếu khôn ngoan. Vì bị tính tự ái, phe nhóm, độc quyền chi phối. Chỉ tìm thoả mãn tự ái của mình. Muốn độc quyền thuộc về Chúa và làm chứng về Chúa. Vì thế mà khép kín. Ích kỷ. Nghĩ cho bản thân. Không nghĩ cho Chúa. Cho Nước Chúa. Hẹp hòi. Không chịu mở rộng cánh cửa. Càng không mở rộng tâm hồn. Chúa đã chỉnh đốn các ông. Hãy khôn ngoan. Tìm ý Chúa chứ đừng tìm ý riêng. Tìm đồng thuận chứ đừng tìm đối nghịch. Tìm điểm chung chứ đừng tìm điểm riêng. Tìm hài hoà chứ đừng tìm khác biệt. Tìm hợp nhất chứ đừng tìm chia rẽ. “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Thật đơn sơ biết bao. Mà thâm sâu biết bao. Rộng mở. Mà khôn ngoan.

Lạy Chúa, xin ban cho con đức khôn ngoan. Để con biết phục vụ Chúa.

 

Suy Niệm 3: Cộng tác với nhau

Disney và Roy là hai anh em, mỗi người có một biệt tài và họ đã sớm nhận ra tài năng của nhau. Disney là họa sĩ, còn Roy là một doanh nhân. Họ phân công với nhau: Roy lo sản xuất và tiêu thụ. Disney thì tập trung vào sáng tác. Nhờ sự hợp tác chặt chẽ này, hai anh em đã tạo được sự nghiệp lớn lao.

Nhận ra tài năng của người khác là việc ai cũng có thể làm, nhưng thành thật nhìn nhận tài năng và cùng cộng tác với người khác là điều không dễ thực hiện. Ðó cũng đã là tâm trạng của các môn đệ Chúa Giêsu. Họ khám phá có người nhân danh Chúa để trừ quỷ, nhưng người này lại không thuộc nhóm của họ, thế là họ ngăn cấm người ấy, Chúa Giêsu trả lời: "Ðừng ngăn cấm người ta... Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta".

Qua suốt dòng lịch sử, đặc biệt từ Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội không ngừng đẩy mạnh sự hợp nhất giữa các Giáo Hội Kitô, hoặc trong chính nội bộ của mình. Nhu cầu của Giáo Hội thật đa diện, cần có sự đóng góp của nhiều người mới mong đáp ứng đầy đủ. Những khác biệt trong Giáo Hội là vẻ đẹp muôn mầu muôn sắc, nếu tất cả múc lấy nguồi suối từ Chúa Giêsu và sức mạnh từ Thánh Thần.

Ước gì lời Chúa hôm nay hun đúc chúng ta lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác, tìm kiếm chân lý hơn là tìm cách thắng cuộc trong tranh luận. Xin Chúa Kitô là nguồn hiệp nhất trong Giáo Hội giúp chúng ta thành tâm hiệp nhất với nhau trong mọi việc.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 4: Lại tranh luận nữa

Ông Gio-an nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.” Đức Giêsu bảo: “Đừng ngăn cản người ta vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy.” (Mc. 9, 38-39)

Có một lúc nào đó các tông đồ đã tranh luận với nhau để xem ai là người lớn nhất. Và đây lại một cuộc cãi cọ nữa, lần này với một người lạ mà Chúa đã lệnh cho thay vào chỗ Người. Chính Gioan là người đến kể lại cho Thầy về trường hợp người trừ quỷ lạ mặt đó. Ông Gioan này, một con người hiền dịu như thế, lại rất có thể nổi nóng, tàn bạo. Ta còn nhớ, một ngày nào đó, ông đã xin Chúa Giêsu cho lửa trời và sấm sét xuống tiêu diệt một làng của người Samari, vì họ đã không chịu tiếp rước các ngài. Ông không gớm cả những biện pháp mạnh. Ở đây, ông lại bực tức với một người ngoại nhập lấy danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ và được thành công. Thật là xì-căng-đan hết chỗ!

Vì “người ấy không theo chúng ta.” Người ấy không phải là người thuộc nhóm chúng ta và kìa anh ta tiếm quyền của chúng ta, dẫm chân lên những mảnh vườn của chúng ta. Đó là một sự lộn xộn mà anh ta xin Chúa Giêsu sửa sai. Vả lại các tông đồ cũng đã bắt đầu xen vào. Các ông đã ngăn cản anh lấy danh nghĩa Chúa mà hành đông và các ông đòi Chúa công nhận hành đông của các ông. Còn Gioan một phần nào như muốn nói: “Khỏi cần đi theo Thầy nữa, làm môn đệ Thầy mà làm chi, khi mà kẻ tới trước đều có thể hành động nhân danh Thầy.”

Đừng là ốc đảo

Phản ứng của Chúa Giêsu, đày lòng bao dung, đã phải làm cho các môn đệ thất vọng: Người lệnh cho các ông cứ để cho người lạ này trừ được bao nhiêu quỷ thì cứ làm, và công việc ấy biện minh cho con người anh: người mới gia nhập này tỏ cho thấy có nhiều dấu hiệu thiện chí, công việc anh làm đều hướng về Chúa Giêsu, và một khi ra đi rồi, chẳng lẽ anh lại đâm ra khinh rể và nhục mạ Người. Ở đây Chúa Giêsu xem ra lạc quan, sẵn sàng kết nạp mọi người ở ngoài, sẵn sàng tỏ thái độ dễ dàng để chiêu mộ những người theo. Thực tế mà nói, Chúa muốn cho các môn đệ thấy rằng thái độ của các ông là không có căn cứ, là hẹp hòi.

Chúa giải thích thêm bằng câu nói bất hủ: “Ai không chống lại tôi, là ủng hộ tôi.” Người truyền lệnh cho các ông phải vượt khỏi những cái nhìn hoàn toàn phàm trần và hẹp hòi của các ông, bỏ ra một bên tinh thần phe nhóm và cởi mở với tất cả mọi người thiện chí. Nhưng thái độ này của Chúa Kitô không phải là “ba phải” chút nào: khi phải chiến đấu chống sự ác, Người tỏ ra kiên quyết và Người sẽ tuyên bố: “Ai không cùng với chúng ta, là chống lại chúng ta.” Có nghĩa là trung lập khi phải đối phó với sự ác chính là đồng lõa với sự ác vậy.

 

Suy Niệm 5: Ai là người thuộc nhóm chúng ta?

Người ta thường so sánh khả năng làm việc nhóm giữa người Việt Nam và người Nhật Bản, kết quả như sau:

Cùng một công việc, một người Việt và một người Nhật, người Việt hơn hẳn người Nhật.

Hai người Việt làm việc với nhau và hai người Nhật làm với nhau, kết quả bằng nhau.

Ba người Việt làm việc chung và ba người Nhật làm việc chung, thì ba người Nhật hơn hẳn về chất lượng cũng như tinh thần cộng tác.

Tại sao vậy? Thưa không phải người Việt không nhận ra khả năng của nhau! Cả người Việt và Nhật đều nhận ra khả năng của người đối diện. Tuy nhiên, về sự trân trọng tài năng và sử dụng chất xám trong khi làm việc chung thì người Nhật bỏ xa chúng ta!

Đây cũng chính là tâm trạng, thái độ của các môn đệ khi thấy người khác làm việc tốt hơn mình, nhưng chỉ vì họ không thuộc về nhóm của các ông, nên các ông tìm cách ngăn cấm họ.

Với Đức Giêsu thì khác. Khi thấy thái độ kỳ thị của các ông, Ngài đã dạy cho họ bài học về sự hiệp nhất trong đa dạng khi nói: “Đừng ngăn cấm người ta… Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Qua câu nói đó, Đức Giêsu muốn dạy các ông bài học về sự đa dạng trong Vương Quốc của Đức Giêsu. Đồng thời cũng mời gọi các ông biết đón nhận những sự khác biệt đó như là một cơ hội để học hỏi và cùng nhau chung tay xây dựng Nước Trời.

Ngày nay, trong đời sống thường nhật, có lẽ nhiều khi chúng ta mong muốn được nhiều người tôn trọng mình và coi thường người khác. Hay có khi chúng ta tìm cách thổi phổng uy tín dởm của mình và luôn tìm cách đạp đổ danh thơm tiếng tốt của đối phương. Hoặc có những lúc chúng ta không ưa ai thì cho dù người đó có tốt lành, gương mẫu thế nào đi nữa, trước mắt và trong lối suy nghĩ của ta, họ chỉ là “con ông nọ, con bà kia ý mà”!

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con có được trái tim rộng mở như Chúa, để chúng con biết nhìn thấy điều tốt đẹp nơi anh chị em của mình, và cùng nhau cộng tác nhằm góp phần xây dựng sự hiệp nhất cho Vương Quốc của Chúa trên trần gian. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Suy Niệm 6: Bài học bao dung và hợp tác

(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Hạt giống...

Hôm qua, Chúa Giêsu dạy bài học phục vụ và tiếp đón. Hôm nay Ngài dạy bài học bao dung và hợp tác. Khi thấy một số người không thuộc nhóm 12 mà cũng nhân danh Chúa Giêsu để trừ quỷ thì Gioan khó chịu, xin Chúa ngăn cấm. Chúa Giêsu chẳng những không cấm họ mà còn sửa dạy các môn đệ mình.

- Người đời thường có óc bè phái: ích kỷ bảo vệ quyền lợi và danh dự của nhóm mình, và đố kỵ ganh ghét với nhũng nhóm khác. Phương châm của thế gian là "Ai không theo ta tức là nghịch với ta"

- Chúa Giêsu dạy các môn đệ đừng nhìn ai bằng cặp mắt thành kiến đố kỵ, nhưng phải sẵn sàng hợp tác với tất cả mọi người thiện chí. Phương châm Chúa đưa ra là "Ai không chống đối ta tức là ủng hộ ta".

B.... nẩy mầm.

1. Kẻ thốt lên những lời sặc mùi đố kị này là ai? Cũng là kẻ một lần khác đòi khiến lửa trời xuống thiêu rụi một làng Samari không tiếp đón Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài. Đó chính là Gioan, "người môn đệ mà Chúa Giêsu thương yêu". Con người tự nhiên của Gioan vốn xấu như vậy. Nhưng nhờ tình thương của Chúa, sau này Gioan trở nên tốt, có thể nói là tốt hơn những môn đệ khác. Nhìn gương thánh Gioan, tôi không thất vọng về bản chất xấu xa của mình, nhưng tôi càng tin cậy vào tình thương có sức biến đổi tuyệt vời của Chúa.

2. Gioan cũng là một trong 3 môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu. Thế mà vẫn nặng đầu óc phe phái. Gioan đố kị với cả những người "nhân danh Chúa mà trừ quỷ", tức là những người làm việc tốt.

Thánh Gioan mà còn như thế thì huống chi là tôi. Tôi phải khiêm tốn thừa nhận trước Chúa và trước lương tâm rằng tôi đã nhiều lần đố kị ganh ghét các anh chị em tôi, ganh ghét không phải vì họ xấu mà chính vì họ tốt. Và tôi phải hết sức đề phòng không để cho khuynh hướng ganh ghét ấy khuynh đảo tôi nữa.

3. Tôi thường nhìn người khác một cách nghi kị và khắt khe. "Họ không ủng hộ tôi tức là họ chống đối tôi". Do cái nhìn ấy, nếp sống của tôi trở nên bi quan và khép kín. Hôm nay Chúa dạy tôi một cái nhìn rất bao dung và rất lạc quan "Ai không chống đối các con là ủng hộ các con". Chắc chắn với cái nhìn này đời tôi sẽ vui tươi hơn và tôi sẽ làm việc thoải mái hơn.

4. Truyện ngụ ngôn Ấn độ có kể như sau:

Một hôm thần Krisna muốn thử lòng các vua trên trần gian.

Trước tiên thần cho gọi Duriana, một ông vua nổi tiếng tàn ác, đến: "Ta muốn ngươi đi khắp thế giới tìm cho ta một con người có lòng tốt". Duriana đi khắp thế giới một thời gian rồi trở về tâu: "Lạy Ngài, con không thể gặp được một con người nào như thế cả, vì mọi người đều ích kỷ, đê hèn".

Thần gọi tiếp một ông vua khác nổi tiếng quảng đại, tên là Damanatra và ra lệnh ngược lại: "Ngươi hãy đi tìm cho ta một con người thực sự xấu xa". Một thời gian sau, Damanatra trở về buồn bã báo cáo: "Lạy Ngài con xin chịu tội, con đã gặp rất nhiều người hẹp hòi, ích kỷ, gian tham, trộm cắp… nhưng người thực sự xấu xa thì con không gặp.

Cho dù có vấp ngã, mọi người đều có lòng tốt". (Chờ đợi Chúa).
 

You have no idea what your life will be like tomorrow – Suy niệm theo The WAU ngày 23.02.2022
Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ

Nguồn: The Word Among Us – February 2022

 Wednesday February 23th 2022
Meditation: James 4:13-17

 

You have no idea what your life will be like tomorrow. (James 4:14)

We can all vividly remember how quickly our lives changed two years ago at the onset of the global pandemic. As we lived through months of lockdown, most of our plans had to be cancelled or changed. We might have even wondered if we should bother to make plans!

In today’s first reading, James isn’t saying that we shouldn’t plan ahead. He just wants us to realize that many things are out of our control. As we know, even our best-laid plans can sometimes fall apart. So how do we go about making plans, all the while knowing that we can’t always count on them?

The solution is to bring God into the planning process. Even when we’re fairly certain of what we want to do—whether that pertains to our careers, our families, or even our vacations—we can bring our plans to the Lord in prayer. As we pray and listen, we may sense him confirming our plans. At other times, we may sense him leading us down a different path or asking us to put things on hold for a time. And if God seems to be silent, then we can go ahead with our plans even as we continue to seek his blessing.

Yet what if our circumstances suddenly change? This can tempt us to doubt God’s ability to guide us—and we might even blame him for the change in plans! But James reminds us of the attitude we should take: “If the Lord wills it, we shall live to do this or that” (4:15). Which means that as we make our plans, we should always remember that everything depends on the grace and mercy of God.

So don’t grasp too tightly to any of your plans! Instead, trust in God’s faithful care for you, and believe that he is still at work in spite of an unexpected development. Then when your plans are disrupted—even quite unexpectedly, as they were with Covid—you can still have peace and confidence. “The peace of God that surpasses all understanding” will, in fact, sustain you because you have placed your hope and trust in God and not in the outcome of your plans and decisions (Philippians 4:7).

“Lord, guide me in all my comings and goings.” 

Thứ Tư ngày 23.02.2022
Suy niệm: Gc 4, 13-17

Các người không biết cuộc đời mình ngày mai sẽ ra sao (Gc 4,4)

Tất cả chúng ta đều có thể nhớ rất rõ cuộc sống của chúng ta đã thay đổi nhanh chóng như thế nào cách đây hai năm khi đại dịch toàn cầu bùng nổ. Khi chúng ta trải qua nhiều tháng bị nhốt trong nhà, hầu hết các kế hoạch của chúng ta  phải bị hủy bỏ hoặc thay đổi. Thậm chí chúng ta có thể đã tự hỏi liệu mình có nên bận tâm đến việc lập kế hoạch hay không!

Trong bài đọc một hôm nay, thánh Giacôbê không nói rằng chúng ta không nên lập kế hoạch trước. Ngài chỉ muốn chúng ta nhận ra rằng nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Như chúng ta biết, ngay cả những kế hoạch được xây dựng tốt nhất của chúng ta đôi khi cũng có thể bị đổ bể. Vậy làm cách nào để lập kế hoạch, đồng thời biết rằng không phải lúc nào chúng ta cũng cậy dựa vào chúng?

Giải pháp là đưa Thiên Chúa vào quá trình lập kế hoạch. Ngay cả khi chúng ta khá chắc chắn về những gì chúng ta muốn làm – cho dù điều đó liên quan đến sự nghiệp, gia đình hay thậm chí là kỳ nghỉ của chúng ta – chúng ta có thể trình bày kế hoạch của mình với Chúa trong cầu nguyện. Khi cầu nguyện và lắng nghe, chúng ta có thể cảm nhận được Ngài xác nhận kế hoạch của chúng ta. Vào những lúc khác, chúng ta có thể cảm nhận được Ngài đang dẫn chúng ta đi theo một con đường khác hoặc yêu cầu chúng ta tạm dừng mọi thứ trong một thời gian. Và nếu Thiên Chúa có vẻ im lặng, thì chúng ta có thể tiếp tục kế hoạch của mình ngay cả khi chúng ta tiếp tục tìm kiếm sự chúc lành của Ngài.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu hoàn cảnh của chúng ta đột ngột thay đổi? Điều này có thể khiến chúng ta nghi ngờ khả năng hướng dẫn chúng ta của Thiên Chúa – và thậm chí chúng ta có thể đổ lỗi cho Ngài về sự thay đổi kế hoạch! Nhưng thánh Giacôbê nhắc nhở chúng ta về thái độ mà chúng ta nên thực hiện: “Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ sống để làm điều này hoặc điều kia” (4,15). Điều đó có nghĩa là khi lập kế hoạch, chúng ta phải luôn nhớ rằng mọi thứ đều tùy thuộc vào ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Vì vậy, đừng nắm bắt quá chặt bất kỳ kế hoạch nào của bạn! Thay vào đó, hãy tin tưởng vào sự quan tâm trung tín của Thiên Chúa dành cho bạn và tin rằng Ngài vẫn đang làm việc bất chấp sự phát triển bất ngờ. Sau đó, khi kế hoạch của bạn bị gián đoạn – thậm chí là khá bất ngờ, giống như với Covid – bạn vẫn có thể có được sự bình an và tự tin. Trên thực tế, “sự bình an của Thiên Chúa vượt trên mọi sự hiểu biết” sẽ nâng đỡ bạn vì bạn đã đặt niềm hy vọng và tin cậy vào Thiên Chúa chứ không phải kết quả của các kế hoạch và quyết định của bạn (Pl 4,7).

Lạy Chúa, hãy hướng dẫn con trong mọi hành trình đến và đi của con.

 

Any one who does a mighty work in my name – Suy niệm song ngữ Anh – Việt ngày 23.02.2022
Tác giả: Don Schwager

(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ

Wednesday (February 23): “Any one who does a mighty work in my name”

Scripture: Mark 9:38-40 

38 John said to him, “Teacher, we saw a man casting out demons in your name, and we forbade him, because he was not following us.” 39 But Jesus said, “Do not forbid him; for no one who does a mighty work in my name will be able soon after to speak evil of me. 40 For he that is not against us is for us.

Thứ Tư ngày 23.02.2022
Không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ

Mc 9,38-40

38 Ông Gio-an nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.”39 Đức Giê-su bảo: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy.40 Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.

Meditation: Do you rejoice in the good that others do? Jesus reprimands his disciples for their jealousy and suspicion. They were upset that someone who was not of their company was performing a good work in the name of Jesus. They even “forbade” the man “because he was not following us”. Jesus’ reply is filled with wisdom: “No one who does a mighty work in my name will be able soon after to speak evil of me.” Are we not like the disciples when we get upset at the good deeds of others who seem to shine more than us? Paul says that “love is not jealous… but rejoices in the right” (1 Corinthians 13:4,6). 

Love does not envy others

Envy and jealousy, its counterpart, are sinful because they lead us to sorrow over what should make us rejoice – namely, our neighbor’s good. The reason we may grieve over our another’s good is that somehow we see that good as lessening our own value or excellence. Envy forms when we believe that the other person’s advantage or possession diminishes or brings disgrace on us. Envy is contrary to love. Both the object of love and the object of envy is our neighbor’s good, but by contrary movements, since love rejoices in our neighbor’s good, while envy grieves over it.

The love of God frees us from envy and jealousy

How can we overcome envy? With the love that God has put into our hearts through the gift of the Holy Spirit (Romans 5:5). The Holy Spirit purifies our heart and frees us from our disordered passions, such as envy, jealously, greed, and bitterness. God’s love is a generous and selfless love which is wholly oriented towards our good. The love that God places in our hearts seeks the highest good of our neighbor. God’s love purifies and frees us from all envy and jealousy – and it compels us to give generously, especially to those who lack what they need.

Love gives freely and generously in kind deeds

Every one in need has a claim on us because they are dear to God who created them in his own image and likeness (Genesis 1:26-27). God created us in love for love. We are most free and happy when we love as he loves. The love and charitable help we show to our neighbor also expresses the gratitude we have for the abundant mercy and kindness of God towards us. Jesus declared that any kindness shown and any help given to those in need would not lose its reward. Jesus never refused to give to anyone in need who asked for his help. As his disciples we are called to be kind and generous as he is. Are you grateful for God’s mercy and kindness towards you and are you ready to show that same kindness and generosity towards your neighbor?

Gregory of Nyssa, an early church father (330-395 AD), comments on this passage: “God never asks his servants to do what is impossible. The love and goodness of his Godhead is revealed as richly available. It is poured out like water upon all. God furnished to each person according to his will the ability to do something good. None of those seeking to be saved will be lacking in this ability, given by the one who said: ‘whoever gives you a cup of water to drink because you bear the name of Christ, will by no means lose his reward'” (Mark 9:41). Ask the Lord Jesus to increase your generosity in doing good for others.

“Lord Jesus, fill me with your Holy Spirit that I may radiate the joy of the Gospel to others. May your light and truth shine through me that others may find new life and joy in you, and freedom from sin and oppression.”

Suy niệm: Bạn có vui mừng về điều tốt mà người khác làm không? Ðức Giêsu khiển trách các môn đệ về sự ghen tị và lòng nghi ngờ của họ. Bởi vì họ bực mình khi người khác không ở trong nhóm của họ làm được điều lạ nhân danh Ðức Giêsu. Thậm chí họ còn “cấm đoán” người đàn ông “bởi vì hắn không thuộc nhóm chúng ta”. Phản ứng của Ðức Giêsu đầy sự khôn ngoan: “Không ai làm được phép lạ nhân danh Thầy, rồi sau đó lại nói xấu về Thầy.” Chẳng phải chúng ta cũng giống các môn đệ khi chúng ta bực mình về những điều tốt lành của người khác, xem ra vượt trổi hơn chúng ta đó sao? Thánh Phaolô nói rằng “tình yêu không ghen tị… nhưng vui mừng trong sự chân thật” (1Cor 13,4.6).

Tình yêu không ghen tị với người khác

Lòng ghen tị và thái độ ghen tị, bản sao của nó, là tội lỗi bởi vì chúng dẫn chúng ta đến chỗ buồn phiền về những gì lẽ ra phải làm chúng ta vui mừng – chẳng hạn như sự tốt lành của người khác. Lý do chúng ta có thể đau buồn về sự tốt lành của người khác là vì một cách nào đó, chúng ta thấy rằng điều tốt lành đó như làm giảm bớt giá trị hay sự xuất sắc của chính mình. Ghen tị hình thành khi chúng ta tin rằng sự thuận lợi hay tài sản của người khác làm giảm bớt hay mang lại sự ô nhục cho mình. Ghen tị đối nghịch với yêu thương. Cả hai đối tượng của yêu thương và ghen tị đều là điều tốt lành của người khác, nhưng có những động cơ trái nghịch nhau. Vì yêu thương thì vui mừng trước sự tốt lành của người khác, trong khi đó ghen tị lại đau buồn.

Tình yêu Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi ghen tị và tính đố kỵ

Làm thế nào chúng ta khắc phục được tính ghen tị? Thưa với tình yêu mà Thiên Chúa đã đặt để trong lòng chúng ta, ngang qua hồng ân Chúa Thánh Thần (Rm 5,5). Chúa Thánh Thần thanh lọc tâm hồn của chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi những đam mê bất chính, như ghen tị, tham lam, và độc ác. Tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu quảng đại và vị tha hoàn toàn hướng về lợi ích của chúng ta. Tình yêu mà Thiên Chúa đặt để trong lòng chúng ta tìm kiếm điều ích lợi nhất cho tha nhân. Tình yêu của Thiên Chúa thanh tẩy và giải thoát chúng ta khỏi tất cả sự ghen tị – và nó bắt chúng ta cho đi cách quảng đại, đặc biệt đối với những ai đang thiếu thốn.

Tình yêu cho cách nhưng không và quảng đại trong mọi việc làm

Mỗi một người thiếu thốn đều có quyền đòi hỏi chúng ta bởi vì họ đáng yêu đối với Thiên Chúa, Ðấng đã tạo dựng nên họ giống hình ảnh của Người (St 1,26-27). Thiên Chúa tạo dựng chúng ta trong tình yêu và cho tình yêu. Tình yêu và lòng bác ái giúip chúng ta bày tỏ với tha nhân cũng diễn tả lòng biết ơn chúng ta có đối với sự tốt lành và khoan dung dư dật của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Ðức Giêsu tuyên bố rằng bất kỳ lòng tốt hay sự giúp đỡ nào dành cho con dân của Chúa sẽ không mất phần thưởng của nó. Ðức Giêsu không bao giờ từ chối bất cứ ai thiếu thốn cầu xin Người trợ giúp. Là môn đệ của Người, chúng ta được kêu gọi sống tốt lành và quảng đại giống như Người. Bạn có biết ơn lòng thương xót và nhân hậu của Thiên Chúa dành cho bạn và bạn có sẵn sàng bày tỏ sự tốt lành và quảng đại như vậy đối với tha nhân không?

Gregory thành Nyssa, một giáo phụ thời sơ khai (330-395 AD), giải thích về đoạn văn này như sau: “Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi các tôi tớ Người làm những gì vượt sức. Tình yêu và sự tốt lành của Chúa được thể hiện một cách dồi dào phong phú. Nó tuôn đỗ như thác nước xuống trên tất cả mọi người. Thiên Chúa ban phát cho mỗi người tùy theo ước muốn và khả năng của họ để làm tốt công việc. Không một ai tìm kiếm ơn cứu độ lại thiếu thốn về khả năng, được ban cho bởi Đấng đã nói rằng: ‘Bất cứ ai cho con một cốc nước lã vì lẽ con thuộc về Đức Kitô, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu’ (Mc 9,41)”. Hãy cầu xin Chúa gia tăng lòng quảng đại của bạn trong việc làm điều tốt cho người khác.

Lạy Chúa Giêsu, xin lấp đầy lòng con Thánh Thần của Chúa để con có thể tỏa ra niềm vui Tin mừng cho người khác. Xin cho ánh sáng và chân lý của Chúa chiếu soi qua con để người khác có thể tìm thấy cuộc sống mới và niềm vui trong Chúa, và sự giải thoát khỏi tội lỗi và áp bức.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây