QUERINIANA
Keith F. Pecklers, một lịnh mục Dòng Tên đến từ Hoa Kỳ, ngài giảng dạy tại Đại học Giáo hoàng Gregorian và Học viện Giáo hoàng Phụng Vụ "Sant'Anselmo" ở Rôma. Ngài là thuyết trình viên quốc tế về các chủ đề Phụng vụ, đại kết và hội nhập văn hóa, đồng thời ngài phục vụ như một chuyên gia của Đức Thánh Cha cho một đài phát thanh Hoa Kỳ. Ngài là Tác giả của một số cuốn sách, gần đây cha đã xuất bản quyển sách hướng về hợp tác quốc tế: Tương Lai Của Phụng Vụ Trong Thế Giới Hậu Hiện Đại (London 2003).
“Nhận thức được những vấn đề phức tạp mà các Kitô hữu ngày nay trên toàn thế giới phải đối mặt, tác giả cung cấp cho chúng ta một thần học phụng vụ đổi mới. Nó bắt đầu bằng cách trình bày lịch sử - thần học về sự tiến triển của việc thờ phượng Kitô giáo ở phương Tây, tập trung trên các cải cách phụng vụ của thế kỷ XX - ngay cả trong phạm vị phi Công giáo - và cuối cùng nêu bật vai trò của phụng vụ trong sự biến đổi đạo đức và xã hội của thế giới. Nhà thần học nổi tiếng nhìn về tương lai của phụng vụ với tư cách là một "công dân của thế giới", có tính đến những thực tại văn hóa và xã hội mới đang xuất hiện: sự di chuyển về địa lý và xã hội, với hậu quả là sự phân tán của cộng đồng giáo xứ: sự rạn nứt ngày càng tăng giữa những người bảo thủ và những người tiến bộ cùng thuộc về một Hội Thánh: một xã hội ngày càng tục hóa đòi hỏi những lời rao giảng đáng tin cậy”.
Trên trang bìa: Chức năng kinh chiều (Cầu Nguyện Buổi Tối) mà tác giả đề cập đến trong cuốn sách.
[…]
Một định nghĩa về Phụng Vụ
Từ Phụng Vụ, leiturghía, tiếng Hy lạp có nghĩa văn tự là érgon:‘công việc’ và léitos: ‘là điều mà thuộc về dân’. Thuật ngữ này được sử dụng trong ngữ cảnh thế tục, được xác định vừa là những dự án chung, công cộng, được thực hiện cho những điều tốt đẹp đến cộng đồng vừa cho sự đặc biệt chức vụ chung trong đó có thể tìm thấy được sự liên can. Dần dần, trong xã hội hy lạp thuật ngữ này tiến đến kết hợp với mọi thể loại hoạt động phục vụ: những hoạt động với lòng tử tể đối với một người bạn hay người láng giềng, hay cũng bổn phận được hoàn thành bởi những người nô lệ làm cho người chủ của mình. Trong thế kỷ thứ II thuật ngữ ngày cũng được liên kết với phụng vụ. Thuật ngữ công dân này, là điều mà ngày hôm nay có thể là tương đương với cụm từ “sự phục vụ công ích”, thuật ngữ này cũng đã được sử dụng trong xã hội Do thái thời xưa, nhưng trong một hình thức thu hẹp hơn. Tuy nhiên, thuật ngữ xuất hiện 170 lần trong bản Bảy Mươi (Bản dịch Hy lạp của Kinh thánh Cựu Ước, tại Alexandria, Ai Cập, khoảng năm 250 trước Công nguyên), như một hình thức miêu tả những nghi thức tôn giáo được cử hành bởi các tư tế và thuộc chi tộc Lêvi. Có thể thuật ngữ đã được sử dụng bởi vì dường như là hình thức thích hợp hơn để miêu tả một chức năng hay một hoạt động chính thức được đặt bởi các vị thượng tế, để có lợi ích cho dân chúng. Trong Sách Thánh Kitô giáo, thuật ngữ này xuất hiện ít thường xuyên hơn – chỉ mười lăm lần – nhưng là nhiều lẫn lộn trong việc sử dụng. Ví dụ Leiturghía được sử dụng để miêu tả một chức năng chung công dân độc lập (Rm 13,6), của dâng cúng tinh thần đến từ phần các Kitô hữu (Rm 15,16), dâng hiến của Đức Kitô (Eb 8,1), và cuối cùng những việc cử hành nghi lễ của các Kitô hữu ở Thành Antiochia (At 13,2).
Việc vay mượn các khái niệm hay thuật ngữ này không nên làm chúng ta ngạc nhiên vì phần lớn phụng vụ Kitô giáo phát triễn khởi đầu từ cấu trúc nghi lễ đã có. Như có rất nhiều ví dụ về ý nghĩa liên kết giữa Do thái giáo và nhiều hình thức đầu tiên của viêc phụng thờ Kitô giáo, ở chính hình thức mà chúng ta tìm thấy cũng được vay mượn văn hóa trong ngôn ngữ, trong những tập quán và cả trong những biểu tượng có nguồn gốc từ văn hóa hy lạp - la mã. Những Kitô hữu đầu tiên đã thích ứng, thích nghi chúng, thậm chí môi trường văn hóa này cung cấp cho mỗi người một ý nghĩa và một sự giải thích mới đề làm cho chúng phù hợp với những mục đích riêng. Về vấn đề những mối liên hệ gữa Do thái - Kitô giáo, chúng ta phải chú ý để đừng nhảy lên những kết luận vội vàng, trưng ra những liên kết có tính cách trực tiếp. Ví dụ điều mang lại trong trường hợp được xem mối liên hệ giữa phép rửa Do thái giáo và phép rửa Kitô giáo: sự tìm kiếm được dẫn đến với sự chân thật trong lĩnh vực này thường để lại cho chúng ta vời nhiều câu hỏi mà cũng với nhiều câu trả lời. Những người Kitô hữu thời đại trước đây đã ước mong thiết lập căn tính riêng của mình, là điều sẽ là không thể nếu có cách đơn giản sáp nhập và quá thích hợp cách nhanh chóng và trong cách thực hành nguyên vẹn phụng vụ do thái. Yếu tố môi trường riêng, chuyên biệt của phụng vụ Kitô giáo, đã là luôn luôn nhấn mạnh địa vị lớn lao trên thập giá và trên vai trò cứu độ.
Dần dần, leiturghía tiến đến mang ý nghĩa là vừa sự phục vụ Thiên Chúa vừa là sự phục vụ cộng đoàn, dâng tặng một dấu hiệu đáng kể cho mối liên hệ quan trọng giữa phụng vụ và bác ái. Khởi đầu từ thế kỷ thứ IV những Kitô hữu phương đông sử dụng thuật ngữ này chỉ dành cho trong Thánh Thể, “Phụng vụ thánh” như tiếp tục vẫn được gọi cho đến hôm nay: Ví dụ, người ta thấy điều này trong trường hợp của các cử hành phụng vụ của thánh Basilio Magno, thánh Giovanni Crisostomo và của thánh Marco. Ở phương tây, những sự diễn tả như “công việc thánh thiêng” hay “Những công việc của Thiên Chúa” (opus Dei) đã được sử dụng thay vì leiturghía cho đến mãi thế kỷ thứ XVI, khi thuật ngữ này được giới thiệu đưa vào nhờ ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn. Thuật ngữ đã được sử dụng bởi một số giáo hội cải cách vào thế kỷ XVII, và đã được đưa vào trong văn chương công giáo trong suốt thế kỷ XVII, và từ làn sóng lớn mạnh đầu tiên về việc học và nghiên cứu Phụng vụ, trong đó sử dụng thuật ngữ này trong ý nghĩa tổng quát để ám chỉ đến tất cả những bí tích của Hội Thánh. Dù sao, mãi cho đến trước triều đại của Đức Giáo Hoàng Gregoria XVI (+ 1846) thuật ngữ này vẫn không được sử dụng trong văn bản chính thức của Giáo Hội Rôma. Về sau, xuất hiện trong Bộ Luật 1917, trong đó khẳng định rằng Tòa Thánh đã có trách nhiệm nhiều về luật lệ của Phụng vụ Hội Thánh khi chuẩn y những sách phụng vụ (can.1257).[1] Trong suốt thế kỷ XX, nhờ sự sử dụng thuật ngữ này bên trong của phong trào phụng vụ, “Phụng Vụ” đã trở thành một thuật ngữ nhiều chuẩn tắc trong từ vựng hiện nay của Giáo Hội.
Năm 1947, với sự công bố Thông Điệp Mediatore Dei (Đấng trung gian của Thiên Chúa) của Đức Giáo Hoàng Pio XII, thông điệp đầu tiên của Hội Thánh Công Giáo về Phung Vụ, thuật ngữ được định nghĩa như là “Việc tôn thờ chung mà Đấng Cứu Chuộc diễn tả hướng về Chúa Cha, như là Đầu của Hội Thánh”, nghĩa là “Việc tôn thờ mà cộng đoàn tín hữu biểu hiện hướng về Đầu và nhờ Người đến Chúa Cha Hằng Sống: nói vắn tắt, là sự tôn thờ nguyên vẹn của Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là của Đầu và của mọi chi thể là thành viên” (n.25).[2] Khái niêm này của Hội Thánh như “Thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô” là cổ kính và có thể được nhớ về thánh Augustinô thành Ippona, hay sớm hơn trước đây của thánh Phaolô (1 Cor,12ss.). Là ý nghĩa khi ngài tranh luận về Phụng vụ Thánh Thể, bởi vì ngài nhắc về mối liên hệ thâm tín giữa thân thể Đức Kitô – Hội Thánh - là điều liên kết để cử hành “Mình Thánh Chúa Kitô”, Thánh Thể. Học thuyết này đã được thu nhận từ những nhà thần học trường phái Tubinga của thế kỷ XIX. Sau đó, nó được phổ biến bởi những người tiên phong phụng vụ của thế kỷ XX. Các nhà phê bình cáo buộc những người khởi xướng thần học thân thể thần bí đang cố gắng làm suy yếu bản tính phẩm trật của Hội Thánh, có thể thấy rõ trong phụng vụ được cấu trúc theo thứ bậc của nó. Chỉ với thông điệp Mystici Corporis Christi (Nhiệm Thể Chúa Kitô), năm 1943, học thuyết này mới đạt được một sự tôn trọng, trở thành nền tảng cho Đấng Trung Gian của Thiên Chúa (Mediator Dei) khi cho hiến chế Sacrosanctum Concilium (= SC) của Công Đồng Vaticano II về Phung Vụ.
Định nghĩa về Phụng vụ ở công đồng Vaticano II đã trở nên hệ thống hơn, với sự khẳng định theo đó việc thờ phượng Kitô giáo được thực hiện từ bên trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô, “Đầu và chi thể” (SC 7). Sacrosanctum Concilium dành cho ý định và mục đích của Phụng vụ: sự tôn vinh Thiên Chúa và sự thánh hóa cộng đoàn phụng vụ. Sự thánh hiến này có vai trò và được mang ý nghĩa: “Nhờ phương tiện các dấu chỉ khả giác và được thực hiện trong hình thức thật sự cho mỗi người” (SC 7). Những “dấu chỉ và biểu tượng”, những dấu chỉ như dấu hiệu của thập giá, cử chỉ xưa của người cầu nguyện - sự cầu nguyện dang rộng cánh tay - hay dấu hiệu đặt đôi bàn tay bởi một thừa tác viên phụng vụ trong truyền chức thánh, trong việc sức dầu và trong việc cử hành bí tích hòa giải. Thậm chí chúng được bao gồm kể cả các biểu tượng trần thế này: bánh và rượu, dầu, nước và lửa. Trong tất cả những dấu chỉ và biểu tượng này được mặc khải là sự hiện diện của Đức Kitô. Một cách ý nghĩa, trước tiên cũng được nhận biết trong Sách Thánh hay trong Bánh Thánh, cũng chính sự hiện diện của Đức Kitô được nhận biết trong cộng đoàn được liên kết lại, đã được coi trọng sự biểu hiện phụng vụ đầu tiên bực nhất.
Sự hiện diện dưới nhiều hình thức này của Đức Kitô, tất nhiên, được khẳng định không chỉ trong giới hạn những việc Cử Hành Thánh Thể, nhưng cũng trong tất cả những Bí Tích Kitô Giáo và trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Có lẽ thuật ngữ tiếng đức Gottesdienst (theo đúng mặt chữ, ‘Servizio Divino/Sự phụng sự thuộc về Thiên Chúa’) tiến gần hơn để diễn tả toàn bộ bề rộng Phụng vụ Kitô giáo. Điều cơ bản nền tảng vẫn không thay đổi. Trong tất cả Phụng vụ Kitô giáo Đức Kitô thực hiện tràn đầy chức tư tế của Người: khi Giáo hội rửa tội là chính Đức Kitô rửa tội; khi Giáo Hội cầu nguyện và ca hát là chính Đức Kitô cầu nguyện ca hát; khi Giáo Hội đặt đôi bàn tay trên đầu một thành viên, Hội Thánh làm nhân danh Đức Kitô…Ở đây chúng ta thấy mối liên hệ thâm tín giữa Đức Kitô và Hội Thánh của Người, nhờ vai trò sứ vụ của cộng đoàn Kitô hữu trong lĩnh vực tôn thờ. Xét riêng do tự mình, Phụng Vụ của Hội Thánh là hoạt động dứt khoát chắc chắn thánh thiêng; không có gì có thể ngang bằng giá trị hay ý nghĩa của nó. Một cách nhất quán với định nghĩa được cho trong Sacrosanctum concilium, luật Hội Thánh 1983 miêu tả Phụng Vụ như sự thi hành chức tư tế của Chúa Giêsu Kitô, Đấng thánh hóa toàn dân, và cũng như sự tôn thờ chung trọn vẹn được thực hiện bởi Thân Thể Mầu Nhiện của Đức Kitô (can. 834).
Adolf Adam, một học giả phụng vụ người đức mang định nghĩa này tiến về phía trước sớm hơn, ông giải thích rằng “Phụng Vụ”, được hiểu như sự học về Phụng Vụ, trên nền tảng tính từ hy lạp leiturghikḗ là điều có ý được nói đi cùng bởi từ epistḗm, ‘scienza, khoa học’. Rồi ông giới thiệu một sự phân biệt hữu ích liên hệ giữa các thuật ngữ ‘Con người phụng vụ’ và ‘nhà phụng vụ’: người phụng vụ được đề cập cho người hướng dẫn việc tôn thờ, còn nhà phụng vụ ám chỉ khoa học gia phụng vụ, người chuyên nghiên cứu những lễ nghi.[3] Ví dụ, Công Đồng Vaticano II đã gọi tên vị Giám mục là “Trưởng phụng vụ trong giáo phận của ngài”, và chúng ta cũng nói Đức Kitô như ‘Vị Thượng Tế’ trong mọi hoạt động của tôn thờ Kitô giáo. Những người mà được đề tặng cho sự học và sự dạy Phụng vụ đúng lẽ họ là những ‘nhà phụng vụ’ - một nhóm người được xem “rất khả nghi” trong một số lãnh vực nhiều bảo thủ vì “họ xuyên tạc phụng vụ của chúng ta” và do đó xuyên tạc truyền thống. Một số người khác phàn nàn về sự cứng nhắc của các nhà phụng vụ, những người hay phô trương và thiếu linh hoạt trong các ý kiến phụng vụ của họ. […]
Sacrosanctum Concilium vẫn có nhiều giải thích rõ ràng trong việc giải thích về vai trò của Phụng vụ trong đời sống cộng đoàn Kitô hữu. Hiến Chế nói rằng “Phụng Vụ là tột đỉnh qui hướng mọi hoạt động của Giáo Hội, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” (SC 10). Ở đây chúng ta thấy sự hòa nhập như thế nào giữa việc tôn thờ và đời sống là thiết yếu: chúng không thể vẫn là những thực thể riêng biệt không thể giao nhau. Khi cộng đoàn tín hữu cùng nhau tập hợp trong mỗi ngày Chúa nhật họ mang theo mình bao nhiêu điều đã xảy ra trước đây, điều tốt và điều xấu, “những điều chúng ta đã thực hiện và những điều chúng ta đã bỏ sót không làm”, những người theo đạo Anh giáo cầu nguyện ra sao trong khi xưng tội được tìm thấy trong quyển sách Book of Common Prayer (Sách cầu nguyện chung). Chúng ta đặt trên bàn những niềm vui và những hy vọng của chúng ta; chúng ta mang những thành công và những thất bại của chúng ta. Chúng ta thực hiện điều này cách cá nhân với tất cả những cuộc chiến đấu theo điều kiện con người nhưng cũng cách tập thể như cách cộng đoàn: như cộng đoàn giáo xứ hay đại học, đan viện hay cộng đoàn tu sĩ khác, hay như bất cứ nhóm nào chúng ta gặp gỡ. Trong Phụng Vụ, chúng ta khám phá những sứ vụ của chúng ta – vừa là cá nhân vừa là tập thể - và cuộc đời chúng ta được đổi mới. Khởi đi từ Phụng Vụ chúng ta được thúc đẩy tiếp tục tiến về phía trước, được tiếp sức để vẫn còn làm chứng cho chính Thân Thể của Đức Kitô trên trần thế này. Trong ý nghĩa này, chúng ta nói về vài trò nền tảng của Phụng Vụ trong việc xây đắp cách sống đạo đức, luân thường đạo lý, để hy vọng rằng Phụng Vụ mang chúng ta sống đời sống Kitô hữu tốt hơn, là điều chúng ta bắt đầu đi từ những cánh cửa nhà thờ.
Rất thường xuyên trong quá khứ - đặt biệt trước công đồng Vaticano II – Phụng Vụ được trình bày làm có cảm tượng như thật sự rằng có hai thế giới: thế giới của cuộc sống thường ngày và thế giới của phụng vụ. Người ta đã muốn tham dự việc cử hành lễ Chúa nhật một giờ đồng hồ để rời xa thế giới và để thế giới ở bên ngoài cánh cửa nhà thờ, người ta muốn cầu nguyện với Thiên Chúa để kiếm tìm sự an ủi và bình an và rồi sau đó trở về lại cuộc sống thực, cuộc sống thật sự trái ngược. Không có vi dụ nào rõ hơn về sự chia đôi làm hai này của những người lao động công giáo tại trại tập trung Auschwitz và Dachau của Phát-xít Đức, họ là những người trung thành tham dự thánh lễ buổi sáng tại một ngôi nhà thờ ở gần đó, sau thánh lễ họ lại đãm nhận “công việc” để hủy diệt hàng trăm, hàng ngàn người trẻ em, đàn ông, đàn bà vô tội. Trong những hoàn cảnh khác, Phụng vụ cũng đã được sử dụng chống lại những người đã bị xác định thật sự là những kẽ thù. Nói cách khác, Thiên Chúa là bên phía chúng ta, không thuộc phần của những kẽ khác, và chính điều này mà chúng ta cử hành. Tôi đang viết về sau chiến tranh dân sự của nước Mỹ (1861 – 1865), vị tổng thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ Abraham Lincoln nói thô bạo về những sự phân chia giữa những lãnh vực đối thủ bằng những lời này:
Cả hai bên đều đọc cùng một Kinh thánh và cầu nguyện cùng một Đức Chúa Trời; và mỗi người kêu gọi sự giúp đỡ thiêng liêng chống lại người kia. Có thể dường như lạ lùng rằng mỗi người có thể dám cầu xin sự giúp đỡ của Thiên Chúa để ăn trộm bánh mì kiếm được từ mồ hôi của người khác; nhưng chúng ta đừng phán xét để đừng bị phán xét. Chúng hãy chúc mừng nhau vì chúng ta đã không thể nhận được câu đáp trả những lời cầu nguyện của cả người này và người kia, rằng không có lời cầu nguyện nào của họ đã được đáp lại đầy đủ.[4]
Những ví dụ mới hơn trong việc tôn thờ có thể nhận thức được trong những việc cử hành của những người Kitô hữu nhã nhặn, lịch sự ở Bắc Irlanda (Bắc Ái Nhĩ Lan), trong môi trường sự xung đột công giáo-tinh lành, hay sự bằng lòng - hay không bằng lòng – để giải thích cho những người hồi giáo (cũng cho những người hồi giáo cực đoan khủng bố) sau ngày 11 tháng 9 năm 2001. Hai năm sau, khi những người Hiệp Chủng Quốc chuẩn bị chiến tranh ở nước I-rắc, rất nhiều trong các giáo xứ công giáo giới hạn cầu nguyện của họ cho “những thành viên của những lực lượng vũ trang của chúng con”, và họ đã ít hướng về cầu nguyện cho chính toàn thể dân I-rắc, là đoàn dân đã rất bị ngạc nhiên bởi cuộc chiến tranh nay, cũng như phần còn lại của thế giới. Một tiến trình tương tự đã là hiển nhiên trong suốt chiến tranh Vùng Vịnh trong vài năm trong thập niên chín mươi trước đây. Chiều về hết ngày, việc cử hành Thánh lễ của chúng ta là làm mọi điều với thực tế chính xác của cuộc sống thường ngày. Trong sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta nhớ cái chết và sự phục sinh của mỗi chúng ta trong thực tại cụ thể, không phải trong những điều xa vời, giả thuyết. Với điều này là có ý định muốn đề cập tới sự chết và sự phục sinh của tuần lễ này: sự việc mà tôi đã nhận công việc ở ngày thứ hai vừa qua, hay là người vợ hay người chồng của tôi đã rời bỏ tôi, hay cho cuộc trò chuyện là tôi mới sinh một cháu bé lành mạnh, hay tôi vừa nhận một sự thăng tiến mà tôi đã từng hy vọng.
Nhưng chúng ta cũng được mời gọi để nhìn về phía bên kia tình cảnh cá nhân của chúng ta, tới bức tranh rông hơn – tựa nước I-rắc, ví dụ - và hình dung thế giới trong cách thức mà Thiên Chúa nhìn thấy nó. Đến mức độ nhiều thực hành, ý nghĩa này là những trạng thái căng thẳng ở Trung Đông hay những vụ khủng bố ở Bali dù chúng không xen vào đời sống chúng ta, bởi vì chúng ta đang sống ở Luân Đôn hay ở một thành phố Capo hay Recife, và chúng ta cũng mang vào trong cộng đoàn phụng vụ với những mối lo lắng bận tâm này. Cách tự nhiên, chúng ta không có cảm giác của chính sự xúc động của những người sống trong những nơi bạo động này, nhưng bạo động này và áp lực nặng trĩu này phải làm bận tâm chúng ta và là mối bận tâm của chúng ta khi chúng ta cùng cầu nguyện. Nếu không, có điều lỗi gì đó trong phương trình. Trong những cuộc hành trình của tôi, đôi khi tôi đã bị hỏi xin để chúng ta cần phải hát thánh vịnh nói về bạo lực, máu và sự hủy diệt, hay công bố những bản văn Kinh Thánh qúa tiêu cực hay năng nề bởi sự chống đỡ trong một điều sáng chói, phơi bày dưới ánh sáng mặt trời, trong một sáng mùa xuân. Câu trả lời là rất đơn giản: Phung Vụ nhìn lại rất nhiều những cuộc chiến đấu và những niềm vui cá nhân. Công Đồng Vaticano II đã làm sáng lên điều này khi khẳng định rằng “Những hoạt động phụng vụ không phải là những hoạt động riêng tư mà là những việc cử hành của Hội Thánh…” (SC 26). Trong những lời khác, vì Phụng vụ thuộc về Chúa Giêsu Kitô, và nền tảng là hướng về vương quốc của Thiên Chúa trên mặt đất này, nhờ việc cử hành phụng vụ mà chúng ta được liên lạc cùng với tất cả Hội Thánh và trong thực tế là toàn thể hành tinh nay, và không chỉ với những người mà chúng ta tìm thấy bên hữu hay bên tả chúng ta trong nhà thờ. Đây là lý do nhờ đó những lời cầu nguyện, xin lời cầu bầu hay những lễ vật là rất quan trọng trong Phụng vụ: chúng chính là để nhắc nhở chúng ta những điều cần thiết của Hội Thánh và của thế giới trong hình thức mà chúng ta có thể cầu nguyện cho họ và được kết hợp với họ.
Mối tương quan đến sự vươn rộng này giữa giáo hội địa phương quy tụ lại để cử hành Phụng vụ và tình liên đới chung toàn cầu, có một khía cạnh khác của mối liên hệ mà Phụng vụ có với cuộc sống: Việc phụng thờ Kitô giáo là chính trong Giáo Hội hoàn vũ và riêng biệt. Đối với người công giáo, Công Đồng Vaticano II đã nói “sự hiệp nhất bản chất của Nghi Lễ Rôma” (SC 38); Đó là việc cử hành ở thành phố Kinshasa (thành phố ở Công-gô) hay ở Delhi (thủ đô Ấn Độ) thì luôn luôn là ‘Lễ Nghi Rôma’. Sự bảo toàn của sự hiệp nhất này được xem là nền tảng và thiết yếu cho căn tính của Hội Thánh bởi vì tính ‘công giáo’. Điều này dù được cho là vậy cũng không có ý nghĩa là những việc cử hành phụng vụ ở Delhi hay ở Kinshasa chúng hoàn toàn chính xác giống tựa hệt nhau. Trong thực tế phải tôn trọng thấy ở đây những điều khác biệt, chính xác là vậy, bởi vì hiện thực văn hóa và hoàn cảnh đặc biệt của chúng ở hai nơi này là rất khác nhau. Vì thế, trong khi khẳng định “sự hiệp nhất bản chất của lễ nghi rôma”, Sacrosanctum concilium chỉ trích “một sự giống nhau khắc khe”, không có chổ cho sự thích nghi tới cộng đoàn hay có vùng đặc biệt (SC 37).
Sự khác biệt văn hóa được thấy rõ hơn trong muôn vàn diễn tả lòng sùng kính bình dân hay ‘việc đạo đức bình dân’ (lần hạt Mân Côi; tuần cửu nhật và các lòng sùng kính khác đối với các thánh, đi Đường Thánh Giá, các cuộc rước kiệu và những cuộc hành hương và vân vân), sẽ được giải quyết ở phần sau của tập này. Công Đồng Vaticano II đã sẵn sàng cho thừa nhận rằng “Phụng vụ thánh không làm cạn kiệt tất cả hoạt động của Hội Thánh” (SC 9) và nói rằng đời sống thiêng liêng của cộng đoàn Kitô hữu thì rộng lớn hơn sự tham dự vào Phụng vụ (cfr. SC 12). Do đó, những việc sùng kính bình dân của cộng đoàn Kitô hữu không phụng vụ được Hội Thánh khuyến khích và trong thực tế chúng có thể là một phương tiện rất quan trọng của việc Phúc Âm hóa, là điều dẫn đưa người tín hữu đến chính Phụng vụ. Dù sao đi nữa người ta mong đợi ở đây, những người thực hành việc sùng kính “được sắp xếp trong hình thức là hài hòa” với các mùa phụng vụ và chúng không thay thế cấu trúc song song, điều có thể lôi cuốn người ta xa với Phụng vụ (SC 13). Mặt khác, vì những việc sùng kính bình dân không được xem là “hoạt động phụng vụ”, trong văn bản công đồng không tồn tại một phần dâng tặng tách ra, như trường hợp Bí Tích Thánh Thể, các Bí Tích, Phụng Vụ Các Giờ Kinh và vân vân.
Vì việc phượng thờ công khai của Hội Thánh, Phụng vụ Kitô giáo do bản chất là thuộc Tin Mừng (nghĩa là được hướng tới sứ vụ truyền giáo) và cánh chung (nghĩa là hướng tới tương lai vương quốc của Thiên Chúa). Trong Phụng vụ này sự chết và sự phục sinh được dẫn đến Đức Kitô, và Đức Kitô mang đến Thiên Chúa, và cùng cộng đoàn được chữa lành và được biến đổi. Không có khả năng sống mối liên hệ toàn vẹn này giữa Phụng vụ và đời sống dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt, chẳng hạn như được nêu bật trong Auschwiz hoặc Dachau. Mầu nhiệm Thánh Thể và mầu nhiệm đời sống con người chính là một. Để nói điều đó bằng lời của thánh Augustinô: “Mầu nhiệm của các bạn là điều mà các bạn được cử hành”.
Vì là nguồn và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu do đó Phụng vụ đòi hỏi sự tham dự phong phú của toàn thể cộng đoàn cử hành. Có nhiều sứ vụ khác nhau, như thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta, và ơn chung Bí Tích Rửa Tội của chúng ta là dầm mình trong Đức Kitô, là điều mời gọi chúng ta thực hiện chức tư tế phổ quát trong việc hoàn thành những sứ vụ này. Cho nên trọng tâm của cải cách Phụng vụ Vaticanô II là lấy lại điều này cho Phụng vụ “đầy tràn, nhận thức và tham dự tích cực” (SC 14). Khi sự tham dự này được chia sẽ nơi các thành viên của cộng đoàn phụng tự, lúc đó Hội Thánh vì là thân thể của Chúa Kitô được nhìn thấy ở tầm vóc tràn đầy của chính mình. Và nói ngược lại cũng đúng. Khi ngày Chúa nhật nếu vị chủ tế tự một mình làm hết mọi điều mà không bận tâm chăm lo cho chính cộng đoàn, khi đó Phụng vụ rõ ràng là thiếu sức sống: có vẽ như cụt tay, vì thực tế là tôi không thể đại diện cho sự đa dạng phong phú của thân thể duy nhất của Đức Kitô. Trong quá khứ đã xãy ra trong những năm thập niên ba mươi, người tiên phong mở đường phụng vụ là Martin Hellriegel, người đức, đã chỉ trích lý thuyết “lò đúc” trong đó tất cả kết hợp đồng nhất. Một cách tiếp cận như vậy, trong khi phổ biến trong thời kỳ đó hàng ngày có rất nhiều cuộc nói chuyện về nhập cư vào Hoa Kỳ, nó không có vị trí trong Phụng vụ Kitô giáo. Đối với Hellriegel ông ưa thích hình ảnh của bức tranh mosaico (tranh ghép bằng nhiều mảnh) trong đó mọi viên đá thì khác nhau và có giá trị. Sự đa dạng này chưa bao giờ được bày tỏ phong phú hơn trong cộng đoàn phụng vụ, nơi các chức vụ khác nhau được thực hiện bởi người nam và người nữ ở các độ tuổi và màu da khác nhau.
Ngày nay Phụng vu tiếp tục nhận thức biên độ trọn vẹn về các nghi lễ chính thức và các cử hành á bí tích của Hội Thánh, rất nhiều nghi thức trong chúng không-thánh thể. Tuy nhiên, ít ra là đối với người công giáo, việc thờ phượng thường được đồng nhất cách tuyệt đối với Thánh Lễ và khi một sự kiện của Giáo Hội nào đó được lên kế hoạch thì hầu như luôn luôn việc cử hành Thánh Thể được chọn làm cách tốt nhất để nghi thức hóa khoảnh khắc đó. Cử hành Thánh Thể là cách hiển nhiên, Phụng vụ một cách vượt trội – culmen et fons, “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội, như Công Đồng Vaticanô nhắc nhở chúng ta -, nhưng đời sống phụng vụ của chúng ta sẽ bị nghèo nàn nếu chúng ta không bao giờ xem xét một vài hình thức khác của Phụng vụ có thể có được trong kho tàng giàu có của Hội Thánh. Các chức năng buổi tối (Kinh chiều Anh giáo) thường được tổ chức, vào các buổi chiều Chúa nhật hoặc các ngày lễ khác, trong các nhà thờ Anh giáo, họ là một ví dụ điển hình. Đối với họ chính bản chất chúng là Phụng vụ, với gam màu đầy tràn sứ vụ phụng vụ của chúng và với nhiều hình thức tham dự chung. Nhưng chúng không phải là thuộc Thánh Thể. Điều này có thể làm ngạc nhiên nhiều tín hữu công giáo mặc dù nhà thờ của họ có hình thức riêng cầu nguyện chung sáng tối, nhưng là điều được cử hành rất hiếm. Thực vậy, dù truyền thống kinh chiều Chúa nhật ở trong giáo xứ có thể đã được cổ vũ cả ở Công Đồng Trento và cả Công Đồng Vaticanô II, người ta cũng thật khó để tìm thấy kinh chiều trong các nhà thờ công giáo, có thể ngoại trừ Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ờ Vatican, là nơi những kinh chiều được hát mỗi chiều Chúa nhật cùng với nhiều tín hữu. Nói cách đơn giản, tất cả những cử hành Thánh Thể là phụng vụ hay thuộc phụng vụ, nhưng Phụng vụ không là, hay không phải là, cách cần thiết thuộc Thánh Thể.
Cuối cùng, Rõ ràng là Phụng vụ Kitô giáo có thể theo nhiều cách khác nhau và việc đạt được một định nghĩa duy nhất bao hàm tất cả các khía cạnh là một thách thức lớn lao. Rất nhiều tùy thuôc bởi điều mà muốn được khoa trương: chức năng tượng trưng (giáo huấn về các biểu hiệu) của Phụng vụ với sự chú ý đặc biệt tới các môn học nghi thức; chức năng Phụng vụ của Chúa Kitô như chủ thể chính trong hoạt động nghi lễ, thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô và vai trò cộng đoàn như ‘chủ thể’ tốt hơn nên nói rằng là ‘đối tượng’ của hoạt động Phụng vụ. Dù sao đi nữa điều quan trọng là một sự bổ sung những phần hợp thành khác nhau để tiến đến một định nghĩa cân bằng về điều xây dựng Phụng Vụ cho đời sống của những ngôi thánh đường của chúng ta.
[…]
Giáo Phận Phan Thiết, 8/9/2021
Lm. Tôma Phan Quốc Tuấn
(Chuyển ngữ)
* Mọi góp ý xin gưởi về địa chỉ email: phantuanpt@yahoo.com
Chân thành cảm ơn
[1] A. ADAM, Foundations of Liturgy. An Introduction to Its History and Practice, The Liturgical Press – Pueblo, Collegeville/MN 1992, 2-4 [ed.it., Corso di Liturgia, Querinian, Brescia 2013 (nuova ed.)12]
[2] PIO XII, Lettera enciclica Mediator Dei sulla sacra liturgia, del 20 novembre 1947, in Acta Apostolicae Sedis 39 (1947) 528s.
[3] ADAM, Foundations of Liturgy, cit., 2-4 [ed. it. Cit., 12].
[4] St .B Oates, With Toward None. The Life of Abraham Lincol, Allen & Unwin, London 1978, 347.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn