“Trong những xã hội truyền thống (gọi là truyền thống chứ thậm chí chỉ cần cách chúng ta chừng 50-100 năm về trước), các nam nữ thanh thiếu niên thường rất ngưỡng mộ cha mẹ, người thân, hàng xóm láng giềng và các thầy cô giáo của mình. Vì họ hầu hết là những người đứng đắn, chăm chỉ và chúng ta thực sự muốn trở nên giống họ.
Tiếc thay, đa số người trẻ ngày nay lại hướng vào các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là Tivi,…, để tìm cho mình những hình mẫu lý tưởng. Lý do là vì những diễn viên trên Tivi thường ai cũng điển trai, xinh gái; ai cũng thông minh, giàu có; ai cũng lịch sự, tế nhị và trông họ hạnh phúc hơn nhiều so với bất kỳ người nào trong số những người thân cận của chúng ta! Thật không may, đó không phải là những con người của thế giới thực.
Có nhiều bạn tân sinh viên đã nhanh chóng bị vỡ mộng khi nhận ra rằng chuyên ngành mình đã chọn không ngờ lại đòi hỏi quá nhiều về năng lực nghiên cứu và thực hành đến vậy. Điều đó thật chẳng giống trên Tivi tí nào. Thế rồi nhiều người cũng không khỏi thất vọng khi thấy công việc mình đang làm sao mà khó khăn quá, chẳng vinh quang, chẳng sáng tạo và mãn nguyện như họ đã từng mong đợi.
Không những thế, vẫn còn đó rất nhiều người trẻ thích đi vào những lối đi tắt mà những tên tội phạm đã bày ra (muốn nhanh có tiền mà không phải làm việc thì đi trộm cắp cướp giật; muốn thi đậu mà không cần phải vất vả học hành thì cứ gian lận, quay cóp trong các kỳ thi…) hoặc họ lại tin vào một cuộc sống đầy ảo vọng mà những kẻ nghiện ngập đã hứa hẹn (muốn có được niềm hoan lạc mà không cần phải hy sinh và mất nhiều thời gian thì chơi ma túy, đập đá, trụy lạc…)”[1].
Vậy nên, khi sống trong thời đại số này, ta cần phân biệt giữa cái thực tế và cái lý tưởng. Đồng thời, cố gắng đọc ra được ý hướng của tác giả và ý nghĩa của các bộ phim, các bài báo mà mình tiếp cận, chứ không chỉ dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài do giác quan tri nhận. Từ đó, rút tỉa ra cho mình những bài học bổ ích cho việc thăng tiến và hoàn thiện bản thân. Đừng biến mình thành những diễn viên của đời thực.
Hv. Văn Tài, S.J.
[1] Trích lược từ C. George Boeree, Theories of Personality in Psychology/Erik H. Erikson
Nguồn tin: dongten.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn