Hướng dẫn thực hành Phụng vụ

Thứ bảy - 23/03/2024 00:29
Giuseppe Carlo Cassaro



hướng dẫn thỰc hành
phụng vụ

[…]

cử hành phụng vụ
Tuần Thánh

(Le celebrazioni della Settimana Santa)

                                                            Lm. Tôma phan Quốc Tuấn
                                                            (Chuyển ngữ)


ANCORA
CỬ HÀNH TUẦN THÁNH


314. Việc cử hành Tuần Thánh, vì lý do phức tạp, và vì sự việc này được tổ chức chỉ một lần trong năm nên có thể thấy trước những khó khăn về việc tổ chức cho những ai được tín thác đãm nhận việc chuẩn bị. Dưới đây chúng tôi đưa ra một số gợi ý về các vấn đề thường nảy sinh nhất trong các cộng đồng giáo hội địa phương, và liệt kê các bảng hữu ích để chuẩn bị và tiến hành các nghi lễ riêng biệt.


Những vấn đề chung
315. Chúng ta thường thấy mình không chuẩn bị đầy đủ cho số lượng lớn những việc cụ thể để chuẩn bị cho các lễ nghi khác nhau. Gợi ý thực tế hợp lý nhất là sử dụng một danh sách các mục cần thiết, sẽ được kiểm tra và cập nhật cá nhân từ năm này sang năm khác, cả trước và ngay sau các nghi lễ cử hành, làm kinh nghiệm thực hành hữu ích cho năm sau. Dưới đây bạn sẽ tìm thấy danh sách chung những thứ cần chuẩn bị, có thể làm cơ sở cho công việc cần làm.

316. Những người được mời gọi để hướng dẫn nghi lễ có thể thấy mình không thoải mái với sự phức tạp của nó. Trong trường hợp này được khuyên là hãy tìm hiểu cấu trúc của việc cử hành nghi lễ, theo các ví dụ được cung cấp bên dưới. Nếu điều này cũng khó, bạn có thể đề nghị ghim cấu trúc vào một tờ giấy nhỏ, để có thể tham khảo một cách nhanh chóng và không bị thu hút sự chú ý quá nhiều.

317. Sư sống động của những nghi lễ đầy những dấu hiệu, không phải lúc nào cũng dễ hiểu, có thể đại diện cho một chướng ngại vật, đặc biệt là khi bạn đứng trước một cộng đoàn ít được chuẩn bị kỷ lưỡng dễ khiến họ bị như một cuộc biểu diễn trước một loạt các cử chỉ bất thường mà các thừa tác viên đặt ra. Trong trường hợp này, rất hữu ích là khi triễn khai các khoảng khắc chuyển động, không được sử dụng một cách vô kỷ luật, để không làm ảnh hưởng đến việc làm sáng tỏ cách tự nhiên của chuỗi nghi lễ, nhưng có thể được sắp xếp một cách hữu hiệu hơn trong những thời điểm chuyển tiếp: các văn bản phải luôn luôn được chuẩn bị cẩn thận trước, sẽ tỏa sáng vì sự ngắn gọn, rõ ràng và đơn giản.

318. Một bước nữa hướng tới sự tham gia sâu sắc và tích cực của cộng đoàn có thể được thực hiện bằng cách làm việc trước đó với một hoặc nhiều nhóm là một phần của công đoàn. Ví dụ điển hình nhất được đưa ra bởi sự tham gia của các nhóm thanh thiếu niên được đào tạo, cùng các bạn trẻ này trong suốt phần cuối của Mùa Chay các bạn này có thể tổ chức những thời điểm chuẩn bị cụ thể cho các nghi lễ, với một lộ trình học tập và cầu nguyện phù hợp với mức độ trưởng thành về đức tin của các bạn trẻ. Đối với sự thành công của hành trình, cũng cần phải cung cấp một công tác cụ thể, trong đó các bạn trẻ có thể cảm thấy cá nhân được tham gia: ví dụ, mời các bạn tham gia trực tiếp tổ chức lễ nghi, giao cho các bạn những sự phục vụ chuyên biệt.

Những dàn ý giúp cử hành các nghi thức

319. Chúa Nhật Lễ Lá

Cấu trúc:
  1. Tưởng nhớ việc Chúa Giêsu đi vào thành thánh Gêrusalem
  2. Thánh Lễ
Chuẩn bị:
  1. cho đoàn rước và sự tiến vào trang trọng
  2. lễ phục (áo lễ và áo choàng linh mục mặc khi chầu thánh thể) màu đỏ.
  3. kệ đọc sách lễ.
  4. kệ đọc sách bài đọc.
  5. bình sông hương và tàu hương.
  6. thánh giá và nến cao.
  7. que rảy nước thánh với nước thánh.
  8. cành lá ô liu hay lá, cành cọ.
  9. cho Thánh Lễ:
  10. các bài đọc của các vị đọc Bài Thương Khó
  11. tất cả các vật dụng phụng vụ thông thường.

Sự tiến triển:
  1. Tưởng nhớ việc Chúa Giêsu đi vào thành Gêrusalem

HÌNH THỨC I: RƯỚC KIỆU
 
    • Hình thức này chỉ có thể được sử dụng một lần trong mỗi nhà thờ.
    • Cộng đoàn tựu tập tại một nơi thịch hợp xa nhà thờ, nơi đó có thể tìm thấy những cành cây ô liu và / hoặc lá, cành cọ.
    • Trong suốt cuộc rước vị chủ sự mặc áo lễ hay áo khoác khi chầu (piviale).
    • Khi vị linh mục với các vị thừa tác viên đến địa điểm trên, ngài minh họa bằng sự tưởng nhớ bằng nghi thức sắp được thực hiện; rồi ngài làm phép các nhánh cây. Tiếp theo là bài đọc Tin Mừng nói về việc đi vào thành Giêrusalem của Chúa.
    • Cuộc rước được bắt đầu hướng về nhà thờ: bình hương, thánh giá và nến cao, vị linh mục cùng các thừa tác viên, các tín hữu.
    • Đến nhà thờ, vị linh mục mặc áo lễ (nếu trong suốt cuộc rước ngài mặc áo chầu mình thánh). Công thức thống hối được bỏ qua, và lời nguyện nhập lễ được đọc lên.

HÌNH THỨC II: NGHI THỨC NHẬP LỄ TRỌNG THỂ
  • Hình thức này có thể được sử dụng nhiều lần trong mỗi nhà thờ cho Thánh Lễ với đoàn tín hữu quy tụ khá đông.
  • Đoàn tín hữu tựu tập phía trước cửa nhà thờ, nơi đó có sẵn những nhành lá ô liu hay cành cây lá cọ.
  • Trong suốt cuộc rước vị chủ sự mặc áo lễ.
  • mọi việc diễn ra như ở hình thức đầu tiên.
HÌNH THỨC III: NGHI THỨC NHẬP LỄ ĐƠN GIẢN
  • Hình thức này có thể được sử dụng trong mọi Thánh Lễ.
  • Không làm phép các cành lá.
  • Tín hữu tụ họp trong nhà thờ.
  • Vị chủ tế tiến đến bàn thờ, trong lúc đó bài ca nhập lễ được hát lên.
  • Tất cả mọi việc được thực hiện như trong Thánh Lễ.
  1. Thánh Lễ
  • Bắt đầu bài đọc Sự Thương Khó không được phép đọc lời chào, không làm dấu thánh giá trên sách và cũng không đem bình hương và nến.
  • Các thầy phó tế xin chúc lành của vị chủ tế.
  • Tin Mừng cũng có thể được đọc bởi các tín hữu, giành riêng phần của Chúa Giêsu cho vị linh mục nếu có thể. Người dẫn bắt đầu đọc: Cuộc thương khó Đức Giêsu Kitô theo thánh…Vị linh mục kết thúc bài đọc cách bình thường.
  • Thánh Lễ tiếp tục như thường lệ.

320. Thứ năm Tuần Thánh, Thánh Lễ Bữa Tối của Chúa


Cấu trúc:
 
  1. Những nghi thức đầu lễ
  2. Phụng vụ Lời Chúa
  3. Nghi thức Rửa chân
  4. Phụng vụ Thánh Thể
  5. Nghi thức Hiệp Lễ
  6. Kiệu đặt lại Mình Thánh Chúa.

Chuẩn bị:
  1. cho Thánh Lễ
 
  1. lễ phục màu trắng hay màu vàng.
  2. bình sông hương và tàu hương
  3. thánh giá và nến cao
  4. bình đựng bánh lễ đủ để thánh hiến cho thánh lễ hôm nay và cho Nghi thức của Thứ Sáu Tuần Thánh
  5. Tất cả tiến triễn như thừng lệ
  6. cho nghi thức Rửa Chân:
    1. chổ ngồi cho 12 người trong gian cung thánh hay một nơi có thể trông thấy rõ.
    2. Cái tạp dề cho vị cử hành (có thể sử dụng một khăn vai đơn giản của linh mục)
    3. Một bình chứa nước thích hợp có thể chứa được nhiều nước.
    4. Một cái chậu không.
    5. Khăn lau chân.
    6. Xa phồng và khăn lau tay.
  7. cho việc rước kiệu cất lại Mình Thánh Chúa:
  8. Bàn thờ phụ nơi đặt nhà tạm phụ để đặt lại Mình Thánh Chúa, với hoa và nến (không có thể là bàn thờ trung tâm); cũng chính nơi đây bắt đầu việc cử hành viếng Chúa cách đơn sơ.
  9. Đèn chầu Thánh Thể được thắp ở vị trí Nhà Tạm nơi đặt Mình Thánh Chúa.
  10. Khăn quàng vai khi chầu.

Sự tiến triển:
 
  1. Thánh Lễ với bậc lễ kính: trang trí hoa, những lễ phục và khăn trải bàn thờ phải thích hợp với khung  cảnh.
  2. Nhà Tạm phải nghiêm khắc để trống. Để tốt cho điều này là có thể thấy rõ: vừa để mở cửa nhà tạm, vừa tắt đèn chầu Thánh Thể (tốt hơn là cất đi tất cả), và khăn che nhà tạm cũng được cất đi.
  3. Thánh Lễ được bắt đầu như hình thức thông thường.
  4. Lúc hát Kinh Vinh Danh tất cả các chuông Thánh đường rung lên, theo cách sử dụng ở địa phương; lúc bài hát kinh Vinh Danh kết thúc cũng là lúc tiếng chuông nhà thờ bị cấm vang lên cho tới khi Canh Thức vượt qua.
  5. Nghi thức Rửa Chân
  • Sau bài giảng, nếu lý do mục vụ cho phép điều nay,[1] có chổ rửa chân.
  • Vị chủ sự cởi áo lễ, mặc lấy tạp dề (hay khăn quàng vai); trong suốt thời gian thực hiện nghi thức những bài hát thích hợp được hát lên.
  • Kết thúc nghi thức vị chủ sự lau tay với nước và xa phồng.
 
  1. Thánh Lễ tiệp tục như thường lệ cho đến khi đọc xong lời nguyện hiệp lễ.
  2. Việc cất đặt lại Mình Thánh Chúa
  • Sau khi kết thúc lời nguyện hiệp lễ, vị linh mục đứng phía trước bàn thờ, đặt hương vào bình xông hương, quỳ và xông hương Thánh Thể ba lần, sau đó ngài mặc lấy khăn chầu, cầm lấy bình Mình Thánh Chúa và che phủ Bình Thánh với khăn chầu.
  • Đoàn rước được hình thành rước Mình Thánh Chúa đi xuyên qua nhà thờ đi tới bàn thờ nơi có nhà tạm đặt lại Mình Thánh Chúa: Thánh giá, nến cháy sáng, bình xông hương. Trong khi đó bài hát Pange lingua (ngoại trừ hai đoạn cuối) hay bài hát thánh thể được hát lên.
  • Đoàn rước đến nơi đặt Mình Thánh Chúa, vị linh mục đặt bình Mình Thánh Chúa, rồi ngài dặt hương vào bình hương, quỳ, xông hương Thánh Thể, trong khi đó bài hát Tantum ergo được hát lên, rồi ngài đóng cửa Nhà Tạm (hay hộp tủ) đặt Mình Thánh Chúa.
  • Tiếp theo là tháo cất khăn bàn thờ.
  • Nếu có thể, những thánh giá của nhà thờ được di dời cất đi; những thánh giá mà không thể di chuyển được tốt hơn nên được che phủ lại.
  • Các tín hữu được khuyến khích dành một ít thời gian trong đêm để chầu Mình Thánh Chúa. nếu buổi thờ phượng tiếp tục quá nửa đêm, giờ chầu sẽ diễn ra nhưng không có bất kỳ sự trang trọng nào.
321. Thứ sáu Tuần Thánh, Cử hành cuộc Vượt Qua  của Chúa.

Cấu trúc:
  1. Phụng vụ Lời Chúa
  2. Các bài đọc
  3. Bài Thương Khó
  4. Cầu nguyện chung
  5. Suy tôn Thánh Giá
  6. Sự trưng bày
  7. Suy tôn
  8. Hiệp Lễ (rước Mình Thánh Chúa)

Chuẩn bị:
 
  1. các lễ phục màu đỏ.
  2. gối để giúp cho việc nằm phủ phục.
  3. các bài đọc cho các vị đọc bài thương khó
  4. thánh giá lớn được che phủ bởi khăn che màu đỏ hoặc không dùng khăn che.
  5. hai nến lớn dùng cho thánh giá, và hai nến lớn dùng cho Thánh thể (nhưng cũng có thể sử dụng chính những ngọn nến này cho cả hải khoảng khắc)
  6. gốc cây để dùng làm cái giá giúp cắm Thánh giá đứng thẳng.
  7. khăn trải bàn thờ, khăn thánh, và khăn lau chén thánh đặt trên bàn nhỏ.
  8. khăn trắng quàng vai khi chầu.
Sự tiến triển:
 
  1. Nghi Lễ cử hành được thực hiện vào buổi chiều, khoảng 15:00 nhưng có thể được cử hành trể hởn vì lý do mục vụ.
  2. Nhà Tạm được thấy để trống. Bàn thờ thì lột trần không còn khăn bàn thờ.
  3. Các thừa tác viên đi đến bàn thờ trong khi đoàn tín hữu đang im lặng. Các vị phủ phục hoặc quỳ gối trong giây lát, luôn luôn trong im lặng. Rồi tiến lên bàn thờ. Vị chủ sự đọc lời nguyện mà không đọc lời mời Chúng ta dâng lời cầu nguyện.
  4. Phụng vu Lời Chúa
  • Bài Thương Khó. Bắt đầu bài đọc Sự Thương Khó không được phép đọc lời chào, không làm dấu thánh giá trên sách và cũng không đem bình hương và nến.
  • Các thầy phó tế xin chúc lành của vị chủ tế.
  • Tin Mừng cũng có thể được đọc bởi các tín hữu, giành riêng phần của Chúa Giêsu cho vị linh mục nếu có thể. Người dẫn bắt đầu đọc: Cuộc thương khó Đức Giêsu Kitô theo thánh…Vị linh mục kết thúc bài đọc cách bình thường.
 
  • Câu nguyện chung. Thầy phó tế tiến đến tòa công bố Lời Chúa đọc lời nguyện xin, những lời này được giới thiệu ý cầu nguyện. Sau đo vị linh mục đọc lời nguyện.
  1. Suy tôn Thánh Giá
  • Trưng bày Thánh Giá

Hình thức I. Đem Thánh Giá được che phủ đến bàn thờ. Vị linh mục cởi phần khăn che phía trên và nâng Thánh Giá lên cao mời các tín hữu suy tôn với những lời: Đây là gỗ Thánh Giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian và tất cả mọi người đáp lại: Chúng ta hãy đến thờ lạy. Rồi mở phần cánh tay phải. Cuối cùng mở hết toàn bộ khăn che Thánh Giá.

Hình thức II. Vị linh mục hay thầy phó tế, với các thừa tác viên khác đi đên cửa nhà thờ (hoặc vị linh mục đứng chờ ở bàn thờ, Thánh Giá sẽ được rước đến ngài). Tại đây ngài nhận Thánh Giá không được che phủ: các thừa tác viên mang những nến thắp sáng. Đoàn rước được hình thành đi xuyên qua nhà thờ, tiến về cung thánh. Người cầm Thánh Giá dừng lại trước cửa, giữa nhà thờ và trước cung thánh. Mỗi lần nâng cao Thánh Giá mời mọi người hiện diện suy tôn: Đây là gỗ Thánh Giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian và tất cả mọi người đáp lại: Chúng ta hãy đến thờ lạy. Sau cùng Thánh Giá cùng với các đèn nến được đặt ở tiền sảnh cung thánh.
 
  • Thờ lạy Thánh Giá. Vị chủ tế, các linh mục và các tín hữu xếp thành hàng đến trước Thánh Giá bái quỳ thờ lạy, hay trao một dấu chỉ tỏ lòng thờ kính (vi dụ hôn kính Thánh Giá), theo cách tỏ bày ở nơi này. Nếu có quá nhiều người, sau vài phút vị chủ sự nâng cao Thánh Giá, và tất cả mọi người tôn thờ trong thinh lặng ở vị trí tại chổ của mình. Khi việc tôn thờ Thánh Giá được kết thúc, Thánh Giá được mang đến bàn thờ. Các nến đèn được đặt gần bàn thờ hoặc Thánh Giá.
  1. Rước Mình Thánh Chúa (Hiệp Lễ)
  • Trải khăn bàn thờ, khăn thánh, và sách lễ. Thầy phó tế hay vị linh mục kiệu Mình Thánh từ bàn thờ nhà tạm phụ đến bàn thờ theo đoạn đường ngắn nhất. Hai người giúp lễ cầm đèn cháy sáng tháp tùng Thánh Thể, rồi đặt nến trên bàn thờ. Mọi người vẫn đứng trong thinh lặng.
  • Sau khi kết thúc việc rước Mình Thánh Chúa bình Mình Thánh Chúa được mang đến nơi đã được chẩn bị bên ngoài nhà thờ; Nếu cần thiết Mình Thánh Chúa được giữ trong Nhà Tạm.
  • Tiếp theo là lời nguyện cuối cùng, rồi lời khấn nguyên trên mọi người, hoạt động như một sự đóng băng. Bởi vậy không nói năng gì, cộng đoàn giải tán trong thinh lặng.
  • Trong thời gian thích hợp cởi bỏ khăn bàn thờ.
  • Cho tới khi canh thức phục sinh khi ở trước Thánh Giá phải bái quỳ (chào cúi mình).

322. Canh Thức Phục Sinh

Cấu trúc:
  1. Nghi thức lửa mới
  1. Làm phép lửa
  2. Chuẩn bị Nến Phục Sinh
  3. Đoàn rước Nến Phục Sinh
  4. Công bố Phục Sinh (Exsultet)
  5. Phụng vụ Lời Chúa
  6. Bảy bài đọc Cựu Ước với những bài thánh vịnh và lời cầu nguyện liên quan.
  7. Kinh Vinh Danh (Gloria)
  8. bài đọc sau Lời nguyện nhập lễ. Trích từ thư các gởi các tín hữu Rôma với thánh vịnh và điệp khúc alleluia
  9. Tin Mừng
  10. Phụng vụ Bí Tích Rửa Tội
  11. Kinh cầu (nều có bí tích rửa tội hoặc nếu phải làm phép nguồn nước rửa tội)
  12. Làm phép nước của nguồn nước rửa tội và những người lãnh nhận bí tích rửa tội (nếu có người)
  13. Làm phép nước thanh tẩy (nếu không có người lãnh nhận bí tích)
  14. Canh tân lời hứa bí tích rửa tội (lặp lại lời hứa) và rẩy nước thánh trên các tín hữu.
  15. Phụng vụ Thánh Thể

Chuẩn bị:
  1. các lễ phục màu trắng hay màu vàng.
  2. Bình hương và tàu hương.
  3. Nến Phục Sinh.
  4. Cây viết phụng vụ.
  5. Bấc nến hay nẹp gỗ để thắp nến nơi lửa làm phép.
  6. Nến nhỏ cho cộng đoàn.
  7. Lò than hồng để cho ngọn lửa
  8. Cái cặp gắp than để lấy than hồng (nếu bạn dùng nó để thắp lư hương nơi ngọn lửa mới)
  9. Đèn pin để đọc lúc trời tối.
  10. Giếng rửa tội
  11.  Cái xô nhỏ chứa nước phép và que rảy nước.
  12.  Bình chứa nước khác để làm phép.
  13.  Giá đỡ nến Phục Sinh đặt cạnh Tòa Lời Chúa.
  14.  Cần thiết cho việc cử hành bí tích rửa tội (nếu có).
  15.  Tất cả các vật dụng thông thường.

Sự tiến triển:
 
  1. Các tín hữu tập họp trước cửa nhà thờ nơi có lò than bùng cháy. Tất cả ánh sáng của nhà thờ đểu tắt, các nến trên bàn thờ cũng vậy.
  2. Phân phát đèn cầy cho cộng đoàn.
  3. Làm phép lửa và và thắp nến phục sinh với ngọn lửa này, và từ ngọn lửa này thắp cho các ngọn nến của các tín hữu. Nếu muốn có thể lấy than cháy đỏ và đặt vào bình sông hương.
  4. Nâng Nến Phục Sinh lên cao và đọc lớn tiếng
 ánh sáng Chúa Kitô, đọc ba lần: tại nơi bếp lửa, ở cửa nhà thờ, nơi cung thánh. (hay tại cửa nhà thờ, giữa nhà thờ, và nơi cung thánh)
  1. Sau lời công bố cuối cùng nơi cung thánh những ngọn nến đèn điện trong nhà thờ được thắp sáng lên, nhưng những nến ở bàn thờ thì vẫn không được thắp sáng.
  2. Những ngọn nến trên tay các tin hữu được giữ thắp sáng cho đến khi kết thúc bài Exsultet. Nếu bài này được công bố bởi một thầy phó tế thầy cần phải xin chúc lành của vị chủ tế như khi đọc Tin Mừng. Thầy sông hương sách Tin Mừng và Nến Phục Sinh.
  3. Ở mỗi bài đọc theo sau là thánh vịnh và lời nguyện; đối với bài đọc sau cùng thì đứng lên.
  4. Sau bài đọc thứ bảy với thánh vịnh và lời nguyện, các nến trên bàn thờ được thắp lên (không quy định ngọn lửa phải được lấy từ Nến Phục Sinh), Kinh Vinh Danh (Gloria) được hát lên, các chuông nhà thờ được rung lên. Sau đó là lời nguyện.
  5. Thánh vịnh của Epistola (bài đọc sau lời nguyện nhập lễ. Trích từ thư các thánh tông đồ) với điệp khúc (alleluia) thay chỗ câu cho Tin mừng.
  6. Xông hương Tin Mừng, nhưng không mang nên cao (trong đêm nay Nến Phục Sinh là “Đèn Nến” của Tin Mừng!)
  7. Nếu có người nhận phép rửa tội hay làm phép nguồn nước thánh tẩy, kinh cầu được đọc lên. Nếu giếng rửa tội xa cung thánh, làm hàng rước cùng nến phục sinh tới giếng nước, trong khi đó kinh cầu được đọc lên.
  8. Khi không thực hiện bí tích rửa tội, làm phép nước thánh tẩy.
  9. Sau khi lặp lại lời tuyên hứa bí tích rửa tội, rảy nước thánh trên đoàn dân Chúa.
  10. Không đọc kinh Tin Kính, và được chuyện sang lời nguyện chung.
  11. Thánh Lễ được cử hành tiếp tục như thường lệ.


                                      Mùa Chay Thánh 2024
                            
                             Giáo Xứ KIM NGỌC, 05/03/2024

                                      Lm. Tôma Phan Quốc Tuấn
                                                (Chuyển ngữ)
 
[1] Việc đánh giá cơ hội trên cơ sở truyền thống của địa phương là rất tốt, nhưng cũng cần tính đến khả năng thực sự để hiểu các cử chỉ cần phải đặt ra.
(È bene valutare l’opportunità sulla base della tradizione locale, ma anche tenendo conto della reale capacità di comprendere i gesti che si devono porre.)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây