Ngày 28 tháng Năm: Thánh Phaolô Hạnh

Chủ nhật - 26/05/2019 22:35

 

Phaolô Hạnh, Sinh năm 1827 tại Chợ Quán, Giáo dân, bị xử trảm ngày 28/05/1859 tại Nam Việt dưới đời vua Tự Ðức. Đức Piô X đã suy tôn chứng nhân Phaolô Hạnh lên hàng Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 28/05.

Cây lúa trổ bông.

“Nước Thiên Chúa ví như khi một người kia gieo giống xuống đất, dù người ấy ngủ hay thức,, ban đêm hay ban ngày hạt giống cứ nẩy mầm, lớn lên mà người ấy không biết. Tự dưng cây mọc mạ rồi trổ đòng đòng và thành những hạt klúa chắc nịch, cho đến khi mùa gặt tới” (Mc 4, 26-29).

Đoạn tin mừng trên đã ứn nghiệm trong cuộc đời thánh Phaolô Hạnh.

Cậu Hạnh đã chào đời tại Tân Triều, tỉnh Biên Hòa khoảng năm 1827. Lớn lên cậu cùng hai người anh đến Chợ Quán, Sài Gòn để buôn bán. Dư luận đồn đại về anh nhiều điều xấu. Trong nghề buôn bán, anh giao dịch với một số tay anh chị chuyên lường gạt, bắt chẹt những người cô thế cô thân. Hình như có thời anh đã từng cầm đầu một băng cướp.

Thế nhưng lời tin mừng anh tiếp nhận thời thơ ấu vẫn không ngừng nẩy nở lớn lên trong anh. Dù chính anh không hay biết, lới Chúa vẫn đâm bông và chờ lúc thuận tiện thì kết trái. Một lần kia, khi chứng kiến một thiếu phụ nghèo khổ bị đàn em bóc lột không thương tiếc, anh bỗng xúc động và ra tay can thiệp, anh dùng áp lực bắt chúng phải trả lại tất cả cho nạn nhân, dù biết trước thái độ hào hiệp ấy sẽ mang lại cho mình hậu qủa không may theo luật giang hồ. Bông lúa đã chín vàng chờ tay người thợ gặt…

Kitô hữu đến chết

Những người bị anh khuất phục tức giận tìm cách trả thù. Họ chọn giải pháp hèn hạ nhất “ném đá giấu tay”. Họ tố cáo anh là Kitô hữu, và gán cho anh tội tiếp tay với quân đội Pháp. Trước tòa án, anh không bao giờ nhận tội phản quốc, vì thực tế anh không làm. Nhưng khi quan hỏi: “Anh có phải là Kitô hữu không?” thì anh công nhận, và còn khẳng định rằng: “Sẽ là Kitô hữu cho đến chết”.

Suốt thời gian bị giam, các quan tìm mọi cách dụ dỗ anh bỏ đạo. Họ áp dụng những hình khổ dã man nhất đã được vua Tự Đức cho phép. Người ta căng thân thể anh ra đánh đòn, người ta dùng kìm nguội để kẹp vào dùi, và dùng những thanh sắt nung đỏ dí vào người, để bắt anh nhận tội đã vu oan và bước qua Thập Gía. Nhưng tất cả những cực hình tàn bạo đó không thể làm cho anh nản lòng thối chí. Anh không ngừng khẳng định một điều duy nhất : “Tôi là Kitô hữu, không bao giờ tôi chối đạo”.

Bông hoa ngát hương.

Ngày 28.05.1859, anh Hạnh bị trảm quyết tại Chí Hòa khi mới 32 tuổi. Thi thể vị tử đạo được mai táng ở Chợ Quán.

Đức Piô X đã suy tôn chứng nhân Phaolô Hạnh lên hàng Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Sử gia Rodriguez so sánh cuộc đời thánh Phaolô Hạnh với cuộc đời “CÁNH HOA TÍM NGÁT HƯƠNG”: (Martyrologio Oriental Tr. 253-255)

“Có những hoa tím mọc dại bên đường, cho dến ngày có khách bộ hành đi ngang dẫm nát, nó mới tỏa hương thơm. Phaolô Hạnh quả là bông hoa bị che khuất bên vệ đường Giáo Hội, cho đến khi bị vò nát trong cuộc bách hại, mới tỏa ra hương thơm ngát khiến chúng ta phải lâng lâng ngây ngất…”.

“Giữa một đô thị ô nhiễm đầy bon chen thấp hèn, những gian dối bất công và những nỗi cơ cực, thì mọi người trông đợi những cánh hoa báo hiệu mùa Xuân mới đang đến, đem lại bầu khí trong lành hơn. Cánh hoa Phaolô Hạnh đã tỏa hương nhờ sức mạnh Thần Linh làm cho những ai chán ghét mùa Đông tội lỗi, lạnh giá, và khắc sâu vào tâm khảm hình ảnh mùa Xuân vĩnh cửu… sẽ thấy trong mình xuất hiện một niềm vui bí ẩn và hy vọng tràn trề vào tương lai…”

Nguồn từ thư viện Đa Minh

Trường thi tử Đạo.

Phaolô Hạnh sinh năm Ðinh Hợi (1827)
Tại Tân Triều giáo hội Ðồng Nai
Giáo dân lẩn trốn chạy dài
Vua quan tàn sát những ai đạo trời

Gia đình Hạnh kịp thời chạy thoát
Về Sài Gòn phiêu bạt đó đây
Sống nghề buôn bán qua ngày
Ðến Chợ Quán ở, nơi này nhiễu nhương

Hạnh giao dịch tay thường lường gạt
Bắt chẹt người doạ nạt lương dân
Hình như đã có một lần
Tổ chức băng đảng đích thân cầm đầu

Rồi sau đó nghe đâu thức tỉnh
Ðánh động anh đổi tính giang hồ
Ra tay nâng đỡ thế cô
Giúp cho kẻ yếu nhào vô cứu liền

Lòng hòa hiệp gắn liền hậu quả
Những kẻ này sau đã phục thù
Tố anh giáo hữu trong khu
Tiếp tay với Pháp, giặc thù xâm lăng

Trước tòa án khăng khăng không nhận
Tôi có đâu dắt dẫn theo Tây
Rồi quan hỏi hãy nghe đây
Anh là giáo hữu, nơi này phải không

Anh khẳng định quan ông nói đúng
Ở nơi đây ai cũng biết tôi
Là Kitô giáo lâu rồi
Tôn vinh danh Chúa Ngôi Lời Giêsu

Tôi cương quyết cho dù có chết
Luôn sẵn sàng nhận hết khổ hình
Sắt thanh nung đỏ dí mình
Roi đòn kìm kẹp thật tình dã man

Vẫn không đạt xoay sang dụ dỗ
Bỏ đạo đi ngoan cố nát thây
Bước qua Thánh Giá nơi đây
Quan tha tiền thưởng có đầy tự do

Hạnh lại nói thật to duy nhất
Cho đến chết, đạo thật Kitô
Giêsu Thiên Chúa tung hô
Lý hình trảm quyết đem vô pháp trường

Chí Hòa khoảng giữa đường Văn Duyệt
Thi hài đã đặc biệt đưa về
Nghĩa trang Chợ Quán đông ghê
Ngàn thu an nghỉ, hồn về Thiên Cung

Ðời phiêu bạt sau cùng thống hối
Chúa đón ngay kẻ rối ăn năn
Vượt bao nguy hiểm khó khăn
Hồng ân tử đạo mùa xuân Kỷ Mùi (1859)

Năm Kỷ Dậu (1909) danh người phong thánh
Chiếu chỉ ban Toà Thánh Roma
Triều đại mười Ðức Thánh Cha
Suy tôn Chân Phước thật là vinh danh

Lời bất hủ: Tất cả những lần quan hỏi cung và tra xét rồi dụ dỗ, ngài chỉ khẳng định một điều duy nhất: “Tôi là Kitô hữu, không bao giờ tôi chối đạo”. Lầnkhác ngài khẳng định: “Tôi sẽ là Kitô hữu cho đến chết”.

Nguồn tin: hddmvn.net

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây