“Con chán”. Chỉ cần một câu ngắn ngủi như thế cũng đủ làm các bậc cha mẹ vốn rất chu đáo và tận tâm phải hoảng sợ. Chúng ta dành rất nhiều thời gian và rất khó khăn để làm cho trẻ vui vẻ, hào hứng – và rồi chúng nói với chúng ta rằng chúng chán.
Thường ta phải rất cố gắng để tránh việc nhàm chán. Bạn muốn chạy bộ, nhưng bạn lại thấy việc chạy bộ nhàm chán, vì thế bạn mang theo máy MP3 để nghe những bài đọc về tự hoàn thiện bản thân trong lúc chạy bộ. Nhưng nếu bạn ngồi trong phòng và nghe những bài này, chắc chắn sẽ buồn chán. Bí quyết để tránh buồn chán chính là làm mọi thứ cùng một lúc: cả tâm trí lẫn thể xác. Dạo gần đây, tôi thấy một phụ nữ trẻ ngồi ăn trưa trong công viên thành phố. Nhưng không chỉ ăn trưa mà chị làm nhiều thứ cùng một lúc: một tay cầm bánh mì, một tay cầm cuốn tạp chí và tai nghe điện thoại. “Chán!” Một từ bị lạm dụng nhiều nhất; một từ mà gần như mọi người thốt ra theo bản năng khi họ muốn chỉ trích điều gì đó mà không suy nghĩ lý do tại sao. Nếu tôi chán, thì nói là tôi chán, còn phải nói gì thêm nữa? Nếu tôi không thích điều gì đó, có nghĩa là điều đó buồn chán – chỉ đơn giản thế thôi.
Làm thế nào để đừng than buồn chán? Tại sao buồn chán lại là một hành vi sai? Từ khi nào một người buồn chán có quyền than phiền về điều này, và cảm thấy mình được phép đổ lỗi cho người khác? (Như G.K. Chesterton đã từng nói: không có những diễn thuyết gia nhàm chán, chỉ có những thính giả không quan tâm).
Có thể kết luận rằng rất nhiều người trong chúng ta luôn cảm thấy buồn chán bởi vì chúng ta quá bị khuấy động. Điều gì xảy ra khi bạn nằm dài nhìn bầu trời và không có chiếc điện thoại bên cạnh? Điều gì xảy ra khi bạn chỉ ăn trưa, hoặc chỉ đi bộ, hoặc chỉ nghe nhạc? Điều gì xảy ra khi chỉ làm mỗi một việc trong một thời điểm, hoặc không làm gì cả trong một lúc? Khi những khuấy động bên ngoài ngừng lại, khuynh hướng phản ứng lại nó là chắc chắn. Nếu không có việc gì diễn ra, bạn có thể bật TV hoặc máy vi tính lên, và như thế, điều gì đó đang diễn ra. Trong không gian ảo, luôn có điều gì đó đang diễn ra.
Nhưng chẳng phải điều này cũng giống với việc: luôn có điều gì đó diễn ra bên trong đầu chúng ta sao? Bản chất của bộ não và hệ thần kinh trung ương chính là chúng không bao giờ ngừng hoạt động: tâm trí của chúng ta không bao giờ ở vào trạng thái trung tính, trừ khi chúng ta chết.
Vấn đề chính là khi chúng ta trong trạng thái vô thức, những thông điệp chúng ta tiếp xúc thường là về chính bản thân chúng ta: những suy ngẫm về ý nghĩa cuộc sống, về những khoảng cách khó khăn giữa ý thức và hành động, việc tự đánh giá chính mình… những điều này có thể nặng nề và không dễ chịu; vậy tại sao bạn lại không tránh nó nếu bạn có được sự lựa chọn khác? Và luôn là như thế. Trong một thế giới truyền thông bão hoà, ngay cả đi trong thang máy cũng kèm theo tiếng nhạc liên tục, chúng ta được tạo điều kiện để tránh chuyến hành trình đi vào trạng thái vô thức. Chúng ta không ngừng tìm kiếm điều làm cho tâm trí chúng ta xao lãng, như thế chúng ta sẽ không bao giờ phải đối diện với chính bản thân mình.
Chống lại nhàm chán cùng với con trẻ
Rất nhiều người bỏ lỡ những niềm vui đơn giản trong cuộc sống chỉ bởi vì họ bị khuấy động quá mức bởi vô số sự cuốn hút thuộc về thị giác và thính giác, đến nỗi khó có thể ngồi yên và tận hưởng những điều đơn giản trong cuộc sống. Đáng buồn thay, trong xã hội với tốc độ phát triển cao hiện nay, trẻ con gặp phải một vấn đề chính là thường xuyên nói buồn chán, bởi vì chúng đã quen với những xu hướng di chuyển nhanh trong phim ảnh và trò chơi vi tính.
Tự điển định nghĩ cảm thấy buồn chán là “cảm thấy mệt mỏi hoặc cáu kỉnh bởi vì phải làm những điều không thú vị hoặc không có việc gì để làm”. Đó là 2 lý do chính trẻ con than phiền về việc buồn chán – không thú vị và không có gì để làm. Bạn có thể giúp con cái bạn có được một cách nhìn khác khi điều gì đó có vẻ không thú vị hoặc có vẻ như trẻ không có gì để làm, bằng cách giúp chúng phát huy khả năng sáng tạo và học cách tự tìm tòi mạo hiểm.
Buồn chán thường là một dấu hiệu của sự lười biếng nơi trẻ, đặc biệt những trẻ ở độ tuổi mới lớn không muốn phải suy nghĩ phải làm gì để lấp đầy thời gian, vì thế chúng than buồn chán để hy vọng có ai đó sẽ thực hiện điều gì. Tuy nhiên, khi con cái bạn trưởng thành, bạn cần phải dạy chúng biết quý thời gian, làm thế nào lấp đầy những khoảng thời gian rỗi bằng những việc có thể và cần được hoàn thành, dạy chúng biết lập thời gian biểu để tận dụng thời gian, và cần dạy nhiều bài học kiểm soát thời gian khác cần thiết để sống một cuộc sống hữu ích.
Một số trẻ thiếu động cơ để tự làm một việc gì đó bởi vì chúng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi máy vi tính hoặc phim ảnh; những đứa trẻ khác cảm thấy buồn chán bởi vì chúng không biết cách làm thế nào để tận dụng thời gian cách tốt nhất. “Hội chứng buồn chán” thường kéo dài đến độ tuổi thiếu niên, cho đến khi một người biết cách tự chịu trách nhiệm về thời gian của mình, và biết rõ rằng nếu họ muốn làm một điều gì đó, thì nó nằm trong khả năng của họ.
Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn để giúp con cái của bạn vượt qua cơn buồn chán:
* Khi con của bạn than phiền rằng chúng buồn chán, thay vì tìm việc gì đó để chúng lấp thời gian, bạn hãy động viên chúng dành ít phút để suy nghĩ những gì chúng muốn tự mình làm. Ban đầu, có thể bạn cần giúp chúng đưa ra một vài ý tưởng, nhưng hãy để chúng suy nghĩ và cân nhắc một lúc, làm như thế sẽ giúp chúng tìm ra cách lấp đầy thời gian trống.
* Khuyến khích con bạn luôn có sẵn những kế hoạch và những hoạt động mà bản thân chúng thích thú, như thế, khi chúng gặp phải những “khoảnh khắc buồn chán”, bạn có thể nhắc chúng về những kế hoạch ấy, và giúp chúng lấp đầy thời gian một cách sáng tạo.
* Thỉnh thoảng, trẻ con cần tạm gián đoạn những gì chúng đang làm, và điều này giúp giảm buồn chán. Ví dụ, nếu con của bạn than buồn chán trong khi làm những bài tập tẻ nhạt ở trường, hãy khích lệ trẻ để chúng hào hứng bằng cách cho phép chúng được chạy chơi khi chúng hoàn thành một lượng bài tập nhất định.
* Trẻ con thường dùng cụm từ “con chán” một cách tự phát; đó là cách chúng bày tỏ rằng chúng không còn thích điều gì đó. Tuy nhiên, bạn có thể khuyến khích con bạn bày tỏ nhu cầu của chúng theo cách khác. Ví dụ: nếu con bạn thấy không còn việc gì để làm, thay vì than: “Mẹ, con buồn chán!”, hãy khuyên trẻ thể hiện nỗi lòng của mình theo cách khác: “Mẹ, con hoàn thành kế hoạch cuối cùng rồi, và con cần làm việc gì đó. Mẹ có việc gì thú vị cho con làm không?”; và tốt hơn, nên dạy trẻ trở thành một người biết hướng đến giải pháp: “Mẹ, con đã chơi ngoài sân rồi, con có thể vào trong nhà và chơi LEGO một lúc không?” Nếu bạn khuyến khích trẻ biết tự tìm kiếm những giải pháp khác để giải quyết vấn đề buồn chán và trình bày với bạn, chúng có thể nảy ra những kế hoạch hay giúp chúng chơi vui.
* Một số phụ huynh thường trốn tránh mỗi khi con trẻ bày tỏ sự không thích thú đối với việc gì đó hoặc buồn chán đối với hoạt động nào đó. Phản ứng trốn tránh chỉ làm cho tình huống thêm căng thẳng. Hãy học cách tiếp cận nó một cách tích cực, và sử dụng những lời khuyên trên để giúp con cái bạn học biết suy nghĩ và tự lên kế hoạch. Một trong những bước chính để giúp con bạn vượt qua được buồn chán – lấp đầy thời gian của chúng.
Nghi Ân dịch
Nguồn: conggiao.info
Nguồn tin: conducmevonhiem.org
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn