Trong khi các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây tiếp tục tăng rất mạnh, các đồn đoán về khả năng thế giới đang bị tấn công sinh học tiếp tục nổi lên. Ngay tại Hoa Lục, hai nhà sinh vật học Tiểu Ba Đào (Botao Xiao - 小波涛) và Tiểu Lôi (Lei Xiao - 小雷) vẫn khăng khăng đã bác bỏ các giải thích chính thức được phổ biến trên các phương tiện truyền thông nhà nước cho rằng dịch coronavirus đã phát sinh từ một chợ cá của Vũ Hán, và nói rằng dịch bệnh này thực ra phát sinh từ các phòng thí nghiệm ở thành phố này.
Trong bối cảnh như thế, nhiều quan sát viên cho rằng khả năng của một cuộc tấn công trả đũa những kẻ gây ra đại nạn này là càng ngày càng khó tránh khỏi. Chúng tôi sẽ tường thuật trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết xin được điểm qua về tình hình của Giáo Hội và thế giới trong 24 giờ qua.
Tính cho đến sáng Thứ Hai 30 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 33,892 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 718,815 người. Như thế, trong 24 giờ qua, có 55,733 trường hợp nhiễm bệnh mời được xác nhận và thêm 3,036 người chết vì coronavirus.
Tại Hoa Kỳ, chỉ trong 24 giờ qua, đã có thêm 229 người thiệt mạng vì coronavirus, và 16,326 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận, nâng tổng số tử vong lên đến 2,449 người và 139,904 trường hợp nhiễm bệnh. Số người chết tại Hoa Kỳ có thể lên rất cao trong những ngày tới vì 2,948 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Coronavirus gây bệnh về đường hô hấp nên máy trợ thở trở thành một trong những nhu cầu vô cùng quan trọng tại các bệnh viện trên khắp thế giới. Trong cố gắng giảm thiểu tổn thất sinh mạng, công ty Nectar, có trụ sở tại California, chuyên sản xuất các dụng cụ y khoa, đã ra mắt một công ty mới, đặt tên là Breath Direct, để sản xuất một loại máy trợ thở với kích thước nhỏ hơn với cách thức cài đặt và vận hành cơ bản hơn các máy hiện có với chi phí 10,000 Mỹ Kim mỗi chiếc. Công ty đang tuyển dụng cấp tốc hàng ngàn nhân viên làm 3 ca liên tục để cung cấp cho các bệnh viện tại Hoa Kỳ.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý vẫn cao nhưng có chiều hướng suy giảm. Tử vong trong ba ngày thứ Sáu, thứ Bẩy và Chúa Nhật là 911, 889, và 756. Tính đến sáng thứ Hai 30 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 10,779 người, và 97,689 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện.
Trong 24 giờ qua, Bắc Kinh nói chỉ có 45 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận, và 5 trường hợp tử vong. Như thế, đến nay Trung Quốc đang đứng thứ ba trên thế giới về số trường hợp nhiễm bệnh đang đứng thứ ba với 81,439 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3,300 người chết. Bắc Kinh đã cho những người bên ngoài vào Vũ Hán, nhưng vẫn chưa cho đi ra. Họ vào nơi nguy hiểm đó để làm gì? Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết người ta vào chủ yếu để nhận tro cốt của người thân đã chết vì coronavirus.
Trước mỗi nhà tang ở Vũ Hán, đang có nhiều trăm và có nơi là nhiều ngàn người xếp hàng để nhận bình đựng tro cốt của người thân đã chết trong cơn đại dịch coronavirus. Từ ngày 23 tháng Ba, một nhà tang lễ ở Vũ Xương, một quận của Vũ Hán, đã thông báo phân phát khoảng 6,500 bình tro. Vũ Hán có 7 nhà tang lễ như thế. Cho nên, con số 3,300 người chết của bọn cầm quyền Bắc Kinh rất phi thực tế.
Tại Tây Ban Nha, số người chết trong ngày Chúa Nhật được kể là con số thương vong lớn nhất trên thế giới với 820 người. Đến nay, tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 6,796 người và 80,031 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận. Hoàng gia Tây Ban Nha xác nhận Công chúa María Teresa, 86 tuổi, của xứ Bourbon-Parma đã qua đời hôm 26 tháng Ba vì coronavirus. Bà là người đầu tiên trong hoàng tộc chết vì dịch bệnh này.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 62,095 người, trong đó có 525 người chết. Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn ưa chuộng việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, công ty Robert Bosch của Đức cho biết việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như thế mất nhiều giờ hơn và có thể không đối phó nổi với tình trạng dịch bệnh lan tràn nhanh như hiện nay. Vì thế, họ vừa phát minh ra một máy xét nghiệm nhanh chóng coronavirus. Robert Bosch có lẽ được biết đến nhiều hơn với các công cụ và phụ tùng xe hơi. Nhưng, thực ra, công ty này cũng là một nhà cung cấp thiết bị y tế.
Tại Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 40,174 người, trong đó có 2,606 người chết. Chỉ trong 24 giờ qua, số trường hợp tử vong tại Pháp đã tăng lên 292 người và thêm 2,599 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Tại Iran, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 38,309 người, trong đó có 2,640 người chết.
Tại Anh, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 19,522 người, trong đó có 1,228 người chết. Chỉ trong 24 giờ, đã có thêm 209 người chết và 2,433 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Hỗn loạn xảy ra khắp Ấn Độ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa tuyên bố cô lập các sinh hoạt trong cả nước 3 tuần để đối phó với coronavirus, thì lập tức sự hoảng loạn xã hội đã diễn ra khắp nơi. Các hãng xưởng đóng cửa, thợ thuyền không có công ăn việc làm lũ lượt ra các bến xe đò để về quê sinh sống. Khắp nơi người ta chen chúc chờ đợi. Các con đường xuyên bang chật ních người lũ lượt những hàng người dài bất tận, thất thểo đi về quê.
Quyết định ngưng sinh hoạt Quốc Gia đã khiến cho nhiều triệu dân nghèo ở Ấn Độ bị đói, nhất là những người nhập cư tạm thời ở các thành phố nay trở thành thất nghiệp, và họ đã bị buộc phải chạy trốn ra khỏi thành phố và đi bộ hàng trăm km để về lại làng xóm bản địa ở vùng nông thôn.
Ông Narendra Modi nói trong một diễn văn trên radio toàn quốc:
“Trước tiên, tôi muốn xin sự tha thứ cuả tất cả đồng bào. Người nghèo chắc chắn sẽ nghĩ tôi đây là loại thủ tướng nào mà khiến cho chúng ta gặp quá nhiều rắc rối như vậy. Tuy nhiên, tôi không có lựa chọn nào khác. Những bước đi được thực hiện cho đến nay, sẽ giúp Ấn Độ giành chiến thắng coronavirus.”
Đến sáng thứ Hai 30 tháng Ba, số ca nhiễm coronavirus ở Ấn Độ đã tăng lên đến 1,024 trường hợp, với 27 trường hợp tử vong.
Sự tức giận đang tăng lên ở các thành phố của Ấn Độ, nhất là từ các khu ổ chuột nghèo. Người dân không thể tìm ra việc làm để sống đỡ, không có thực phẩm để nuôi gia đình và không ai biết phải làm gì!
Trong khi đó thì nhiều cảnh sát viên bầy ra các hình thức nhục mạ đối với những người vi phạm lệnh cấm di chuyển của ông Modi. Các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Ấn nói chính quyền có thể phạt tiền, thậm chí bỏ tù những người vi phạm nhưng các hình thức chà đạp nhân phẩm như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là khó chấp nhận.
Chính phủ đã công bố một kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 22.6 tỷ đô la vào hôm thứ Năm để giúp tài chánh và phát thực phẩm cho người nghèo.
Nhưng 2 trong số 3 nhà kinh tế người Ấn Độ đã được giải Nobel 2019, là ông Abhijit Banerjee và bà Esther Duflo, thì cho biết rằng bấy nhiêu là quá ít, cần phải viện trợ cho người nghèo nhiều hơn nữa.
Cảnh sát cho biết trong ngày thứ Bảy, một người di cư đã té xỉu và chết dọc đường ở bang Uttar Pradesh, đó là anh Madhav Raj, 28 tuổi, những người đi cùng với anh nói:
“Chúng tôi chưa chết vì corona thì đã phải chết vì đi bộ và đói”.
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng Ba
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Từ Chúa Nhật 15 tháng Ba vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh coronavirus, Đức Thánh Cha đã không chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, nhưng từ Thư viện của Dinh Tông tòa Vatican, và được trực tiếp truyền hình.
Trong bài huấn đức trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin mừng Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay này đề cập đến biến cố sống lại của ông Ladarô (x. Ga 11:1-45). Ladarô là em của bà Marta và Maria, là những người bạn của Chúa Giêsu. Khi Ngài đến làng Betania, thì Ladarô đã chết được bốn ngày rồi. Cô Marta chạy ra gặp Thầy và nói: “Nếu Thầy có ở đây thì em con đã không chết!” (v.21). Chúa Giêsu đáp lại: “Em con sẽ sống lại” (v.23); và Ngài thêm: “Thầy là sự sống lại và là sự sống; ai tin nơi Thầy, thì dù có chết cũng sẽ sống” (v.25). Rồi Maria và những người khác cũng đến, tất cả đều khóc, - Tin mừng kể - bấy giờ Chúa Giêsu rất xúc động và [...] bật khóc” (vv.33.35). Với tâm hồn xao xuyến, Ngài đến mộ, cảm tạ Chúa Cha vì đã luôn lắng nghe, rồi Ngài yêu cầu mở mộ và kêu lớn: “Ladarô, hãy ra ngoài!” (v.43). Và Ladarô bước ra, “chân tay còn quấn băng, và mặt ông còn quấn khăn liệm” (v.44).
Ở đây chúng ta thực sự chứng kiến Thiên Chúa là sự sống và Ngài ban sự sống, nhưng Ngài cũng có uy quyền trên thảm kịch chết chóc. Chúa Giêsu có thể tránh cho Ladarô, bạn Ngài khỏi cái chết, nhưng Chúa đã muốn đón nhận đau khổ của chúng ta qua cái chết của người thân yêu thành nỗi đau của Ngài, và nhất là Ngài muốn chứng tỏ uy quyền thống trị của Thiên Chúa trên sự chết.
Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta thấy rằng đức tin của con người và sự toàn năng của tình yêu Thiên Chúa, tìm kiếm nhau và cuối cùng gặp gỡ nhau. Chúng ta thấy điều đó trong tiếng kêu của cô Marta và Maria, và của tất cả chúng ta cùng với họ: “Nếu Thầy có ở đây...” Và câu trả lời của Thiên Chúa không phải là một bài diễn văn, không, nhưng chính Chúa Giêsu là câu trả lời của Thiên Chúa trước vấn nạn cái chết: “Thầy là sự sống lại và là sự sống... Hãy có lòng tin! Giữa chập chùng những tiếng khóc, hãy tiếp tục có lòng tin, cả khi sự chết dường như đã thắng thế. Hãy tháo gỡ tảng đá ra khỏi tâm hồn các con! Hãy để cho Lời Chúa mang sự sống trở lại ở những nơi đang có chết chóc.
Ngày nay Chúa Giêsu cũng lập lại với chúng ta: “Hãy lăn tảng đá đi”. Thiên Chúa không tạo dựng nên chúng ta để ở trong nấm mồ, Ngài dựng nên chúng ta để sống một cuộc sống đẹp đẽ, tốt lành và vui tươi. Nhưng “do sự ghen tương của ma quỉ sự chết đã vào trong thế gian” (Kn 2:24), như sách Khôn ngoan đã dạy, và Chúa Giêsu Kitô đã đến để giải thoát chúng ta khỏi những nanh vuốt của nó.
Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy lăn đi những tảng đá của tất cả những gì liên quan đến chết chóc, chẳng hạn như thói đạo đức giả khi ta sống đức tin, đó là chết chóc; hay sự phê bình thiếu xây dựng đối với người khác, đó là chết chóc; hay sự xúc phạm, vu khống, là chết chóc; hay sự gạt bỏ người nghèo, cũng là chết chóc. Chúa yêu cầu chúng ta hãy lăn đi những tảng đá đó khỏi tâm hồn chúng ta, và lúc đó, sự sống sẽ lại thăng hoa quanh chúng ta. Chúa Kitô đang sống, và ai đón tiếp Chúa, gắn bó với Chúa, thì đến được với sự sống. Nếu không có Chúa Kitô hoặc ở ngoài Chúa Kitô, thì chẳng những chúng ta không có sự sống, nhưng còn rơi vào vòng chết chóc.
Sự phục sinh của Ladarô cũng là một dấu hiệu cho sự tái sinh được mang đến nơi các tín hữu qua Bí tích Rửa tội, và đạt đến sự viên mãn trong Mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô. Nhờ tác động và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Kitô hữu là người bước đi trong cuộc sống như một sinh vật mới: một sinh vật cho sự sống và đi vào cuộc sống.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biết cảm thương như Chúa Giêsu, Đấng đã gánh lấy đau buồn của chúng ta. Ước gì mỗi người trong chúng ta gần gũi với những người bị thử thách, trở thành một hình ảnh phản chiếu về tình yêu và sự dịu dàng của Thiên Chúa, là điều giúp giải thoát chúng ta khỏi cái chết và mang lại chiến thắng cho cuộc sống.
Sau khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Đứng trước tình trạng cấp thiết hiện nay vì đại dịch Covid-19 tràn lan vượt qua mọi biên giới, trong những ngày qua, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi “ngưng bắn tức toàn cầu và tức khắc ở mọi nơi trên thế giới” - một lời kêu gọi ngưng bắn toàn bộ.
Tôi hiệp với tất cả những người đã lắng nghe lời kêu gọi đó và mời gọi tất cả hãy đáp ứng lời kêu gọi ấy và ngưng ngay mọi hình thức chiến tranh, tạo điều kiện cho việc thiết lập những hành lang trợ giúp nhân đạo, cởi mở về ngoại giao, và quan tâm đến những người đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất.
Cầu xin cho quyết tâm chung chống đại dịch có thể giúp tất cả mọi người nhìn nhận rằng cần phải củng cố các mối liên hệ huynh đệ, như những phần tử của cùng một gia đình nhân loại duy nhất, đặc biệt, ước gì quyết tâm ấy khơi lên nơi các vị lãnh đạo các dân nước và các phe phái hữu quan một cam kết mới dấn thân vượt thắng sự đố kỵ nhau. Những xung khắc không thể được giải quyết bằng chiến tranh! Cần khắc phục những hận thù và đối kháng bằng đối thoại và tìm kiếm hòa bình trong tinh thần xây dựng.
Lúc này đây, tôi nghĩ đặc biệt đến tất cả những người phải chịu tổn thương khi bị bó buộc phải sống trong một nhóm, như các nhà nghỉ, các doanh trại... Tôi muốn đề cập cách riêng đến những người phải sống trong các nhà tù. Tôi đã đọc một báo cáo chính thức của Ủy ban Nhân quyền, đề cập đến các nhà tù quá đông, có thể trở thành một thảm kịch. Tôi yêu cầu các nhà cầm quyền phải nhạy cảm với vấn đề nghiêm trọng này và thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh những bi kịch trong tương lai.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi; tôi cũng đang cầu nguyện cho anh chị em. Chúc bữa trưa ngon miệng và tạm biệt anh chị em.
Trong bối cảnh như thế, nhiều quan sát viên cho rằng khả năng của một cuộc tấn công trả đũa những kẻ gây ra đại nạn này là càng ngày càng khó tránh khỏi. Chúng tôi sẽ tường thuật trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết xin được điểm qua về tình hình của Giáo Hội và thế giới trong 24 giờ qua.
Tính cho đến sáng Thứ Hai 30 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 33,892 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 718,815 người. Như thế, trong 24 giờ qua, có 55,733 trường hợp nhiễm bệnh mời được xác nhận và thêm 3,036 người chết vì coronavirus.
Tại Hoa Kỳ, chỉ trong 24 giờ qua, đã có thêm 229 người thiệt mạng vì coronavirus, và 16,326 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận, nâng tổng số tử vong lên đến 2,449 người và 139,904 trường hợp nhiễm bệnh. Số người chết tại Hoa Kỳ có thể lên rất cao trong những ngày tới vì 2,948 người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Coronavirus gây bệnh về đường hô hấp nên máy trợ thở trở thành một trong những nhu cầu vô cùng quan trọng tại các bệnh viện trên khắp thế giới. Trong cố gắng giảm thiểu tổn thất sinh mạng, công ty Nectar, có trụ sở tại California, chuyên sản xuất các dụng cụ y khoa, đã ra mắt một công ty mới, đặt tên là Breath Direct, để sản xuất một loại máy trợ thở với kích thước nhỏ hơn với cách thức cài đặt và vận hành cơ bản hơn các máy hiện có với chi phí 10,000 Mỹ Kim mỗi chiếc. Công ty đang tuyển dụng cấp tốc hàng ngàn nhân viên làm 3 ca liên tục để cung cấp cho các bệnh viện tại Hoa Kỳ.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý vẫn cao nhưng có chiều hướng suy giảm. Tử vong trong ba ngày thứ Sáu, thứ Bẩy và Chúa Nhật là 911, 889, và 756. Tính đến sáng thứ Hai 30 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 10,779 người, và 97,689 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện.
Trong 24 giờ qua, Bắc Kinh nói chỉ có 45 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận, và 5 trường hợp tử vong. Như thế, đến nay Trung Quốc đang đứng thứ ba trên thế giới về số trường hợp nhiễm bệnh đang đứng thứ ba với 81,439 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 3,300 người chết. Bắc Kinh đã cho những người bên ngoài vào Vũ Hán, nhưng vẫn chưa cho đi ra. Họ vào nơi nguy hiểm đó để làm gì? Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết người ta vào chủ yếu để nhận tro cốt của người thân đã chết vì coronavirus.
Trước mỗi nhà tang ở Vũ Hán, đang có nhiều trăm và có nơi là nhiều ngàn người xếp hàng để nhận bình đựng tro cốt của người thân đã chết trong cơn đại dịch coronavirus. Từ ngày 23 tháng Ba, một nhà tang lễ ở Vũ Xương, một quận của Vũ Hán, đã thông báo phân phát khoảng 6,500 bình tro. Vũ Hán có 7 nhà tang lễ như thế. Cho nên, con số 3,300 người chết của bọn cầm quyền Bắc Kinh rất phi thực tế.
Tại Tây Ban Nha, số người chết trong ngày Chúa Nhật được kể là con số thương vong lớn nhất trên thế giới với 820 người. Đến nay, tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 6,796 người và 80,031 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận. Hoàng gia Tây Ban Nha xác nhận Công chúa María Teresa, 86 tuổi, của xứ Bourbon-Parma đã qua đời hôm 26 tháng Ba vì coronavirus. Bà là người đầu tiên trong hoàng tộc chết vì dịch bệnh này.
Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 62,095 người, trong đó có 525 người chết. Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn ưa chuộng việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, công ty Robert Bosch của Đức cho biết việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như thế mất nhiều giờ hơn và có thể không đối phó nổi với tình trạng dịch bệnh lan tràn nhanh như hiện nay. Vì thế, họ vừa phát minh ra một máy xét nghiệm nhanh chóng coronavirus. Robert Bosch có lẽ được biết đến nhiều hơn với các công cụ và phụ tùng xe hơi. Nhưng, thực ra, công ty này cũng là một nhà cung cấp thiết bị y tế.
Tại Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 40,174 người, trong đó có 2,606 người chết. Chỉ trong 24 giờ qua, số trường hợp tử vong tại Pháp đã tăng lên 292 người và thêm 2,599 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Tại Iran, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 38,309 người, trong đó có 2,640 người chết.
Tại Anh, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 19,522 người, trong đó có 1,228 người chết. Chỉ trong 24 giờ, đã có thêm 209 người chết và 2,433 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Hỗn loạn xảy ra khắp Ấn Độ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa tuyên bố cô lập các sinh hoạt trong cả nước 3 tuần để đối phó với coronavirus, thì lập tức sự hoảng loạn xã hội đã diễn ra khắp nơi. Các hãng xưởng đóng cửa, thợ thuyền không có công ăn việc làm lũ lượt ra các bến xe đò để về quê sinh sống. Khắp nơi người ta chen chúc chờ đợi. Các con đường xuyên bang chật ních người lũ lượt những hàng người dài bất tận, thất thểo đi về quê.
Quyết định ngưng sinh hoạt Quốc Gia đã khiến cho nhiều triệu dân nghèo ở Ấn Độ bị đói, nhất là những người nhập cư tạm thời ở các thành phố nay trở thành thất nghiệp, và họ đã bị buộc phải chạy trốn ra khỏi thành phố và đi bộ hàng trăm km để về lại làng xóm bản địa ở vùng nông thôn.
Ông Narendra Modi nói trong một diễn văn trên radio toàn quốc:
“Trước tiên, tôi muốn xin sự tha thứ cuả tất cả đồng bào. Người nghèo chắc chắn sẽ nghĩ tôi đây là loại thủ tướng nào mà khiến cho chúng ta gặp quá nhiều rắc rối như vậy. Tuy nhiên, tôi không có lựa chọn nào khác. Những bước đi được thực hiện cho đến nay, sẽ giúp Ấn Độ giành chiến thắng coronavirus.”
Đến sáng thứ Hai 30 tháng Ba, số ca nhiễm coronavirus ở Ấn Độ đã tăng lên đến 1,024 trường hợp, với 27 trường hợp tử vong.
Sự tức giận đang tăng lên ở các thành phố của Ấn Độ, nhất là từ các khu ổ chuột nghèo. Người dân không thể tìm ra việc làm để sống đỡ, không có thực phẩm để nuôi gia đình và không ai biết phải làm gì!
Trong khi đó thì nhiều cảnh sát viên bầy ra các hình thức nhục mạ đối với những người vi phạm lệnh cấm di chuyển của ông Modi. Các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Ấn nói chính quyền có thể phạt tiền, thậm chí bỏ tù những người vi phạm nhưng các hình thức chà đạp nhân phẩm như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là khó chấp nhận.
Chính phủ đã công bố một kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 22.6 tỷ đô la vào hôm thứ Năm để giúp tài chánh và phát thực phẩm cho người nghèo.
Nhưng 2 trong số 3 nhà kinh tế người Ấn Độ đã được giải Nobel 2019, là ông Abhijit Banerjee và bà Esther Duflo, thì cho biết rằng bấy nhiêu là quá ít, cần phải viện trợ cho người nghèo nhiều hơn nữa.
Cảnh sát cho biết trong ngày thứ Bảy, một người di cư đã té xỉu và chết dọc đường ở bang Uttar Pradesh, đó là anh Madhav Raj, 28 tuổi, những người đi cùng với anh nói:
“Chúng tôi chưa chết vì corona thì đã phải chết vì đi bộ và đói”.
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng Ba
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Từ Chúa Nhật 15 tháng Ba vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh coronavirus, Đức Thánh Cha đã không chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, nhưng từ Thư viện của Dinh Tông tòa Vatican, và được trực tiếp truyền hình.
Trong bài huấn đức trước khi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin mừng Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay này đề cập đến biến cố sống lại của ông Ladarô (x. Ga 11:1-45). Ladarô là em của bà Marta và Maria, là những người bạn của Chúa Giêsu. Khi Ngài đến làng Betania, thì Ladarô đã chết được bốn ngày rồi. Cô Marta chạy ra gặp Thầy và nói: “Nếu Thầy có ở đây thì em con đã không chết!” (v.21). Chúa Giêsu đáp lại: “Em con sẽ sống lại” (v.23); và Ngài thêm: “Thầy là sự sống lại và là sự sống; ai tin nơi Thầy, thì dù có chết cũng sẽ sống” (v.25). Rồi Maria và những người khác cũng đến, tất cả đều khóc, - Tin mừng kể - bấy giờ Chúa Giêsu rất xúc động và [...] bật khóc” (vv.33.35). Với tâm hồn xao xuyến, Ngài đến mộ, cảm tạ Chúa Cha vì đã luôn lắng nghe, rồi Ngài yêu cầu mở mộ và kêu lớn: “Ladarô, hãy ra ngoài!” (v.43). Và Ladarô bước ra, “chân tay còn quấn băng, và mặt ông còn quấn khăn liệm” (v.44).
Ở đây chúng ta thực sự chứng kiến Thiên Chúa là sự sống và Ngài ban sự sống, nhưng Ngài cũng có uy quyền trên thảm kịch chết chóc. Chúa Giêsu có thể tránh cho Ladarô, bạn Ngài khỏi cái chết, nhưng Chúa đã muốn đón nhận đau khổ của chúng ta qua cái chết của người thân yêu thành nỗi đau của Ngài, và nhất là Ngài muốn chứng tỏ uy quyền thống trị của Thiên Chúa trên sự chết.
Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta thấy rằng đức tin của con người và sự toàn năng của tình yêu Thiên Chúa, tìm kiếm nhau và cuối cùng gặp gỡ nhau. Chúng ta thấy điều đó trong tiếng kêu của cô Marta và Maria, và của tất cả chúng ta cùng với họ: “Nếu Thầy có ở đây...” Và câu trả lời của Thiên Chúa không phải là một bài diễn văn, không, nhưng chính Chúa Giêsu là câu trả lời của Thiên Chúa trước vấn nạn cái chết: “Thầy là sự sống lại và là sự sống... Hãy có lòng tin! Giữa chập chùng những tiếng khóc, hãy tiếp tục có lòng tin, cả khi sự chết dường như đã thắng thế. Hãy tháo gỡ tảng đá ra khỏi tâm hồn các con! Hãy để cho Lời Chúa mang sự sống trở lại ở những nơi đang có chết chóc.
Ngày nay Chúa Giêsu cũng lập lại với chúng ta: “Hãy lăn tảng đá đi”. Thiên Chúa không tạo dựng nên chúng ta để ở trong nấm mồ, Ngài dựng nên chúng ta để sống một cuộc sống đẹp đẽ, tốt lành và vui tươi. Nhưng “do sự ghen tương của ma quỉ sự chết đã vào trong thế gian” (Kn 2:24), như sách Khôn ngoan đã dạy, và Chúa Giêsu Kitô đã đến để giải thoát chúng ta khỏi những nanh vuốt của nó.
Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy lăn đi những tảng đá của tất cả những gì liên quan đến chết chóc, chẳng hạn như thói đạo đức giả khi ta sống đức tin, đó là chết chóc; hay sự phê bình thiếu xây dựng đối với người khác, đó là chết chóc; hay sự xúc phạm, vu khống, là chết chóc; hay sự gạt bỏ người nghèo, cũng là chết chóc. Chúa yêu cầu chúng ta hãy lăn đi những tảng đá đó khỏi tâm hồn chúng ta, và lúc đó, sự sống sẽ lại thăng hoa quanh chúng ta. Chúa Kitô đang sống, và ai đón tiếp Chúa, gắn bó với Chúa, thì đến được với sự sống. Nếu không có Chúa Kitô hoặc ở ngoài Chúa Kitô, thì chẳng những chúng ta không có sự sống, nhưng còn rơi vào vòng chết chóc.
Sự phục sinh của Ladarô cũng là một dấu hiệu cho sự tái sinh được mang đến nơi các tín hữu qua Bí tích Rửa tội, và đạt đến sự viên mãn trong Mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô. Nhờ tác động và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Kitô hữu là người bước đi trong cuộc sống như một sinh vật mới: một sinh vật cho sự sống và đi vào cuộc sống.
Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biết cảm thương như Chúa Giêsu, Đấng đã gánh lấy đau buồn của chúng ta. Ước gì mỗi người trong chúng ta gần gũi với những người bị thử thách, trở thành một hình ảnh phản chiếu về tình yêu và sự dịu dàng của Thiên Chúa, là điều giúp giải thoát chúng ta khỏi cái chết và mang lại chiến thắng cho cuộc sống.
Sau khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Đứng trước tình trạng cấp thiết hiện nay vì đại dịch Covid-19 tràn lan vượt qua mọi biên giới, trong những ngày qua, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi “ngưng bắn tức toàn cầu và tức khắc ở mọi nơi trên thế giới” - một lời kêu gọi ngưng bắn toàn bộ.
Tôi hiệp với tất cả những người đã lắng nghe lời kêu gọi đó và mời gọi tất cả hãy đáp ứng lời kêu gọi ấy và ngưng ngay mọi hình thức chiến tranh, tạo điều kiện cho việc thiết lập những hành lang trợ giúp nhân đạo, cởi mở về ngoại giao, và quan tâm đến những người đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất.
Cầu xin cho quyết tâm chung chống đại dịch có thể giúp tất cả mọi người nhìn nhận rằng cần phải củng cố các mối liên hệ huynh đệ, như những phần tử của cùng một gia đình nhân loại duy nhất, đặc biệt, ước gì quyết tâm ấy khơi lên nơi các vị lãnh đạo các dân nước và các phe phái hữu quan một cam kết mới dấn thân vượt thắng sự đố kỵ nhau. Những xung khắc không thể được giải quyết bằng chiến tranh! Cần khắc phục những hận thù và đối kháng bằng đối thoại và tìm kiếm hòa bình trong tinh thần xây dựng.
Lúc này đây, tôi nghĩ đặc biệt đến tất cả những người phải chịu tổn thương khi bị bó buộc phải sống trong một nhóm, như các nhà nghỉ, các doanh trại... Tôi muốn đề cập cách riêng đến những người phải sống trong các nhà tù. Tôi đã đọc một báo cáo chính thức của Ủy ban Nhân quyền, đề cập đến các nhà tù quá đông, có thể trở thành một thảm kịch. Tôi yêu cầu các nhà cầm quyền phải nhạy cảm với vấn đề nghiêm trọng này và thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh những bi kịch trong tương lai.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi; tôi cũng đang cầu nguyện cho anh chị em. Chúc bữa trưa ngon miệng và tạm biệt anh chị em.