Đội ngũ y tế chống dịch của tổng thống Donald Trump ước tính có thể có đến 200,000 người chết vì coronavirus tại Mỹ. Bên cạnh đó là tâm sự của các linh mục Ý tại nhà thờ Thánh Giuse ở Seriate, Bergamo trước hàng dài các quan tài.
Đó là những tin chính chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tính cho đến chiều Thứ Tư 1 tháng Tư, tử vong toàn thế giới lên đến 42,151 người, trong số 858,669 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tử vong toàn thế giới: 42,151 người, trong số 858,669 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tình trạng lây lan rộng khắp toàn cầu đã khiến chính quyền các nước phải đưa ra những biện pháp kiểm dịch trên toàn thế giới. Điều này đã khiến mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào internet để giao tiếp, làm việc, học hỏi và giải trí.
Việc sử dụng YouTube, Netflix, hội thảo qua Zoom, Facebook, các cuộc gọi điện thoại trên mạng và trò chơi video đã tăng lên đến mức cao chưa từng có, sự căng thẳng về cơ sở hạ tầng internet đang bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới - và lưu lượng truy cập có lẽ đã vượt xa gấp nhiều lần bình thường.
“Đây là chuyện chưa từng xảy ra.” Đó là nhận xét của Thierry Breton, một ủy viên Liên minh Âu Châu, người giám sát chính sách kỹ thuật số và là một giám đốc điều hành của Télécom Pháp. “Chúng ta phải có các biện pháp chủ động,” ông nói và cảnh cáo rằng Internet ở nhiều nơi có thể bị gián đoạn và như thế gây thêm nhiều tổn thất lớn lao về sinh mạng.
Để giải quyết vấn đề, các cơ quan quản lý Âu Châu như Breton đã thúc đẩy các công ty phát trực tuyến như Netflix và YouTube giảm kích thước các videos để chúng không chiếm nhiều bandwidth.
Hệ quả mục vụ chúng ta cần phải lưu ý là khi livestream các thánh lễ, không nên dùng các độ phân giải cao, từ chuyên môn gọi là high resoltions, hay vắn tắt là HD. Anh chị em giáo dân có thể không theo dõi được thánh lễ vì họ không đủ bandwidth để truy cập.
Khác biệt căn bản giữa phát trực tiếp, từ chuyên môn gọi là livestream, và thu trước, hay pre-recorded, là khi ta livestream YouTube chỉ có một phiên bản duy nhất. Thí dụ, nếu ta phát ở mức 1080 pixels, YouTube chỉ có một phiên bản là 1080 pixels. Anh chị em giáo dân có Internet yếu quá không xem nổi. Khi ta đưa lên YouTube theo kiểu pre-recorded, nó có thời gian để tạo ra nhiều phiên bản khác nhau và phân phối cho người xem phiên bản phù hợp với tình trạng Internet của họ. Nếu nhất thiết phải livestream, tốt nhất nên dùng độ phân giải 480 pixels thôi.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 3,889 người, trong tổng số 188,530 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Trong cuộc họp báo với một không khí rất ảm đạm tại Tòa Bạch Ốc vào chiều thứ Tư, tổng thống Donald Trump và đội ngũ y tế công cộng của ông đã cảnh báo rằng số tử vong tại Mỹ có thể lên đến 200,000 người.
Sau khi hai quan chức cấp cao trong chính quyền, là Anthony Fauci và Deborah Birx, mô tả một tháng Tư đen đầy chết chóc dự kiến có hàng chục ngàn người chết, tổng thống Trump đã cảnh báo đất nước về một địa ngục trần gian tồi tệ trong vài tuần tới.
Đề cập đến những gì sẽ diễn ra tại New York, tổng thống nói: “Họ sẽ phải đối mặt với một khu vực chiến tranh, với lều y tế và các phòng lạnh chất đầy người quá cố ở thành phố New York. Đó là những gì sẽ diễn ra. Chúng ta đang mất đi hàng ngàn người.”
Tổng thống đã đi xa đến mức gọi dự báo 100,000 người chết là một con số rất thấp, và nói thêm ông đã không ru ngủ người Mỹ về cảm giác an toàn giả tạo bằng cách đánh giá thấp căn bệnh này. “Tôi đã nhận ra sự nguy hiểm và tầm mức lây nhiễm của virus này ngay khi dịch bệnh bắt đầu tại Trung Quốc”.
Tử vong tại Ý đã lên đến 12,428 người, trong tổng số 105,792 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Hôm 9 tháng 3 năm 2020, chính phủ Ý do Thủ tướng Giuseppe Conte lãnh đạo đã áp dụng kiểm dịch quốc gia cho đến cuối tháng Ba, hạn chế sự di chuyển của dân chúng ngoại trừ trường hợp tối cần thiết, để đối phó với đại dịch COVID-19 đang gia tăng ở nước này. Các hạn chế bổ sung đã đóng cửa tạm thời các cửa hàng và doanh nghiệp không thiết yếu.
Nay lệnh kiểm dịch này được gia hạn cho đến cuối tháng Tư trước con số tử vong kinh hoàng vì dịch bệnh này.
Thiệt hại nhân mạng của quốc gia 60 triệu người này đã chiếm một phần ba số ca tử vong do căn bệnh này trên toàn thế giới.
Hôm 31 tháng Ba, Ý đã cử hành “ngày tang tóc” đánh dấu một tháng trong đó Ý chứng kiến nhiều người chết vì một thảm họa hơn bất cứ lúc nào kể từ Thế chiến II.
“Coronavirus là một vết đâm làm tổn thương cả đất nước,” nữ thị trưởng thành phố Rôma Virginia Raggi nói sau một phút mặc niệm vào buổi trưa.
“Cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua thảm họa này,” cô nói trong một buổi lễ được tổ chức bên ngoài tòa thị chính thành phố Rôma.
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 8,464 người, trong tổng số 95,923 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Số trường hợp nghiêm trọng tại Tây Ban Nha hiện nay là cao nhất thế giới với 5,607 người đang chống trả với cái chết trong các điều kiện y tế khá bi đát. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là của tờ El Pais. Một sân vận động có mái che đã được cải biên thành một bệnh viện dã chiến với các dụng cụ y tế rất nghèo nàn thua xa các quốc gia khác ở Âu Châu. Thủ tướng Pedro Sánchez thuộc đảng Công Nhân Xã Hội được mô tả là người say sưa với ý thức hệ phá thai, ông ta đã cắt giảm các chi tiêu về y tế từ khi lên nắm quyền. Trong bối cảnh đang có những lời kêu gọi Pedro Sánchez nên từ chức từ nhiều phiá trong xã hội Tây Ban Nha, tờ El Pais nói: “Thủ tướng nên cút đi!”. Hiện nay, ông Pedro Sánchez đang tìm cách đổ lỗi tình trạng trầm trọng hiện nay là do các dụng cụ xét nghiệm quá kém mua của Tầu.
Tử vong tại Đức đã lên đến 775 người, trong tổng số 71,808 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Trong khi đó, tử vong tại Pháp đã lên đến 3,523 người, trong tổng số 52,128 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tâm sự của các linh mục trước hàng dài quan tài
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ trực tuyến Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay do Cha Mario Carminati, Cha Marcello Crotti, và các linh mục trong giáo xứ Thánh Giuse, Seriate cử hành.
Cha Mario Carminati, năm nay 64 tuổi, là cha sở giáo xứ Thánh Giuse ở Seriate, trong tỉnh Bergamo, cách Milan 50km về phía Đông Bắc.
Trong bài giảng thánh lễ, Cha Carminati nói ngài như đang nhìn thấy những người, mà ngài và Cha Crotti làm phép xác một ngày trước đó, như vẫn đang ngồi trong những hàng ghế trống không trước mặt.
Chỉ mới mấy tuần trước đó, ngài vẫn còn gặp gỡ họ trong các thánh lễ, trong các buổi đi đàng thánh giá, khi cử hành các bí tích, và trong cả những câu chuyện về coronavirus ở Vũ Hán như thể nó xảy ra ở đâu đó trên trái đất này, xa xôi với chúng ta.
Sáng thứ Bẩy 28 tháng Ba, theo các dàn xếp với Cục Bảo Vệ Dân Sự, ngài biết khoảng gần 8 giờ, quân đội sẽ chở các quan tài đến nhưng ngài và các linh mục khác không biết chắc là có bao nhiêu người thiệt mạng.
“Khi nhìn thấy hàng dài các xe nhà binh, chúng tôi lặng người đi, rồi bật khóc, “ Cha Carminati nói.
“Tôi thật sự không đứng nổi trên đôi chân mình. Tôi xin Cha Crotti làm mọi thứ. Tôi xây xẩm mặt mày không làm nổi. Tôi chỉ có thể cầm bình nước phép cho ngài.”
Cha Carminati nói thêm trước khi xin mọi người cầu nguyện cho những người đã chết: “Họ đều là những người tôi quen biết lâu năm. Thậm chí, có những người là bạn bè thân với tôi từ thời niên thiếu.”
Đoạn video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một hình thức tưởng niệm những người quá cố của Cha Mario Carminati. Ngài đã đưa lên YouTube những hình ảnh lịch sử của giáo xứ trong đó có nhiều khuôn mặt những người vừa mới qua đời.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người làm việc trong ngành truyền thông trong trận dịch coronavirus này
Đó là những tin chính chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.
Tính cho đến chiều Thứ Tư 1 tháng Tư, tử vong toàn thế giới lên đến 42,151 người, trong số 858,669 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tử vong toàn thế giới: 42,151 người, trong số 858,669 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tình trạng lây lan rộng khắp toàn cầu đã khiến chính quyền các nước phải đưa ra những biện pháp kiểm dịch trên toàn thế giới. Điều này đã khiến mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào internet để giao tiếp, làm việc, học hỏi và giải trí.
Việc sử dụng YouTube, Netflix, hội thảo qua Zoom, Facebook, các cuộc gọi điện thoại trên mạng và trò chơi video đã tăng lên đến mức cao chưa từng có, sự căng thẳng về cơ sở hạ tầng internet đang bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới - và lưu lượng truy cập có lẽ đã vượt xa gấp nhiều lần bình thường.
“Đây là chuyện chưa từng xảy ra.” Đó là nhận xét của Thierry Breton, một ủy viên Liên minh Âu Châu, người giám sát chính sách kỹ thuật số và là một giám đốc điều hành của Télécom Pháp. “Chúng ta phải có các biện pháp chủ động,” ông nói và cảnh cáo rằng Internet ở nhiều nơi có thể bị gián đoạn và như thế gây thêm nhiều tổn thất lớn lao về sinh mạng.
Để giải quyết vấn đề, các cơ quan quản lý Âu Châu như Breton đã thúc đẩy các công ty phát trực tuyến như Netflix và YouTube giảm kích thước các videos để chúng không chiếm nhiều bandwidth.
Hệ quả mục vụ chúng ta cần phải lưu ý là khi livestream các thánh lễ, không nên dùng các độ phân giải cao, từ chuyên môn gọi là high resoltions, hay vắn tắt là HD. Anh chị em giáo dân có thể không theo dõi được thánh lễ vì họ không đủ bandwidth để truy cập.
Khác biệt căn bản giữa phát trực tiếp, từ chuyên môn gọi là livestream, và thu trước, hay pre-recorded, là khi ta livestream YouTube chỉ có một phiên bản duy nhất. Thí dụ, nếu ta phát ở mức 1080 pixels, YouTube chỉ có một phiên bản là 1080 pixels. Anh chị em giáo dân có Internet yếu quá không xem nổi. Khi ta đưa lên YouTube theo kiểu pre-recorded, nó có thời gian để tạo ra nhiều phiên bản khác nhau và phân phối cho người xem phiên bản phù hợp với tình trạng Internet của họ. Nếu nhất thiết phải livestream, tốt nhất nên dùng độ phân giải 480 pixels thôi.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 3,889 người, trong tổng số 188,530 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Trong cuộc họp báo với một không khí rất ảm đạm tại Tòa Bạch Ốc vào chiều thứ Tư, tổng thống Donald Trump và đội ngũ y tế công cộng của ông đã cảnh báo rằng số tử vong tại Mỹ có thể lên đến 200,000 người.
Sau khi hai quan chức cấp cao trong chính quyền, là Anthony Fauci và Deborah Birx, mô tả một tháng Tư đen đầy chết chóc dự kiến có hàng chục ngàn người chết, tổng thống Trump đã cảnh báo đất nước về một địa ngục trần gian tồi tệ trong vài tuần tới.
Đề cập đến những gì sẽ diễn ra tại New York, tổng thống nói: “Họ sẽ phải đối mặt với một khu vực chiến tranh, với lều y tế và các phòng lạnh chất đầy người quá cố ở thành phố New York. Đó là những gì sẽ diễn ra. Chúng ta đang mất đi hàng ngàn người.”
Tổng thống đã đi xa đến mức gọi dự báo 100,000 người chết là một con số rất thấp, và nói thêm ông đã không ru ngủ người Mỹ về cảm giác an toàn giả tạo bằng cách đánh giá thấp căn bệnh này. “Tôi đã nhận ra sự nguy hiểm và tầm mức lây nhiễm của virus này ngay khi dịch bệnh bắt đầu tại Trung Quốc”.
Tử vong tại Ý đã lên đến 12,428 người, trong tổng số 105,792 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Hôm 9 tháng 3 năm 2020, chính phủ Ý do Thủ tướng Giuseppe Conte lãnh đạo đã áp dụng kiểm dịch quốc gia cho đến cuối tháng Ba, hạn chế sự di chuyển của dân chúng ngoại trừ trường hợp tối cần thiết, để đối phó với đại dịch COVID-19 đang gia tăng ở nước này. Các hạn chế bổ sung đã đóng cửa tạm thời các cửa hàng và doanh nghiệp không thiết yếu.
Nay lệnh kiểm dịch này được gia hạn cho đến cuối tháng Tư trước con số tử vong kinh hoàng vì dịch bệnh này.
Thiệt hại nhân mạng của quốc gia 60 triệu người này đã chiếm một phần ba số ca tử vong do căn bệnh này trên toàn thế giới.
Hôm 31 tháng Ba, Ý đã cử hành “ngày tang tóc” đánh dấu một tháng trong đó Ý chứng kiến nhiều người chết vì một thảm họa hơn bất cứ lúc nào kể từ Thế chiến II.
“Coronavirus là một vết đâm làm tổn thương cả đất nước,” nữ thị trưởng thành phố Rôma Virginia Raggi nói sau một phút mặc niệm vào buổi trưa.
“Cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua thảm họa này,” cô nói trong một buổi lễ được tổ chức bên ngoài tòa thị chính thành phố Rôma.
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 8,464 người, trong tổng số 95,923 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Số trường hợp nghiêm trọng tại Tây Ban Nha hiện nay là cao nhất thế giới với 5,607 người đang chống trả với cái chết trong các điều kiện y tế khá bi đát. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là của tờ El Pais. Một sân vận động có mái che đã được cải biên thành một bệnh viện dã chiến với các dụng cụ y tế rất nghèo nàn thua xa các quốc gia khác ở Âu Châu. Thủ tướng Pedro Sánchez thuộc đảng Công Nhân Xã Hội được mô tả là người say sưa với ý thức hệ phá thai, ông ta đã cắt giảm các chi tiêu về y tế từ khi lên nắm quyền. Trong bối cảnh đang có những lời kêu gọi Pedro Sánchez nên từ chức từ nhiều phiá trong xã hội Tây Ban Nha, tờ El Pais nói: “Thủ tướng nên cút đi!”. Hiện nay, ông Pedro Sánchez đang tìm cách đổ lỗi tình trạng trầm trọng hiện nay là do các dụng cụ xét nghiệm quá kém mua của Tầu.
Tử vong tại Đức đã lên đến 775 người, trong tổng số 71,808 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Trong khi đó, tử vong tại Pháp đã lên đến 3,523 người, trong tổng số 52,128 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tâm sự của các linh mục trước hàng dài quan tài
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ trực tuyến Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay do Cha Mario Carminati, Cha Marcello Crotti, và các linh mục trong giáo xứ Thánh Giuse, Seriate cử hành.
Cha Mario Carminati, năm nay 64 tuổi, là cha sở giáo xứ Thánh Giuse ở Seriate, trong tỉnh Bergamo, cách Milan 50km về phía Đông Bắc.
Trong bài giảng thánh lễ, Cha Carminati nói ngài như đang nhìn thấy những người, mà ngài và Cha Crotti làm phép xác một ngày trước đó, như vẫn đang ngồi trong những hàng ghế trống không trước mặt.
Chỉ mới mấy tuần trước đó, ngài vẫn còn gặp gỡ họ trong các thánh lễ, trong các buổi đi đàng thánh giá, khi cử hành các bí tích, và trong cả những câu chuyện về coronavirus ở Vũ Hán như thể nó xảy ra ở đâu đó trên trái đất này, xa xôi với chúng ta.
Sáng thứ Bẩy 28 tháng Ba, theo các dàn xếp với Cục Bảo Vệ Dân Sự, ngài biết khoảng gần 8 giờ, quân đội sẽ chở các quan tài đến nhưng ngài và các linh mục khác không biết chắc là có bao nhiêu người thiệt mạng.
“Khi nhìn thấy hàng dài các xe nhà binh, chúng tôi lặng người đi, rồi bật khóc, “ Cha Carminati nói.
“Tôi thật sự không đứng nổi trên đôi chân mình. Tôi xin Cha Crotti làm mọi thứ. Tôi xây xẩm mặt mày không làm nổi. Tôi chỉ có thể cầm bình nước phép cho ngài.”
Cha Carminati nói thêm trước khi xin mọi người cầu nguyện cho những người đã chết: “Họ đều là những người tôi quen biết lâu năm. Thậm chí, có những người là bạn bè thân với tôi từ thời niên thiếu.”
Đoạn video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một hình thức tưởng niệm những người quá cố của Cha Mario Carminati. Ngài đã đưa lên YouTube những hình ảnh lịch sử của giáo xứ trong đó có nhiều khuôn mặt những người vừa mới qua đời.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người làm việc trong ngành truyền thông trong trận dịch coronavirus này
Lúc 7 sáng thứ Tư 1 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người làm việc trong ngành truyền thông trong trận dịch coronavirus này. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho tất cả những người làm việc trong ngành truyền thông. Họ đang làm việc để mọi người không bị cô lập; để trẻ em được giáo dục, để giúp chúng ta chịu đựng được tình cảnh này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tập trung vào cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các thầy thông luật về căn tính của Ngài.
PHÚC ÂM: Ga 8, 31-42
“Nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi thực sự được tự do”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người Do Thái đã tin nơi Ngài rằng: “Nếu các ngươi cứ ở lại trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”. Họ thưa lại Người: “Chúng tôi là con cháu Abraham, và chưa bao giờ làm nô lệ ai cả. Tại sao ông lại nói “Các ngươi sẽ được tự do”?”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Hễ ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội. Mà tên nô lệ không ở mãi trong nhà; người con mới ở vĩnh viễn trong nhà. Vậy nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do thực sự. Ta biết các ngươi là con cháu Abraham, thế mà các ngươi lại tìm giết Ta: vì lời Ta không thấm nhập vào lòng các ngươi. Ta nói những điều Ta đã thấy nơi Cha Ta. Còn các ngươi, các ngươi làm điều các ngươi đã thấy nơi cha các ngươi”. Họ đáp lại: “Cha chúng tôi chính là Abraham!” Chúa Giêsu nói: “Nếu thực các ngươi là con cháu Abraham, thì các ngươi làm công việc của Abraham! Nhưng các ngươi đang tìm giết Ta, là người đã nói cho các ngươi biết sự thật mà Ta nghe tự Thiên Chúa. Ðiều đó Abraham đã không làm! Các ngươi đang làm việc của cha các ngươi!” Họ lại nói: “Chúng tôi không phải là những đứa con hoang! Chúng tôi chỉ có một Cha là Thiên Chúa!” Chúa Giêsu nói: “Nếu Thiên Chúa là Cha các ngươi, thì các ngươi yêu mến Ta, vì Ta tự Thiên Chúa mà đến; vì Ta không tự mình mà đến, nhưng chính Ngài đã sai Ta đến”.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Trong cuộc tranh luận này, Chúa Giêsu cuối cùng đã đẩy họ vào góc tường, đuối lý đến mức họ quay ra dùng những lời lăng mạ và báng bổ để chống lại Ngài.
Nhưng đối với những người tin vào Ngài, Chúa Giêsu nói: “Nếu các ngươi cứ ở lại trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta” (Ga 8:31). Từ “ở lại” là một từ quan trọng. Chúa Giêsu lặp lại từ ấy rất thường xuyên, kể cả trong Bữa Tiệc Ly.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Chúa không nhấn mạnh vào việc tìm tòi học hỏi: Chúa Giêsu coi đó là điều hiển nhiên. Thay vào đó, điều quan trọng nhất là “ở lại” trong Chúa Giêsu và trong Lời của Ngài.
Quay trở lại một hình ảnh quen thuộc, Đức Thánh Cha nói rằng trở thành một Kitô hữu không phải là vấn đề danh nghĩa, không phải là chuyện có được một thẻ căn cước có nội dung: “Tôi là Kitô hữu”. Bản sắc của Kitô hữu là tình môn đệ. Nếu anh chị em ở lại trong Chúa, trong Lời của Chúa, trong cuộc đời của Chúa, anh chị em sẽ là môn đệ Ngài. Ngược lại, nếu anh chị em không ở lại trong Ngài, thì dù anh chị em có đánh giá cao giáo lý Công Giáo và theo Chúa Giêsu như theo một người tốt lành, thì khi đó anh chị em vẫn không phải là môn đệ của Ngài.
Chính tình môn đệ Kitô giáo làm cho chúng ta tự do. Người môn đệ là người tự do vì họ vẫn ở trong Chúa. Nhưng điều này có nghĩa là gì? Trở thành môn đệ có nghĩa là để cho bản thân mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Đó là lý do tại sao người môn đệ luôn là một người tôn trọng truyền thống nhưng mở lòng ra với những điều mới lạ, một người tự do, không bao giờ phải tuân theo một ý thức hệ. Người đó luôn ở trong Chúa, chính Thần khí là người truyền cảm hứng cho họ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kết thúc bài giảng của ngài bằng lời cầu xin Chúa giúp chúng ta hiểu được sự khôn ngoan trong việc ở lại với Ngài và giúp chúng ta hiểu được sự quen thuộc với Thánh Linh, với Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho chúng ta sự tự do. Điều này là một sự xức dầu, và tình môn đệ là một sự xức dầu. Những người ở lại trong Chúa nhận được sự xức dầu ấy.
Source:Vatican NewsPope Francis prays for those working in the media
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người làm việc trong ngành truyền thông trong trận dịch coronavirus này. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho tất cả những người làm việc trong ngành truyền thông. Họ đang làm việc để mọi người không bị cô lập; để trẻ em được giáo dục, để giúp chúng ta chịu đựng được tình cảnh này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha tập trung vào cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các thầy thông luật về căn tính của Ngài.
PHÚC ÂM: Ga 8, 31-42
“Nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi thực sự được tự do”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người Do Thái đã tin nơi Ngài rằng: “Nếu các ngươi cứ ở lại trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”. Họ thưa lại Người: “Chúng tôi là con cháu Abraham, và chưa bao giờ làm nô lệ ai cả. Tại sao ông lại nói “Các ngươi sẽ được tự do”?”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Hễ ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội. Mà tên nô lệ không ở mãi trong nhà; người con mới ở vĩnh viễn trong nhà. Vậy nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do thực sự. Ta biết các ngươi là con cháu Abraham, thế mà các ngươi lại tìm giết Ta: vì lời Ta không thấm nhập vào lòng các ngươi. Ta nói những điều Ta đã thấy nơi Cha Ta. Còn các ngươi, các ngươi làm điều các ngươi đã thấy nơi cha các ngươi”. Họ đáp lại: “Cha chúng tôi chính là Abraham!” Chúa Giêsu nói: “Nếu thực các ngươi là con cháu Abraham, thì các ngươi làm công việc của Abraham! Nhưng các ngươi đang tìm giết Ta, là người đã nói cho các ngươi biết sự thật mà Ta nghe tự Thiên Chúa. Ðiều đó Abraham đã không làm! Các ngươi đang làm việc của cha các ngươi!” Họ lại nói: “Chúng tôi không phải là những đứa con hoang! Chúng tôi chỉ có một Cha là Thiên Chúa!” Chúa Giêsu nói: “Nếu Thiên Chúa là Cha các ngươi, thì các ngươi yêu mến Ta, vì Ta tự Thiên Chúa mà đến; vì Ta không tự mình mà đến, nhưng chính Ngài đã sai Ta đến”.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Trong cuộc tranh luận này, Chúa Giêsu cuối cùng đã đẩy họ vào góc tường, đuối lý đến mức họ quay ra dùng những lời lăng mạ và báng bổ để chống lại Ngài.
Nhưng đối với những người tin vào Ngài, Chúa Giêsu nói: “Nếu các ngươi cứ ở lại trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta” (Ga 8:31). Từ “ở lại” là một từ quan trọng. Chúa Giêsu lặp lại từ ấy rất thường xuyên, kể cả trong Bữa Tiệc Ly.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng Chúa không nhấn mạnh vào việc tìm tòi học hỏi: Chúa Giêsu coi đó là điều hiển nhiên. Thay vào đó, điều quan trọng nhất là “ở lại” trong Chúa Giêsu và trong Lời của Ngài.
Quay trở lại một hình ảnh quen thuộc, Đức Thánh Cha nói rằng trở thành một Kitô hữu không phải là vấn đề danh nghĩa, không phải là chuyện có được một thẻ căn cước có nội dung: “Tôi là Kitô hữu”. Bản sắc của Kitô hữu là tình môn đệ. Nếu anh chị em ở lại trong Chúa, trong Lời của Chúa, trong cuộc đời của Chúa, anh chị em sẽ là môn đệ Ngài. Ngược lại, nếu anh chị em không ở lại trong Ngài, thì dù anh chị em có đánh giá cao giáo lý Công Giáo và theo Chúa Giêsu như theo một người tốt lành, thì khi đó anh chị em vẫn không phải là môn đệ của Ngài.
Chính tình môn đệ Kitô giáo làm cho chúng ta tự do. Người môn đệ là người tự do vì họ vẫn ở trong Chúa. Nhưng điều này có nghĩa là gì? Trở thành môn đệ có nghĩa là để cho bản thân mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Đó là lý do tại sao người môn đệ luôn là một người tôn trọng truyền thống nhưng mở lòng ra với những điều mới lạ, một người tự do, không bao giờ phải tuân theo một ý thức hệ. Người đó luôn ở trong Chúa, chính Thần khí là người truyền cảm hứng cho họ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kết thúc bài giảng của ngài bằng lời cầu xin Chúa giúp chúng ta hiểu được sự khôn ngoan trong việc ở lại với Ngài và giúp chúng ta hiểu được sự quen thuộc với Thánh Linh, với Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho chúng ta sự tự do. Điều này là một sự xức dầu, và tình môn đệ là một sự xức dầu. Những người ở lại trong Chúa nhận được sự xức dầu ấy.
Source:Vatican NewsPope Francis prays for those working in the media