Thứ Hai tuần 3 thường niên. – Thánh Phanxicô Salêsiô

Chủ nhật - 23/01/2022 08:09

Thứ Hai tuần 3 thường niên. – Thánh Phanxicô Salêsiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

"Satan phải diệt vong".

 

* Thánh nhân sinh tại Xavoa năm 1567. Sau khi làm linh mục, người tận tuỵ với công việc canh tân Hội Thánh công giáo tại quê hương. Được chọn làm giám mục Geneve, người tỏ ra là một mục tử lo lắng cho giáo sĩ và giáo dân. Người là vị sáng lập dòng các nữ tu thăm viếng cùng với chị Phanxica đờ Săngtan. Suốt cuộc đời, người trở nên mọi sự cho mọi người qua lời nói và chữ viết, cũng như khi tranh luận thần học với anh em Tin Lành, khi giúp cho giáo dân biết sống đời sống thiêng liêng, lo lắng chăm nom cả kẻ bé lẫn người lớn. Thánh nhân qua đời ở Lyon ngày 28 tháng 12 năm 1622.

 

LỜI CHÚA: Mc 3, 22-30

Khi ấy, những luật sĩ từ Giêrusalem xuống nói rằng: "Ông ấy bị quỷ Belgiêbút ám", và nói thêm rằng: "Chính nhờ tướng quỷ mà ông ấy trừ quỷ".

Khi đã gọi họ lại, Chúa Giêsu phán bằng dụ ngôn rằng: "Satan lại trừ Satan làm sao được? Nếu một nước mà tự chia rẽ nhau, thì nước đó tồn tại làm sao được? Vậy nếu Satan dấy lên chống đối với chính mình và tự phân tán, thì nó không thể đứng vững được mà phải diệt vong. Chẳng ai có thể vào nhà một người khoẻ mạnh và cướp của y, nếu không trói được y trước đã, rồi sau mới cướp phá nhà y.

Quả thật, Ta bảo các ông hay, mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết, nhưng kẻ nào nói phạm đến Chúa Thánh Thần, sẽ muôn đời không bao giờ được tha: nó mắc tội muôn đời". Ðó là vì họ nói "Người bị thần ô uế ám".

 

 

Suy Niệm 1: Vào nhà một người mạnh

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

Thân nhân của Đức Giêsu đã tưởng Ngài bị mất trí (c. 21),

nhưng có thể họ không nghĩ Ngài bị quỷ ám,

dù trong thế giới ngày xưa, mất trí thường bị coi là do quỷ ám.

Các kinh sư đến từ thủ đô Giêrusalem có thái độ quyết liệt hơn nhiều.

Họ tố cáo Đức Giêsu là người bị quỷ ám,

không phải quỷ thường, mà là quỷ vương Bêendêbun.

Hơn nữa, họ cho rằng Ngài trừ quỷ nhờ dựa thế của quỷ vương (c. 22).

Lời tố cáo trên đây của những kinh sư thật là nghiêm trọng,

vì ai dựa thế như vậy là thông đồng với quỷ, có thể bị xử tử.

Đức Giêsu đã trả lời tố cáo này bằng hai hình ảnh về Nước và Nhà.

Đức Giêsu nhìn nhận sự hiện diện

và hoạt động của Nước Xatan trong thế gian này.

Nước này có tôn ti trật tự, được lãnh đạo bởi quỷ vương,

đó là Xatan hay Bêendêbun, kẻ cầm đầu các quỷ nhỏ (c. 22).

Xatan muốn bành trướng Nước của mình trong thế giới loài người.

Nó sai các quỷ nhỏ đi khắp nơi lôi kéo mọi người chẳng trừ ai.

Theo thánh Inhaxiô, Xatan thường cám dỗ ta theo ba bước:

từ sự ham muốn của cải, đến hư danh thế gian, và cuối cùng là kiêu ngạo,

rồi sau đó đi đến mọi nết xấu khác (Linh Thao 142).

Như thế Xatan khôn khéo đánh bẫy và trói buộc con người.

Đức Giêsu đã không bắt tay với Xatan để đuổi các quỷ cấp dưới.

Ngài tấn công trực diện vào Nước của Xatan,

phá đổ Nước này và khai mở Nước Thiên Chúa (Lc 11, 20).

Cuộc chiến không dễ dàng và còn kéo dài đến tận thế.

Thế giới hôm qua cũng như hôm nay được ví như một ngôi nhà.

Tiếc thay ngôi nhà đó ít nhiều đã bị Xatan cưỡng đoạt.

Xatan chính là kẻ mạnh đã biến ngôi nhà đó thành của mình (c. 27).

Nhưng Đức Giêsu lại là người mạnh hơn (Mc 1, 7).

Người mạnh hơn đã trói kẻ mạnh lại và tước đoạt những gì nó đã chiếm.

Tước đoạt chính là giải thoát những ai bị Xatan cầm giữ,

và trả lại cho họ quyền làm chủ đời mình, quyền sở hữu căn nhà của họ.

Hôm nay, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục tấn công Xatan.

Ngài không ngừng chinh phục thế giới này cho Thiên Chúa,

và mời chúng ta cộng tác để xây dựng Nước Chúa trên trần gian.

Nhờ Thánh Thần của Thiên Chúa mà Đức Giêsu trừ quỷ (Mt 12, 28),

nên ai bảo Ngài trừ quỷ nhờ quỷ vương Xatan hay Bêendêbun,

thì xúc phạm đến Thánh Thần, coi Thánh Thần như thần ô uế (c. 30).

Đức Giêsu không phải là người có thần ô uế.

Ngài có đầy ắp Thánh Thần trong mọi lời nói việc làm.

Chỉ ai cố chấp, bướng bỉnh mới không nhận ra điều đó.

Mọi tội lỗi đều có thể được thứ tha (c. 28),

trừ tội khép lòng từ chối ơn tha thứ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu.

Làm sao giúp con người hôm nay mềm mại mở ra

để nhận thấy Thánh Thần vẫn đang hiện diện trong Giáo Hội?

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu,

dân làng Nazareth đã không tin Chúa

vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.

Các môn đệ đã không tin Chúa

khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.

Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa

chỉ vì Chúa sống như một con người,

Cũng có lúc chúng con không tin Chúa

hiện diện dưới hình bánh mong manh,

nơi một linh mục yếu đuối,

trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.

Dường như Chúa thích ẩn mình

nơi những gì thế gian chê bỏ,

để chúng con tập nhận ra Ngài

bằng con mắt đức tin.

Xin thêm đức tin cho chúng con

để khiêm tốn thấy Ngài

tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống. Amen.

 

Suy Niệm 2: Sức mạnh của Chúa

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Dân Ít-ra-en khi tấn phong Đa-vít làm vua đã trích dẫn lời Chúa: “Chính ngươi sẽ chăn dắt Ít-ra-en, dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Ít-ra-en”. Quả thực “Vua Đa-vít ngày càng mạnh thế, và Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo binh ở với vua”. Nên vua đánh đâu thắng đó. Thu thập các dân tộc chung quanh. Thu hồi đất đai Chúa hứa. Xây dựng vương quốc hùng mạnh. Danh tiếng lừng lẫy. Trở thành vị vua mẫu mực. Dân Ít-ra-en muôn đời tưởng nhớ. Và chờ mong một vị vua mới từ dòng dõi vua Đa-vít sẽ xuất hiện. Phục hồi vương quốc hùng mạnh, danh tiếng thuở xưa (năm chẵn).

Lời tiên báo đến thời thực hiện. Niềm chờ mong đã được đáp đền. Chúa Giê-su đến với sức mạnh vô biên của Thiên Chúa. Con người dẫu mạnh mẽ cũng chỉ thắng được con người thôi. Chưa có ai thắng được ma quỉ. Thế lực siêu nhiên luôn thống trị con người. Thế mà Chúa Giê-su đã chiến thắng ma quỉ. Ra lệnh cho ma quỉ. Xua trừ ma quỉ ra khỏi con người. Các kinh sư thấy sức mạnh của Chúa không những không tin mà còn vu cáo Chúa chính là tướng quỉ nên ma qủi mới thuần phục. Chúa Giê-su đã vạch rõ ác ý của họ khi chứng minh lời họ là sai ở cả hai phía. Xa-tan tự chia rẽ cũng tận số. Và nếu có người mạnh đến chiến thắng thì Xa-tan cũng tận số: “Nếu Xa-tan mà chống Xa-tan, Xa-tan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số. Không ai có thể vào nhà kẻ mạnh mà cướp của được, nêu không trói kẻ mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó”.

Sức mạnh vô biên của Thiên Chúa thể hiện nơi Chúa Giê-su là tình yêu. Tình yêu lớn lao chưa từng có. Là dám hi sinh tính mạng vì người mình yêu. Chúa Giê-su bày tỏ sức mạnh vô biên trong tình yêu vô biên dám chấp nhận cái chết. Đã trở thành “trung gian của một Giao Ước Mới, lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời giao ước cũ”. Với quyền năng vô biên, ngài chỉ dâng hiến một lần là đủ: “Người đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình”. Ma quỉ chỉ mạnh khi người ta tội lỗi. Nay Chúa Giê-su tiêu diệt tội lỗi. Nên ma quỉ mất hết quyền lực. Con người được giải phóng, được “kêu gọi lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu” (năm lẻ).

Tình yêu Chúa lớn vô biên. Tình yêu trở thành quyền năng vô biên. Đó là điều làm cho ta tin tưởng. Trong quyền năng Chúa ta được cứu chuộc. Trong tình yêu Chúa ta được yêu thương. Lạy Chúa, xin hãy đến giải thoát con khỏi mọi thế lực của ma quỉ.

 

Suy Niệm 3: Tội ngoan cố

Hoạt động của Chúa Giêsu ở Capharnaum, miền Bắc Galilê, đã có một tiếng vang đến Yêrusalem, là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của Israel thời Chúa Giêsu. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và các luật sĩ từ Yêrusalem đến chẳng có gì là tốt đẹp, mà chỉ phơi bày sự ngoan cố của các kẻ thù của Chúa. Sự ngoan cố khước từ đó đạt tới cao điểm khi họ giải thích sai lạc việc Chúa Giêsu dùng quyền năng của mình xua trừ ma quỷ ra khỏi con người, mang lại sức khỏe cho con người.

Chúa Giêsu đã rao giảng một cách có uy tín trong vùng Galilê, quanh thành Capharnaum, cùng với những dấu chỉ kỳ diệu chứng tỏ lòng nhân từ của Chúa đối với con người, đồng thời chứng minh quyền năng thần linh của Ngài. Các luật sĩ từ Yêrusalem đến, lẽ ra hơn ai hết, họ phải hiểu được những dấu chỉ kỳ diệu này, vì họ là những con người tôn giáo chuyên môn về Lời Chúa. Nếu Chúa Giêsu chỉ nói suông mà thôi, thì sự ngoan cố của các kẻ chống đối Chúa có thể còn tha thứ được, nhưng đàng này, Ngài đã thực hiện những dấu lạ để chứng tỏ quyền năng thần linh của Ngài: Ngài đã chữa người bại liệt để chứng minh Ngài có quyền tha tội; Ngài đã ra lệnh cho quỷ dữ ra khỏi nhiều người và chúng đã vâng phục.

Trước những hành động kỳ diệu của quyền năng Thiên Chúa, những kẻ chống đối Ngài nói rằng Ngài đã bị quỷ Beelzebul ám và đã dùng quyền của quỷ vương để trừ quỷ. Thật không có sự ngoan cố nào nặng nề hơn: một vị Thiên Chúa mà lại bị các nhà thông luật gán cho tước hiệu đầu mục của quỷ. Ðó là một sự xúc phạm không thể tha thứ được, vì là tội phạm đến Thánh Thần. Thiên Chúa quyền năng có thể tha thứ mọi tội lỗi nhưng Ngài không thể cứu con người, nếu con người cứ đóng kín tâm hồn mình trước ân sủng và sự soi sáng của Thiên Chúa.

Xin Chúa cho chúng ta xác tín vào chương trình cứu rỗi yêu thương của Ngài được thực hiện qua Chúa Giêsu Kitô, để chúng ta đáng được hưởng ơn cứu độ của Chúa.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 4: Nguyên tắc sống không mâu thuẫn

Người trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được. Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: “Sa tan làm sao trừ Sa tan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền.” (Mc. 3, 20. 23-24)

Chúa Giêsu vẫn có những kẻ luôn rình mò Người, họ không ngại đẩy Người vào những cuộc tranh luận ở nơi công cộng. Hôm nay, các kinh sư từ Giêrusalem xuống đả kích chính tư cách bản thân Người: “Ông ấy bị thần ô uế ám”.

Tố cáo

Theo cái nhìn của những kinh sư, Chúa Giêsu là con người có nhiều mâu thuẫn. Người cho mình là Thiên Chúa mà lại không tôn trọng luật giữ ngày sa-bát? Người giao du quá dễ dàng với những người tội lỗi và quân thu thuế. Người giảng dạy và chữa bệnh với uy quyền như vậy mà lại không giữ được tư cách đàng hoàng. Tại sao và tại sao? Tóm lại, những kinh sư cho rằng Chúa Giêsu chẳng có gì phù hợp với quan niệm hay mô hình về một ngôn sứ hoặc người công chính theo như họ tưởng.

Bào chữa

Đáp lại những lời tố cáo của các kinh sư, Chúa Giêsu cho họ thấy nơi Người không có gì là mâu thuẫn cả, viện lẽ rằng không ai lại tự hủy diệt chính mình. Khi giao tiếp với ác thần, Người có tiêu diệt được nó không? Khi can thiệp để chữa cho một người bị qủy ám, chẳng phải vì Người có quyền trên thần ô uế đó sao?

Chúng ta có liên đới vơi Người không?

Đến lượt mình, người tín hữu cũng sẽ bị người đời chất vấn: bạn theo ai? Người tín hữu cũng như bất cứ ai hằng gắn bó với một giáo thuyết hay một mẫu gương nào đó và muốn sống trọn với điều ôm ấp ấy, sớm muộn gì cũng sẽ phải trả lời cho biết hành động của mình có đi đôi với giáo thuyết mình tán dương không.

Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, ngày nay chúng ta phải chịu nhiều tố cáo và phê phán, là bởi tại đời sống làm chứng của ta không thật trong sáng, vả chăng lại còn nhiều cách biệt và mâu thuẫn giữa việc ta làm và lời Chúa dạy. Ta vẫn biết cầu nguyện là cần thiết và phải dành thời giờ cho việc ấy, nhưng sự cần thiết và thời gian được dành có phù hợp với nhau không? Ta có phấn đấu và tẩy sạch những lu mờ để đời sống bác ái của ta là tấm gương sáng phản ảnh Chúa, và trở nên Thân thể Chúa Kitô không?

Tóm lại, các kinh sư là những người hay chất vấn. Những kinh sư của thời nay cũng vẫn còn dựa vào nguyên tắc “Ngôn hành tương ứng” nói sao làm vậy để đo lường giá trị con người của ta: cây tốt thì sinh quả tốt…. Cây tốt không thể sinh quả xấu. Họ không lầm để kiểm tra ta trong vấn đề này.

 

Suy Niệm 5: Thích ứng để truyền giáo

Đọc lại lịch sử truyền giáo của các nhà thừa sai trên Miền Thượng (Tây Nguyên – Việt Nam) trong cuốn: “Dân Làng Hồ”, tác giả cho thấy rất rõ yếu tố sống còn, thành công hay thất bại, phụ thuộc rất nhiều vào việc thích ứng hay không thích ứng của các thừa sai!

Khi nói đến truyền giáo, yếu tố thích ứng là điều rất quan trọng, vì thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhấn mạnh đến yếu tố này khi sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng và truyền cho họ  đừng mang theo bao bị, giày dép, túi tiền... Người ta cho ăn thức ăn gì thì hãy ăn. Điều này ngược lại với quan niệm của người Pharisêu, vì mỗi khi họ đi đâu xa, thường thì họ luôn chuẩn bị cho mình những thứ căn bản như tiền, bao bị và thức ăn để đảm bảo sự thanh sạch, vì nếu không có những thứ đó, họ e sợ bị nhiễm uế nơi dân ngoại...

Người môn đệ của Đức Giêsu phải khác! Khác để hiệp nhất, hiệp thông, hòa đồng; khác để sống tình huynh đệ, bác ái; khác để thích ứng và hội nhập; khác để làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa; khác để sống phó thác trong sự an bài của Thiên Chúa.

Điều quan trọng là nhà thừa sai phải là người cảm nghiệm được sự bình an sâu xa từ trong nội tâm khi phó thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa và sống hết mình với anh chị em mình, có thế, món quà quý giá mà người thừa sai trao ban cho con người chính là sự bình an, niềm vui và hạnh phúc.

Ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, mỗi người được trao phó trách nhiệm làm ngôn sứ cho Chúa. Tức là chúng ta có trách nhiệm giới thiệu Chúa cho người khác. Trở nên chứng nhân trong cuộc sống đời thường của mình. Đây là sứ mạng mà Chúa tin tưởng, ủy thác cho chúng ta. Vậy, chúng ta đã ý thức và thi hành sứ vụ đó ra sao?

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con bình an của Chúa, để chúng con biết chia sẻ sự bình an đó cho người khác. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Suy Niệm 6: Chúa lấy quyền nào?

(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)

1. Trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu chữa lành cho những người bị quỉ ám. Các luật sĩ không tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa nên cho rằng Ngài lấy quyền của tướng quỉ Bengiêbút mà trừ quỉ. Nhưng Chúa nói cho họ biết: nước nào tự chia rẽ thì làm sao tồn tại được. Ma quỉ cũng vậy, nếu nó chia rẽ, nó sẽ tiêu vong. Còn nếu Ngài nhờ tướng quỉ mà trừ quỉ thì ma quỉ đã tự chia rẽ nhau rồi, làm sao nó đứng vững được?

2. Các luật sĩ nói Chúa Giêsu bị quỉ vương Bengiêbút ám và dựa vào thế quỉ vương để trừ quỉ. Theo Chúa Giêsu, lời tố cáo đó là một điều vô lý. Quả thật, Satan không thể chống Satan. Nước nào, nhà nào chia rẽ thì sẽ đi tới chỗ diệt vong. Satan cũng vậy. Marcô 3,27 cho thấy: chẳng những Chúa Giêsu không bị quỉ chi phối, không theo phe quỉ, Ngài còn chống quỉ; quỉ là người mạnh, Chúa Giêsu còn mạnh hơn quỉ nữa” (Chú thích của bản dịch nhóm CGKPV).

3. Những luật sĩ ấy chẳng những không nhìn nhận quyền phép Chúa Giêsu trong việc Ngài trừ quỉ mà còn xuyên tạc rằng Ngài dựa thế quỉ vương. Thái độ ấy bị Chúa Giêsu gọi là tội phạm đến Chúa Thánh Thần và là thứ tội duy nhất không được tha. Chúa Thánh Thần là nguồn bảy ân sủng, là Đấng được ban để tha tội qua công ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô. Vì vậy, phạm đến Chúa Thánh Thần, nghĩa là khước từ ơn thánh và khước từ được cứu độ. Chúng ta chỉ được cứu độ nhờ đón nhận, còn khước từ  thì Chúa cũng chịu vì sự tự do Chúa ban cho chúng ta. Chúng ta từ chối thì chúng ta mất linh hồn, không phải là Chúa không tha, mà là chúng ta khước từ sự tha thứ đó. Thánh Augustinô từng dạy: ”Chúa dựng nên ta không cần ta, nhưng Chúa muốn cứu chuộc ta thì cần có ta cộng tác”. Chúa Thánh Thần hoạt động trong ta, mà ta xúc phạm  đẩy Ngài ra để chỗ cho tà thần, thì làm sao được cứu độ? (Mỗi ngày một tin vui).

4. Có lẽ chúng ta không đến nỗi “tệ” tới mức “nghi” Chúa Giêsu bị quỉ Bengiêbút ám, nhưng nghi sự trái cho người khác, hoặc thấy việc tốt người khác làm, không khen ngợi thì chớ, lại còn “tán chuyện” ra  để đàm tiếu thì phải chăng đó là “chuyện thường ngày ở...” sở làm, trong xóm ngõ của chúng ta? Để không mắc tội phạm đến Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy nhìn nhận việc tốt của người khác một cách trân trọng, và nếu cần phải phân định việc gì hãy làm với tinh thần bác ái.

5. Trong thời đại hôm nay nhiều giá trị, nhiều nguyên tắc đạo đức và luân lý  đang bị đảo lộn khắp các tầng lớp xã hội. Nếu đưa mắt nhìn quanh, người ta sẽ thấy trong các tầng lớp xã hội, gia đình và tôn giáo đều có sự chia rẽ. Bao nhiêu giáo phái Kitô giáo khác nhau trên thế giới được tìm thấy xuất hiện, phái nào cũng mạo nhận là theo gót chân Chúa một cách trung thực. Ngay cả trong một giáo phái, cũng có sự chia rẽ và phe phái. Chính điều này đã làm cho nhiệm thể Chúa Kitô bị phân rẽ và tổn thương. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã cảnh báo điều đó khi trả lời cho người Do thái kết án Người là lấy quyền tướng quỉ đè bẹp lính quỉ.

6. Những người luật sĩ bị coi là phạm đến Chúa Thánh Thần vì họ chối bỏ chân lý, không chấp nhận sự sám hối thì làm sao có thể tha tội được. Qua lời phân định của Chúa Giêsu về mức độ tội trạng được tha và không được tha, mỗi người chúng ta, một đàng ý thức về tội trạng của mình khi xét mình trước mặt Chúa để khơi dậy lòng thống hối; đàng khác phải luôn luôn bảo vệ và phát triển lòng tin cùng kính mến Chúa để tránh những xúc phạm đến Chúa. Nếu đã đã trót phạm tội mà ăn năn sám hối thì tội bao nhiêu cũng được tha. Cứ vững lòng tin.

7. Truyện: Không nghi ngờ và thất vọng.

Người ta kể: một hôm có một chàng thanh niên đến gặp cha Placido Vicardi, dòng Biển Đức, ở Italia, để xin xưng tội. Chàng thanh niên này quì xuống và thưa với cha Vicardi:

- Thưa cha, con là kẻ tội lỗi khốn nạn nhất, vì con đã phạm đủ mọi thứ tội.

Cha Vicarđi đáp:

- Đúng, con đã phạm đủ mọi thứ tội, nhưng con không phải là kẻ có tội khốn nạn nhất, vì có một tội nặng nhất mà con đã không phạm tội ấy.

Chàng thanh niên ngẩng đầu lên nhìn cha Vicardi ngạc nhiên hỏi:

- Thưa cha, làm sao cha biết? Tội đó là tội nào vậy?

Cha Vicardi trả lời:

- Tội nặng nhất mà con đã không phạm, đó là con đã không nghi ngờ và thất vọng  về lòng từ bi của Chúa. Sở dĩ cha biết như thế, vì nếu không, thì con đã không đến đây để xin lãnh nhận Bí tích Giải tội. Vậy, nhân danh Đấng giầu lòng từ bi và yêu thương mà con vẫn hằng tin tưởng cậy trông, cha tha thứ hết mọi tội lỗi cho con. Con hãy về, và cố gắng đền đáp lòng yêu thương tha thứ của Chúa nhá.

 

Suy Niệm 7: Chúa Giêsu là Đấng mạnh nhất

(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Hạt giống...

1. "Các kinh sư nói Chúa Giêsu bị quỷ vương Bêendêbun ám và dựa vào thế quỷ vương để trừ quỷ. Theo Chúa Giêsu, lời tố cáo đó là một điều vô lý. Quả thật, Satan không thể chống Satan (3,23b). Nước nào, nhà nào chia rẽ thì sẽ đi tới chỗ diệt vong (3,24-25); Satan cũng vậy (3,26). Mc 3,27 cho thấy chẳng những Chúa Giêsu không bị quỷ chi phối, không theo phe quỷ, Ngài còn chống quỷ; quỷ là người mạnh, Chúa Giêsu còn mạnh hơn quỷ nữa" (Chú thích của bản dịch nhóm CGKPV).

2. Những luật sĩ ấy chẳng những không nhìn nhận quyền phép Chúa Giêsu trong việc Ngài trừ quỷ mà còn xuyên tạc rằng Ngài dựa thế quỷ vương. Thái độ ấy bị Chúa Giêsu gọi là tội phạm đến Chúa Thánh Thần và là thứ tội duy nhất không được tha. Chúa Thánh Thần là Đấng soi sáng lương tâm cho người ta thấy rõ sự thật, thấy tội lỗi của mình để sám hối và được tha. Từ chối sự thật, không chịu sám hối thì không thể nào được tha. Không được tha không phải vì Chúa không tha mà vì mình không muốn được tha.

B.... nẩy mầm.

1. Chuyện này nhắc ta hai sự thật:

a/ Quả thực có hoạt động của Satan trong thế giới này và trong bản thân mỗi người, sức hoạt động này rất mạnh;

b/ Nhưng quả thật, Chúa Giêsu mạnh hơn. Chuyện này cũng làm ta liên tưởng tới những lời chia xẻ kinh nghiệm của thánh Phaolô "Khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay... Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?" (Rm 7,21.24); "Thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Satan được sai đến vả mặt tôi để tôi khỏi tự cao tự đại... Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, đề sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi... Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh" (2 Cr 12,7.10)

2. Đây là nội dung cuộc nói chuyện giữa hai em nhỏ:

- Nếu Satan đến cám dỗ, bạn làm sao chống trả ?

- Mình biết Satan đến để cám dỗ, nhưng khi nó gõ cửa lòng mình, mình bảo Có phải Chúa Giêsu gõ cửa đấy không ạ? Khi Satan nghe tên Giêsu là nó biến ngay!

Người mạnh nhất cũng không thể một mình chống lại Satan (Góp nhặt).

3. Phải hiểu cho đúng câu Tin Mừng Luca 4,13: "Và sau khi chấm dứt mọi cám dỗ, quỉ bỏ đi chờ đợi thời cơ". Câu đó không có nghĩa là sau khi ma quỉ cám dỗ, nó để cho ta yên một thời gian. Cũng không phải là nó để ta có giờ nghỉ ngơi hầu lấy lại sức mạnh cho cuộc chiến sau. Cũng không phải Chúa ngăn cản, không để quỉ cám dỗ ta trong một thời gian. Dịch cho đúng: câu đó có nghĩa là  quỉ tạm lánh vào bóng tối, khi có thời cơ thuận tiện sẽ quay lại và tiếp tục tấn công. Nên khi quỉ thôi cám dỗ ta, chính là lúc nó đang tìm cách để đánh úp ta. (Góp nhặt)

4. "Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền. Nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững" (Mc 3,24)

Trong cuộc sống, khi cộng tác với người khác, tôi thường có những thành kiến, không tin vào thiện chí của họ, không vượt qua được những tự ái nhỏ nhen, những tham vọng ích kỷ và những định kiến hẹp hòi, là vì tôi đã không dám từ bỏ chính mình để đi tìm chân lý ở mọi người.

Rồi cuộc sống chỉ có mình tôi, thế giới đối với tôi thật nghèo nàn, và cuộc sống trở nên vô nghĩa.

Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe nhau bằng quả tim yêu thương. Xin dạy chúng con biết cộng tác với nhau trong việc xây dựng Nước Trời ngay trong cuộc sống trần gian. (Epphata)
 

The Lord of hosts was with David – Suy niệm theo The WAU ngày 24.01.2022

 Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ

Nguồn: The Word Among Us – January 2022

Monday January 24th 2022
Meditation: 2Samuel 5, 1-7. 10

The Lord of hosts was with him (2Sm 5,10)

We see David in today’s first reading as he is being anointed king by all the elders of Israel. David’s story fills forty chapters in the first and second books of Samuel with tales of success and failure. But across that vast span of time, a common theme emerges for David that can also apply to us: “The Lord was with him.”

It’s easy to see evidence that the Lord was with David: he was anointed by the prophet Samuel and defeated Goliath with just a stone and a slingshot (1 Samuel 16:13; 17:1-50). He evaded King Saul’s attempts to kill him and showed mercy to Saul on many occasions (chapters 16–31). He conquered Israel’s enemies and triumphantly brought the ark of the covenant into Jerusalem (2 Samuel 6).

But there were also times that David disobeyed or strayed from the Lord. He conspired to kill Uriah after David took Uriah’s wife as his own. He also failed to defend his daughter Tamar from his violent son Amnon (2 Samuel 11, 13). Even in his last years, David disobeyed the Lord and took a census of the people of Israel to assess their strength at the end of his reign (chapter 24).

Considering his inconsistent history, how can we understand what seems like an unconditional statement: God was with David?

The truth is, God’s love for David did not rise and fall with David’s actions. The Lord knew him inside and out. Yes, David had potential for greatness, and yes, he had his weaknesses. But even when David was mired in sin, there was still some part of him that wanted to please the Lord. Even when he disobeyed, his heart was open enough to hear the call to repentance and see the error of his ways.

That can be a lesson for us. Like David, we have been blessed by God, but his love for us isn’t won by our good behavior. Even when we’re lost in sin, God is still beside us, always prepared to take us back. That’s when our hearts need to be like David’s—ready to hear and respond to God’s call to repentance, always trusting that he is with us.

“Lord, thank you for your unfailing love for David. Help me to be like David in my response to you.”

 

Thứ Hai ngày 24.01.2022
Suy niệm: 2Sm 5, 1-7. 10

Chúa các đạo binh ở với Đavít (2Sm 5,10)

Chúng ta thấy Đavít trong bài đọc một hôm nay khi ông được mọi trưởng lão Israel xức dầu làm vua. Câu chuyện của Đavít có bốn mươi chương trong sách Samuen thứ nhất và thứ hai với những câu chuyện về thành công và thất bại. Nhưng trong khoảng thời gian rộng lớn đó, một chủ đề chung xuất hiện đối với Đavít cũng có thể áp dụng cho chúng ta: “Chúa ở cùng anh ấy”.

Dễ dàng nhận thấy bằng chứng cho thấy Chúa ở cùng Đavít: ông được tiên tri Samuen xức dầu và đánh bại Gôliát chỉ bằng một viên đá và một cây súng cao su (1Sm 16,13; 17,1-50). Ông trốn tránh vua Saun định giết ông và nhiều lần bày tỏ lòng thương xót đối với Saun (chương 16-31). Ngài chiến thắng kẻ thù của Israel và khải hoàn rước hòm giao ước vào thành Giêrusalem (2Sm 6).

Nhưng cũng có những lần Đavít không vâng lời hoặc đi lạc khỏi Chúa. Ông âm mưu giết Uriah sau khi Đavít cướp vợ của Uriah làm vợ của mình. Ông cũng thất bại trong việc bảo vệ con gái Tamar khỏi đứa con trai hung bạo Amnon (2 Sm 11,13). Ngay cả trong những năm cuối cùng của mình, Đavít đã không vâng lời Chúa và thực hiện một cuộc điều tra dân số của dân Israel để đánh giá sức mạnh của họ vào cuối triều đại của ông (chương 24).

Xem xét lịch sử không nhất quán của ông, làm sao chúng ta có thể hiểu điều có vẻ giống như một lời tuyên bố vô điều kiện: Thiên Chúa đã ở cùng Đavít?

Sự thật là, tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho Đavít không thăng trầm theo hành động của Đavít. Chúa biết ông từ trong ra ngoài. Đúng, Đavít có tiềm năng cho sự vĩ đại, và vâng, ông có những điểm yếu của mình. Nhưng ngay cả khi Đavít sa lầy trong tội lỗi, vẫn có một số phần trong ông muốn làm vui lòng Chúa. Ngay cả khi ông không vâng lời, tâm hồn ông vẫn đủ rộng mở để nghe lời kêu gọi ăn năn và nhìn thấy lỗi lầm trên đường đi của mình.

Đó có thể là một bài học cho chúng ta. Giống như Đavít, chúng ta đã được Chúa ban ơn phước, nhưng tình yêu của Ngài dành cho chúng ta không phải do hành vi tốt của chúng ta mà có được. Ngay cả khi chúng ta chìm đắm trong tội lỗi, Chúa vẫn ở bên cạnh chúng ta, luôn chuẩn bị để đưa chúng ta trở lại. Đó là lúc tâm hồn chúng ta cần giống như Đavít – sẵn sàng lắng nghe và đáp lại lời kêu gọi thống hối của Thiên Chúa, luôn tin tưởng rằng Ngài ở cùng chúng ta.

Lạy Chúa, cảm ơn Chúa vì tình yêu không cùng của Chúa dành cho Đavít. Xin giúp con giống như Đavít trong việc đáp trả tiếng Chúa mời gọi.

 

Jesus frees us from Satan’s power – Suy niệm song ngữ Anh – Việt ngày 24.01.2022
Tác giả: Don Schwager

(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ

Monday January 24th 2022
Jesus frees us from Satan’s power

Scripture:  Mark 3:22-30  

22 And the scribes who came down from Jerusalem said, “He is possessed by Beelzebul, and by the prince of demons he casts out the demons.” 23 And he called them to him, and said to them in parables, “How can Satan cast out Satan? 24 If a kingdom is divided against itself, that kingdom cannot stand. 25 And if a house is divided against itself, that house will not be able to stand. 26 And if Satan has risen up against himself and is divided, he cannot stand, but is coming to an end. 27 But no one can enter a strong man’s house and plunder his goods, unless he first binds the strong man; then indeed he may plunder his house. 28 “Truly, I say to you, all sins will be forgiven the sons of men, and whatever blasphemies they utter; 29 but whoever blasphemes against the Holy Spirit never has forgiveness, but is guilty of an eternal sin” — 30 for they had said, “He has an unclean spirit.”

Thứ Hai ngày 24.01.2022
Đức Giêsu giải thoát chúng ta khỏi quyền lực Satan

Mc 3,22-30

 22 Còn các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ. 24 Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: “Xa-tan làm sao trừ Xa-tan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền;25 nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững.26 Vậy Xa-tan mà chống Xa-tan, Xa-tan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số.27 Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó. 28 “Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha.29 Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời”.30 Đó là vì họ đã nói “ông ấy bị thần ô uế ám.”

Meditation: When danger lurks what kind of protection do you seek? Jesus came to free us from the greatest danger of all – the corrupting force of evil which destroys us from within and makes us slaves to sin and Satan (John 8:34). Evil is not an impersonal force that just happens. It has a name and a face and it seeks to master every heart and soul on the face of the earth (1 Peter 5:8-9). Scripture identifies the Evil One by many names, ‘Satan’, ‘Beelzebul – the prince of demons’, the ‘Devil’, the ‘Deceiver’, the ‘Father of Lies’, and ‘Lucifier’, the fallen angel who broke rank with God and established his own army and kingdom in opposition to God.

The Lord Jesus frees us from Satan’s power

Jesus declared that he came to overthrow the power of Satan and his kingdom (John 12:31). Jesus’ numerous exorcisms brought freedom to many who were troubled and oppressed by the work of evil spirits. Jesus himself encountered personal opposition and battle with Satan when he was put to the test in the wilderness just before his public ministry (Matthew 4:1; Luke 4:1). He overcame the Evil One through his obedience to the will of his Father.

Some of the Jewish leaders reacted vehemently to Jesus’ healings and exorcisms and they opposed him with malicious slander. How could Jesus get the power and authority to release individuals from Satan’s influence and control? They assumed that he had to be in league with Satan. They attributed his power to Satan rather than to God. Jesus asserts that no kingdom divided against itself can survive for long. We have witnessed enough civil wars in our own time to prove the destructive force at work here for the annihilation of whole peoples and their land. If Satan lends his power against his own forces then he is finished. Cyril of Alexandria, a 5th century church father explains the force of Jesus’ argument:

Kingdoms are established by the fidelity of subjects and the obedience of those under the royal scepter. Houses are established when those who belong to them in no way whatsoever thwart one another but, on the contrary, agree in will and deed. I suppose it would establish the kingdom too of Beelzebub, had he determined to abstain from everything contrary to himself. How then does Satan cast out Satan? It follows then that devils do not depart from people on their own accord but retire unwillingly. “Satan,” he says, “does not fight with himself.” He does not rebuke his own servants. He does not permit himself to injure his own armor bearers. On the contrary, he helps his kingdom. “It remains for you to understand that I crush Satan by divine power.” [Commentary on Luke, Homily 80]

Jesus asserted his authority to cast out demons as a clear demonstration of the reign of God. God’s power is clearly at work in the exorcisms which Jesus performed and they give evidence that God’s kingdom has come.

Being clothed in God’s strength

What kind of spiritual danger or harm should we avoid at all costs? Jesus used the illustration of a strong man whose house and possessions were kept secure. How could such a person be overtaken and robbed of his goods except by someone who is stronger than himself? Satan, who is our foe and the arch-enemy of God, is stronger than us. Unless we are clothed in God’s strength, we cannot withstand Satan with our own human strength. What does Satan wish to take from us – our faith and confidence in God and our readiness to follow God’s commandments. Satan is a rebel and a liar. Satan can only have power or dominion over us if we listen to his lies and succumb to his will which is contrary to the will of God. Jesus makes it clear that there are no neutral parties in this world. We are either for Jesus or against him, for the kingdom of God or opposed to it.

 

There are ultimately only two kingdoms in opposition to one another – the kingdom of God’s light and truth and the kingdom of darkness and deception under the rule of Satan. If we disobey God’s word, we open the door to the power of sin and Satan’s influence in our lives. If we want to live in true freedom from the power of sin and Satan, then our “house” – our mind and heart and whatever we allow to control our appetites and desires – must be occupied and ruled by Jesus Christ where he is enthroned as Lord and Savior. Do you know the peace and security of a life submitted to God and to his Word?

Blasphemy against the Holy Spirit

What is the unforgivable sin which Jesus warns us to avoid? Jesus knows that his disciples will be tested and he assures them that the Holy Spirit will give them whatever grace and help they need in their time of adversity. He warns them, however, that it’s possible to spurn the grace of God and to fall into apostasy (giving up the faith) out of cowardice or disbelief. Why is blasphemy against the Holy Spirit reprehensible? Blasphemy consists in uttering against God, inwardly or outwardly, words of hatred, reproach, or defiance. It’s contrary to the respect due God and his holy name. Jesus speaks of blaspheming against the Holy Spirit as the unforgivable sin.

Jesus spoke about this sin immediately after the scribes and Pharisees had attributed his miracles to the work of the devil instead of to God. A sin can only be unforgivable if repentance is impossible. If people repeatedly closes their eyes to God, shuts their ears to his voice, and reject his word, they bring themselves to a point where they can no longer recognize God when he can be seen and heard. They become spiritually blind-sighted and speak of “evil as good and good as evil” (Isaiah 5:20).

The Holy Spirit heals and transforms us

To fear such a state of sin and spiritual blindness, however, signals that one is not dead to God and is conscious of the need for God’s grace, mercy, and help. There are no limits to the mercy of God, but anyone who refuses to acknowledge and confess their sins and to ask God for forgiveness, spurns God’s generous offer of mercy, pardon, grace, and healing. Through their own stubborn pride and willfulness, they reject God, refuse his grace and help to turn away from sin, and reject the transforming power of the Holy Spirit to heal and restore them to wholeness. God always gives sufficient grace and help to all who humbly call upon him. Giving up on God and refusing to turn away from sin and disbelief results from pride and the loss of hope in God.

 

What is the basis of our hope and confidence in God? Through Jesus’ death on the cross and his victory over the grave when he rose again on the third day, Satan has been defeated and death has been overcome. We now share in Christ’s victory over sin and Satan and receive adoption as God’s sons and daughters. Through the gift of the Holy Spirit, the Lord enables us to live a new life of love and freedom from slavery to sin. The Lord Jesus is our refuge and strength because he makes his home with us (John 15:4) and gives us the power and help of the Holy Spirit. Do you take refuge in the Lord and allow him to be the Ruler of your life?

“Lord Jesus, you are my hope and salvation. Be the ruler of my heart and the master of my home. May there be nothing in my life that is not under your lordship.”

 

Suy niệm: Khi nguy hiểm rình mò tới, bạn tìm kiếm loại bảo vệ nào? Đức Giêsu đã đến để giải thoát chúng ta khỏi sự nguy hiểm lớn nhất của mọi nguy hiểm – sức mạnh đồi bại của ma quỷ, huỷ diệt chúng ta từ bên trong  và khiến chúng ta trở thành nô lệ cho tội lỗi và Satan (Ga 8,34). Ma quỷ không phải là một sức mạnh khách quan chợt xảy ra. Nó có một tên và khuôn mặt, và nó tìm cách làm chủ mọi tâm hồn trên trái đất này (1Pr 5,8-9). Kinh thánh xác định Ma Quỷ bằng nhiều tên ‘Satan’, Be-el-zebul – chúa quỷ’, ‘Ma quỷ’, ‘kẻ lừa dối’, ‘cha của những kẻ lừa dối’, và ‘Luxiphe’, là thiên thần sa ngã, kẻ đã tách lìa với Thiên Chúa và thiết lập cho mình đạo quân và vương quốc riêng để chống lại Thiên Chúa.

 CG giải thoát chúng ta khỏi quyền lực Satan

Đức Giêsu tuyên bố rằng Người đến để lật đỗ quyền lực của Satan và vương quốc của nó (Ga 12,31). Những lần trừ quỷ vô số của Đức Giêsu đem lại tự do cho nhiều người, đã bị quấy rầy và đè bẹp bởi hành động của các thần dữ. Chính Đức Giêsu cũng đã đọ sức và chiến đấu với Satan, khi Người bị thử thách trong hoang địa, ngay trước khi sứ mệnh công khai của mình (Mt 4,1; Lc 4,1). Người đã chiến thắng Ma quỷ ngang qua sự vâng phục ý Chúa Cha.

 

Vài người lãnh đạo Do thái phản ứng kịch liệt đối với các việc chữa lành và trừ quỷ của Đức Giêsu. Họ chống đối Người với sự phỉ báng độc ác. Làm thế nào Đức Giêsu có thể có quyền năng để giải thoát người ta khỏi ảnh hưởng và kiểm soát của Satan? Họ ra vẻ như Người thông đồng với Satan. Họ cho rằng quyền lực của Satan hơn quyền lực của TChúa. Đức Giêsu quả quyết rằng không có vương quốc nào chia rẽ lại có thể tồn tại lâu dài được. Chúng ta đã chứng kiến rất rõ về những cuộc nội chiến trong thời kỳ của mình để chứng minh sức mạnh hủy hoại về con người và đất đai. Nếu Satan mượn quyền lực của mình để chống lại những lực lượng của chính mình thì đời hắn đã tàn. Cyril thành Alexandria, một giáo phụ ở thế kỷ thứ 5 giải thích về tác dụng của lời tranh luận của Đức Giêsu:

Các vương quốc được thiết lập bởi lòng trung thành của thần dân, và sự vâng phục của các người cận thần. Nhà cửa được xây dựng khi mọi người trong nhà không ai cản trở, trái lại tất cả đều đồng ý trong tư tưởng cũng như việc làm. Cũng vậy, giả sử muốn thiết lập vương quốc của Beelzebub, hắn phải tránh bất cứ điều gì chống lại chính mình. Thế thì làm sao Satan đánh đuổi Satan được? Do đó, ma quỷ không bao giờ tự ý rời khỏi người ta, nếu không bị cưỡng bách. Hắn nói: “Satan, đừng tự đánh mình.” Hắn không quở trách tôi tớ của hắn. Hắn không cho phép mình gây hại các chiến binh của mình. Trái lại, hắn trợ giúp vương quốc của mình. “Để cho các ngươi hiểu biết rằng Ta dùng sức mạnh của Thiên Chúa để tiêu diệt Satan”. (chú giải TM Luca, bài giảng 80).

 

 

Đức Giêsu quả quyết quyền năng của Người xua đuổi ma quỷ là dấu chỉ rõ ràng về triều đại của Thiên Chúa. Uy quyền của Thiên Chúa rõ ràng bày tỏ trong những lần trừ quỷ, mà Đức Giêsu thực hiện và chúng đưa ra bằng chứng rằng vương quốc của Thiên Chúa đã đến.

Mặc lấy sức mạnh của Thiên Chúa

Loại nguy hiểm hay tác hại thiêng liêng nào chúng ta phải tránh với bằng mọi giá là gì? Điểm then chốt câu chuyện ấn tượng của Đức Giêsu về căn nhà trống của người đàn ông mạnh khỏe bị ma quỷ chiếm hữu là gì? Kẻ thù của chúng ta và cũng là kẻ thù của Thiên Chúa chính là Satan, kẻ mạnh hơn chúng ta. Nếu chúng ta không được sức mạnh của Thiên Chúa bao bọc, chúng ta không thể nào chống lại Satan với sức mạnh con người của chính mình. Điều mà Satan mong muốn lấy nơi chúng ta là đức tin của chúng ta, và lòng trông cậy vào Chúa và sự trung thành của chúng ta bước theo giới luật của Người. Satan là kẻ nổi loạn và là kẻ lừa dối. Satan chỉ có thể có sức mạnh hay chiếm hữu trên chúng ta, nếu chúng ta nghe lời nói lừa dối của nó, và khuất phục ý của nó, ý của nó luôn trái ngược với thánh ý của Thiên Chúa. Đức Giêsu tuyên bố dứt khoát rằng không có phe trung lập trong thế giới này.  Một là chúng ta ủng hộ Đức Giêsu, hai là chống đối Người, ủng hộ vương quốc của Thiên Chúa hay chống đối nó.

Cuối cùng chỉ có hai vương quốc đối lập nhau – vương quốc ánh sáng và chân lý của Thiên Chúa và vương quốc bóng tối và lừa dối do Satan thống trị. Nếu chúng ta không vâng phục lời Chúa, chúng ta mở cửa cho quyền lực của tội lỗi và Satan trong cuộc đời mình. Nếu chúng ta muốn sống trong tự do thật sự để thoát khỏi quyền lực của tội lỗi và Satan, thì “căn nhà” của chúng ta – lòng trí chúng ta và mọi cái chúng ta cho phép để chế ngự những tham vọng và ước muốn của mình – phải được Đức Giêsu chiếm hữu và ngự trị, nơi Người được tôn phong làm Chúa và làm Đấng cứu độ. Bạn có biết sự bình an và an toàn của cuộc sống vâng phục Chúa và lời của Người không?

Tội phạm tới Chúa Thánh Thần

Tội không thể tha thứ nào mà Đức Giêsu dạy chúng ta phải tránh? Đức Giêsu biết rằng các môn đệ sẽ bị thử thách, và Người bảo đảm với họ rằng Chúa Thánh Thần sẽ ban cho họ những gì cần thiết trong những lúc gặp nghịch cảnh. Tuy nhiên, Người cảnh báo họ rằng người ta có thể chống lại ơn sủng Chúa, và chối bỏ niềm tin của mình vì sự hèn nhát hay không tin. Tại sao tội lộng ngôn phạm tới Chúa Thánh Thần đáng bị khiển trách? Nói lộng ngôn nghĩa là nói xúc phạm đến Chúa, bên trong hoặc bên ngoài, với những lời lẽ thù ghét, chỉ trích, hay thách thức. Nó trái ngược với lòng tôn kính Thiên Chúa và thánh danh Người. Đức Giêsu nói tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội không thể tha thứ.

Đức Giêsu nói về tội này ngay sau khi các kinh sư và những người Pharisêu quy chiếu các phép lạ của Chúa là công việc của ma quỷ thay vì của Thiên Chúa. Tội không thể được tha thứ chỉ khi nào người ta không chịu thống hối ăn năn. Nếu họ cứ tiếp tục nhắm mắt với Chúa, và bịt tai với tiếng nói của Người, họ sẽ đi đến chỗ không còn nhận ra Thiên Chúa nữa, thậm chí khi Người tỏ mình ra. Một người như vậy sẽ đi đến kết quả là xem cái tốt như cái xấu, và cái xấu như cái tốt (Is 5,20).

CTT chữa lành và biến đổi chúng ta

Vì thế, có lòng sợ tội như thế là dấu chỉ cho thấy người ta chưa bị tê liệt với Chúa, và vẫn còn ý thức sự cần thiết ơn sủng, lòng thương xót, và sự trợ giúp của Chúa. Lòng thương xót Chúa không có giới hạn, ngoại trừ những ai từ chối nhận thức và xưng thú tội lỗi của mình và cầu xin Chúa ban ơn tha thứ, chối từ sự đề cử quảng đại của Thiên Chúa về lòng thương xót, ơn tha thứ, ơn sủng, và sự chữa lành. Ngang qua sự kiêu ngạo bướng bỉnh của chính họ, họ khước từ Thiên Chúa, chối từ ơn sủng và sự trợ giúp của Người để xa tránh tội lỗi, và chống lại sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần để chữa lành và phục hồi mọi sự cho họ. Thiên Chúa luôn luôn ban đầy đủ ơn sủng và giúp đỡ tất cả những ai khiêm tốn khẩn cầu Người. Mất lòng trông cậy Chúa, và từ chối từ bỏ tội lỗi và sự cứng tin là kết quả của sự kiêu ngạo và mất hy vọng vào Chúa.

Đâu là nền tảng của niềm hy vọng và lòng tin vào Chúa? Qua cái chết của Đức Giêsu trên thập giá và cuộc chiến thắng của người trên sự chết, khi Người sống lại vào ngày thứ ba, Satan đã bị đánh bại và sự chết đã bị chế ngự. Giờ đây chúng ta chia sẻ sự chiến thằng của Đức Giêsu Kitô trên tội lỗi và Satan, sự tiếp nhận làm nghĩa tử của Thiên Chúa. Thông qua ơn sủng của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa giúp chúng ta sống một đời sống mới trong tình yêu và tự do khỏi sự nô lệ cho tội lỗi. Chúa Giêsu là nơi nương ẩn và sức mạnh của chúng ta, bởi vì Người ở với chúng ta (Ga 15,4), và ban cho chúng ta sức mạnh và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Bạn có ẩn thân nơi Chúa và cho phép Người là Chúa của cuộc đời bạn không?

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là niềm hy vọng và ơn cứu độ của con. Xin Chúa hãy làm vua cai trị hồn con, và là Chủ của gia đình con. Chớ chi không một điều gì trong cuộc đời con mà không ở dưới sự uy quyền của Chúa.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây