Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại

Thứ hai - 24/01/2022 07:50

THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI. Lễ kính.

Kết thúc tuần lễ cầu cho các Kitô hữu hợp nhất.

“Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian”.

 

* Trên đường đi Đamát, ông Saolô quê thành Tácxô đã khám phá ra hai điều: Trước hết, Đức Giêsu Nadarét là Đấng đã phục sinh, cũng là Đấng được Thiên Chúa ban phúc lành; thứ đến, Đấng phục sinh với các Kitô hữu là các anh em người, chỉ là một.

Khám phá này là nguồn ánh sáng soi chiếu cả cuộc đời thánh nhân.

 

Lời Chúa: Mc 16, 15-18

Khi ấy, Chúa Giêsu (hiện ra với mười một môn đệ và) nói: ”Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật.

Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những dấu lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân được lành mạnh”.

 

 

Suy niệm 1: Con phải làm gì?

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

Bài sách Công vụ Tông đồ hôm nay kể về một cuộc gặp gỡ lạ lùng

giữa Đức Giêsu Nadarét với anh Saun, kẻ đang bách hại các Kitô hữu.

Chính Ngài muốn gặp anh trên con đường anh đang đi.

Dưới mắt Saun, Kitô hữu là những kẻ bỏ đạo Do Thái chính thống,

để chạy theo một tà phái của ông Giêsu nào đó mà họ tin là đã phục sinh.

Trong tư cách là một người Pharisêu nhiệt thành và nghiêm túc (c. 3),

Sa-un thấy mình có bổn phận phải trừng trị những kẻ phản đạo,

bằng cách bắt bớ, xiềng xích, tống ngục, thậm chí thủ tiêu (cc. 4-5).

Chính lúc đang say sưa đến gần thành Đamát thì anh bị quật ngã.

Cuộc gặp gỡ bắt đầu, đời anh từ nay giở sang một trang mới.

Khi anh đang tự tin và hiên ngang tiến bước,

thì ánh sáng chói lòa từ trời làm anh ngã quỵ (c. 7).

Khi Saun nghĩ mình là người sáng mắt,

thì ngay giữa trưa, anh trở nên mù lòa (c. 11).

Khi anh định chỉ đạo cho những kẻ lầm đường lạc lối,

thì bây giờ anh lại cần một người cầm tay dắt đi (c. 11).

Cuộc đối thoại bắt đầu giữa anh với người mà anh chỉ nghe tiếng nói.

Ngài âu yếm gọi tên anh hai lần và tự giới thiệu:

“Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta?

Ta là Giêsu Nadarét mà ngươi đang bắt bớ” (c. 8).

Bắt bớ các Kitô hữu là bắt bớ chính Đức Giêsu.

Đức Giêsu và các Kitô hữu là một.

Bài học đầu tiên này Saun sẽ chẳng thể nào quên.

“Lạy Chúa, con phải làm gì?” (c. 10).

Lần đầu tiên Saun gọi người mà anh không hề tin là Chúa.

Khi tuyên xưng Đức Giêsu Nadarét là Chúa,

anh lập tức phó thác cho Ngài, để Ngài chỉ bảo điều mình phải làm.

Nhưng Chúa Giêsu phục sinh đã không nói gì.

Ngài trao anh cho ông Khanania, một người chưa phải là Kitô hữu.

Chính ông này cho mắt anh thấy lại và cho anh biết

anh được chọn để làm chứng nhân cho Ngài trước mặt mọi người.

Đamát là nơi Đức Giêsu tỏ mình cho Saun, cũng được gọi là Phaolô,

là nơi ông nghe tiếng gọi trở nên tông đồ cho dân Ngoại,

và cũng là nơi khởi đầu cho cuộc hoán cải tận căn của ông.

Chính mặc khải của Đấng phục sinh dẫn đến ơn gọi và hoán cải.

Từ nay cuộc đời của Phaolô đi sang một hướng mới.

Giêsu đã trở nên trung tâm của đời ông.

“Tôi coi tất cả như đồ bỏ, để chiếm được Đức Kitô” (Ph 3, 8).

Biến cố trên đường đi Đamát đã chia đời ông làm hai.

“Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua,

để lao mình về phía trước” (Ph 3, 13).

Chúng ta cũng có những kinh nghiệm như Phaolô:

ngã ngựa, mù lòa, nghe và gặp Đức Kitô, rồi hoán cải.

Như Phaolô, mong chúng ta để cho Đức Kitô Giêsu chiếm lấy mình,

và trở nên người tông đồ nhiệt thành cho thế giới.

 

Cầu nguyện:

Xin hãy dẫn dắt con

đi từ cõi chết đến sự sống,

từ lầm lạc đến chân lý.

Xin hãy dẫn dắt con

đi từ thất vọng đến hy vọng,

từ sợ hãi đến tín thác.

Xin hãy dẫn dắt con

đi từ ghen ghét đến yêu thương,

từ chiến tranh đến hòa bình.

Xin hãy đổ đầy bình an

trong trái tim chúng con,

trong thế giới chúng con,

trong vũ trụ chúng con. Amen.

(Chân phước Têrêxa Calcutta)

 

Suy niệm 2: Hoán cải theo gương thánh Phaolô

(TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Mỗi người môn đệ đều được Chúa Giêsu Phục Sinh sai đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Nhưng trước hết phải hoán cải theo gương thánh Phaolô tông đồ.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa thường làm con ngạc nhiên ngỡ ngàng. Mỗi trang Tin Mừng đều đưa con đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Người ta đánh mất sự ngạc nhiên khi quen coi thường những điều nghiêm chỉnh. Thực sự con cảm thấy ngỡ ngàng và thật bất ngờ khi con được Chúa sai đi làm sứ giả Tin Mừng cho Chúa. Lạy Chúa, thật thế sao? Con là một kẻ tội lỗi, tầm thường, một kẻ tài trí kém cỏi, một kẻ nhiều tính xấu, nhiều khuyết điểm, lại được Chúa nhờ cậy và giao trọng trách sao? Lạy Chúa, Chúa có lầm chăng?

Con hỏi Chúa, nhưng câu trả lời đã có. Con biết không phải Chúa lầm, nhưng Chúa thương con và tín nhiệm con. Đối với Chúa, không ai là quá xấu đến độ phải loại bỏ. Chúa muốn mọi người làm tông đồ, làm chứng nhân cho Chúa, bởi vì dù chúng con có tội lỗi yếu hèn đến đâu, ân sủng và tình yêu của Chúa vẫn mạnh hơn tội lỗi và yếu hèn của chúng con. Không ai ngờ thánh Phaolô, kẻ bách hại đạo Chúa, lại trở nên vị tông đồ thừa sai số một của Hội Thánh. Không ai ngờ thánh Phêrô, kẻ chối Chúa, lại là thủ lãnh tiên khởi của Hội Thánh. Lạy Chúa, chính ơn Chúa đã làm cho các ngài hoán cải và hiến thân trọn vẹn cho Chúa.

Phần con, con cũng không ngờ, con chỉ biết cảm tạ tình thương Chúa dành cho con. Xin Chúa giúp con dám lãnh trách nhiệm. Xin giúp con không ngừng hoán cải mỗi ngày để con có thể theo Chúa sát hơn và hiến thân nhiều hơn. Con đặt trọn niềm tin tưởng vào ơn thánh Chúa. Amen.

Ghi nhớ: “Các con hãy đi rao giảng Tin mừng khắp thế gian”.

 

Suy niệm 3: Cây nến trong tay Thiên Chúa

(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Phân tích (Hạt giống...)

Hai dụ ngôn nhỏ này tiếp liền những đoạn Tin mừng của các ngày trước và triển khai thêm chủ đề nghe Lời Chúa.

- Dụ ngôn chiếc đèn: kẻ nghe Tin Mừng giống như chiếc đèn:

a/ Họ phải loan Tin Mừng cho những người khác biết nữa;

b/ Họ phải sống những gì đã nghe, có như thế cuộc sống họ sẽ chiếu tỏa ánh sáng ra những người chung quanh.

- Dụ ngôn cái đấu: người nào càng biết nghe Lời Chúa và sống Lời Chúa thì càng được ban thêm ơn; trái lại kẻ chỉ nghe mà không sống thì không được ban thêm ơn gì, mà cả những ơn họ đang có cũng bị lấy đi mất.

B. Suy niệm (...nẩy mầm)

1. Lời Chúa quả có sức chiếu sáng rất mạnh. Chỉ tiếc rằng Lời Chúa rót vào tai một số người giống như dầu châm vào những cây đèn không chịu cháy sáng cho nên cũng vô ích. Bà Chiara Lubich nói: "Chúng ta phải sống thế nào để cho dù các sách Tin Mừng trên khắp thế giới có bị đốt hết đi thì người ta nhìn vào cuộc sống chúng ta vẫn có thể chép lại Tin Mừng ấy đúng từng câu, từng chữ".

2. "Hãy để ý điều anh em nghe. Anh em đong bằng đấu nào thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em bằng đấu ấy": nhiều khi tôi thấy có những người khác đã hiểu và sống Lời Chúa một cách rất sâu sắc, rồi nhìn lại mình mà tự xấu hổ. Tại sao thế? Chính Chúa Giêsu giải thích: tại vì "cách nghe". Họ chẳng những "nghe" mà còn "đón nhận" và "sinh hoa kết quả" cho nên "đã có thì lại được cho thêm"; còn tôi, có lẽ tôi chỉ "nghe" suông, cho nên "ngay cái đang có cũng bị lấy mất đi".

3. Buổi chiều, người nọ lấy cây nến nhỏ từ trong hộp ra và leo lên tầng tháp cao. Cây nến hỏi:

- Chúng ta đi đâu?

- Đi lên cao hơn để chỉ đường cho tàu bè vào cảng.

- Nhưng tôi nhỏ bé thế này làm sao tàu bè thấy được?

- Chỉ cần ngươi cứ cháy sáng thôi, còn mọi việc ta lo.

Tới đỉnh tháp, người nọ đặt cây nến vào trong một cái đèn có ghép những tấm kính phản quang. Nhờ đó, ánh sáng lan tỏa và mọi tầu bè đều thấy.

Chúng ta cũng là cây nến trong tay Thiên Chúa. Chỉ cần ta cháy sáng, còn kết quả là ở Thiên Chúa (Góp nhặt)

4. Một nông dân nghèo Nhật bản vào thiên đàng và điều đầu tiên ông nhìn thấy là một kệ dài với những vật rất kỳ lạ. Ông hỏi:

- Cái gì thế? Có phải để nấu xúp?

- Không, đó là những cái tai. Chúng là của những người khi sống ở đời nghe được những điều tốt, nhưng họ không làm. Nên khi chết, tai họ vào thiên đàng, nhưng các phần khác của cơ thể thì không.

Một lát sau, ông lại thấy một kệ khác với những vật kỳ quái. Ông hỏi:

- Cái gì thế? Có phải để nấu xúp?

- Không, đó là những cái lưỡi. Chúng là của những người sống ở đời bảo người khác làm điều tốt và sống tốt, nhưng chính họ không làm hoặc không sống điều đó. Nên khi chết, lưỡi họ vào thiên đàng, nhưng các phần khác của cơ thể thì không (Góp nhặt)

 

Suy niệm 4: Thánh Phaolô Tông đồ trở lại

(Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

--- Chọn thêm Dụ ngôn hai người con (Mt 21,28-32)

Đứng trước lời rao giảng Tin mừng của Đức Giêsu, có hai hạng người với hai thái độ trái ngược nhau, đó là giới lãnh đạo Do thái và những người tội lỗi và dân chúng. Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn hai người con để làm nổi bật sự tương phản giữa lời nói và việc làm: nói có mà không làm; nói không nhưng lại làm. Giữa sự đối nghịch này, hành động được đánh giá là quan trọng, vì hành động là dấu hiệu của một tâm hồn trong sáng, biểu hiện qua những hành động ngay thẳng. Vì thế, Đức Giêsu đã thẳng thắn tuyên bố: “Không phải những người nói: Lạy Chúa! Lạy Chúa, là được vào Nước trời, nhưng chỉ những kẻ thi hành ý Cha trên trời”.

Cần tìm hiểu hình bóng của dụ ngôn này:

- Người con thứ nhất thưa “không đi”, nhưng sau hối hận và đã đi làm: ám chỉ những người tội lỗi, thu thuế, đĩ điếm và chư dân. Những người này thoạt mới nghe giảng, họ ngại ngùng không theo; nhưng sau họ đã nghe Gioan Tẩy giả và lời giảng của Đức Giêsu nên đã sám hối ăn năn.

- Người con thứ hai là đứa con “thưa vâng” rồi không đi làm: ám chỉ những nhà lãnh đạo Do thái và tất cả những ai vâng lệnh bằng lời nói mà không thực hành. Những người này vẫn tự xưng là giới đạo đức và lên mặt mô phạm với đời. Nhưng họ từ chối ơn Thiên Chúa, không nhìn nhận Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, mặc dầu trước khi Người đến, họ vẫn khát vọng Người.

- Áp dụng vào trường hợp ông Saolô là người con thứ nhất: đã không đi lại còn chống đối và âm mưu ám hại, nhưng đã hối hận và trở lại để trở thành Tông đồ Phaolô nhiệt thành.

Kết luận dụ ngôn Đức Giêsu nói: “Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm, sẽ vào Nước trời trước các ông”. Chưa bao giờ ta thấy Đức Giêsu đã nói thẳng với các người biệt phái như lần này. Chính họ có lẽ cũng không ngờ. Còn thánh Phaolô thì không ngờ được Chúa đón nhận.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta phải có thái độ nào với tư cách là một Kitô hữu, một chứng nhân của Chúa? Chúng ta sẽ cố gắng:

- Đừng nghĩ rằng mình thuộc hàng “công chính” để rồi ngủ mê trong ảo tưởng đạo đức về mình.

- Cũng đừng cho rằng mình thuộc hàng “thu thuế và đĩ điếm” để rồi buông xuôi cho dòng đời lôi cuốn.

Hãy sống trung thực với lòng mình. Hãy sám hối và chỉnh sửa lại cuộc sống, sao cho mình xứng đáng là con Chúa, là Kitô hữu để cuộc sống tốt lành của mình toả ra mùi thơm tho nhân đức vì “hữu xạ tự nhiên hương”. Lúc đó không cần phải phô trương, tự cuộc sống của mình sẽ chứng minh.

 

Suy niệm 5: Thánh Phaolô trở lại

(Lm.Giuse Đinh Tất Quý)

Hôm nay chúng ta cùng với Giáo hội mừng ngày Thánh Phaolô được ơn trở lại. Bây giờ tôi xin chia sẻ một vài suy nghĩ của tôi nhân dịp mừng ngày lễ trọng đại này.

A. Một chút về lịch sử

Trong khi thánh Phêrô được xác định là “đá tảng cho Hội Thánh” (Mt 16,18), thì Phaolô được gọi là “thầy dạy của dân ngoại về đức tin và chân lý” (1Tm 2,7). Đối với Phaolô, đây là cả một mầu nhiệm. Trước đấy, ngài đã khinh khi những người Kitô hữu, khi họ tôn kính một đấng Mê-si-a bị xử tử như một tử tội.

Sự kiện ở cổng thành Đa-mát đã biến đổi tất cả. Thiên Chúa mà ngài tôn thờ trong cương vị là một người Pharisêu đạo đức, đã biến đổi ngài trở thành kẻ rao giảng cho Tin Mừng của Đức Giêsu chịu đóng đinh (Gl 1,11-16).

Lễ thánh Phao-lô trở lại đã được tìm thấy trong phụng vụ Ga-li-en, từ thế kỷ thứ 8. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)

B. BƯỚC QUA BÀI SÁCH TĐCV.

Trong sách Công vụ, chính Phaolô đã tự thuật về ơn gọi của mình. Ơn gọi ấy bắt đầu từ một biến cố trên đường ông đi Đamát. Câu chuyện này được tường thuật tới 3 lần: 9,3-7; 22,3-16 và 26,13-15. Bài sách thánh chúng ta vừa nghe là đoạn tường thuật thứ hai.

Có một chi tiết nổi bật trong câu chuyện này. Đó là sự mù lòa và sự sáng mắt của Phaolô. Sự kiện này có thể phân ra thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn trước khi Phaolô gặp Chúa Giêsu: ông là một người nhiệt thành. Nhưng chính sự nhiệt thành ấy đã làm ông thành mù quáng khiến ông chống lại Giáo Hội của Ngài (cũng giống như những người biệt phái).

- Giai đoạn 2: Sau khi ông gặp được Chúa Giêsu: hoạt động mù quáng chống phá Giáo Hội đã ngưng lại, nhưng ông vẫn còn mù (“Ánh sáng chói lòa kia làm cho tôi không trông thấy nữa”). Sự mù này một phần vì Phaolô chưa thích ứng nổi với ánh sáng quá rực rỡ của Chúa Giêsu, một phần vì ông chưa được chỉ dẫn về đường lối của Ngài

- Giai đoạn 3: Khi gặp được Khanania, thì Phaolô được sáng mắt, vì đã được chỉ dẫn (“Thiên Chúa đã chọn anh để anh được biết ý muốn của Ngài và được thấy Đấng Công Chính... Anh sẽ làm chứng nhân... về các điều anh đã thấy và đã nghe”).

C. BƯỚC QUA BÀI TIN MỪNG.

Tin Mừng hôm nay ghi lại những lời cuối cùng của Chúa Giêsu nói với các môn đệ:

- Chúa sai các ông đi loan Tin Mừng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”.

- Sai đi với một lời hứa: Hứa hỗ trợ đặc biệt cho các ông: “Nhân danh Thầy họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu có uống phải chất độc thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh và bệnh nhân sẽ được lành mạnh”. Những “dấu lạ” mà Chúa Giêsu hứa có thể mang 2 nghĩa:

a/ Nghĩa bóng: Chúa giúp các ông chiến thắng thế lực của sự dữ;

b/ Nghĩa đen: các ông sẽ thật sự làm được những phép lạ

D. BÀI HỌC

1. Khi chọn ai, Chúa không theo những tiêu chuẩn thường tình của con người nhưng theo những tiêu chuẩn rất lạ: không cần học thức cao, không cần tài ba lỗi lạc, không cần khả năng khéo làm việc...

Đọc lịch sử Giáo hội, tuy chúng ta thấy không có một vị thánh nào khả dĩ so sánh được với thánh Phaolô. Thánh Phaolô là một bậc thầy, một vĩ nhân, một nhà mô phạm. Chính Giáo hội, mẹ chúng ta cũng đã đề cao thánh Phaolô như một vị hướng đạo tối cao và có nhiều uy tín nhất. Giáo hội đã dành cho thánh Phaolô một điạ vị khá quan trọng trong địa hạt giáo huấn các Kitô hữu. Đa số các bài sách thánh Giáo hội đọc hàng ngày trong Thánh lễ hoặc trong kinh nhật khóa đều trích dẫn trong các thư phong phú, sâu sắc, thực tế, nhiều tính chất thời sự.

Thế nhưng hầu như không bao giờ Ngài tỏ ra có vẻ hơn người. Nếu có nói, có khoe thì chỉ là nói và khoe những cái yếu đuối, những cái ngu dại, những cái hèn mọn, những cái bị khinh thường và những cái hư không để nhờ đó mà thấy rõ hơn tình yêu thương của Chúa đã dành cho mình (Sunday School Times).

2. Sự việc Ngài trở lại cũng đáng cho chúng ta suy nghĩ thật nhiều.

Thế nào là trở lại? Trở lại là đang đi trên một con đường, rồi biết rằng đường đó là sai lạc, nên dứt khoát quay lại. Nếu chỉ biết mà không quay lại thì không phải là trở lại. Thánh Phaolô đã quay lại một cách dứt khoát đúng 180 độ, và quay rất nhanh.

Bà Reside là nhà truyền giáo đầu tiên cho những người da đỏ bộ lạc Kiowa ở Oklahoma. Bà được họ thương mến đặt tên là Aim-day-co, nghĩa là “Hãy quay lại”. Khi giải thích lý do chọn cái tên đó để đặt cho bà, vị tù trưởng nói: “Khi những người bộ lạc Kiowa chúng tôi thấy ai đang đi lạc hướng thì chúng tôi nói với họ “Aim-day-co”. Họ nghe và quay lại đúng hướng. Bà này từ một nơi xa xôi đến với chúng tôi. Bà thấy chúng tôi đang đi lạc và bà đã chỉ cho chúng tôi con đường đúng, đó là con đường của Chúa Giêsu Kitô. Xin Ngài chúc lành cho bà Aim-day-co” (Moody Monthly).

Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết trở lại với Chúa mỗi khi chúng ta lỡ lạc đường.

 

Suy niệm 6: mầu nhiệm ơn gọi tông đồ của thánh Phaolô

( Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ)

Nói đến thánh Phaolô là nói  đến mầu nhiệm ơn gọi tông đồ cũng như sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa trên cuộc đời sứ vụ của ông. 

Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, ta sẽ bắt gặp một chàng có tên gọi là Saolô, ở Tacxô, là người Do thái, trí thức, có thể nói ông là người đẹp trai, con nhà giầu, học giỏi, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem, nhiệt thành đến nỗi, tham gia vào vụ giết Têphanô và rong ruổi mọi đường Đamát truy lùng các Kitô hữu.  

Nói đến Phaolô là nói đến sự cải đạo của ông 

Đối với Phaolô, con đường Damas là con đường thiên mệnh, con đường của Ý Trời. Con đường ấy đã thay đổi con người và cuộc đời của Phaolô 180 độ. Và con đường đó cũng đã thay đổi hoàn toàn chiều hướng của lịch sử nhân loại.  

Trong ánh sáng huy hoàng, Chúa Kitô phục sinh đã ngỏ lời và đối thoại với Saolô. Thần Khí của Đấng Phục Sinh đã tác động và thay đổi hoàn toàn con người của ông. Ánh sáng ấy làm cho Saolô mù mắt, diễn tả sự mù quáng của ông trước việc bắt bớ các người Kitô hữu. Sự mù lòa còn tượng trưng cho sự “vô tri”: Saolô không thấy Thiên Chúa, không biết Thiên Chúa, mà cứ tưởng như mình biết.  

Chúa Kitô Phục Sinh muốn nhờ Giáo hội, qua Phép rửa, giải thoát Saolô khỏi sự “u mê lầm lạc”, vô tri. Phaolô đã được thấy lại nhờ ánh sáng của Chúa qua Phép rửa, bấy giờ mới nhận biết Đức Kitô và khám phá ra Thiên Chúa, chính là Cha của Đức Giêsu Kitô. Phaolô ngã xuống đất và suốt ba ngày không nhìn thấy, không ăn, không uống, giống như người “chết rồi mới sống lại với Chúa”. Saolô được thông phần cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, được Chúa Cha mạc khải cho biết mầu nhiệm Tử Nạn Phục Sinh của Chúa Giêsu. Từ đó trở nên “chứng nhân” được sai đi loan báo Tin mừng Phục Sinh cho các dân ngoại.  

 

Rõ ràng là ý Trời, Trời đã can thiệp vào cuộc đời của Saolô bằng Tình yêu đặc biệt. Chính Thiên Chúa đã nói qua miệng ông Khanania, và Phaolô sau này lập đi lập lại nhiều lần. Thiên Chúa đã tuyển chọn Saolô một người duy nhất giữa muôn người.  Cú ngã ngựa trên đường Đamat, biến Saolô thành chứng nhân vĩ đại là Phaolô, một người ngoài nhóm 12 tông đồ, để trao cho sứ mạng làm “Tông đồ Dân ngoại”, biệt danh này không ai có, ngoại trừ Phaolô.  Và từ đây cuộc đời của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Thiên anh hùng ca của vị Tông đồ đã sống và đã chết cho Đức Kitô.

Ý Trời, hay ý muốn của Chúa Giêsu, Người mà ông đã ghét cay ghét đắng, căm thù đến tận xương tủy, khi chưa có dịp gặp, mà chỉ nghe nói đến do những kẻ thù của Chúa. Nhưng khi ông đã gặp Chúa Giêsu, tất cả đều thay đổi.

Chúa Kitô Phục Sinh đã đổi mới tư tưởng và trái tim của Phaolô. Không biết Đức Giêsu tại thế, Phaolô đã ghét cay ghét đắng và sát hại không thương tiếc các môn đệ của Người. Giờ đây trái tim của Phaolô được Chúa Giêsu chiếm lĩnh như chiếm đoạt trái tim của người yêu ( Pl 3, 12 ). Và Phaolô trở nên như một “người tình” của Chúa Giêsu, đến nỗi Phaolô phải thú nhận: “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” ( Gl 2, 20 ).  

Đúng như Phaolô viết: “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi” (2 Cr 5, 14), tất cả nhiệt tình nơi con người và cuộc đời Phaolô đều phát xuất từ  mối tình đó: Tình yêu của Chúa Kitô là “chủ thể  yêu thương Phaolô”, Tình yêu Chúa Kitô là “đối tượng mà Phaolô yêu mến”. Tâm trí của Phaolô đã hoàn toàn mở ra cho Chúa Kitô, và vì thế có khả năng mở rộng cho mọi người, Phaolô trở nên tất cả cho mọi người (1 Cr 9, 12), sẵn sàng làm mọi sự cho “Tin mừng Tình yêu” mà người rao giảng.

Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cr 9,3-18; 2 Cr11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại  hùng hồn kể về những ”… lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi”; Phải chịu đủ thứ nguy hiểm và ra vào tù nhiều lần.

Nói đến Phaolô là nói đến vị Tông đồ của mọi thời đại 

Phaolô đã trở thành vị “Tông đồ của mọi thời đại”. Là Do thái với người Do thái, Hy lạp với người Hy lạp, là người tự do, nhưng trở thành nô lệ của mọi người để phục vụ mọi người (1 Cr 9, 19– 21), Phaolô cũng có thể là Việt Nam với người Việt Nam, là Thái với người Thái, Phi với người Phi, Hàn quốc với người Hàn quốc.  

Không những là “con người của Tình yêu”, Phaolô còn là “con người của chân lý”. Đối với Phaolô, chân lý là “Tin mừng Chúa Giêsu Kitô”  “Chân Lý về một Tình Yêu mạnh hơn sự chết”, đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy từ cõi chết, trở thành nơi hội tụ của toàn thể nhân loại, toàn thể thế giới thụ tạo của Thiên Chúa. 

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 54 ngày cầu nguyện cho sự Hiệp nhất các Kitô hữu,  Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng, ngày quan trọng này với chủ đề:  “Lời khẩn cầu của Chúa Giêsu”. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho chúng ta tuân hành giới luật yêu thương, hầu chúng ta có thể gặt hái được nhiều hoa trái. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện để nguyện vọng của Chúa Giêsu được hoàn thành, tất cả chúng nên một: tình hiệp nhất luôn luôn cao trọng hơn những xung đột. Amen. 

 

Suy niệm 7: Tông Đồ Phaolô Trở Lại

Người ta gọi Ngài một biệt danh như thế, nhưng Ngài không được hân hạnh như nhóm 12 các ông, đã được trông thấy Người, được nghe, được đi theo sau khi được Người chọn các ông. Đối với 12 vị, Đức Ki-tô không phải là người xa lạ, đó là người cùng làng xóm. Một người cùng chi họ. Còn Phaolô, ông không bao giờ trông thấy Đức Ki-tô. Nếu ông là kẻ bắt bớ các tông đồ và các môn đệ, không phải vì các ông này tuyên xưng danh Đức Ki-tô, nhưng các ông cũng như Đức Ki-tô, đã làm rối trật tự, Phaolô là người biệt phái, công dân Rôma, môn sinh của các thầy nổi tiếng thời đó. Ong không đấu tranh chống lại một bóng ma, nhưng chống lại những kẻ theo một giáo lý mới làm điên cuồng.

Một thế hệ mới...

Phaolô đã là một người thuộc thế hệ mới của các tông đồ. Công vụ tông đồ kể lại một cách tóm tắt cho chúng ta đoán được Phaolô chắc chắn đã tiêu hao nhiều năm đi bắt bớ các tín hữu, trước khi bị té ngựa trước ánh sáng Đức Ki-tô. Sứ điệp của Đức Ki-tô đã ban bố và được đón nhận khắp xứ Giuđa. Trước khi Phaolô xuất hiện. Phêrô đã làm cho nhiều người ngoài Do Thái trở lại rửa tội.

Phaolô, một người thuộc thế hệ mới, vì ông sống trong nền văn hóa Hy lạp, được giáo dục Rôma. Và cuộc trở lại của ông là nhờ ơn Chúa biến đổi ông tận gốc.

Cho tới ông, Tin Mừng còn hạn chế chỉ giảng cho người Do Thái, trừ Phêrô mới giảng một lần cho dân ngoại. Nhưng khi đến thời giảng Tin Mừng cho dân ngoại, thì Phaolô trở thành một Tarrê, một bổn đạo mới đã được trao trách nhiệm rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.

Thánh Thần đổi mới.

Phải trông cậy vào Thánh Thần, Ngài đến canh tân mọi sự, Thánh Thần muôn đời tươi trẻ. Ngài không bảo chúng ta phải chiều theo những tính hay thay đổi của tuổi trẻ, bắt chước những tính đó là làm trò hề và ngu muội, Ngài bảo chúng ta phải biết lắng nghe những gì cao đẹp và tươi trẻ, và thi hành trọn vẹn những đòi hỏi của chân lý của chân thành, của ân huệ và hướng dẫn những tính tự nhiên đó sống theo Thánh Thần.

Ước mong những người đạo lâu đời trở nên những người đầu trong tình yêu và tái sinh thành trẻ trung và đổi mới theo Thánh Thần.

J.M

 

Suy niệm 8: Thánh Phaolô Trở lại

Hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của Thánh Phaolô.

Theo Sách Công Vụ các sứ đồ, quyển sử ký ghi lại trong giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội, Saolê, tên gọi Do Thái của Phaolô, là một thanh niên phong thái và đầy nhiệt huyết đối với Ðạo. Vừa thụ huấn xong với một thầy Rabbi nổi tiếng trong nước, Saolê xung phong đi săn lùng những người môn đệ của Ðức Kitô mà anh cho là một bè phái đi ngược lại với Ðạo giáo.

Một hôm, đang trên đường đi Damascô để lùng bắt các môn đệ của Chúa Giêsu, anh đã bị một luồng Sáng đánh quật té xuống khỏi ngựa và từ trong ánh sáng ấy, anh đã nhận ra tiếng nói của Chúa Giêsu: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt hại".

Từ đó, sự hăng say bách hại các Kitô hữu đã biến thành lòng nhiệt thành phụng sự Giáo Hội của Ðức Kitô. Thiên Chúa đã sử dụng Phaolô làm khí cụ Truyền Giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại, tức là các dân tộc ở ngoại Do Thái Giáo.

Cuộc trở lại của Thánh Phaolô đã đánh dấu một khúc quan trọng nhất trong lịch sử của Giáo Hội tiên khởi. Tin Mừng không chỉ giới hạn trong ranh giới của Do Thái cũng như lề luật Maisen, Tin Mừng còn là một nối dài của Do Thái Giáo, nhưng chính là một Tôn Giáo mới cho mọi dân tộc, mọi văn hóa.

Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của thánh Phaolô như cao điểm của tuần lễ cầu cho hiệp nhất. Nơi thánh Phaolô, con người đã dám vượt ra khỏi ranh giới của dân tộc, của Ðạo Giáo của mình, để tuyên bố: Hãy trở thành Hy Lạp với người Hy Lạp, La Mã với người La Mã, nô lệ với người nô lệ. Giáo Hội nhận ra kiểu mẫu đích thực của hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể thực hiện được, nếu mỗi người môn đệ của Chúa Giêsu có đủ can đảm ra khỏi chính mình. Phải chăng đó không là đòi hỏi đầu tiên của sự trở lại?

Theo từ điển tiếng Việt của Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, "trở lại" nghĩa là về nơi mình ra đi.

Nơi mình đã xuất phát, nơi mình đã ra đi đối với người Kitô chúng ta là gì nếu không phải là Thiên Chúa. Như vậy, trở lại chính là quay trở về với Thiên Chúa.

Sự quay trở lại ấy đòi hỏi một sự từ bỏ tận căn và một thái độ sẵn sàng tuyệt đối. Chúng ta phải đọc lại sự trở lại của Thánh Phaolô: Phaolô là một người thanh niên hăng say với lý tưởng. Lý tưởng của anh chính là phụng sự Chúa hết mình bằng cách tiêu diệt những kẻ mà anh cho là Tà Ðạo. Nhưng trong phút chốc, lần ngã ngựa đau điếng cả người hôm đó đã buộc anh phải xoay chiều hoàn toàn: Những gì anh cho là Tà Ðạo trước kia nay anh phải xem lại Chính Ðạo. Phaolô phải quay ngược đường trở lại. Từ bỏ tất cả những gì mình hằng ôm ấp từ trước đến nay, từ bỏ con đường mình đang đi, Phaolô đã trở thành một khí cụ mềm nhũn trong tay Chúa.

Ra khỏi chính mình, từ bỏ chính mình để trở thành khí cụ trong tay Chúa: đó là đặc điểm của sự trở lại trong Kitô giáo chúng ta.

Sự trở lại đó không chỉ là sự quay về với Chúa của những người không tín ngưỡng, của những người từ chối Giáo Hội khác, nhưng là đòi hỏi từng ngày của người Kitô. Mỗi lúc một đến gần với cùng đích của chúng ta là chính Chúa: đó là lý tưởng của người Kitô chúng ta.

Càng đến gần với Chúa càng sẵn sàng trở nên khí cụ của Chúa, chúng ta càng đến gần với tha nhân.

Xin Thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại hôm nay, giúp chúng ta hiểu được sự trở lại đích thực mà người Kitô chúng ta phải theo đuổi mỗi ngày.

(Trích trong ‘Lẽ Sống’ – Radio Veritas Asia)

 

Suy niệm 9: Thánh Phaolô Trở lại

(http://tinvuixuanloc.vn)

Trong khi thánh Phêrô được xác định là “đá tảng cho Hội Thánh” (Mt 16,18), thì Phaolô được gọi là “thầy dậy các dân ngoại về đức tin và chân lý” (1 Tm 2,7).

Đối với Phaolô, đây là cả một mầu nhiệm. Trước đấy, ngài đã khinh khi những người kitô hữu, khi họ tôn kính một đấng Mêxia bị xử tử như một tội đồ.

Sự kiện ở cổng thành Đa-mát đã biến đổi tất cả. Thiên Chúa mà ngài tôn thờ trong cương vị là một người Pharisiêu đạo đức, đã biến đổi ngài thành kẻ rao giảng cho Tin Mừng của Đức Giêsu chịu đóng đinh (Gal 1,11-16).

Lễ thánh Phaolô trở lại đã được tìm thấy trong phụng vụ Galien từ thế kỷ thứ 8.

CẦU NGUYỆN: Lạy Cha, Cha đã dùng lời rao giảng của thánh Phaolô tông đồ để dạy dỗ muôn dân. Hôm nay mừng kỷ niệm ngày thánh nhân trở lại tin theo Đức Kitô, xin cho chúng con hằng noi gương thánh nhân để lại mà tiến đến gần Cha và trở nên chứng nhân của Tin Mừng. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

 

Suy niệm 10: Người hùng của Tin Mừng

 (http://giesu.net)

“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15)

Suy niệm: Phaolô là người hùng của Luca trong sách Công vụ Tông đồ, một người hùng không phải vì những chiến công đánh đông dẹp bắc, nhưng là người hùng trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Khởi điểm của người hùng ấy lại là sự kiện ngã ngựa đau đớn và rồi chịu khuất phục hoàn toàn trước vị vua vũ trụ Giêsu. Từ khi tỉnh ngộ, nhận biết Đức Giêsu, cuộc đời Phaolô chuyển sang một hướng mới: nghĩ mọi cách, làm mọi sự, đi mọi nơi, gặp mọi người, miễn là Tin Mừng của Đức Giêsu được loan báo, để mọi người cũng được nghe, biết và rồi đón nhận Tin Mừng ấy như mình. Vì yêu mến Đức Giêsu, người hùng Phaolô luôn lao mình về phía trước, bất kể thử thách, chống đối và thậm chí bách hại.

Mời Bạn: Từ người hùng bách hại đạo Chúa, Phaolô trở thành người hùng phụng thờ Ngài. Từ chỗ cậy dựa vào công trạng cá nhân, sau cú ngã ngựa, Phaolô nhận ra mọi vinh quang cá nhân phát xuất từ ơn cứu độ, sự sống mới của Đức Giêsu. Còn bạn, bạn dám hoán cải triệt để như Phaolô không, nghĩa là mạnh dạn thay đổi cái nhìn về Chúa, người khác và chính mình không?

Sống Lời Chúa: Noi gương thánh Phaolô, tôi sẽ nỗ lực vượt lên tính an phận, để trở thành “người hùng” trong việc loan báo Tin Mừng và phụng thờ Chúa, bằng cách sống những việc bình thường với lòng yêu mến Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hoán cải một người bách hại đạo Chúa trở thành người loan truyền Tin Mừng. Xin cũng biến đổi chúng con, những môn đệ yếu hèn, nhát đảm, trở thành những chứng nhân hăng say và nhiệt thành của Nước Trời. Amen.

 

Suy niệm 11: Thánh Phaolô tông đồ trở lại

(http://www.simonhoadalat.com)

Thánh Phaolô đã viết: “Tôi biết tôi tin vào ai và xác tín rằng: Ðức Kitô là Vị Thẩm Phán chí công có đủ quyền năng bảo toàn Giáo lý đã được giao phó cho tôi, mãi cho tới ngày Người ngự đến" (2Tm 1.12; 4, 8). Thánh Phaolô đã có một cảm nghiệm sâu xa về Chúa Kitô khi Ngài bị đánh ngã ngựa trên đường đi Ðamas.

PHAOLÔ LÀ AI?

Phaolô là người Do Thái thuộc chi tộc Benjamin, tên của Ngài là Saolô, quê Tarsê xứ Xilixia. Gia đình của Phaolô đã nhập tịch làm dân Roma, nên Ngài cũng là dân Roma. Saolô ngay từ thuở thiếu thời luôn trung thành với truyền thống của cha ông mình. Saolô là một phần tử hăng say thuộc nhóm biệt phái, luôn thù ghét các Kitô hữu, thù ghét Giáo Hội của Chúa Giêsu. Saolô đã tham dự vào việc ném đá Têphanô: "Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô"(Cv 7, 58). “Phần ông Saolô, ông tán thành việc giết ông Têphanô" (Cv 8, 1). Saolê bắt đầu từ lúc đó càng hăng say bắt bớ Giáo Hội Chúa Kitô: “Còn ông Saolô thì cứ phá hoại Hội Thánh: Ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục" (Cv 8, 3). Saolô đã được các thượng tế Do Thái cho phép, đồng ý nên đã đến các hội đường ở Ðamát, để nếu thấy những người theo Ðạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem (Cv 9, 1).

CHÚA KÊU GỌI SAOLÔ

Chúa luôn có con đường của Ngài và nẻo đường của Ngài không ai biết trước, không ai hiểu rõ như thánh Phaolô đã viết: “Sự giầu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Ðường lối của Người, ai theo dõi được" (Rm 11, 33). Trên đường đi Ðamát với một khí thế hung hăng, đằng đằng sát khí, Saolô muốn tiêu diệt Giáo Hội của Chúa, thì bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với Ông: “Sa-un, Sa-un, tại sao Ngươi bắt bớ Ta" (Cv 9, 4). Saolô liền hỏi lại: “Thưa Ngài, Ngài là ai?" (Cv 9, 5)

Người đáp: “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ" (Cv 9, 5). Và Saolô đã khuất phục: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?". Chúa truyền cho Saolô vào thành và gặp Khanania, nơi đó Khanania đã nói với Saolô: “Anh Sa-un, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là Ðức Giêsu, Ðấng đã hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được đầy Thánh Thần" (Cv 9, 17) và "Lập tức có những cái gì như vảy bong ra khỏi mắt ông Saolô, và ông lại thấy được. Ông đứng dậy và chịu phép rửa" (Cv 9, 18). Saolô từ lúc sáng mắt đã hoàn toàn được đổi mới. Ông nhiệt thành đi rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa. Với tên mới Phaolô, vị tông đồ được Chúa chữa sáng mắt đã nong nả đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng, và trở nên vị tông đồ dân ngoại rất lừng danh. Thánh nhân đã luôn tin tưởng vào Chúa, Ngài viết: “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Ðấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi" (Gl 2, 20).

Lạy Chúa, Chúa đã dùng lời rao giảng của thánh Phaolô tông đồ để dạy dỗ muôn dân. Hôm nay, mừng kỷ niệm ngày thánh nhân trở lại tin theo Ðức Kitô, xin cho chúng con hằng noi gương thánh nhân để lại mà tiến đến gần Chúa, và trở nên chứng nhân của Tin Mừng" (lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Phaolô trở lại).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

 

Suy niệm 12: Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại – Cú ngã ngựa lịch sử

(Lm Giuse Nguyễn Hữu An)

Đọc lại cuộc đời Thánh Phaolô, ta nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.

Đọc Công vụ Tông đồ từ chương 8 trở đi, ta sẽ bắt gặp một Saolô, ở Tacxô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Saolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Têphanô và rong ruổi mọi đường Đamát truy lùng các Kitô hữu.

Được ơn trở lại qua cú ngã ngựa trên đường Đamat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô, Tông Đồ dân ngoại. Từ đây cuộc đời của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Thiên anh hùng ca của vị Tông Đồ đã sống và đã chết cho Đức Kitô.

Cuộc sống bôn ba vì Nước Trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo?... Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 8, 35-39).

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã viết rằng: nét đẹp nhất nơi Phaolô là cú ngã ngựa lịch sử. Cuộc đời Thánh Phaolô có nhiều hình ảnh đẹp. Chẳng hạn khi ngài xuất thần thì được đưa lên tầng trời thứ ba; chẳng hạn khi ngài ứng khẩu rao giảng Tin Mừng nơi Nghị viện Hy lạp; chẳng hạn khi Ngài lênh đênh trên biển đi tìm vùng đất mới đem về cho Chúa bao nhiêu linh hồn; và còn rất nhiều hình ảnh đẹp khác nữa. Nhưng tại sao Giáo Hội không chọn trong số những hình ảnh đẹp ấy, mà lại lấy hình ảnh ngã ngựa để đem mừng kính trong một ngày lễ? Thưa vì đó là một biến cố quan trọng phân chia cuộc đời ngài ra làm hai nửa theo hai hướng đối nghịch nhau, nhưng cùng làm nên một cuộc đời có tội lỗi và ân sủng, có yếu đuối và sức mạnh, đồng thời cũng có thất bại và thành công.

Hai hình ảnh ấy dường như hội tụ lại trong chân dung thánh Phaolô ngã ngựa mà Giáo hội mừng kính hôm nay.

1. Cú ngã ngựa chia đôi cuộc đời.

- Về danh xưng, nửa đời trước là Saolô với một câu hỏi "tại sao?" đang cưỡi ngựa vút lao đi tìm giải đáp cho cuộc đời; còn nửa đời sau là "Phaolô" đã trở thành chiếc phao cứu tử cho cả lô linh hồn ngài gặp trên đường truyền giáo.

- Về vị thế, nửa đời trước là một người Biệt phái chính cống, được giáo dục đường hoàng bởi ông thầy trứ danh Gamaliel, nhiệt thành với truyền thống cha ông; còn nửa đời sau là một vị Tông đồ thông minh uyên bác, vô cùng nhiệt thành với tình yêu Thiên Chúa, như ngài thú nhận "tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi"

- Về hoạt động, nửa đời trước là một chàng thanh niên tin tưởng cuồng nhiệt vào luật lệ Do Thái, tự tay vấy máu trong những cuộc bách hại Kitô hữu, cụ thể là cộng tác vào việc ném đá Stêphanô và tự ý đến xin các Thượng tế cấp giấy phép cho mình được quyền bắt bớ bất cứ ai tin vào Chúa Kitô nơi Hội đường Do Thái; thế mà nửa đời sau lại trở thành một người hăng say can đảm tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô mà ông đã bách hại trước đó, bất kể ánh nhìn e dè nghi ngại của những người Kitô hữu và bất kể sự nguy hại tính mạng do những người Biệt phái cũ của ông.

- Về tình cảm, nửa đời trước là một Saolô mù quáng hận thù, nhưng từ khi gặp được ánh sáng Chúa Kitô bao phủ, ông đã bị choáng ngợp mù lòa, để cặp mắt mình được thanh tẩy, mở đầu cho một nửa đời khác bước đi trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa.

- Về hướng đi bản thân, nửa đời trước là một Saolô kiêu căng tin vào sức mạnh của con người, đang xây dựng những mưu đồ tiến thân của mình, bất kể những khổ đau của người khác; nhưng nửa đời sau là một Phaolô bị quật ngã biết mình yếu đuối, nên chỉ tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, đang gieo bước hân hoan trong ý hướng hiến thân phụng sự Thiên Chúa bất kể những đau khổ mình phải chịu: "Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng là sức mạnh tôi".

Tóm lại, biến cố ngã ngựa là một tổng hợp tiêu biểu cho cuộc đời Thánh Phaolô. Nó nói lên sự thất bại của mưu đồ của con người và xác định sự thành công trong ý hướng Thiên Chúa. (x Bài giảng Chúa nhật, TGP Sàigòn, tháng 01. 2008).

2. Cú ngã ngựa, một dấu ấn không phai.

Biến cố ngã ngựa đã ghi dấu đậm nét trong cuộc đời Phaolô. Sách Công vụ Tông đồ kể lại: thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó. Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô. Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì "Những điều kể được như lợi lộc cho tôi đó, tôi đã coi là thua lỗ bất lợi vì Đức Kitô. Mà chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy là thua lỗ, là bất lợi cả, vì cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự và coi là phân bón cả, để lợi được Đức Kitô, và được thuộc về Ngài, không có sự sông chính của riêng tôi, sự công chính nại vào Lề luật, song là sự công chính nhờ vào lòng tin của Đức Kitô... ( Pl 3, 7-9). Từ đó trở đi, Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: "vì anh em, phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do thái hay Hy lạp; không còn nô lệ hay tự do; không còn nam hay nữ; vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu" (Gal 3, 27-28). Vì Đức Kitô là "tất cả mọi sự và trong mọi người" ( Cl 3, 11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cr 9, 3-18; 2Cr 11, 8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những "... lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi"; Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi "phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng" (2Cor 11, 23-27). Phaolô ra vào tù nhiều lần. Có lần Ngài viết từ ngục thất cho Timôthê, người môn đệ có khi không khỏi nao núng: “ anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, là kẻ bị tù vì Ngài". Phaolô không hổ thẹn vì tôi biết tôi đã tin vào ai... (2 Tim 1, 8-12). Vì đức Kitô "tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi, nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích" (2Tim 2, 9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình "Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành" (2Cor 12, 9). Không gì có thể làm nao núng lòng tin ấy "chúng tôi bị dồn ép mọi mặt nhưng không bị nghẽn; lâm bĩ nhưng không mạt lộ; bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt" (2Cor 4, 8-9) Phaolô nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức "Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng" (1Cor 5,14). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài " tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi"(Gal 2, 20).

3. Những cú "ngã ngựa" trong đời tín hữu.

Biến cố ngã ngựa đã chia đôi cuộc đời Thánh Phaolô. Từ một kẻ thù, Chúa đã biến ngài thành một người bạn, một người tình. Từ một người đi lùng bắt những Kitô hữu, Chúa đã biến ngài trở thành người rao giảng về Người và sẵn sàng chết vì Người.

Phaolô đã viết những lời thật cảm động: "Không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô. Dù là gian truân, bĩ cực, đói khát trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo.... Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù chiều cao hay chiều sâu hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Thiên Chúa được thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (x. 2 Tm 4, 6-8; Rm 8, 18-19. 32. 33. 38. 39)

Nhìn vào biến cố "ngã ngựa" của Thánh Phaolô để rồi nhìn lại cuộc đời mình, biết đâu ta cũng gặp thấy rất nhiều những cú "ngã ngựa". Có những cú "ngã ngựa" trong đời sống thiêng liêng liên hệ với Chúa; có những cú "ngã ngựa" trong đời sống tình cảm liên hệ với tha nhân; có những cú "ngã ngựa" trong đời sống chiến đấu nội tâm; và có những cú "ngã ngựa" trong đời sống xác thân bên ngoài như công ăn việc làm, học hành, danh dự, tình yêu, tương lai, hạnh phúc, sức khỏe...

Nhưng điều quan trọng là đừng nhìn "ngã ngựa" chỉ như một thất bại để rồi cuốn theo thất vọng quỵ ngã không gượng dậy được. Hãy nhìn "ngã ngựa" như một thất bại cho một thành công lớn hơn trong ơn thánh. Ăn trái cấm là một thất bại của Ađam - Evà trong quyền làm chủ, nhưng lại là một điều kiện bật mở chương trình cứu độ với việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. "Tội hồng phúc" là thế. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một thất bại đau đớn trước mặt trần thế, lại là một thành công trong chiến thắng cứu độ vinh quang.

Và cú "ngã ngựa" của Thánh Phaolô hôm nay là một thất bại chấm dứt cuộc đời săn bắt Kitô hữu, nhưng lại là một thành công mở đầu cuộc sống lên đường truyền giáo của vị Tông đồ dân ngoại.

Như vậy người ngã ngựa không chỉ nhìn vào mình để cay cú cuộc đời, mà nhìn vào Chúa để tìm sức mạnh đứng lên trong ánh sánh niềm tin. Nếu "ngã ngựa" là điều không thể tránh được, thì điều quan trọng là luôn sẵn sàng để biết đứng dậy. Không phải khi ngã người ta trở nên mạnh mẽ mà là khi biết đứng dậy người ta mới chứng minh được bản lĩnh mạnh mẽ của mình.
 

A great light from the sky suddently shone around me – Suy niệm theo The WAU, Lễ Thánh Phaolô tông đồ trở lại (25.01.2022)
Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ

Nguồn: The Word Among Us – January 2022

Tuesday January 25th 2022
Meditation: Acts 22, 3-16

About noon a great light from the sky suddently shone around me (Acts 22: 6)

Why did Paul mention the time of day when he first encountered Jesus on the road to Damascus? It was a small detail, but he included it as part of his testimony before the Jewish leaders in Jerusalem. Perhaps the answer lies in what Ananias said to Paul after he regained his sight: “You will be [God’s] witness before all to what you have seen and heard” (Acts 22:15). Paul was witnessing to the risen Jesus, and in his life-changing encounter with the Lord, the details mattered.

The same holds true for any eyewitness. If we’ve witnessed a crime, for example, recalling and sharing the details allow a fuller picture of the truth to emerge. As witnesses, we recall what we have seen and heard—including the small things—about God’s goodness and grace so that we can give others a fuller picture of the truth of who he is. Not only Paul, but the Gospel writers as well, often added seemingly insignificant details in their accounts of how Jesus had manifested himself in people’s lives—the when, the where, the how. Such details give credence and concreteness to the stories they tell and bring them to life.

Becoming conscious of God’s activity around you (and giving him credit for it!) is the beginning of becoming his witness. For example, maybe a friend reached out to you with a phone call when you needed to unburden some worry you were harboring that day. A small incident, yes, but it showed God’s compassion for you. Or you might recall how a hymn sung at Mass moved you and made you grateful for God’s love. It was just one song, yes, but it helped you realize how much God loves you.

The more we can see God’s hand in our everyday circumstances, the more natural it becomes to share these small personal “testimonies” about what we have seen and heard with other people. You don’t have to have a dramatic conversion story like Paul’s to be a witness. You just have to be alert to the details in your life!

“Lord, help me be a witness to others of your goodness.”

Thứ Ba ngày 25.01.2022
Suy niệm: Cv 22, 3-16

Khoảng giờ trưa, một ánh sáng rực rỡ từ trời bất ngờ chiếu sáng xung quanh tôi (Cv 22,6)

Tại sao Phaolô đề cập đến thời điểm khi ông gặp gỡ Chúa Giêsu lần đầu tiên trên đường đến Đamát? Đó là một chi tiết nhỏ, nhưng ông đã đưa nó vào như một phần của lời chứng trước các nhà lãnh đạo Do Thái ở Giêrusalem. Có lẽ câu trả lời nằm trong những gì Anania nói với Phaolô sau khi ông nhìn lại được: “Anh sẽ là nhân chứng của Thiên Chúa trước tất cả những gì anh đã thấy và đã nghe” (Cv 22:15). Phaolô đã làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh, và trong cuộc gặp gỡ đổi đời của ông với Chúa, các chi tiết rất quan trọng.

Điều này cũng đúng đối với bất kỳ nhân chứng nào. Ví dụ: nếu chúng ta đã chứng kiến ​​một tội ác, việc nhớ lại và chia sẻ các chi tiết sẽ cho phép bức tranh toàn cảnh hơn về sự thật xuất hiện. Là nhân chứng, chúng ta nhớ lại những gì chúng ta đã thấy và nghe – kể cả những điều nhỏ nhặt – về sự tốt lành và ân sủng của Thiên Chúa để chúng ta có thể cung cấp cho người khác bức tranh đầy đủ hơn về sự thật của Ngài. Không chỉ Phaolô, mà cả những người viết sách Tin mừng cũng thường thêm vào những chi tiết dường như không quan trọng trong lời tường thuật của họ về cách Chúa Giêsu đã thể hiện mình trong cuộc sống của mọi người – khi nào, ở đâu, như thế nào. Những chi tiết như vậy mang lại sự đáng tin cậy và cụ thể cho những câu chuyện họ kể và khiến chúng trở nên sống động.

Trở nên ý thức về hoạt động của Thiên Chúa xung quanh bạn (và ghi nhận công lao của Ngài!) là sự khởi đầu của việc trở thành nhân chứng của Ngài. Ví dụ, có thể một người bạn đã liên hệ với bạn bằng một cuộc điện thoại khi bạn cần giải tỏa một số lo lắng mà bạn đang ấp ủ vào ngày hôm đó. Một sự cố nhỏ, đúng vậy, nhưng nó thể hiện lòng nhân hậu của Thiên Chúa dành cho bạn. Hoặc bạn có thể nhớ lại cách một bài thánh ca được hát trong Thánh lễ đã làm bạn cảm động và biết ơn tình yêu thương của Thiên Chúa như thế nào. Đó chỉ là một bài hát, đúng vậy, nhưng nó đã giúp bạn nhận ra Thiên Chúa yêu bạn đến nhường nào.

Chúng ta càng có thể thấy bàn tay của Thiên Chúa trong hoàn cảnh hằng ngày của mình, thì việc chia sẻ những “lời chứng” cá nhân nhỏ nhặt này về những gì chúng ta đã thấy và nghe với người khác càng trở nên tự nhiên hơn. Bạn không cần phải có một câu chuyện hoán cải kịch tính như của Phaolô để làm nhân chứng. Bạn chỉ cần phải tỉnh táo với các chi tiết trong cuộc sống của bạn!

Lạy Chúa, xin giúp con trở thành nhân chứng cho những người khác về lòng nhân hậu của Chúa.

 

Go into all the world and preach the Gospel – Lễ Thánh Phaolô tông đồ trở lại (25.01.2022)

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ

Feast of the Conversion of Saint Paul the Apostle (January 25):
“Go into all the world and preach the Gospel”

Scripture: Mark 16:15-18 

15 And he said to them, “Go into all the world and preach the gospel to the whole creation. 16 He who believes and is baptized will be saved; but he who does not believe will be condemned. 17 And these signs will accompany those who believe: in my name they will cast out demons; they will speak in new tongues; 18 they will pick up serpents, and if they drink any deadly thing, it will not hurt them; they will lay their hands on the sick, and they will  recover.”

Thứ Ba ngày 25.01.2022   

 

Lễ thánh Phaolô tông đồ trở lại
Hãy đi khắp thiên hạ và loan báo Tin mừng

Mc 16,15-18

15 Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”

Meditation: Do you believe that the Gospel – the good news of Jesus Christ – has power to set people free from sin, ignorance, and disbelief? At the end of Mark’s Gospel account he tells us that the Lord Jesus, who died on the cross for our sins, and who rose on the third day to give us new life, now commissions his apostles to carry on the work and mission which he accomplished. Just before his departure to return to his Father in heaven, Jesus tells his apostles to “proclaim the Gospel to the whole creation” – to every person, village, and nation throughout the world. Jesus gives to his followers the task and mission to carry on the work which he accomplished for us – to bring the light and truth of the Gospel to all.

The Gospel is the power of God that sets us free and brings us new life in Jesus Christ

Jesus’ departure and ascension to the right hand of the Father in heaven was both an end and a new beginning for his disciples. While it was the end of Jesus’ physical presence with his beloved disciples, it marked the beginning of Jesus’ presence with them in a new way. Jesus promised that he would be with them always to the end of time. Now as the glorified and risen Lord and Savior, Jesus promised to send them the Holy Spirit who would anoint them with power on the Feast of Pentecost, just as Jesus was anointed for his ministry at the River Jordan. When the Lord Jesus departed physically from the apostles, they were not left in sorrow or grief. Instead, they were filled with joy and with great anticipation for the coming of the Holy Spirit.

Jesus’ last words to his apostles point to his saving mission and to their mission to be witnesses of his saving death and his glorious resurrection and to proclaim the good news of salvation to all the world. Their task is to proclaim the good news of salvation, not only to the people of Israel, but to all the nations. God’s love and gift of salvation is not just for a few, or for a nation, but it is for the whole world – for all who will accept it. The Gospel of Jesus Christ is the power of God, the power to forgive sins, to heal, to set people free from the destructive force of evil and oppression, and to restore life. Do you believe in the power of the Gospel?

The Risen Lord Jesus works in and through us by the power of the Holy Spirit

This is the great commission which the risen Christ gives to the whole church. All believers have been given a share in this task – to be heralds of the good news and ambassadors for Jesus Christ, the only savior of the world. We have not been left alone in this task, for the risen Lord Jesus works in and through us by the power of his Holy Spirit. Today we witness a new Pentecost as the Lord pours out his Holy Spirit upon his people to renew and strengthen the body of Christ and to equip it for effective ministry and mission to every land and people. Do you witness to others the joy of the Gospel and the hope of the resurrection to everlasting life with God in his kingdom?

The conversion of Paul the Apostle

Many Christians celebrate today the conversion of St. Paul who became an apostle to the Gentile nations. Paul testified how he first opposed the Gospel and persecuted Christians, but was converted when Jesus Christ appeared to him on the road to Damascus (Acts 22:3-16). Paul’s encounter with the person of Christ radically changed his life and opened his eyes to the truth of the Gospel. Benedict XVI reflects on the significance of Paul’s conversion for the whole Christian people:

“Paul’s conversion matured in his encounter with the Risen Christ; it was this encounter that radically changed his life. What happened to him on the road to Damascus is what Jesus asks in today’s Gospel: Saul is converted because, thanks to the divine light, “he has believed in the Gospel”. In this consists his and our conversion: in believing in Jesus dead and risen and in opening to the illumination of his divine grace. In that moment Saul understood that his salvation did not depend on good works fulfilled according to the law, but on the fact that Jesus died also for him the persecutor and has risen. This truth by which every Christian life is enlightened thanks to Baptism completely overturns our way of life. To be converted means, also for each one of us, to believe that Jesus “has given himself for me”, dying on the Cross (cf. Galatians 2: 20) and, risen, lives with me and in me. Entrusting myself to the power of his forgiveness, letting myself be taken by his hand, I can come out of the quicksands of pride and sin, of deceit and sadness, of selfishness and of every false security, to know and live the richness of his love.” (from address given on January 25, 2009)

“Lord Jesus, through the gift of your Holy Spirit, you fill us with an indomitable spirit of praise and joy which no earthly trial can subdue. Fill me with your resurrection joy and help me to live a life of praise and thanksgiving for your glory. May I witness to those around me the joy of the gospel and the reality of your resurrection.”

Suy niệm: Bạn có tin rằng Tin mừng – Tin mừng của Đức Giêsu Kitô – có sức mạnh để giải thoát con người khỏi tội lỗi, ngu dốt, và vô tín không? Ở cuối câu chuyện Tin mừng của Macco, ngài nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu, Đấng đã chết trên thập giá vì tội lỗi chúng ta và sống lại vào ngày thứ ba để ban cho chúng ta cuộc sống mới, giờ đây ủy thác cho các tông đồ thực hiện công việc và sứ mạng mà Người đã hoàn thành. Ngay trước khi sự ra đi của Người để về với Cha trên trời, Đức Giêsu nói với các tông đồ rằng “Hãy loan báo Tin mừng cho mọi loài thụ tạo” – cho mọi người, làng xã, và quốc gia khắp thế giới. Đức Giêsu trao cho các môn đệ của Người công việc và sứ mạng thực hiện công việc mà Người đã hooàn thành cho chúng ta – đem ánh sáng và chân lý Tin mừng cho tất cả mọi người.  

Tin mừng là sức mạnh của TC để giải thoát và đem chúng ta tới sự sống mới trong ĐGK

Sự ra đi và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha của Đức Giêsu vừa là sự chấm dứt vừa là sự khởi đầu cho các môn đệ. Trong khi nó là sự kết thúc của sự hiện diện hữu hình của Đức Giêsu với các môn đệ yêu dấu, nó lại đánh dấu sự khởi đầu của sự hiện diện của Đức Giêsu với họ trong một cách thức mới mẻ. Đức Giêsu hứa rằng Người sẽ ở với họ cho tới ngày tận thế. Giờ đây, với tư cách là Đức Chúa và Đấng cứu thế đã vinh quang và phục sinh, đã ngự bên hữu Chúa Cha trên Thiên đàng, Đức Giêsu hứa sẽ gởi Thánh Thần đến với họ, Đấng sẽ xức dầu tấn phong họ với sức mạnh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, cũng như Đức Giêsu được xức dầu tấn phong cho sứ mệnh của mình ở sông Giođan. Khi Đức Giêsu rời khỏi các tông đồ cách hữu hình, họ không còn buồn phiền hay đau khổ nữa. Thay vào đó, họ tràn đầy niềm vui và tích cực tham dự vào việc Chúa Thánh Thần ngự đến.

Những lời cuối cùng của Đức Giêsu với các tông đồ nói tới sứ mệnh cứu độ của Người và sứ mệnh làm chứng tá của họ về sự chết cứu chuộc và việc phục sinh vinh quang và công bố Tin mừng cứu độ cho toàn thể thế giới. Công việc của họ là loan truyền Tin mừng cứu độ, không chỉ riêng cho người Israel, nhưng cho tất cả toàn thế giới. Tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ không chỉ dành riêng cho một số ít người, không chỉ cho một quốc gia, nhưng cho toàn thể thế giới – cho tất cả những ai đón nhận Tin mừng. Tin mừng là quyền năng của Thiên Chúa, quyền năng tha thứ tội lỗi, chữa lành, giải thoát khỏi sự dữ và áp lực, và phục hồi sự sống. Bạn có tin tưởng vào sức mạnh của Tin mừng không?

Chúa Giêsu phục sinh hoạt động trong và qua chúng ta bởi quyền năng Chúa Thánh Thần
Đây là nhiệm vụ cao cả mà Đức Kitô phục sinh ban cho toàn thể Giáo hội. Tất cả các tín hữu đều được chia sẻ sứ mạng này – trở thành những sứ giả của Tin mừng và đại diện cho Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ duy nhất của thế giới. Chúng ta không bị đơn độc trong nhiệm vụ này, vì Chúa phục sinh cùng làm việc trong và qua chúng ta bởi quyền năng của Thánh Thần. Ngày nay, chúng ta làm chứng một lễ Hiện xuống mới khi Thiên Chúa đỗ Thánh Thần Chúa xuống trên dân Người để canh tân và củng cố thân thể của Đức Kitô và để trang bị cho nó về mục vụ và sứ mệnh hiệu quả cho các quốc gia và các dân tộc. Bạn có làm chứng cho người khác về niềm vui Tin mừng và niềm hy vọng của sự phục sinh cho cuộc sống vĩnh cửu với Thiên Chúa trong vương quốc của Người không?

Cuộc hoán cải của thánh Phaolô tông đồ
Nhiều tín hữu mừng kính việc hoán cải của thánh Phaolô, người đã trở thành vị tông đồ cho dân ngoại. Phaolô chứng thực lúc đầu mình đã chống đối Tin mừng và bách hại các tín hữu ra sao, nhưng ngài đã được hoán cải khi Đức Kitô hiện ra với ngài trên đường đi Damascus (Cv 22,3-16). Cuộc gặp gỡ của Phaolô với con người của Đức Kitô thay đổi triệt để cuộc đời của ngài và mở mắt ngài trước chân lý của Tin mừng. Đức Thánh Cha Benedict XVI chia sẻ ý nghĩa cuộc trở lại của thánh Phaolô cho toàn thể các tín hữu như sau:

“Cuộc hoán cải của Phaolô đã hoàn thiện trong cuộc gặp gỡ với Đức Kitô phục sinh. Chính cuộc gặp gỡ này đã thay đổi cuộc đời ngài cách triệt để. Điều đã xảy ra với ngài trên đường đi Ðamát là điều Ðức Giêsu chất vấn trong bài Tin mừng hôm nay: Saolô được hoán cải vì , nhờ ánh sáng thần linh, ‘ngài đã tin vào Tin mừng’. Trong đó, bao gồm cả sự hoán cải của ngài và của chúng ta: trong việc tin tưởng vào Ðức Giêsu chết và sống lại và trong việc mở lòng ra với sự soi sáng của ơn sủng thần linh. Trong giây phút đó, Saolô đã hiểu được rằng ơn cứu độ của ngài không tùy thuộc vào những việc tốt lành dựa theo lề luật, nhưng dựa trên sự kiện Ðức Giêsu đã chết cho ngài, một tên bắt bớ đạo Chúa, và đã phục sinh. Bởi chân lý này, mọi đời sống Kitô hữu được soi sáng nhờ Bí tích thánh tẩy hoàn toàn thay đổi lối sống của chúng ta. Hoán cải nghĩa là, cho mỗi một người trong chúng ta, tin rằng Ðức Giêsu ‘đã ban chính mình cho tôi’, chết trên thập giá (Gl 2,20), và sống lại, ngài sống với tôi và sống trong tôi. Hãy phó mình cho quyền năng của ơn tha thứ của Chúa, hãy để tay Người chạm đến mình, tôi có thể thoát ra khỏi đống cát lún của sự kiêu ngạo và tội lỗi, của sự dối trá và buồn bã, của sự ích kỷ và của những sự an toàn giả tạo, để biết sống sung mãn cho tình yêu của Chúa.” (trích bài giảng ngày 25-1-2009).

Lạy Chúa Giêsu, qua hồng ân Thánh Thần của Chúa, Chúa lấp đầy lòng con một tinh thần ca ngợi và vui mừng bất khuất mà không có thử thách trên trần gian này có thể khuất phục được. Xin Chúa lấp đầy lòng con niềm vui phục sinh của Chúa và xin giúp con sống cuộc đời ca ngợi và cảm tạ cho vinh quang của Chúa. Chớ gì con làm chứng cho những người sống xung quanh con về niềm vui Tin mừng và thực tại của sự phục sinh của Chúa.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây