Thứ Sáu tuần 15 thường niên. – Thánh Bônaventura, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.

Thứ năm - 14/07/2022 06:56

Thứ Sáu tuần 15 thường niên. – Thánh Bônaventura, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

"Con Người cũng là chủ ngày sabbat".

 

* Chào đời khoảng năm 1218 ở Ba-nho-rê-gi-ô, tỉnh Vitécbô, Bônaventura theo học triết lý rồi thần học ở Paris, sau đó dạy các tu sĩ dòng Anh Em Hèn Mọn. Khi được chọn làm tổng phục vụ, người đã chu toàn nhiệm vụ một cách khôn ngoan, đã soạn thảo hiến chương nhằm giúp anh em sống luật dòng thánh Phanxicô. Là một nhà thần học sâu sắc, theo trường phái thánh Augustinô, người nghiên cứu và giảng dạy lộ trình đưa linh hồn về với Thiên Chúa.

Được đặt làm hồng y giám mục Anbanô. Người qua đời năm 1274 giữa lúc Công Đồng Lyon đang họp.

 

Lời Chúa: Mt 12, 1-8

Khi ấy, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi ngang cánh đồng lúa. Các môn đệ của Người đói, liền bứt bông lúa mà ăn.

Thấy vậy, các người biệt phái thưa với Người rằng: "Kìa, các môn đệ của Ngài làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat".

Người nói với các ông rằng: "Các ông không đọc thấy Đavít và những người đi với ông đã làm gì khi đói lả sao? Các ông cũng không đọc thấy Đavít vào đền thờ Chúa ăn bánh trưng hiến, bánh mà ông và các kẻ theo ông không được phép ăn, chỉ trừ các tư tế được ăn mà thôi sao? Hay các ông không đọc thấy trong luật rằng: Ngày Sabbat, các tư tế trong đền thờ vi phạm ngày Sabbat mà không mắc tội đó sao?

Tôi bảo cho các ông biết, đây có Đấng còn trọng hơn đền thờ nữa. Vì nếu các ông biết được điều này là: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ", chắc các ông không bao giờ lên án những người vô tội, vì chưng Con Người cũng là chủ ngày Sabbat".

 

 

Suy Niệm 1: Ta muốn lòng nhân

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

Đức Khổng Tử đòi người quân tử phải có năm đức tính gọi là ngũ thường.

Đứng đầu của ngũ thường là lòng nhân.

Ngài viết: “Người quân tử mà bỏ đức nhân thì làm sao được gọi là quân tử?

Người quân tử dù trong một bữa ăn cũng không làm trái điều nhân,

dù trong lúc vội vàng cũng theo điều nhân (Luận Ngữ, IV, 5).

Trong giáo huấn của Đức Giêsu, lòng nhân có một chỗ đứng đặc biệt.

Hai lần câu này của ngôn sứ Hôsê được trích dẫn trong Mátthêu:

“Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế” (9, 13; 12, 7).

Xem ra câu này không dễ hiểu, nên Ngài khuyên ta học cho biết ý nghĩa.

Giữ ngày sabát là điều rất quan trọng trong Do thái giáo.

Theo Luật Chúa, đó là ngày nghỉ ngơi, ngừng mọi công việc.

Đối với người Pharisêu, bứt lúa được xem như gặt lúa, nên là việc bị cấm làm.

Hành vi bứt lúa của các môn đệ bị coi là vi phạm ngày sabát.

Thay vì trách họ theo lời người Pharisêu, Thầy Giêsu lại bênh vực họ.

Ngài trưng dẫn trường hợp Đavít và các thuộc hạ khi đói bụng

đã ăn bánh thánh hiến vốn dành riêng cho các tư tế (Lv 24,5-9; 1 Sm 21,1-6).

Hiển nhiên đây là chuyện vi phạm Lề Luật vì có nhu cầu chính đáng.

Nếu chấp nhận chuyện Đavít thì càng phải chấp nhận chuyện của các môn đệ,

vì họ đi theo một Đấng mà Đavít phải gọi là Chúa (Mt 22, 43).

Luật giữ ngày sabát thật ra không phải là một đòi buộc luân lý tuyệt đối.

Các tư tế phải làm việc phụng sự Chúa, chuẩn bị các lễ vật vào ngày sabát.

Nếu họ được phép vi phạm ngày sabát mà không mắc tội (c. 5),

thì huống hồ là Thầy Giêsu và các môn đệ của Ngài,

những người làm việc cho Nước Trời, nhưng lại phải chịu đói nên mới bứt lúa.

Đức Giêsu không có thái độ bất kính với ngày sabát.

Nhưng Ngài là chủ ngày sabát, Ngài có quyền xác định điều gì được phép làm.

Ngài thấy gánh nặng đè lên con người bởi những cấm đoán chi li,

khiến con người ngột ngạt, mệt mỏi.

Giữ Luật phải đem lại cho con người hạnh phúc,

phải đi với lòng nhân.

Giữ Luật mà cứng nhắc, thiếu lòng nhân, lòng bao dung,

thì đó là thứ hy lễ Chúa không cần (Hs 6, 6).

Thật ra không có sự đối nghịch giữa luật lệ với lòng nhân.

Giữ luật là cách biểu lộ lòng nhân, vì luật trên hết là luật yêu thương.

Người giữ luật thực sự là người có khuôn mặt vui tươi và trái tim rộng mở.

Khi yêu thì người ta trở nên chi li.

Không phải chi li để xét đoán người khác.

Nhưng chi li vì thấy những nhu cầu nhỏ bé của tha nhân.

Chỉ xin giữ mọi luật lệ nhỏ bé thật chi li, chỉ vì yêu bằng tình yêu quá lớn.

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ,

nên xin yêu ngài bằng khả năng bé nhỏ của con.

Cho con biết yêu

những công việc bé nhỏ mỗi ngày,

những công việc âm thầm,

những bổn phận mà con làm vì yêu mến.

Cho con biết yêu những hy sinh bé nhỏ mỗi ngày,

vui lòng đón nhận những thánh giá tuy nhỏ,

nhưng làm tim con đau đớn.

Cho con biết yêu tinh thần bé nhỏ của trẻ thơ,

đơn sơ thú nhận mình yếu đuối và bất lực,

sung sướng nương tựa vào duy một mình Chúa.

Hơn nữa, xin cho con can đảm,

dám chọn những gì giúp con trở nên bé nhỏ hơn,

nhờ đó con vui tươi phục vụ mọi người

và hạnh phúc khi thấy Chúa lớn lên trong con.

Mỗi lần bị cám dỗ tự cao,

xin cho con biết ngắm nhìn con đường Chúa đã đi,

con đường bé nhỏ và khiêm hạ.

Ước gì con được làm bạn của Chúa

trên đường từ Bêlem đến Núi Sọ,

và được ở bên Chúa trong Nước Trời. Amen.

 

Suy Niệm 2: Giá trị tối thượng

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Cuộc sống thế giới hôm nay đảo điên. Bậc thang giá trị đảo lộn. Con người u u mê mê chẳng còn phân biệt được thật giả, đúng sai, ác thiện. Người ta không còn phân định được đâu là giá trị tối thượng. Chúa Giê-su phân định rạch ròi.. Theo Chúa Giê-su Thiên Chúa yêu thương con người. Và vì thế con người cần phải xác đinh 3 chân lý.

Giá trị tối thượng là sự sống. Sự sống là món quà quí giá nhất Chúa ban cho con người. Có sự sống là có tất cả. Mất sự sống là mất tất cả. Vì thế những gì vi phạm sự sống cần được tháo bỏ. Những người hủy diệt sự sống phải bị trừng phạt. Vì thế Chúa đề cao việc cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống. Vì thế Chúa trừng phạt người Ai cập vì hủy hoại sự sống của người Ít-ra-en (năm lẻ). Vì thế Chúa bênh vực các tông đồ tuốt lúa ngày sa-bát. Sự sống là giá trị tối thượng.

Lề luật tối thượng là lòng nhân hậu. Để bảo vệ con người cần phải có luật lệ. Để xã hội tiến triển trật tự cần phải có luật lệ. Nhưng nếu những luật lệ đó trở thành bất nhân, không bảo vệ con người, không đem lại hạnh phúc cho con người, cần phải phá bỏ. Thờ phượng Chúa là điều phải làm. Nhưng nếu vì lề luật mà bất nhân thì Chúa không ưng nhận. Chúa khẳng định: “Ta muốn lòng nhân chứ không cần hi lễ”. Lòng nhân hậu là lề luật tối thượng.

Quyền tối thượng là ở nơi Thiên Chúa. Có sự sống. Có luật lệ để bảo vệ sự sống. Nhưng Thiên Chúa mới là chủ của cả sự sống lẫn luật lệ. Vì thế Thiên Chúa có quyền trên sự sống và luật lệ. Mà Thiên Chúa lại là Đấng Giầu Lòng Thương Xót. Vì lòng nhân hậu Người sẵn sàng phá vỡ luật lệ cho vua Khít-ki-gia được sống thêm 15 năm khi thấy những giọt nước mắt và nghe tiếng khóc của vua (năm chẵn). Người ra tay trừng phạt Pha-ra-ô và người Ai cập vì đã thấy Ít-ra-en bị bóc lột và nghe thấy tiếng họ rên siết than van. Người bênh vực các tông đồ tuốt lúa ăn vì Người thương các ông đói bụng. Và Người làm chủ ngày sa-bát.

Xin cho con nhận biết quyền tối thượng của Thiên Chúa trong lịch sử, trong thế giới và trong đời con. Để con giữ luật tối thượng theo lòng nhân hậu của Người. Biết kính trọng giá trị tối thượng là sự sống Chúa ban tặng.

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

 

Suy Niệm 3: Ngày Hưu Lễ

Chương 12 Tin Mừng Mátthêu qui tụ những tranh luận giữa Chúa Giêsu và các vị lãnh đạo Do thái giáo thời Chúa Giêsu về những đặc tính của nếp sống tôn giáo. Cuộc tranh luận hôm nay liên quan đến việc thực hành đạo đức căn bản của người Do thái, đó là việc giữ ngày Hưu lễ. Ðây là một thực hành quan trọng đến độ người Biệt Phái đã dùng việc Chúa Giêsu không tuân giữ luật Hưu lễ để lý luận và nói với dân chúng rằng Chúa Giêsu không phải là Ðấng đến từ Thiên Chúa, không phải là Ðấng Mêsia.

Việc dành riêng một ngày nghỉ cho Thiên Chúa đã bị lạm dụng đến mức việc tuân giữ ngày Hưu lễ không còn là do tình yêu mến tôn thờ đối với Thiên Chúa, nhưng là một hình thức ràng buộc con người. Qua cuộc tranh luận với những người Biệt Phái về việc giữ ngày Hưu lễ, Chúa Giêsu mở rộng cho chúng ta thấy giá trị tôn giáo đích thực của ngày Hưu lễ, và do đó phải sống tinh thần ngày Hưu lễ đó như thế nào?

Cuộc tranh luận của Chúa Giêsu đều được trình thuật đầy đủ trong các Tin Mừng Nhất Lãm, nhưng nơi Tin Mừng Mátthêu, tác giả lưu ý hai điểm: thứ nhất, quyền hành của Chúa Giêsu trên các việc thực hành đạo đức; thứ hai, lòng nhân từ có ưu tiên trên việc thực hành đạo đức. Trả lời cho thắc mắc của những người Biệt Phái tại sao các môn đệ Ngài không giữ luật Hưu lễ, Chúa Giêsu nhắc lại việc xẩy ra trong Cựu Ước liên quan đến Ðavít và những người tùy tùng khi đói, tức khi khẩn thiết, đã làm điều không được phép làm, hoặc việc các tư tế trong Ðền thờ không nghỉ ngày Hưu lễ mà cũng không mắc tội. Rồi Chúa kết luận: "Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông sẽ chẳng lên án kẻ vô tội". Lòng nhân từ phải là căn bản cho những phán đoán của chúng ta đối với anh em; cần phải hành xử theo lòng nhân từ này hơn là chỉ xét đoán anh em theo những việc bên ngoài.

Vả lại, những việc đạo đức và việc nghỉ ngày Hưu lễ, là để con người đến gần Thiên Chúa, thế mà Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã hiện diện giữa họ, thì lòng đạo đức không còn là một cái gì tuyệt đối phải thi hành nữa. Các tư tế làm việc trong Ðền thờ ngày Hưu lễ mà không lỗi luật, thì các môn đệ Chúa Giêsu lỗi luật thế nào được, vì đã có Chúa Giêsu bên cạnh họ. Ngài là Con Thiên Chúa cao trọng hơn Ðền thờ. Chúa Giêsu muốn nhân dịp này để mạc khải chính Ngài là Ðấng Mêsia cao trọng hơn Ðền thờ và làm chủ cả ngày Hưu lễ; nhưng các người Biệt Phái không nhìn nhận điều này.

Xin Chúa giúp chúng ta vượt qua tinh thần vụ hình thức trong đời sống đức tin. Xin cho chúng ta tâm hồn nhân từ như Chúa để biết đối xử với người khác mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 4: Tinh Thần Vụ Hình Thức (Mt 12,1-8)

Cuộc tranh luận trên của Chúa Giêsu với những người biệt phái được tường thuật cách đầy đủ trong cả bốn Phúc Âm, nhưng nơi Phúc Âm thánh Mátthêu này thì tác giả xem ra muốn lưu ý độc giả hai điểm: thứ nhất là lòng nhân từ ưu tiên trên việc thực hành những việc đạo đức và thứ hai là quyền hành của Chúa Giêsu vượt lên trên những việc đạo đức.

"Ta ưa thích lòng nhân từ chứ không ưa thích của lễ". Lòng nhân từ phải là căn bản cho những phán đoán của ta đối với anh chị em. Cần hành xử theo lòng nhân từ này hơn là chỉ lo xét đoán anh chị em theo những việc bề ngoài. Hơn nữa, những việc đạo đức trong đó có việc nghỉ ngày sabát là để con người đến gần Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đang hiện diện giữa các tông đồ, Người làm cho những việc đạo đức khác trở thành thứ yếu, bởi vì một khi đã đạt đến mục tiêu là sống hiện diện với Chúa rồi, thì những phương tiện, những việc đạo đức phải nhường chỗ. Nếu các biệt phái chấp nhận rằng các thầy tư tế làm việc trong đền thờ vào ngày nghỉ sabát sẽ không lỗi luật nghỉ sabát, thì những đồ đệ của Chúa Giêsu lỗi luật ngày sabát sao được vì đã có Chúa bên cạnh họ rồi.

"Ðây có Ðấng cao trọng hơn đền thờ". Chúa Giêsu dùng việc tranh luận để mạc khải về chính mình là Ðấng cao trọng hơn đền thờ, là Ðấng Thiên Sai, Ðấng dĩ nhiên có quyền trên ngày sabát. Ước chi chúng ta đừng xét xử anh chị em qua những việc đạo đức bên ngoài. Những việc làm này là điều tốt, đáng làm, nhưng không phải là tiêu chuẩn tuyệt đối để ta dựa vào mà xét xử anh chị em. Lòng nhân từ thì quan trọng hơn.

Lạy Chúa, Xin giúp con vượt qua được tinh thần vụ hình thức trong đời sống đức tin. Xin thương ban cho con tâm hồn nhân từ yêu thương như Chúa, để biết cảm thông và đối xử với anh chị em chung quanh mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 5: Những Luật Phải Vi Phạm.

Khi ấy vào ngày sa bát, Đức Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. Những người Pha-ri-sêu thấy vậy, mới nói với Đức Giêsu: “Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm trong ngày sa bát!” (Mt. 12, 1-2)

Các môn đệ đói.

Các môn đệ Chúa bị cơn đói dày vò. Luật ngày sa bát không cho phép các ông bứt lúa mà ăn trong ngày ấy. Các môn đệ vẫn cứ bứt lúa ăn. Các người Pha-ri-sêu cho đó là xì-căng-đan. Đức Giêsu dùng sự cố này để bày tỏ quan điểm của Người về ngày sa bát.

Quan điểm đó của Chúa, chúng ta biết rõ rồi. Ngày sa bát phải phục vụ con người… ngày sa bát được phép làm điều lành. Nếu những luật chi phối ngày sa bát đã nén cản trở yêu thương, ta không được làm nô lệ cho những luật ấy và ngần ngại vi phạm. Nhưng thực tế không phải là phạm luật, bởi lẽ có môt luật được đặt lên hàng ưu tiên và làm lu mờ mọi luật khác: Luật tình yêu. Để yêu thương để giúp người đang túng đói, ta đừng phải sợ thay đổi nội quy, tập tục và luật lệ.

Có những người đang đói.

Theo thói quen ta vốn nghĩ là mình không còn nô lệ cho những luật lệ bất công vốn ngăn trở ta phục vụ tha nhân. Ta lầm rồi đấy. Những luật ấy tuy không áp dụng cho việc tuân giữa này sa bát hoặc ngày chúa nhật, nhưhg nó vẫn tồn tại.

Trên thế giới có những người đang đói ăn. Có nhiều người đang đói ăn. Cónhững người đang chết đói. Cần phải cho họ ăn. Cần phải có đủ trí tưởng tượng và con tim mới giúp họ sống được. Những điều gì đang xảy ra. Có những luật ngăn cản người ta chừng nào hay chừng ấy trong công việc cứu giúp những con người đói khổ kia.

Những luật này, chính các nước giầu tự ấn định cho mình, không những để cho mình vẫn là những nước giầu có mà muốn khuếch trương thêm sự giầu có của họ. Những luật ấy chính chúng ta tự đặt ra cho mình để tiếp tục sống trong tiện nhgi xa hoa.

Ngày nào chúng ta mới dám vi phạm tất cả những luật lệ này để có được một con tim rộng mở biết yêu thương hơn nữa.

J.Y.G

 

Suy Niệm 6: Giữ luật vì lòng mến

Chúng ta vẫn thường nghe những người khác tôn giáo nhận định về người Công Giáo như sau: “Những người theo đạo Công Giáo sướng thật! Ngày Chủ nhật họ ăn mặc đẹp, nghỉ ngơi để đi lễ nhà thờ”.

Lời nhận định tuy thật đơn sơ nhưng cũng đủ để cho chúng ta thấy rằng: Ngày Chúa Nhật là ngày của Chúa. Ngày tưởng niệm và tạ ơn Chúa vì Ngài đã tạo dựng nên tất cả cho con người hưởng dùng. Đồng thời cũng là ngày tưởng niệm hồng ân cứu chuộc của Đức Giêsu nơi lịch sử nhân loại. Trong ngày này, chúng ta thi hành việc bác ái, nâng đỡ những người túng thiếu, bần cùng. Đồng thời, chúng ta cũng dùng ngày này để làm mới lại tình yêu của mọi thành viên trong gia đình.

Như vậy, vì tình yêu, Thiên Chúa dựng nên tất cả. Cũng vì tình yêu, con người được đón nhận tất cả. Nên cũng chỉ có con đường duy nhất chính là tình yêu để dẫn đưa con người đến gặp Thiên Chúa và đến được với nhau.

Nếu làm mọi chuyện chỉ vì sợ tội, sợ mất chức, sợ tiếng chê, rồi sinh ra nhu nhược hay tàn ác trong khi thi hành bổn phận thì thật là tắc trách. Tự bản chất, con đường này không thể gặp được Thiên Chúa và không thể có mối tương quan thân tình với nhau, bởi vì nó được thi hành bằng mệnh lệnh của cái đầu mà không phải bằng tình thương của trái tim.

Hôm nay, Đức Giêsu khiển trách những người Pharisêu về thái độ nệ luật của họ, nên đã đánh mất đi tương quan với Thiên Chúa và với nhau trong tình yêu. Họ đã thể hiện và củng cố uy quyền của mình bằng sự tàn ác, vô nhân đạo và mất đi tính người. Vì thế, Đức Giêsu cho họ biết là lòng nhân hậu thì quý hơn của lễ được làm nên bởi sự ích kỷ, bất nhân, tàn ác. Thiên Chúa cần sự bao dung, tha thứ và nhân hậu trong của lễ. Vì thế, Đức Giêsu đã nói: “Ta muốn lòng nhân chứ không cần lễ tế” (Mt 12, 7).

Như vậy, Đức Giêsu nhấn mạnh đến ý nghĩa cốt lõi của ngày Sabát và đưa con người đến chỗ nhận ra ý định yêu thương của Chúa, đồng thời mời gọi con người biết cộng tác vào việc thánh hóa ngày ấy theo như ý Thiên Chúa muốn.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tạ ơn Chúa vì nhờ lề luật của Chúa mà chúng con được tự do, hạnh phúc. Xin cho chúng con biết tuân giữ luật vì lòng yêu mến. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Suy Niệm 7: Ý nghĩa thật của lề luật

(TGM Giuse Nguyễn Năng)

Sứ điệp: Chúa Giêsu dạy ta biết ý nghĩa của lề luật: lề luật là để phục vụ con người, giúp con người thực thi ý muốn của Thiên Chúa là sống nhân nghĩa với tha nhân.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, nhóm biệt phái thường bất bình tranh luận với Chúa về những điều được phép hay không được phép làm trong ngày lễ nghỉ. Nhân những cuộc tranh luận ấy, Chúa cho chúng con hiểu rằng tôn giáo không phải là một quyền lực áp đặt, để biến con người thành một thứ máy móc, hay những kẻ nô lệ. Trái lại, sống trong đạo là một hành động của tình yêu mến. Chúa đã khẳng định: “Ta muốn lòng nhân chứ không muốn lễ tế”.

Lạy Chúa, Chúa đến không phải để đánh đổ mọi tập tục và lề luật, nhưng là để kiện toàn chúng bằng cách mặc cho chúng tinh thần bác ái yêu thương. Vì thế, mọi lề luật đều trở nên trống rỗng và vô nghĩa nếu không được tuân giữ vì tình yêu.

Lạy Chúa, con chợt giật mình khi nhiều năm tháng qua con sống một cách máy móc, giữ giới răn Chúa là vì sợ chứ không phải vì yêu mến Chúa và yêu mến anh chị em. Vì vậy, đời sống đức tin đối với con là một gánh nặng, các thứ lề luật đè nặng trên vai đôi lúc tưởng chừng như không kham nổi. Con cũng chẳng khác gì người biệt phái, sống giả dối, hình thức bề ngoài, còn nội tâm thì trống rỗng khô khan.

Lạy Chúa, xin tha thứ cho đời sống bất xứng của con. Xin ban cho con Thần Khí Tình Yêu của Chúa, để từ nay con sẽ sống cho Chúa và tha nhân với tất cả tình yêu, hầu đáp lại tình thương mà Chúa đã dành cho con. Amen.

Ghi nhớ: “Con Người cũng là chủ ngày sabbat”.

 

Suy Niệm 8: Luật lệ là do ân sủng và tình thương của Chúa

(Lm Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Nhà giảng thuyết Alexander Smellie có lần viết: Cụm từ “tôi phải” là một quy luật đạo đức khi lương tâm được ơn trên soi sáng hướng dẫn, nhưng khi lương tâm lệch lạc vì tội lỗi, hẹp hòi và quá khích, câu đó có thể đẩy ta vào chỗ đi ngược lại Đức Kitô.

 Một người Ấn Độ nói với một quan chức Anh: “Khi người chồng chết, thì lương tâm bảo chúng tôi là phải hoả thiêu người vợ góa trong tang lễ của chồng”.

Quan chức Anh đáp: “Nếu anh làm thế, thì lương tâm bảo tôi là phải treo cổ anh !”.

Suy niệm

Ngày Sabát là ngày thánh thiêng vì là ngày của Chúa, ngày nhớ đến công trình tạo dựng và giải phóng dân của Ngài. Từ “Sabát” theo tiếng Hipri có nghĩa là “nghỉ ngơi”, tức là ngừng hoạt động. Muốn ám chỉ ngày thứ Bảy, sau sáu ngày sáng tạo, ngày thứ Bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi (x. St 2,1-2) cho con người cũng được nghỉ ngơi trong Chúa. Việc giữ ngày Sabát trở thành luật lệ Cựu ước vào thời Môisê. Ngày Sabát được quy định để dân Chúa tuyển chọn - dân Israel:

Nhớ sự hoàn tất cuộc sáng tạo của Thiên Chúa (x. Xh 20,8-11).

Giữ dấu hiệu Giao ước Đức Chúa với dân Israel - dân được tuyển chọn (x. Ed 20,12).

Nhớ sự cứu chuộc Đức Chúa giải phóng ách nô lệ Ai Cập cho dân Ngài (x. Đnl 5,12-15).

Cho nên với người Do Thái, việc giữ ngày Sabát một cách tỉ mỉ chu đáo nói lên tầm quan trọng của đời sống trong tôn giáo… Ai vi phạm ngày này có thể bị xử tử (x. Xh 31,14), bị ném đá (x. Ds 15,32-36).

Câu chuyện xảy ra vào một ngày Sabát: Thầy trò Giêsu đang mệt vì đói, băng qua đồng lúa và các môn đệ đã bứt các bông lúa để ăn. Theo sách Đệ Nhị Luật thì hành động này được phép làm: “Khi vào đồng lúa của người đồng loại, anh em có thể lấy tay bứt bông lúa” (x. Đnl 23, 26). Nhưng theo các người biệt phái, điều này bị cấm làm trong ngày Sabát, vì các môn đệ Chúa Giêsu bứt lúa và vò trong tay (trước khi ăn như người ta thường làm) giống với việc gặt và xay lúa, mà gặt và xay lúa là một trong ba mươi chín việc không được phép làm trong ngày Sabát. Cho nên, người biệt phái kết luận việc các môn đệ bứt lúa tức là làm việc là phạm đến Luật Môisê.

Đức Giêsu đã trưng dẫn chuyện vua Đavít để trả lời cho sự buộc tội của người pharisiêu với môn đệ Ngài: Đavít là ăn bánh tiến (x. 1 Sm 21,1-6). Bánh này gồm mười hai ổ lớn được đặt trước nhà tạm (x. Lv 24,5-9). Vào ngày Sabát, bánh mới được thay, bánh cũ chỉ dành cho các tư tế dùng, cho nên vua đã làm điều không được phép làm. Trong truyền thống Do Thái, vua Đavít là thánh vương nên được coi là đạo đức mẫu mực. Nếu Đavít và các thân cận khi đói lấy bánh tiến dành riêng cho tư tế, có thể được miễn giữ luật liên quan đến bánh thánh thì Đức Giêsu và các môn đệ trong trường hợp nào đó cũng có thể được miễn giữ ngày Sabát thánh như sách Macabê cũng đã nhắc đến (x. 1Mcb 2,34-38).

Hơn thế nữa, Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài là “Chúa” của ngày Sabát. Ngài mạc khải chính mình như là sự sống viên mãn và là cùng đích của giới luật ngày Sabát. Ngài đưa ngày Sabát đến viên mãn. Ngài mặc cho ngày đó một ý nghĩa tương quan với con người do ân sủng và tình thương của Thiên Chúa: “Ngày Sabát được lập ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sabát”.

Ðể chứng minh điều đó, Chúa đã chữa người bại tay trong ngày Sabát. Qua đó, Chúa Giêsu dạy chúng ta dùng ngày Chúa Nhật - Sabát mới trong mầu nhiệm Phục sinh, để thờ phượng Chúa và phục vụ anh chị em, làm cho anh em sống triển nở trong ơn thánh. Chúng ta quyết tâm vâng lời Chúa và tha thiết cầu nguyện cho mọi Kitô hữu hiểu ý nghĩa của ngày Chúa nhật - Sabát của Kitô giáo.

Ý lực sống:

“Luật Kinh Thánh được đưa lên hàng đầu là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Gc 2,8).

 

Suy Niệm 9: Tinh thần của Lề Luật

(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)

Người biệt phái trách môn đệ Chúa Giêsu không giữ ngày hưu lễ, vì bứt gié lúa để ăn lúc đói. Người biệt phải chỉ xét trên mặt chữ của bản luật, mà không nhìn thấy nhu cầu của anh em mình. Luật được Thiên Chúa ban hành không phải để gò ép, nhưng là để thăng tiến con người, giúp con người đi trên con đường ngay thẳng. Vì thế, phục vụ con người đúng lý, đúng cách là thi hành luật trọn hảo nhất. Do đó, Chúa Giêsu đã nói với người biệt phái: “Ta chuộng nhân nghĩa chứ không phải lễ tế”.

Bộ luật của người Do thái nhận tại núi Sinai khi Chúa truyền cho Maisen chỉ có 10 điều, nhưng được giải thích cách tỉ mỉ trong sách Lêvi và Đệ nhị luật thành hơn 500 điều. Một trong những điều quan trọng là ngày nghỉ Sabat, thuộc giới răn thứ 3 trong Thập điều, được tuân giữ chi tiết, cặn kẽ và nếu phạm vào có thể bị ném đá chết.

Thực ra, khi ban bố Lề Luật, Thiên Chúa muốn sự yêu mến và tự nguyện, nhưng dần già, được giải thích quá tỉ mỉ đến cả những chi tiết nhỏ nhặt. Để rồi, các tiến sĩ – luật sĩ – biệt phái thì sinh ra vụ luật và dùng luật làm thứ bình phong che chắn và làm lợi cho họ; còn dân chúng thì cảm thấy nặng nề, để rồi thay vì yêu mến và tự nguyện, họ chỉ giữ vì buộc phải giữ và luật trở thành gánh nặng đè trên vai họ (Hiền Lâm).

“Paparazzi” theo tiếng Ý là tên gọi những tay chuyên rình chụp hình lén những nhân vật nổi tiếng để gây xì-căng-đan. Nhưng người Biệt phái này hẳn cũng đóng vai paparazzi đeo bám theo Chúa Giêsu và các môn đệ bén gót mới có thể bắt gặp các ông này bứt lúa ăn trong ngày sabat, một việc họ bảo là không được phép làm trong ngày hưu lễ. Thế là có cớ để “kiếm chuyện” với Chúa Giêsu. Mang sẵn một định kiến đầy ác ý tìm cách bắt lỗi người khác như thế là tự bít kín mọi ngõ ngách để cảm thông, và đồng thời biến lề luật trở thành công cụ săn lùng và kết án người khác (5 phút Lời Chúa).

Hôm nay, trước cảnh các môn đệ Chúa Giêsu đói bụng, bứt mấy bông lúa vò nát để ăn, nhân cơ hội này người biệt phái bắt bẻ Chúa Giêsu về luật sabát, bởi vì:

- Người Biệt phái chú tâm đến hình thức của luật đến nỗi quên đi bản chất của luật là bác ái yêu thương, họ sẵn sàng để người khác đói khát chứ không thà lỗi luật. Luật là cứu sống chứ không phải giết chết.- Họ vốn chủ trương là hassidim, nghĩa là giữ luật cách khắt khe, nên khi bắt bẻ Chúa Giêsu là ngầm ý đề cao mình và che giấu sự giả hình của mình.

- Họ xem luật như cứu cánh và bắt buộc Thiên Chúa phải theo ý họ mà thưởng công cho họ. Trong khi luật chỉ là dẫn đường, còn cùng đích phải là Thiên Chúa.

Cuộc tranh luận của Chúa Giêsu đều được trình thuật đầy đủ trong các Tin mừng Nhất lãm, nhưng nơi Tin mừng Matthêu, tác giả lưu ý hai điểm:

- Thứ nhất, quyền hành của Chúa Giêsu trên các việc thực hành đạo đức.

- Thứ hai, lòng nhân từ có ưu tiên trên việc thực hành đạo đức.

Trả lời cho thắc mắc của những người biệt phái tại sao các môn đệ Ngài không giữ luật Hưu lễ, Chúa Giêsu nhắc lại việc xảy ra trong Cựu ước liên quan đến Đavít và những người tuỳ tùng khi đói, tức khi khẩn thiết, đã làm điều không được phép làm; hoặc việc các tư tế trong Đền thờ không nghỉ ngày Hưu lễ mà cũng không mắc tội. Rồi Chúa kết luận: ”Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: ‘Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông sẽ chẳng lên án kẻ vô tội”. Lòng nhân từ phải là căn bản cho những phán đoán của chúng ta đối với anh em; cần phải hành xử theo lòng nhân từ này hơn là chỉ xét đoán anh em những việc bên ngoài (Mỗi ngày một tin vui).

Lề luật tối thượng là lòng “nhân hậu”. Để bảo vệ con người cần phải có luật lệ. Để xã hội tiến triển trật tự cần phải có luật lệ. Nhưng nếu những luật lệ đó trở thành bất nhân, không bảo vệ con người, không đem lại hạnh phúc cho con người, cần phải phá bỏ. Thờ phượng Chúa là điều phải làm. Nhưng nếu vì lề luật mà bất nhân thì Chúa không ưng nhận. Chúa khẳng định: “Ta muốn lòng nhân chứ không cần hy lễ”. Lòng nhân hậu là lề luật tối thượng.

Truyện: Tấu khúc nhạc yêu thương

Thi sĩ George Herbert, người Anh, ngoài tài làm thơ, ông còn có năng khiếu về hoà nhạc.

Một buổi tối nọ, lúc đang trên đường đi dự buổi hoà nhạc, thi sĩ gặp một chiếc xe ngựa bị sa lầy. Trên xe hàng hóa chất rất nặng. Bác đánh xe ngựa thì già yếu và con ngựa thì quá đỗi gầy còm.

Không chút ngần ngại, thi sĩ đã bỏ cây đàn bên vệ đường rồi giúp bác đánh xe ngựa bốc dỡ hàng hoá và đẩy chiếc xe ra khỏi vũng lầy. Sau đó, ông lại tiếp tục giúp xếp hàng lên xe. Rồi nhìn con ngựa gầy còm mà ái ngại cho nó, ông tặng bác đánh xe ngựa một số tiền để mua cỏ cho nó ăn.

Công việc xong xuôi thì trời đã về khuya. Bộ đồ dạ hội của thi sĩ cũng đã lem luốc những bùn. Tuy thế, ông vẫn đến nơi đã hẹn. Tới nơi thì buổi dạ hội đã xong rồi.

Một người bạn nói với ông: “Nhà thơ của chúng ta đã lỡ mất một buổi hoà nhạc tuyệt vời”.

Thi sĩ George Herbert mỉm cười đáp lại: “Phải, đúng thế. Nhưng để đền bù lại, tôi đã tấu được một khúc nhạc tuyệt vời hơn rất nhiều. Đó chính là tấu khúc nhạc yêu thương”.

 

Suy Niệm 10: Giữ luật vì Chúa

(Lm Carôlô Hồ Bạc Xái)

A- Phân tích (Hạt giống...)

Chúa Giêsu bị các người biệt phái kết án vì chuyện các môn đệ Ngài bứt lúa trong ngày Sabbat.

Thực ra điều mà các người biệt phái trách không phải vì họ đói mà bứt lúa để ăn (x. Đnl 23,26; cho phép ăn lúa nơi đồng của người khác), nhưng vì họ đã làm việc trong ngày hưu lễ (x. Xh 34, 21; cấm gặt lúa trong ngày Sabbat: người biệt phái quá vụ luật đã coi việc bứt vài bông lúa có nghĩa là gặt lúa!). Trong câu chuyện này cũng nên lưu ý câu trả lời của Chúa Giêsu trích Hôsê 6,6: “Ta muốn tình thương chứ không màng hy lễ”.

B- Suy gẫm (...nẩy mầm)

1. Vụ việc này là một mình họa cho thấy Luật (“ách”) của người biệt phái do không có tình thương trong đó nên đã trở thành nặng nề như thế nào. Họ không hề quan tâm đến cơn đói của các môn đệ, mà chỉ rình mò xem các ông có làm gì phạm đến luật không để mà kết án.

Khi không có tình thương, mọi sở hữu nhỏ nhoi của anh chị em tôi đều có thể bị tôi kết án. Ngược lại, khi đã thương thì tôi có thể thông cảm cho những sai lầm đó cách đễ dàng.

2. “Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ”: Chúa Giêsu muốn tôi lấy lòng nhân từ mà đối xử với anh chị em. Đó chính là của lễ quý hơn mọi của lễ khác mà tôi có thể dâng lên cho Chúa.

3. “Con người cũng là chủ của ngày Sabbat”: tôi phải giữ luật vì Chúa chứ không phải vì luật.

4. Qua vụ việc này, Chúa cũng dạy ta đừng xét đoán người khác một cách ”lý thuyết”, mà phải để ý đến hoàn cảnh nữa.

5. Ngày nọ Khổng Tử dẫn đệ tử từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong đám đệ tử có Nhan Hồi và Lộ Tử là hai môn sinh được Khổng Tử sủng ái nhất.

Thời Đông Chu, loạn lạc khắp nơi khiến dân chúng lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng có nhiều ngày nhịn đói cầm hơi. Ngày đầu tiên đến đất Tề, Khổng Tử và các môn sinh được một người nhà giàu biếu một ít gạo. Khổng Tử liền phân công: Lộ Tử và các môn sinh khác vào rừng kiếm củi, còn Nhan Hồi dảm nhận việc nấu cơm.

Đang đọc sách ở nhà trên, Khổng Tử bỗng nghe thấy tiếng động ở nhà bếp. Nhìn xuống, Ngài bắt gặp Nha hồi đang mở vung xới cơm cho tay vào nắm từng nắm nhỏ rồi bỏ vào miệng. Khổng Tử than thở: ”Người học trò tín cẩn nhất của Ta lại là kẻ ăn vụng”.

Khi Lộ Tử và các môn sinh khác trở về, Khổng Tử cho tập họp các môn sinh lại và nói: ”Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm cho Thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương, Thầy muốn xới một bát cơm để cúng Cha mẹ. Nhưng liệu nồi cơm này có sạch không?”

Nhạn Hồi chắp tay thưa: ”Dạ nồi cơm này không sạch. Khi cơm vừa chín con mở vung ra xem thử. Chẳng may một cơn gió tràn vào. Bồ hóng và bụi rơi xuống làm bẩn nồi cơm. Sau đó con xới cơm bẩn ra định vất đi. Nhưng nghĩ rằng cơm ít mà anh em thì đông. Cho nên con đã ăn phần cơm ấy. Thưa Thầy như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi”.

Nghe Nhạn Hồi nói xong, Khổng Tử lại ngẩng mặt lên trời mà than rằng: ”Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật. Suýt nữa Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ”.

6. “Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ”. (Mt 12,7)

Tôi đứng đó dưới ánh mặt trời. Trước mặt tôi bóng đen đổ dài phía sau trên nền đất. Tôi chợt nghĩ: Mặt trời sao đen thế!

Xoay người 180 độ, cái bóng vẫn đổ dài phía sau trên nền đất. Nhưng truớc mặt tôi Mặt trời bừng sáng rược rỡ.

Lời Chúa hôm nay hé mở cho tôi lối sống mới, lối sống tự do của lòng nhân từ, không sợ hãi, không hình thức nệ luật.

Lạy Chúa, bước vào đời con phải chấp nhận luật chơi của cuộc sống. Xin cho con luôn ý thức luật lệ chỉ là phương thức để con sống hoàn thiện và là cầu nối để con đến với Thiên Chúa và tha nhân. (Hosanna)

 

Suy Niệm 11: Chúa muốn tình yêu thương hơn của lễ

(Lm Giuse Đinh Tất Quý)

1. Luật pháp đã định rằng, những người đi đường nếu đói thì được bứt vài bông lúa hay bẻ vài cái bắp bên đường để ăn. Các môn đệ của Chúa đã dùng tay bứt vài bông lúa chứ không dùng liềm để cắt. “Khi vào đồng lúa của người đồng loại, anh có thể lấy tay bứt những bông lúa, nhưng không được tra liềm cắt lúa của người đồng loại” (Đnl 23,26). Ông Thompson trong cuốn “Xứ thánh và Kinh Thánh” kể rằng, khi ông du hành qua xứ Palestine thì thấy phong tục này vẫn còn.

Thế nhưng, dưới mắt những đạo sĩ và các luật sĩ Do Thái thì sự việc không đơn giản như thế. Lỗi của các tông đồ không phải là bứt và ăn bông lúa mì nhưng vì họ đã làm việc ấy trong ngày Sabat. Luật ngày hưu lễ rất phức tạp và rườm rà. Luật pháp cấm làm việc trong ngày Sabat nhưng những nhà dạy luật không hài lòng với sự cấm đoán đơn thuần đó, phải định rõ là việc làm gì. Vì thế, họ nêu ra 39 việc bị cấm làm trong ngày Sabat. Trong số những việc bị cấm đó có việc gặt hái, đập lúa và nấu nướng. Tuy nhiên, những nhà giải thích luật không chỉ đưa ra rồi để vấn đề ở đó. Mỗi mục trong danh sách ghi những việc làm bị cấm phải được định nghĩa rõ ràng. Ví dụ: cấm mang gánh nặng. Nhưng gánh nặng là gì? Một gánh nặng là bất cứ vật gì cân nặng bằng hai trái vải khô. Trong ngày Sabat, tất cả những gì có thể tượng trưng cho việc làm đều bị cấm. Sau này, một giáo sư nổi tiếng người Do Thái là ông Maimonides nói: “bứt bông lúa mì cũng là một cách gặt”.

Đáp lại sự chỉ trích của các luật sĩ và đạo sĩ Do Thái, Chúa Giêsu đưa ra ba luận điểm:

a. Ngài trích dẫn “hành động của Đavid” (1Sm 21,1-6)

Khi Đavid và những người tùy tùng của ông bị đói chạy vào đền Tạm - đền Tạm hay lều Tạm không phải Đền thờ vì việc này xảy ra trước khi Đền thờ được xây dựng và ăn bánh tiến là bánh chỉ thầy tư tế mới được phép ăn. Đavid và đám tùy tùng của ông bị đói nên đã lấy bánh thánh này ăn và họ không bị bắt lỗi gì. Như vậy sự đòi hỏi của nhu cầu con người, sự đói khát của con người là khẩn thiết hơn bất kỳ tập quán và nghi lễ nào.

b. Ngài trích dẫn việc làm ở Đền thờ trong ngày Sabat.

Nghi lễ trong đền thờ cũng luôn luôn liên hệ đến việc làm: nào nổi lửa, giết và chuẩn bị con vật tế lễ, nào mang chúng lên bàn thờ và nhiều việc khác nữa. Thế nhưng, đối với thầy tư tế thì những việc làm này hoàn toàn đúng, vì những việc này được coi là việc phụng vụ trong đền thờ cần phải được tiếp tục.

Nhưng cũng những công việc này mà được người khác làm thì lại vi phạm luật.

c. Ngài trích dẫn lời Thiên Chúa nói với tiên tri Hôsê: “Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ” (Hs 6,6).

Điều Thiên Chúa muốn hơn của lễ là tình yêu thương. Trong câu chuyện này, Chúa Giêsu đã đưa ra nguyên tắc là sự đòi hỏi của nhu cầu con người phải được đặt trước mọi đòi hỏi khác. Sự đòi hỏi của việc thờ phượng, của nghi lễ, của phụng vụ rất là quan trọng và có chỗ đứng của nó, nhưng ưu tiên trên mọi đòi hỏi vẫn là những đòi hỏi của nhu cầu con người.

2. Khi vì nhu cầu chính đáng của con người, thì những giá trị khác do con người đặt ra phải lui lại đàng sau.

Thi sĩ George Herbert, người Anh, ngoài tài làm thơ còn có năng khiếu về âm nhạc. Thi sĩ thường cùng với bạn bè ngồi ngâm thơ và hòa nhạc.

Một buổi tối, lúc đang trên đường đi dự buổi hòa nhạc, thi sĩ gặp một chiếc xe ngựa bị sa lầy. Trên xe hàng hóa chất nặng. Bác xà ích thì già yếu và con ngựa thì quá đỗi gầy còm.

Không chút ngần ngại, thi sĩ đã bỏ cây đàn bên vệ đường rồi giúp người xà ích bốc rỡ hàng hóa và đẩy chiếc xe khỏi vũng lầy. Sau đó, ông lại tiếp tục xếp hàng lên xe. Rồi ái ngại cho con ngựa còm, ông tặng bác xà ích một số tiền để mua cỏ cho nó.

Công việc xong xuôi thì trời đã về khuya. Và bộ đồ dạ hội của ông cũng đã lem luốc những bùn. Tuy thế, ông vẫn đến nơi đã hẹn. Tới nơi thì buổi dạ hội đã xong rồi.

Một người bạn nói với ông:

- Nhà thơ của chúng tôi đã lỡ mất một buổi hòa nhạc tuyệt vời.

Thi sĩ George Herbert mỉm cười đáp:

- Phải, đúng thế. Nhưng để bù lại, tôi đã tấu được một khúc nhạc tuyệt hơn nhiều.

Đời người ví như một khúc nhạc. Nhưng có khúc nhạc nào đẹp cho bằng những khúc nhạc tình thương được vang lên tự cõi lòng con người.

Một cử chỉ đẹp, một hành vi quảng đại, một hy sinh quên mình vì tha nhân đều là nốt nhạc của tình thương yêu chân thành. Chúng vang lên để khích lệ, để phấn khởi lòng người, để làm cho cuộc đời thêm tươi sáng và an vui.
 

I desire mercy, not sacrifice – Suy niệm The WAU 15.7.2022
Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ

Nguồn: The Word Among Us – July 2022

Thursday July 15th 2022
Meditation: Matthew 12, 14-21

 

I desire mercy, not sacrifice. (Matthew 12:7)

Jesus had made a big name for himself—and not just among the people of Israel. It was so big that Matthew described it by quoting the prophet Isaiah’s encompassing promise that God’s servant would bring hope to everyone, Gentiles and Jews alike (Matthew 12:21). Matthew saw that Jesus was the perfect fulfillment of these words. But even Matthew couldn’t fully grasp what Jesus would accomplish through the Church.

At first, Jesus’ followers were considered to be part of a small sect within Judaism. Even as their message spread into the Gentile world, the believers made up only a tiny fraction of the vast Roman Empire, and their influence was minimal. But today Christianity has spread in ways that no one back then could have imagined. Not only are there billions of believers, but the gospel now goes out even through livestreamed liturgies and Bible and prayer apps! Matthew would probably have been delighted to learn that the Scriptures would ultimately be translated into hundreds of languages, too!

Unfortunately, many people still don’t know the Lord. Some live in countries where the government has made it difficult for the Church to flourish. And others live in places where the hope of Christ has been confused or forgotten. And so in every age, God calls certain people to spread the gospel as missionaries. These men and women give up their comfort and careers to proclaim the good news to people who have never heard of Jesus.

Even if we aren’t sent to another country, we can still participate in this mission. We can learn about different countries with our children or grandchildren and talk with them about the challenges facing the Church in that region. We can donate to a charity that serves people in one of these places. And we can pray for missionaries around the world to be strengthened and encouraged.

You can make a difference.

“Jesus, you are our hope, wherever we live. Help me spread your gospel.”

Thứ Năm tuần XV Thường Niên
ngày 15.7.2022

Suy niệm: Mt 12, 14-21Nhờ danh Ngài mà dân ngoại có niềm hy vọng (Mt 12,21)Chúa Giêsu đã tạo nên một tên tuổi lớn cho chính Ngài – và không chỉ cho dân Israel. Nó lớn đến nỗi thánh Mátthêu mô tả nó bằng cách trích dẫn lời hứa hoàn thành của tiên tri Isaia rằng tôi tớ của Thiên Chúa sẽ mang lại hy vọng cho mọi người, cả dân ngoại và người Do Thái (Mt 12,21). Thánh Mátthêu thấy rằng Chúa Giêsu là sự ứng nghiệm hoàn hảo của những lời này. Nhưng ngay cả Mátthêu cũng không thể hiểu hết những gì Chúa Giêsu sẽ hoàn thành thông qua Giáo hội.

 

Lúc đầu, những người theo Chúa Giêsu được coi là một phần của một giáo phái nhỏ trong đạo Do Thái. Ngay cả khi thông điệp của họ lan truyền đến thế giới dân ngoại, các tín đồ chỉ chiếm một phần nhỏ trong Đế chế La Mã rộng lớn và ảnh hưởng của họ là rất nhỏ. Nhưng ngày nay Kitô giáo đã lan rộng theo những cách mà không ai hồi đó có thể tưởng tượng được. Không chỉ có hàng tỷ người tin Chúa, mà giờ đây Tin mừng còn được truyền đi thông qua các buổi phụng vụ được truyền trực tiếp và các ứng dụng Kinh thánh cũng như lời cầu nguyện! Thánh Mátthêu có lẽ sẽ rất vui khi biết rằng Kinh Thánh cuối cùng cũng sẽ được dịch ra hàng trăm thứ tiếng!

Thật không may, nhiều người vẫn chưa biết Chúa. Một số sống ở những quốc gia mà chính phủ đã gây khó khăn cho việc phát triển của Giáo hội. Và những người khác sống ở những nơi mà hy vọng về Đức Kitô đã bị nhầm lẫn hoặc bị lãng quên. Và vì vậy trong mọi thời đại, Thiên Chúa gọi một số người nhất định để truyền bá Tin mừng là những người truyền giáo. Những người đàn ông và phụ nữ này từ bỏ tiện nghi và sự nghiệp của họ để loan báo Tin mừng cho những người chưa bao giờ nghe về Chúa Giêsu.

Ngay cả khi chúng ta không được cử đến một quốc gia khác, chúng ta vẫn có thể tham gia vào sứ mệnh này. Chúng ta có thể tìm hiểu về các quốc gia khác nhau với con cháu của mình và nói chuyện với họ về những thách thức mà Giáo hội ở khu vực đó đang đối mặt. Chúng ta có thể quyên góp cho một tổ chức từ thiện phục vụ mọi người ở một trong những nơi này. Và chúng ta có thể cầu nguyện cho những người truyền giáo trên khắp thế giới được củng cố và khuyến khích.

Bạn có thể làm nên điều khác biệt.

Lạy Chúa, Chúa là niềm hy vọng của chúng con, bất cứ nơi nào chúng con đang sống. Xin giúp con truyền bá Tin mừng của Chúa.

 

I desire mercy and not sacrifice – SN Song ngữ 15.7.2022

Tác giả: Don Schwager

(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ

Friday (July 15):  

I desire mercy and not sacrifice

Scripture:  Matthew 12:1-8

1 At that time Jesus went through the grain fields on the Sabbath; his disciples were hungry, and they began to pluck heads of grain and to eat. 2 But when the Pharisees saw it, they said to him, “Look, your disciples are doing what is not lawful to do on the Sabbath.” 3 He said to them, “Have you not read what David did, when he was hungry, and those who were with him: 4 how he entered the house of God and ate the bread of the Presence, which it was not lawful for him to eat nor for those who were with him, but only for the priests? 5 Or have you not read in the law how on the Sabbath the priests in the temple profane the Sabbath, and are guiltless? 6 I tell you, something greater than the temple is here. 7 And if you had known what this means, `I desire mercy, and not sacrifice,’ you would not have condemned the guiltless. 8 For the Son of man is lord of the Sabbath.”

Thứ Sáu ngày 15.7.2022               

 

Ta muốn lòng nhân chứ không cần hy lễ

Mt 12,1-8 

1 Hôm ấy, vào ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn.2 Người Pha-ri-sêu thấy vậy, mới nói với Đức Giê-su: “Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm ngày sa-bát! “3 Người đáp: “Các ông chưa đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ đói bụng?4 Ông vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi.5 Hay các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày sa-bát, các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật sa-bát mà không mắc tội đó sao?6 Tôi nói cho các ông hay: ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa. –7 Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội.8 Quả thế, Con Người làm chủ ngày sa-bát.”

Meditation: What does the commandment “keep holy the Sabbath” require of us? Or better yet, what is the primary intention behind this command? The religious leaders confronted Jesus on this issue. The “Sabbath rest” was meant to be a time to remember and celebrate God’s goodness and the goodness of his work, both in creation and redemption. It was a day set apart for the praise of God, his work of creation, and his saving actions on our behalf. It was intended to bring everyday work to a halt and to provide needed rest and refreshment.

 

Mercy and not sacrifice

Jesus’ disciples are scolded by the scribes and Pharisees, not for plucking and eating corn from the fields, but for doing so on the Sabbath. In defending his disciples, Jesus argues from the Scriptures that human need has precedence over ritual custom. In their hunger, David and his men ate of the holy bread offered in the Temple. Jesus also quoted of the Sabbath work involved in worship in the Temple. This kind of work was usually double the work of worship on weekdays. Jesus then quotes from the prophet Hosea (6:6): I desire mercy, and not sacrifice. While the claims of ritual sacrifice are important to God, mercy and kindness in response to human need are even more important. Do you honor the Lord in the way you treat your neighbor and celebrate the Lord’s Day?

“Lord, make us to walk in your way: Where there is love and wisdom, there is neither fear nor ignorance; where there is patience and humility, there is neither anger nor annoyance; where there is poverty and joy, there is neither greed nor avarice; where there is peace and contemplation, there is neither care nor restlessness; where there is the fear of God to guard the dwelling, there no enemy can enter; where there is mercy and prudence, there is neither excess nor harshness; this we know through your Son, Jesus Christ our Lord. (Prayer of Francis of Assisi, 1182-1226) “

Suy niệm: Điều răn “giữ ngày Sabbath thánh thiện” đòi hỏi chúng ta điều gì? Nói đúng hơn, mục đích chính đằng sau mệnh lệnh này là gì? Các nhà lãnh đạo tôn giáo đối chất với Ðức Giêsu về vấn đề này. “Việc nghỉ ngày Sabbath” được xem là thời gian để tưởng nhớ và mừng kính lòng nhân từ của Thiên Chúa và công việc tốt đẹp của Người, cả trong sự tạo dựng lẫn cứu chuộc. Đó là ngày dành riêng để ca tụng Thiên Chúa, sự tạo dựng, và những hành động cứu chuộc của Người thay cho chúng ta. Nó có ý nghĩa tạm dừng mọi công việc hằng ngày để đem lại sự nghỉ ngơi và bồi dưỡng cần thiết.

Lòng thương xót chứ không phải hy tế

Các môn đệ của Ðức Giêsu bị những người luật sĩ và Pharisêu quở trách không phải vì việc bứt bông lúa ăn, nhưng vì làm việc trong ngày Sabbath. Để bênh vực các môn đệ, Ðức Giêsu đã trích dẫn từ Kinh thánh để nói rằng nhu cầu con người có quyền ưu tiên hơn phong tục tập quán: Trong lúc đói, vua Đavít và đoàn tùy tùng đã ăn bánh dâng tiến trong Đền thờ. Ðức Giêsu cũng trích dẫn công việc ngày Sabát có liên hệ đến việc thờ phượng trong Đền thờ. Công việc này thông thường gấp đôi công việc thờ phượng những ngày thường. Ðức Giêsu liền trích dẫn từ ngôn sứ Hôsê (6,6): Ta muốn lòng nhân chứ không cần hy lễ. Trong khi những đòi hỏi hy tế theo nghi thức rất quan trọng đối với Thiên Chúa, nhưng lòng thương xót và nhân từ đối với tha nhân cũng rất cần thiết, thậm chí còn quan trọng hơn. Bạn có tôn kính Chúa trong cách thức bạn đối xử với tha nhân và ca tụng Ngày của Chúa không?

Lạy Chúa, xin cho chúng con bước đi trong đường lối Chúa: Nơi nào có tình yêu và khôn ngoan, nơi đó không có sợ hãi hay ngu dốt; nơi nào có kiên nhẫn và khiêm tốn, nơi đó không có nóng giận hay phiền muộn; nơi nào có thiếu thốn và niềm vui, nơi đó không có tham lam hay hám lợi; nơi nào có bình an và thanh tịnh, nơi đó không có âu lo hay bối rối; nơi nào có sự kính sợ Chúa canh giữ, nơi đó không một kẻ thù có thể đi vào; nơi nào có lòng thương xót và thận trọng, nơi đó không có quá đáng hay vội vàng; chúng con biết điều này nhờ Con Chúa, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. (Lời cầu nguyện của thánh Phanxicô Assisi, 1182-1226)

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây