Thứ Sáu tuần 5 Mùa Chay.

Thứ năm - 07/04/2022 08:51

Thứ Sáu tuần 5 Mùa Chay.

"Họ tìm bắt Người, nhưng Người thoát khỏi tay họ".

 

Lời Chúa: Ga 10, 31-42

Khi ấy, người Do-thái lượm đá để ném Chúa Giêsu. Người lên tiếng hỏi rằng: "Ta đã cho các ngươi thấy nhiều việc tốt lành bởi Cha Ta. Vậy vì việc nào mà các ngươi muốn ném đá Ta?"

Người Do-thái trả lời: "Chúng tôi muốn ném đá ông không phải vì việc lành, nhưng vì một lời lộng ngôn, bởi vì ông chỉ là người mà lại tự cho mình là Thiên Chúa".

Chúa Giêsu đáp lại: "Nào trong sách luật của các ngươi không có chép câu này: "Ta đã nói: các ngươi là thần"? Vậy nếu sách luật gọi những kẻ được nghe lời Chúa là thần, mà Kinh Thánh không thể huỷ diệt được, thì tại sao các ngươi nói với Ðấng đã được Chúa Cha thánh hoá và sai đến trong trần gian rằng "Ông nói lộng ngôn", vì Ta đã nói Ta là Con Thiên Chúa? Nếu Ta không làm những việc của Cha Ta, thì các ngươi đừng tin Ta. Nhưng nếu Ta làm những việc đó, thì dầu các ngươi không muốn tin Ta, cũng hãy tin vào các việc đó, để các ngươi biết và tin rằng: Cha ở trong Ta, và Ta ở trong Cha".

Bởi đó họ tìm cách bắt Người, nhưng Người thoát khỏi tay họ. Người lại qua bên kia sông Giođan, nơi trước kia Gioan đã làm phép rửa. Và Người ở lại đó. Có nhiều kẻ đến cùng Người. Họ nói: "Gioan đã không làm một phép lạ nào. Nhưng mọi điều Gioan nói về người này đều đúng cả". Và có nhiều kẻ tin Người.

 

Suy Niệm 1: Tôi là Con Thiên Chúa

(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

Bài Tin Mừng hôm nay cũng giống bài hôm qua,

Đức Giêsu lại bị ném đá vì bị kết tội phạm thượng.

Có lần Ngài đã bị kết tội là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa

chỉ vì đã nói: “Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5, 18).

Bây giờ Ngài bị kết tội phạm thượng vì dám tự cho mình là Thiên Chúa (c. 33).

Thực ra Đức Giêsu không bao giờ nhận mình như vậy,

vì Thiên Chúa là Cha của Ngài, Ngài chỉ nhận mình là Con (c. 36).

Nhận mình là Con Thiên Chúa không phải là một lời phạm thượng.

Nhưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa theo một nghĩa độc nhất vô nhị.

Ngài là Con Một hằng ở nơi cung lòng Cha (Ga 1, 18),

đầy tràn ân sủng và sự thật (Ga 1, 14).

Người Con Một ấy đã trở thành người phàm mang tên Giêsu (c. 33),

trở thành quà tặng cứu độ của Thiên Chúa cho nhân loại.

Đức Giêsu gắn bó với Chúa Cha đến nỗi Ngài có thể nói:

“Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha” (c. 38).

Hơn nữa, Ngài còn dám nói: “Tôi và Chúa Cha là một” (c. 30).

Con và Cha hiệp nhất làm một với nhau,

Người được sai kết hiệp làm một với Đấng sai mình.

Con không tự mình làm điều gì, không làm theo cách của mình,

Con luôn sống như người được Cha sai.

Đây không phải chỉ là sự hiệp nhất trong công việc,

mà còn là sự hiệp nhất sâu thẳm giữa hai ngôi vị thần linh.

Đức Giêsu đã làm nhiều việc tốt đẹp (c. 32).

Các việc này không phải là việc của Ngài, mà là việc của Cha Ngài (c. 37).

Suốt đời Đức Giêsu chỉ tận tụy với việc của Cha.

Trên thập giá, trước khi lìa đời, Ngài nói: “Thế là đã hoàn tất” (Ga 19,30).

Ngài đã vuông tròn mọi việc Cha giao.

Những việc tốt đẹp này là một lời chứng hùng hồn cho con người của Ngài:

“Nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi,

ít ra cũng hãy tin các việc đó” (c. 38).

Tin vào việc làm dẫn đến tin vào con người.

“Tôi là người Chúa Cha đã thánh hiến và sai đến thế gian” (c. 36).

Thiên Chúa Cha đã thánh hiến Chúa Con để Ngài thi hành sứ mạng.

Chúng ta cũng là những người được thánh hiến qua bí tích Thánh Tẩy,

được sai vào thế giới này để chia sẻ sứ mạng còn dang dở của Chúa Giêsu.

Chúng ta còn nhiều điều tốt đẹp phải làm cho cuộc đời này

trước khi có thể nói như Chúa: “Thế là đã hoàn tất”.

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu,

xin cho con dám hành động

theo những đòi hỏi khắt khe nhất của Chúa.

Xin dạy con biết theo Chúa vô điều kiện,

vì xác tín rằng

Chúa ngàn lần khôn ngoan hơn con,

Chúa ngàn lần quảng đại hơn con,

và Chúa yêu con hơn cả chính con yêu con.

Lạy Chúa Giêsu trên thập giá,

xin cho con dám liều theo Chúa

mà không tính toán thiệt hơn,

anh hùng vượt trên mọi nỗi sợ,

can đảm lướt thắng sự yếu đuối của quả tim,

và ném mình trọn vẹn cho sự quan phòng của Chúa.

Ước gì khi dâng lên Chúa

những hy sinh làm cho tim con rướm máu,

con cảm nghiệm được niềm vui bất diệt

của người một lòng theo Chúa. Amen.

 

Suy Niệm 2: Thoát khỏi tay họ

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Ma quỉ chống lại Thiên Chúa. Đó chính là nguồn gốc sự dữ. Những kẻ ác tiếp tục công việc của ma quỉ chống lại các sứ giả của Thiên Chúa. Vì Lời Chúa kết án lối sống vô đạo của họ. Vì đời sống công chính của các ngài vạch trần lối sống xấu xa của họ. Vì thế kẻ ác luôn tìm giết kẻ lành. Thế lực kẻ ác rất mạnh. Vì chúng có quyền trên trần gian. Nhưng người công chính vẫn luôn can đảm làm chứng cho Chúa. Và sẵn sàng chịu mọi đau khổ vất vả. Vì các ngài tin tưởng Thiên Chúa sẽ đến giúp đỡ và giải thoát các ngài. Giê-rê-mi-a, giữa cơn khốn cùng vẫn luôn tin tưởng: “Nhưng Đức Chúa hằng ở bên con như một trang chiến sĩ oai hùng. Vì thế những kẻ từng hại con sẽ thất điên bát đảo, sẽ không thắng nổi con”. Hơn nữa Thiên Chúa sẽ giải cứu các ngài: “Hãy ngợi khen Đức Chúa, vì Người đã giải thoát kẻ cơ bần khỏi tay phường hung bạo”.

Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa. Nhưng kẻ ác vẫn không buông tha Người. Dù họ chẳng có lý lẽ nào bào chữa. Họ nại đến Lề Luật. Nhưng Lề Luật làm chứng về Người. “Nếu Lề Luật gọi những kẻ được Thiên Chúa ngỏ lời là những bậc thần thánh, mà lời Kinh Thánh không thể bị huỷ bỏ, thì tôi là người Chúa Cha đã thánh hiến và sai đến thế gian, làm sao các ông lại bảo tôi: ‘Ông nói phạm thượng’ vì tôi đã nói: ‘Tôi là Con Thiên Chúa’”.Họ ném đá Chúa vì cho rằng Người phạm thượng. Nhưng Chúa đã làm những công việc của Chúa Cha. Những điềm kỳ dấu lạ. Xua trừ ma quỉ. Phục sinh kẻ chết. Rõ ràng nếu không phải là Thiên Chúa thì không thể làm được những điều kỳ diệu vượt sức loài người như thế. Tuy nhiên dù có ghen ghét họ chẳng làm gì được Chúa. “Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng Người đã thoát khỏi tay họ”. Và dù họ có giết chết, Người đã phục sinh và hằng sống.

Thế gian thật dữ dội. Nhưng Thiên Chúa là sức mạnh. Tôi hãy đi vào con đường của Chúa Ki-tô. Không chạy theo thế lực trần gian. Chỉ tin tưởng và trung tín với Thiên Chúa. Tôi sẽ chịu thiệt thòi. Nhưng Thiên Chúa ở với tôi. Người giải thoát tôi khỏi mọi ràng buộc của thế lực sự dữ. Người giải thoát tôi khỏi dính bén với những cám dỗ trần gian. Thoát mọi mưu mô cạm bẫy trần gian. Cho tôi đạt tới Người. Kết hợp với Người.

 

Suy Niệm 3: Ðường chân lý

Ðây là lần thứ hai những người Do Thái muốn ném đá Chúa Giêsu vì Người xưng mình là Con Thiên Chúa. Sự xung khắc giữa hai bên, một bên vì sự thật, bên kia vì mê muội, càng ngày càng gia tăng. Chúa Giêsu cương quyết thi hành sứ mạng Chúa Cha trao phó cho Người bất chấp mọi nguy hiểm, kể cả nguy cơ bị giết chết. Người Do Thái cũng nhất quyết loại trừ Chúa Giêsu vì họ cho Người phạm thượng. Cuộc đối kháng sẽ đi đến cao trào vào ngày lễ Lá khi Chúa Giêsu công khai vào thành Giêrusalem với tư cách là Ðấng Mêsia. Về phía các đối thủ của Chúa Giêsu, họ cũng lập một kế hoạch để trừ khử Người.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, người Do Thái khăng khăng buộc tội Chúa Giêsu, họ cho rằng Người đã nói phạm thượng khi xưng mình là Con Thiên Chúa. Họ không thèm đếm xỉa đến những việc tốt lành Chúa Giêsu đã thực hiện, cũng không thèm nghe những lời người khác làm chứng về Chúa Giêsu để xét xem Người có phải là Ðấng Mêsia hay không? Càng đối chất với Chúa Giêsu, họ càng trở nên ương ngạnh, ngoan cố. Vì tự ái và để bảo vệ tư lợi, họ không còn quan tâm đến tính cách khách quan của sự kiện, đầu óc họ bây giờ chỉ còn một ý nghĩ duy nhất chiếm ngự đó là phải khử trừ Chúa Giêsu bằng bất cứ giá nào. Sự giận dữ nung đốt lòng họ, biến họ thành những kẻ gian ác, như hình ảnh những tá điền hung dữ mà Chúa Giêsu đã mô tả trong các dụ ngôn Người giảng dạy trước đây.

Người xưa có nói: "Giận mất khôn", người Do Thái vì giận Chúa nên không còn kể gì sự khôn ngoan hay rồ dại nữa. Ðã biết bao lần Chúa Giêsu nhắc đến Chúa Cha. Người cố tình nhắc đi nhắc lại nhiều lần để mong họ thức tỉnh mà suy xét lại. Biết họ giận dữ, Người vẫn tiếp tục nói, không phải Chúa muốn chọc giận họ mà là muốn họ ăn năn sám hối và được cứu rỗi. Sứ mạng Chúa Cha đã trao phó cho Người, Người phải thi hành đến cùng. Chúa Giêsu càng thiết tha giảng dạy cho họ, họ càng tức điên lên, Chúa Giêsu càng nói họ càng tức giận và cuối cùng, không dằn được cơn giận họ đành tóm lấy Chúa Giêsu để trừng trị cho hả dạ. May thay, Chúa Giêsu đã lánh ra khỏi chỗ họ mà đi sang bên kia sông Giordan.

Khung cảnh bên kia sông Giordan lắng dịu và khách quan hơn, ở đó có nhiều người đến với Chúa Giêsu, những người này là những người thành tâm thiện chí, họ muốn tìm ra sự thật về vị Thầy Giêsu mà dân chúng xôn xao bàn tán bấy lâu. Dư luận nói tốt về Người cũng có, mà dư luận nói xấu về Người cũng chẳng thiếu, họ bình tâm đứng giữa hai luồng dư luận và để tìm hiểu những lời ông Gioan đã nói về Chúa Giêsu, họ tin vào sự chân thật của ông Gioan, bởi ông được mọi người công nhận là một ngôn sứ đích thực. Ông đã nói nhiều điều về Chúa Giêsu, và những điều đó đã xảy ra đúng như lời ông nói. Lời chứng của một người chân thật thì phải là một sự thật, thế thì chắc chắn Chúa Giêsu phải là Ðấng Mêsia mà Kinh Thánh đã từng tiên báo. Dù có nhiều điều họ chưa hiểu tường tận, nhưng dựa vào lời chứng của Gioan, họ đã tin vào lời Chúa Giêsu và họ đã tìm đến với Người. Tấm lòng rộng mở của họ đã dẫn họ đến với sự thật.

Hai cách hành xử của hai nhóm người trong đoạn Phúc Âm chúng ta vừa đọc lại trên đây là những gợi ý quý báu cho chúng ta khi phải nhận định đánh giá các nguồn dư luận quanh ta hàng ngày về Chúa Giêsu. Là những người yêu chuộng sự thật, chắc chắn chúng ta biết mình sẽ chọn con đường nào để đạt tới chân lý, để đến với Chúa Giêsu.

Lạy Chúa Thánh Thần là nguồn chân lý và là nguồn sự khôn ngoan. Xin ban cho con một trí óc luôn bình tâm sáng suốt, một con tim luôn khách quan vô tư, để con có thể nhận xét mọi người mọi việc quanh con và tìm ra sự thật mà đến với Chúa. Xin cho con cũng biết tích cực làm chứng cho sự thật mà mình đã xác tín.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 4: Sống theo Chúa.

Có người hỏi chị Lubich: “Làm sao chị có thể theo dõi hàng trăm ngàn người trên thế giới? Làm sao chị có thể hướng dẫn những người theo cùng một linh đạo?” Chị mỉm cười trả lời: “Tôi không theo dõi ai cả. Tôi chỉ theo Chúa từng giây phút và nếu tôi sống theo Chúa thì những người khác sẽ theo tôi”.

Bí quyết sống của chi Lubich thật ra được gợi hứng từ nếp sống của chính Chúa Giêsu. Ngài đã không nói suông, nhưng đã hành động, đã thi ân cho những ai thành tâm, tìm đến với Ngài. Ngài đã sống điều Ngài giảng dạy và luôn sống kết hiệp với Thiên Chúa. Ngài đã như nài nỉ những kẻ không tin Ngài rằng: “Nếu các người không thể tin những lời Ta nói thì ít ra hãy tin những việc Ta làm”.

Trong các cuộc tranh luận với người Do Thái, Chúa Giêsu đã mạc khải sự thật về Ngài, về mối tương quan giữa Ngài và Chúa Cha: “Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha”. Nhưng người Do Thái không thể hoặc không muốn tin vào Chúa, họ vẫn khăng khăng coi Ngài chỉ là một con người, do đó họ đã lượm đá ném Chúa vì cho Ngài lộng ngôn khi dám xưng mình là Thiên Chúa. Những người Do Thái này đã quá chìm sâu trong tội lỗi của họ. Họ vui lòng với những gì đang làm, họ không cảm thấy cần đến ơn cứu rỗi.

Người Kitô chúng ta ngày nay cũng có thể bị ảnh hưởng của tinh thần thế tục: chỉ muốn nhìn Chúa Giêsu như một con người, một nhà cách mạng xã hội không hơn không kém. Chúng ta có thể bị cám dỗ lượm đá ném Chúa và những gì liên hệ đến Ngài.

Tác giả tập sách Đường Hy vọng đã nhắn nhủ: “Con phải hiện diện trên đường hy vọng để dâng hiến và mời gọi người khác dâng hiến. Đó là cách con phục vụ họ tốt đẹp hơn cả, con giúp họ nên giống hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Kitô. Đó là trách nhiệm của người kitô hữu; không được làm ngơ để người khác ném đá Chúa… Mỗi phút giây, con đang thực hiện chương trình của Thiên Chúa trong lịch sử.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

Suy Niệm 5: Bị dồn vào chân tường

Người Do-thái lại lấy đá ném Đức Giêsu. Người bảo họ: “Tôi đã cho các ông thấy nhiều việc tốt đẹp Chúa Cha đã giao cho tôi làm; vì việc nào mà các ông ném đá tôi”. Người Do-thái đáp: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một việc phạm thượng: Ông là người thường mà lại tự cho mình là Thiên Chúa.” (Ga. 10, 31-33)

Một ông bạn nói, khi bị dồn vào chân tường thì chưa chắc đã xấu. Câu nói hóm hỉnh đó tiết lộ một kinh nghiệm nội tâm đặc biệt. Người ta có thể hiểu dễ dàng rằng toàn diện con người ông sẵn sàng sống với mọi biến cố.

Chính con người khi hoàn toàn bị dồn vào chân tường và thấy bất lực trước những biến cố, thì ý nghĩa của những biến cố đó giúp chúng ta thoát khỏi ngõ bí. Ai không sống trải qua cái cảm giác cùng cực và đối diện kinh khủng trước cái chế diễu của người thân yêu, của người tình tự tử hay một sự im lìm nặng nề, thì đó có phải là người của Thiên Chúa không?

Chính trong những lúc đặc biệt đó, chúng ta cảm nghiệm được sự nghèo khó tột độ thực sự của con người chúng ta. Người ta có thể muốn từ chối sự yếu đuối của mình, điều đó thường dẫn đến thất vọng, trái lại, người ta có thể biến nó thành bàn nhảy nhảy vọt tới hy vọng như lời thánh Phao-lô nói: “Chính lúc tôi yếu, là lúc tôi mạnh” (2Cor. 12, 10).

Câu nói trên theo kiểu loài người, thì người ta phải kêu lên là nghịch lý. Nhưng theo ngôn sứ Giê-rê-mi-a, thì người ta có thể nói: “Đấng thấu suốt tâm can tôi. Chính Ngài tôi phó trót mọi nỗi khúc mắc của tôi”. Vì “cái điều điên dại trước mắt kẻ lý trí, lại trở nên khôn ngoan trước mắt Thiên Chúa”.

Khi chúng ta khiêm nhường nhận ra sự nghèo khó của chúng ta và dâng sự khổ đó lên Đấng toàn năng, thì đó là cách diễn tả chân thực về nhu cầu cần thiết của chúng ta phải trông cậy vào Thiên Chúa. Chính nhờ thế, Thiên Chúa có thể hành động giúp chúng ta. Chúng ta chẳng có thể cho mình giàu, nhưng ước mong nên giàu nhờ Thiên Chúa ban.

Mùa chay kêu mời chúng ta ăn năn trở về cùng Thiên Chúa, Đấng đợi chờ mỗi người chúng ta trở về với Ngài, với con tim khó nghèo. Muốn thực hiện được như vậy, có cần phải bị dồn vào chân tường không?

C.G

 

Suy Niệm 6: Giả hình nên giảm thiêng

Khi con người không còn coi trọng luân lý, thì tiếng nói lương tâm trở nên dư thừa với họ. Như vậy, chuẩn mực trong cuộc sống được đo bằng tiền, quyền, và lẽ tất yếu, chân lý thuộc về đám đông hay những kẻ mạnh! Đây là sự thật xót xa đã xảy ra thời Đức Giêsu!

Tin Mừng hôm nay thuật lại lối sống giả hình của những nhà lãnh đạo tôn giáo và xã hội thời Đức Giêsu, họ sống vụ luật thuần túy khi luật được đưa lên làm chuẩn mực chứ không phải con người, chú trọng đến hình thức hơn nội tâm, sống trên danh vọng, hào nhoáng bên ngoài hơn là nội dung bên trong...

Lối sống đó đã hoàn toàn ngược lại với lời giáo huấn của Đức Giêsu, vì thế, Ngài không ngừng vạch trần giã tâm của họ trước mặt mọi người, thế nên Đức Giêsu đã trở thành cái gai trước mắt họ, và họ tìm mọi cách bứng Ngài ra khỏi xã hội của họ càng sớm càng tốt.

Trong thời đại hôm nay, vẫn còn nhiều chuyện dở khóc dở cười khi nhiều người dựa trên nguyên lý tự nhiên để xét xử chân lý Tin Mừng! Hay, khi không còn cách nào nữa thì áp đặt và quyết định trắng trợn khi nhân danh tập thể, tức là dựa trên hiệu ứng đám đông mà không cần biết đúng hay sai!

Mặt khác, nhiều khi chúng ta cũng chẳng khác gì những người Dothái khi xưa, đó là: khó chịu, bực bội với Lời Chúa, bởi Lời Chúa gọt dũa, cật vấn lương tâm và dạy những điều mà chúng ta không muốn sống... hay chúng ta đã phản ứng bằng việc dửng dưng!

Sống với những thái độ như thế, nên không lạ gì nhiều Mùa Chay qua đi mà chúng ta không thấy tốt hơn là mấy?

Lý do tại sao lại có những chuyện như thế trong thời đại được coi là văn minh, khoa học? Thưa chỉ vì cái tôi của chúng ta quá lớn và sự ích kỷ thì quá nhiều, nên đã không chấp nhận sự thật củaTin Mừng!

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con được yêu mến Chúa và đem lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Suy Niệm 7: Chúa Giêsu mạc khải sự thật về Ngài

(Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Câu chuyện

Qua những người dân trong vùng đến làm phu, dựng nhà cho lính tráng và các cung nữ, tiếng đồn có tây dương đạo trưởng đến thuyết pháp được lan truyền ra. Dân chúng đến nghe giảng mỗi ngày một đông, và số người trở lại mỗi ngày một nhiều. Trong hai tháng trời chờ đợi ở An Vực, hai cha đã rửa tội được hơn 200 người.

Người thứ nhất được ơn trở lại là một sư cụ danh tiếng trong vùng. Cụ rất chăm học đạo, hàng ngày luôn ở bên cạnh các cha để nghe giảng giải các mầu nhiệm trong đạo. Không dám phiền cụ, cha Đắc Lộ nhờ một thanh niên biết chữ chép ra chữ Nôm, những kinh cha đọc cho, để những người tân tòng theo đó mà học.

Thấy thế, cụ liền xin cho cụ hân hạnh được làm công việc đó “vì trước kia, cụ đã làm thầy dạy người ta những sự lầm lạc, thì lúc này, cũng xin nhận việc đó để dạy lại người ta những điều chân thật”.

Chưa đủ, nhận thấy gian nhà của hai cha ở chật chội, dân chúng đến nghe giảng phải chen chúc nhau, cụ liền dâng cho hai cha một khu đất bên cạnh, để hai cha làm một nhà thờ rộng rãi và xứng đáng hơn.

Suy Niệm

Người Do Thái vì cứng lòng, không chịu chấp nhận Chúa Giêsu và Lời giảng dạy của Ngài. Họ kết tội Ngài phạm thượng vì đã tự xưng mình là Con Thiên Chúa. Dân Do Thái chỉ nhớ một điều họ không bằng lòng, mà quên đi nhiều điều tốt lành Chúa Giêsu đã làm cho họ: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng. Ông là người phàm, mà lại tự cho mình là Thiên Chúa” (Ga 10,33).

Với họ Chúa Giêsu chỉ là con người bình thường, một thanh niên con bác thợ mộc Giuse và bà Maria ở làng quê Nadarét nghèo nàn.

Dù họ chấp nhận hay không, thì Chúa Giêsu vẫn là Con Thiên Chúa, như lời Chúa Giêsu đã mạc khải sự thật về Ngài, về mối tương quan giữa Ngài và Chúa Cha: “Cha ở trong Ta, và Ta ở trong Cha”. Ngài đến để làm chứng cho sự thật. Nhưng chính bởi sự thật đó, có nhiều người đã chống đối và cũng có nhiều người tin vào Ngài.

Ðức Giêsu bị kết tội khi dám nói sự thật. Chúng ta là môn đệ Ngài không bao giờ chấp nhận gian dối. Chúng ta nên chấp nhận sự thật, để hành động đúng, can đảm sống và làm chứng cho sự thật, dù có bị thiệt thòi, noi gương Ðức Giêsu, luôn trung thành với sự thật và luôn làm chứng cho sự thật. Sự thật giải thoát chúng ta (x. Ga 8,32).

Ý lực sống: “Con phải hiện diện trên đường hy vọng để dâng hiến và mời gọi người khác dâng hiến. Đó là cách con phục vụ họ tốt đẹp hơn cả, con giúp họ nên giống hình ảnh Thiên Chúa trong Đức Kitô” (ĐHY F.X. Nguyễn Văn Thuận, Đường Hy Vọng, 611).

 

Suy Niệm 8: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa

(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)

1. Vào dịp mừng lễ Cung hiến Đền thờ ở Giêrusalem, người Do thái vây quanh Đức Giêsu, cật vấn Ngài có phải là Đấng Cứu Thế không? Đây là câu hỏi để gài bẫy: Nếu Ngài tự xưng mình là Đấng Cứu Thế, họ nghĩ chính quyền Rôma sẽ bắt tội Ngài. Nếu Ngài chối, họ sẽ buộc Ngài vào tội lừa dối dân.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu không trả lời thẳng vào câu hỏi đó. Thừa dịp này, Ngài tuyên bố một chân lý quan trọng: Ngài là Con Thiên Chúa và đồng bản tính với Thiên Chúa: “Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha”.

2. Chúng ta thấy người Do thái không tin Ngài là phải, vì bài Tin Mừng hôm nay cho thấy lý do tại sao người Do thái không tin nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa. Họ không tin nhận vì họ đứng ở vị thế chính trị: họ mong đợi một Đấng Cứu Thế giải phóng  dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang; trong khi đó, Đức Giêsu lại ở vị thế  hoàn toàn tôn giáo. Ngài đến giải phóng con người khỏi ách thống trị của tội lỗi. Hai người đứng trên hai quan điểm khác nhau mà nói truyện thì không bao giờ đi đến kết luận chung.

3. Câu hỏi “Đức Giêsu là ai”, Ngài có phải là Con Thiên Chúa không? Câu trả lời vẫn còn lơ lửng, chưa ngã ngũ! Trong ba năm giảng dạy, với nội dung giảng dạy, và cách thức giảng dạy của Đức Giêsu đã khiến mọi người ngạc nhiên thán phục. Thêm vào đó, những phép lạ Chúa làm lại củng cố thêm cho sự thán phục này. Dầu vậy, thính giả của Ngài vẫn thắc mắc hỏi nhau: Giêsu là ai?  Nhiều người cho Ngài là  một tiên tri nào đó như Isaia, Êlia, Giêrêmia hay một tiên tri nào khác đã sống lại.

Chính các Tông đồ cũng vẫn thắc mắc: Ngài là ai? Câu hỏi này đã được chính Chúa Cha trả lời: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là con rất yêu quí của Chúa Cha. Bằng chứng: hai lần Chúa Cha đã tuyên bố công khai như vậy, một lần ở sông Giorđan lúc Ngài chịu phép rửa và một lần nữa ở trên núi Taborê khi Ngài biến hình.

Chính Đức Giêsu cũng đã nhiều lần tuyên bố như vậy. Chẳng hạn dụ ngôn ”những người làm vườn nho hung ác” đã giết đứa con duy nhất của ông chủ. Chúa đã dùng hình ảnh đó để ám chỉ chính Ngài đã được Chúa Cha sai đến trần gian và bị người Do thái giết chết nơi đồi Calvariô...

4. Người Do thái vì cứng lòng, không chịu nhận Đức Giêsu và lời giảng dạy của Ngài. Họ kết tội Ngài phạm thượng vì đã tự xưng mình là Con Thiên Chúa. Dân Do thái chỉ nhớ một điều họ không bằng lòng, mà quên đi nhiều điều tốt lành Đức Giêsu đã làm cho họ: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng. Ông là người phàm, mà lại tự cho mình là Thiên Chúa” (Ga 10,33). Với họ, Đức Giêsu chỉ là con người bình thường, một thanh niên con bác thợ mộc Giuse và bà Maria ở làng quê Nazareth nghèo nàn.

Dù họ chấp nhận hay không, thì Đức Giêsu vẫn là Con Thiên Chúa, như lời Đức Giêsu đã mạc khải sự thật về Ngài, về mối tương quan quan giữa Ngài với Chúa Cha: “Cha ở trong Ta, và Ta ở trong Cha”. Ngài đến để làm chứng cho sự thật. Nhưng chính bởi sự thật đó, có nhiều người đã chống đối và cũng có nhiều người tin vào Ngài.

5. Vậy chúng ta bảo Đức Giêsu là ai? Chúng ta phải tin và xác quyết rằng Ngài vừa là Thiên Chúa, vừa là người thật.

- Đức Giêsu là Thiên Chúa thật. Trong ba năm sống công khai, Ngài đã không ngừng xác quyết điều đó. Ngài tự xưng mình cao trọng hơn Abraham, lớn hơn Maissen... Tất cả những lời tuyên bố trên đã được Đức Giêsu chứng thực và xác nhận bằng các phép lạ, trong đó sự sống lại của Ngài là bằng chứng cao cả nhất về Thần tính của Ngài.

- Đức Giêsu cũng là con người thật. Con người đó cũng có một thân xác như chúng ta. Về phương diện tình cảm, Ngài biết rung động trước vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, Ngài nghiêng mình và xoa dịu những vết thương đau của nhân loại, nhất là những kẻ yếu đau và người tội lỗi.

6. Truyện: Tin theo Chúa Giêsu.

Qua những người dân trong vùng đến làm phu, dựng nhà cho lính tráng và các cung nữ, tin đồn có tây dương đạo trưởng đến thuyết pháp được lan truyền ra. Dân chúng đến nghe giảng mỗi ngày một đông, và số người trở lại mỗi ngày một nhiều. Trong hai tháng trời chờ đợi ở An Vực, hai cha đã rửa tội được 200 người.

Người thứ nhất được ơn trở lại là một sư cụ danh tiếng trong vùng. Cụ rất chăm học đạo, hằng ngày luôn ở bên cạnh các cha để nghe giảng giải các mầu nhiệm trong đạo. Không dám phiền cụ, cha Đắc Lộ nhờ một thanh niên biết chữ chép ra chữ Nôm, những kinh cha đọc cho, để những người tân tòng theo đó mà học.

Thấy thế, cụ liền xin cho cụ được hân hạnh làm công việc đó “vì trước kia, cụ đã làm thầy dạy người ta những sự lầm lạc, thì lúc này, cũng xin nhận việc đó để dạy lại người ta những điều chân thật”.

Chưa đủ, nhận thấy gian nhà của hai cha ở chật chội, dân chúng đến nghe giảng phải chen chúc nhau, cụ liền dâng cho hai cha một khu đất bên cạnh, để hai cha làm một nhà thờ rộng rãi và xứng đáng hơn.

 

Suy Niệm 9Chúa Giêsu mặc khải sự thật về Ngài

(Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Hạt giống...

1. Bài đọc 1: Nhất trí với nhiều ngôn sứ khác, ngôn sứ Giêrêmia tiên báo Đấng Messia sẽ bị chống đối và bách hại bởi chính dân mình. Nhưng Ngài sẽ được Thiên Chúa nâng đỡ vá cứu thoát.

2. Trong đoạn Tin Mừng hôm qua, Chúa Giêsu cố gắng làm cho người do thái hiểu Ngài là ai. Ngài nói hơi xa xôi: “Khi Abraham chưa sinh ra thì đã có Ta rồi”. Họ không hiểu mà còn lấy đá định ném Ngài. Trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu nói rõ “Ta là Con Thiên Chúa”. Lần này, họ kết Ngài tội phạm thượng.

B.... nẩy mầm.

1. “Trong các cuộc tranh luận với người do thái, Chúa Giêsu đã mặc khải sự thật về Ngài, về mối tương quan giữa Ngài với Chúa Cha: “Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha”. Nhưng người do thái không thể hoặc không muốn tin vào Chúa. Họ vẫn khăng khăng coi Ngài chỉ là một con người. Do đó họ đã lượm đá ném Chúa vì cho Ngài lộng ngôn... Những người do thái này đã quá chìm sâu trong tội lỗi của họ. Họ không cảm thấy cần đến ơn cứu rỗi. Người kitô hữu chúng ta ngày nay cũng có thể bị ảnh hưởng bới tinh thần thế tục: chỉ muốn nhìn Chúa Giêsu như một con người, một nhà cách mạng xã hội không hơn không kém. Chúng ta có thể bị cám dỗ lượm đá ném Chúa v2 những gì liên hệ đến Ngài” ("Mỗi ngày một tin vui")

2. Nhìn thấy sự khó tin của người do thái đối với Chúa Giêsu, rồi nhìn lại đức tin của mình sao mà dễ dàng quá: ngay từ khi mới sinh ra mình đã được biết Chúa và tin Chúa, ta không nhận ra đức tin là một hồng ân sao? Hãy cám ơn Chúa đã ban đức tin cho ta, và xin Ngài gìn giữ cho đức tin ấy khỏi bị lạc mất.

3. Một người da trắng và một người thổ dân cùng nghe giảng. Người thổ dân cảm động và xin nhập đạo ngay. Còn người da trắng cũng cảm động nhưng cả năm sau mới nhập đạo. Trong một buổi phụng vụ, người da trắng hỏi:

- Tôi phải mất một thời gian mới có lòng tin, sao anh có lòng tin sớm thế? Người thổ dân đáp:

- Này bạn, để tôi nói cho bạn nghe. Có vị hoàng tử hứa cho chúng ta chiếc áo mới. Bạn nhìn vào áo mình, tự nhủ: áo mình còn đẹp, để mai sau hãy lấy. Còn tôi, tôi nhìn vào tấm chăn cũ kĩ của mình, thấy nó chẳng ra gì, nên vội vàng đến nhận áo mới. Bạn ạ, bạn đã có chút khôn ngoan, nên bạn còn muốn dùng chúng. Còn tôi, tôi không có, nên tôi mau mắn đón nhận sự khôn ngoan của Chúa Giêsu (Góp nhặt).

 

He has rescued the life of the poor… – Suy niệm theo The WAU ngày 08.4.2022
Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ

Nguồn: The Word Among Us – April 2022

Friday April 8th 2022

Meditation: Jeremiah 20, 10-13

He has rescued the life of the poor from the power of the wicked! (Jeremiah 20:13)

Known as the weeping prophet, Jeremiah spent his life grieving over Jerusalem and Judah, even as he warned them of the coming punishment for their sins. For generations, Israel had disobeyed God’s commandments and worshipped other gods. Time after time, God sent messengers to call his people to repent, but for the most part, they ignored these warnings. Now time was running out, and it was up to Jeremiah to give them one final warning.

Needless to say, Jeremiah was not very popular. He endured ridicule and even physical abuse for his efforts. Yet in the face of such persecution, he still proclaimed that God rescues those who call on him.

Doesn’t this seem like a contradiction? But perhaps Jeremiah was describing a different kind of rescuing. God’s rescue wasn’t the obliteration of all his problems. It didn’t mean his physical safety or that Judah would turn back to God. But it did mean that the Lord would preserve Jeremiah and strengthen him to continue preaching an unpopular message. Like the psalmist, Jeremiah could proclaim, “The Lord . . . heard my voice” because even in the midst of trouble, he finds grace to persevere (Psalm 18:7).

Just as he did for Jeremiah, God will rescue us and sustain us even through our most difficult circumstances. His “rescuing” gives us the strength to endure and the faith to trust him. Whether he provides a moment of peace when anxiety is overwhelming or the power to carry on when a family member is struggling with his health, God is there to lift us up.

This happens in small and big ways—and we may not see it except in hindsight. God may use a Scripture verse or a conversation with a friend to comfort us. A walk outside may refresh our spirit, or a moment of clarity may give us wisdom. God is present in all these ways.

Whatever you are facing today, you can call on the Lord. Bring your concerns to him, and ask him to intervene. Whether his answer comes in obvious or subtle ways, whether it comes immediately or later, you can be sure that the Lord has heard you and that he is with you.

“Lord, hear my prayer today. Rescue me in your love.”

Thứ Sáu tuần V Mùa Chay
ngày 08.4.2022

Suy niệm: Gr 20, 10-13

Vì Người đã giải thoát kẻ cơ bần khỏi tay phường hung bạo (Gr 20,13)

Được biết đến là nhà tiên tri khóc, Giêrêmia đã dành cả cuộc đời cho sự đau buồn vì Giêrusalem và Giuđa, ngay cả khi ông cảnh báo họ về hình phạt sắp tới vì tội lỗi của họ. Trong nhiều thế hệ, dân Israel đã không tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và thờ các vị thần khác. Hết lần này đến lần khác, Thiên Chúa sai các sứ giả đến kêu gọi dân Ngài ăn năn, nhưng phần lớn, họ phớt lờ những lời cảnh báo này. Giờ không còn nhiều thời gian, và Giêrêmia phải đưa ra một lời cảnh báo cuối cùng cho họ.

Không cần phải nói, Giêrêmia không nổi tiếng lắm. Ông đã phải chịu đựng những lời chế giễu và thậm chí là hành hạ thể xác vì những nỗ lực của mình. Tuy nhiên, trước sự bắt bớ như vậy, ông vẫn tuyên bố rằng Thiên Chúa giải cứu những ai kêu cầu Ngài.

Điều này có vẻ mâu thuẫn không? Nhưng có lẽ Giêrêmia đang mô tả một kiểu giải cứu khác. Sự giải cứu của Thiên Chúa không phải là sự xóa sạch mọi vấn đề của ông. Điều đó không có nghĩa là sự an toàn về thể lý của ông hoặc rằng Giuđa sẽ quay trở lại với Thiên Chúa. Nhưng điều đó có nghĩa là Chúa sẽ bảo vệ Giêrêmia và thêm sức mạnh để ông tiếp tục rao giảng một thông điệp không được ưa thích. Giống như tác giả Thánh vịnh, Giêrêmia có thể cất lời, “Chúa. . . đã nghe tiếng tôi” bởi vì ngay cả trong lúc khó khăn, ông vẫn tìm thấy ân sủng để kiên trì (Tv 18,7).

Giống như Ngài đã làm cho Giêrêmia, Thiên Chúa sẽ giải cứu chúng ta và nâng đỡ chúng ta ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Sự “giải cứu” của Ngài cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng và niềm tin để tin tưởng vào Ngài. Cho dù Ngài mang đến một khoảnh khắc bình an khi lo lắng bao trùm hay sức mạnh để tiếp bước khi một thành viên trong gia đình đang gặp khó khăn về sức khoẻ của mình, Thiên Chúa luôn ở đó để nâng đỡ chúng ta.

Điều này xảy ra theo nhiều cách nhỏ và lớn – và chúng ta có thể không nhìn thấy nó ngoại trừ trong nhận thức muộn màng. Thiên Chúa có thể dùng một câu Kinh thánh hoặc một cuộc trò chuyện với một người bạn để an ủi chúng ta. Đi dạo bên ngoài có thể giúp chúng ta sảng khoái tinh thần, hoặc một khoảnh khắc minh mẫn có thể mang lại cho chúng ta trí tuệ. Thiên Chúa hiện diện trong tất cả những cách này.

Bất cứ điều gì bạn đang đối mặt ngày hôm nay, bạn có thể kêu cầu Chúa. Hãy mang những lo lắng của bạn dâng cho Ngài và nhờ Ngài can thiệp. Cho dù câu trả lời của Ngài đến theo những cách rõ ràng hay khó thấy, dù nó đến ngay lập tức hay muộn hơn, bạn có thể chắc chắn rằng Chúa đã nghe thấy bạn và rằng Ngài đang ở với bạn.

Lạy Chúa, xin nghe lời cầu nguyện của con hôm nay. Xin giải thoát con trong tình yêu của Chúa.

 

Ga 10, 31-42
Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha

Các nhà lãnh đạo Do Thái phải thừa nhận rằng Chúa Giêsu thực sự có điều gì đó tốt đẹp. Ngài đã đánh thức niềm tin chân thành ở nhiều người và thậm chí đang giúp những người tội lỗi ăn năn trở lại với Thiên Chúa. Nhưng bây giờ Ngài đã đưa ra một tuyên bố mà họ không thể chịu đựng được. Ngài đã tự xưng là “Con của Thiên Chúa”, điều này đã đủ gây rắc rối (Ga 10,36). Bây giờ Ngài tuyên bố Ngài ngang hàng với Thiên Chúa. Nhặt đá lên, chúng áp sát vào Ngài, sẵn sàng bịt miệng sự báng bổ của Ngài một lần và mãi mãi.

Nếu ở trong hoàn cảnh của Chúa Giêsu, chúng ta có thể muốn tìm một lối thoát. Nhưng Chúa Giêsu đã trực tiếp đáp lại: “Tôi đã cho các ngươi thấy nhiều việc lành của Cha tôi. Các ngươi đang cố gắng ném đá tôi vì điều nào trong số này?”  (Ga 10,32). Chúa Giêsu không cố gắng đe dọa họ bằng cách nhắc họ về quyền năng của Ngài; Ngài chỉ muốn họ thấy rằng Ngài đang phục vụ tình yêu của Cha cho dân Ngài. Ngài không cố gắng đòi hỏi bất kỳ vinh quang nào cho bản thân. Tất cả những gì Ngài muốn làm là tôn vinh Cha mình.

Điều này cũng đúng với chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể giữ im lặng về Thiên Chúa, Cha trên trời của chúng ta? Ngài là Đấng đã sai Chúa Giêsu đến để cứu chuộc chúng ta. Ngài là Đấng đứng sau tất cả các công việc của lòng thương xót mà Giáo hội thực hiện trên khắp thế giới. Ngài là Đấng đứng sau mọi lời yêu thương, hòa giải và hy vọng mà chúng ta nói. Chính Thánh Thần của Ngài là Đấng ban sức mạnh cho chúng ta. Chỉ bởi vì Ngài đã chạm vào trái tim của chúng ta, tha thứ tội lỗi của chúng ta và tràn đầy tình yêu thương của chúng ta mà chúng ta có thể chia sẻ tình yêu đó với những người khác.

Nếu bạn muốn tiếp tục mạnh mẽ như Chúa Giêsu đã làm khi đối mặt với sự chống đối, hãy kết nối với Cha. Cố gắng đặt mối tương quan của bạn với Ngài lên trên mọi thứ khác. Bằng cách đó, bạn sẽ có thể nhận được nguồn cảm hứng, sức mạnh và ơn sủng của Ngài. Sau đó, khi đức tin của bạn bị thử thách, bạn có thể đáp lại bằng một điều có thể thuyết phục bất kỳ trái tim hoài nghi nào: tình yêu của Thiên Chúa. Khi mọi người nhìn thấy Cha của bạn tỏa sáng qua lời nói và hành động của bạn, họ sẽ bị thu hút bởi Ngài và họ sẽ biết rằng Ngài chính là câu trả lời mà họ đang tìm kiếm.

Lạy Chúa, xin giúp con luôn ghi nhớ tình yêu của Ngài trong tâm trí con

I am the Son of God – Suy niệm song ngữ Anh – Việt ngày 08.4.2022
Tác giả: Don Schwager

(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ

Friday: (April 8)
“I am the Son of God”

Gospel Reading:  John 10:31-42

31 The Jews took up stones again to stone him. 32 Jesus answered them, “I have shown you many good works from the Father; for which of these do you stone me?” 33 The Jews answered him, “It is not for a good work that we stone you but for blasphemy; because you, being a man, make yourself God.” 34 Jesus answered them, “Is it not written in your law, `I said, you are gods’? 35 If he called them gods to whom the word of God came (and Scripture cannot be broken), 36 do you say of him whom the Father consecrated and sent into the world, `You are blaspheming,’ because I said, `I am the Son of God’? 37 If I am not doing the works of my Father, then do not believe me; 38 but if I do them, even though you do not believe me, believe the works, that you may know and understand that the Father is in me and I am in  the Father.” 39 Again they tried to arrest him, but he escaped from their hands. 40 He went away again across the Jordan to the place where John at first baptized, and there he remained. 41 And many came to him; and they said, “John did no sign, but everything that John said about this man was true.” 42 And many believed in him there.

Thứ Sáu ngày 08.4.2022
Ta là Con Thiên Chúa

 

Ga 10,31-42

31 Người Do-thái lại lấy đá để ném Đức Giê-su.32 Người bảo họ: “Tôi đã cho các ông thấy nhiều việc tốt đẹp Chúa Cha đã giao cho tôi làm; vì việc nào mà các ông ném đá tôi? “33 Người Do-thái đáp: “Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa.”34 Đức Giê-su bảo họ: “Trong Lề Luật các ông, đã chẳng có chép lời này sao: “Ta đã phán: các ngươi là những bậc thần thánh””?35 Nếu Lề Luật gọi những kẻ được Thiên Chúa ngỏ lời là những bậc thần thánh, mà lời Kinh Thánh không thể bị huỷ bỏ,36 thì tôi là người Chúa Cha đã thánh hiến và sai đến thế gian, làm sao các ông lại bảo tôi: “Ông nói phạm thượng! vì tôi đã nói: “Tôi là Con Thiên Chúa”?37 Nếu tôi không làm các việc của Cha tôi, thì các ông đừng tin tôi.38 Còn nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó. Như vậy, các ông sẽ biết và ngày càng biết thêm rằng: Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha.”39Bấy giờ họ lại tìm cách bắt Người, nhưng Người đã thoát khỏi tay họ.40 Đức Giê-su lại ra đi, sang bên kia sông Gio-đan, đến chỗ trước kia ông Gio-an đã làm phép rửa, và Người ở lại đó.41 Nhiều người đến gặp Đức Giê-su. Họ bảo nhau: “Ông Gio-an đã không làm một dấu lạ nào cả, nhưng mọi điều ông ấy nói về người này đều đúng.”42 Ở đó, nhiều người đã tin vào Đức Giê-su. 

Meditation: Why were the religious leaders so upset with Jesus that they wanted to kill him? They charged him with blasphemy because he claimed to be the Son of God and he made himself equal with God. The law of Moses laid down the death penalty for such a crime: “He who blasphemes the name of the LORD shall be put to death; all the congregation shall stone him” (Leviticus 24:16).  As they were picking up stones to hurl at Jesus, he met their attack with three arguments. The many good works that he did, such as healing the sick, raising the dead, and feeding the hungry, demonstrated that his power and marvelous deeds obviously came from God.

 

I am the Son of God

Jesus then defended his right to call himself the Son of God with a quote from Psalm 82:6 (“I say, “You are gods, sons of the Most High, all of you”). Jesus argued that if Scripture can speak like that of humans, why should he not speak of himself like that? Jesus then made two claims: He was consecrated by the Father for a special task and he was sent into the world to carry out his Father’s mission (John 10:36). The scriptural understanding of consecration is to make holy for God – to be given over as a free-will offering and sacrifice for God.

Consecrated and sent to do the Father’s works

Jesus made himself a sin-offering for us, to ransom us from condemnation and slavery to sin. He spoke of his Father consecrating him for this mission of salvation (John 10:36). Jesus challenged his opponents to accept his works if they could not accept his words. One can argue with words, but deeds are beyond argument. Jesus is the perfect teacher in that he does not base his claims on what he says but on what he does. The word of God is life and power for those who believe and accept it as God’s word for us. Jesus shows us the way to walk the path of truth and holiness. And he anoints us with his power to live the Gospel with joy and to be his witnesses in the world.  Are you a doer of God’s word, or a forgetful hearer only?

 

 

“Write upon my heart, O Lord, the lessons of your holy word, and grant that I may be a doer of your word, and not a forgetful hearer only.”

Suy niệm: Tại sao những nhà lãnh đạo tôn giáo quá bực tức với Ðức Giêsu đến nỗi họ muốn giết chết Người? Họ buộc tội Người phạm thượng bởi vì Người tuyên bố mình là Con Thiên Chúa và ngang hàng với Thiên Chúa. Luật Môisen đưa ra hình phạt cái chết cho tội phạm như thế: “Ai xúc phạm tới danh Chúa sẽ phải chết; tất cả mọi người sẽ ném đá nó” (Lv 24,16). Khi họ lượm đá lên để ném Ðức Giêsu, Người tiếp nhận sự tấn công của họ với ba lý lẽ. Nhiều việc tốt Người đã làm, như chữa lành người bệnh, cho người chết sống lại, và cho người đói ăn – chứng tỏ rằng quyền uy và những việc lạ lùng của Người rõ ràng đến từ Thiên Chúa.

 

 

 

 

Ta là Con Thiên Chúa

Ðức Giêsu bào chữa cho sự đúng đắn của mình khi nói mình là Con Thiên Chúa với lời trích dẫn từ Thánh vịnh 82,6 (Ta đã nói, hết thảy các ngươi đều là bậc thần thánh, là con Đấng Tối cao). Nếu Kinh thánh có thể nói như thế về con người, tại sao Ðức Giêsu lại không thể nói về chính mình như thế? Chúa Giêsu lại đưa ra hai lời tuyên bố: Người được Cha thánh hiến cho công việc đặc biệt và Người được sai vào thế gian để thực hiện sứ mệnh của Cha (Ga 10,36). Cách hiểu trong Kinh thánh về sự thánh hiến là làm cho nên thánh để dành cho Thiên Chúa – được dâng hiến như sự dâng hiến và hy sinh tự nguyện cho Thiên Chúa.

Được thánh hiến và sai tới để thực hiện các công việc của Cha

Ðức Giêsu đã dâng chính mình làm lễ tế xá tội cho chúng ta, để cứu chuộc chúng ta khỏi sự thống trị và nô lệ cho tội lỗi. Người nói về Cha thánh hiến Ngài cho sứ mệnh cứu chuộc này (Ga 10,36). Ðức Giêsu đã thách đố các đối thủ của mình đón nhận những công việc của Người, nếu họ không thể tiếp nhận những Lời của Người. Người ta có thể tranh luận với những lời lẽ, nhưng những việc làm vượt xa sự tranh cãi. Ðức Giêsu là vị Thầy hoàn hảo, trong đó Người không dựa những lời tuyên bố của mình trên những gì Người nói, nhưng trên những gì Người làm. Lời Chúa là Sự sống và sức mạnh cho những ai tin tưởng. ÐGiêsu tỏ cho chúng ta con đường để đi trong chân lý và sự thánh thiện. Và Người xức trên chúng ta với sức mạnh của Ngài để sống Tin mừng với niềm vui và trở thành chứng nhân của Người trong thế giới. Bạn có là người thực hành Lời Chúa, hay chỉ là người nghe qua rồi quên?

Lạy Chúa, xin viết lên tâm hồn con những bài học của Lời thánh thiện của Chúa, và ban ơn để con có thể trở thành người thực hiện Lời Chúa, chớ không chỉ là người lắng nghe mà thôi.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây