Truyền thông theo đường hướng & phong cách Phanxicô

Chủ nhật - 02/06/2019 10:02

Đức Hồng y Jean-Louis Tauran đã có lần nói một cách dí dỏm rằng: “Dân chúng đến Roma để xem Đức Gioan Phaolô II, nghe Đức Bênêđíctô XVI và để chạm Đức Phanxicô”. Chỉ mới ít năm trong cương vị giáo hoàng, Ngài đã thuyết phục và thu phục trái tim thế giới bởi cung cách lãnh đạo giản dị, gần gũi và đượm chất Tin Mừng. Gương sáng của Ngài truyền cảm hứng cho các Kitô hữu rất nhiều, đặc biệt trong việc truyền thông tin Mừng. Ở đây, chúng ta đặc biệt lưu ý đến đường hướng và phong cách truyền thông mà Ngài đã chỉ ra và nêu gương cho chúng ta.

 

1. ĐƯỜNG HƯỚNG PHANXICÔ

1. Truyền thông tôn trọng sự thật (SĐTT 2018)[1]

  • Hiện tượng của tin giả: sự lan rộng của các tin tức thất thiệt trên mạng xã hội và truyền thông truyền thống, bóp méo sự thật, lèo lái công luận, thu hút sự chú ý của đám đông và gây hậu quả tai hại.
  • Có một “sự ô nhiễm liên tục bởi ngôn ngữ lừa dối có thể làm đen tối cuộc sống nội tâm của chúng ta”. Đức Giáo hoàng khen sự nhận xét chí lý của Dostoevsky: “Những người nói dối chính mình và lắng nghe những lời nói dối của chính họ đến một lúc nào đó sẽ hết còn phân biệt nổi đâu là sự thật trong họ, hoặc xung quanh họ, và như vậy họ mất tất cả lòng tự trọng và sự tôn trọng đối với người khác. Và khi không còn được ai tôn trọng, họ không còn biết yêu, và khi không có tình yêu, để lấp đầy chính mình và quên đi, họ lao vào những đam mê và những lạc thú tầm thường và chìm sâu trong thú tính giữa những thấp hèn của họ, tất cả đều do liên tục dối trá với người và với mình mà ra” (Anh em nhà Karamazov, II, 2).
  • Cần những con người thanh thoát (không tham lam) và biết lắng nghe, tôn trọng sự thật để kiến tạo hòa bình đích thực.

2. Truyền thông vun trồng lòng thương xót (SĐTT 2016)

-Mỗi lời nói và cử chỉ phải có thể diễn tả lòng thương cảm, sự dịu dàng và sự tha thứ của Thiên Chúa cho tất cả mọi người”

- “Truyền thông tạo những nhịp cầu, để cổ võ sự gặp gỡ và đón nhận”

- Cẩn trọng trong từng lời nói và cử chỉ để tránh hiểu lầm, hầu có thể “thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của lên án, hiềm khích và báo thù”, “chữa lành các vết thương và xây dựng hòa bình, hòa hợp”.

3. Truyền thông để loan báo Tin Mừng (truyền giáo)

  • 2014: Giáo hội cần quan tâm đến và hiện diện trong thế giới truyền thông, để đối thoại với con người ngày nay và giúp họ gặp gỡ Chúa Kitô. Giáo hội phải là một Giáo hội ở với mọi người, có thể đồng hành với mọi người. (mô hình Samaritano và Emmaus);
  • 2015: Loan Tin Mừng cho các gia đình theo mô hình An Kharim;
  • 2016: Loan truyền lòng thương xót: “Nếu lòng trí và hành động của chúng ta được thấm đượm lòng bác ái và tình yêu thánh thiêng thì việc truyền thông của chúng ta sẽ cảm được lòng người nhờ sức mạnh quyền uy của Thiên Chúa”[2].
  • 2017: Loan “tin tốt, tin vui”, gieo hạt giống hy vọng và mở ra các chân trời mới của Thánh Thần[3].
  • 2018: Lên tiếng cho sự thật, công lý và hòa bình.
  • 2019: Xây dựng sự hiệp thông đích thực dựa trên đức bác ái chân thật: ”Anh chị em hãy bài trừ dối trá và mỗi người hãy nói sự thật với tha nhân, vì chúng ta là chi thể của nhau” (Ep 4,25)
  • 4. Truyền thông kiến tạo nền văn hóa gặp gỡ đích thực (SĐTT 2014-2019)
  • Internet ảnh hưởng sâu rộng vào cuộc sống hôm nay: (1) tích cực: tài nguyên cung cấp kiến thức bao la và tạo ra các mối liên hệ vượt mức tưởng tượng. (2) tiêu cực: sự tràn lan thông tin giả làm mất uy tín cá nhân hay tập thể; thao túng dữ liệu vì mục tiêu kinh tế, chính trị…; tăng sự cô lập bản thân và tương quan ảo…
  • 2014: “Chỉ lướt qua các xa lộ kỹ thuật số –hay đơn giản chỉ “nối mạng”– là không đủ: các kết nối còn cần phải đi vào gặp gỡ đích thực. Chúng ta không thể sống tách biệt, co cụm vào mình. Chúng ta cần yêu và được yêu. Chúng ta cần đến lòng nhân hậu…”. Internet không chỉ là hệ thống dây nhợ, mà phải là mạng lưới tình người…
  • 2019: “chúng ta là phần thân thể của nhau” (Ep 4,25). Mạng là “tài nguyên cho sự hiệp thông”: một sự hiệp thông không dựa trên việc bấm nút “like” nhưng trên sự thật, trên lời “amen”, qua đó mỗi người đều nối nguồn với Chúa Kitô là đầu và chào đón người khác.

2. PHONG CÁCH PHANXICÔ

1. Giản dị[4]

  • Đưa ra những dấu hiệu rõ ràng: không úp mở vòng vo…

fd

nv

  • Kết nối/tiếp xúc gần gũi với dân chúng: bắt tay, nói chuyện, chúc lành, tươi cười, thân thiện, chụp hình selfie với giới trẻ…[5]

fdfdsfsd

dsffsd

  • Nói chuyện bằng ngôn ngữ đơn giản: không dùng kiểu nói từ chương, thay vào đó kể chuyện để dân chúng dễ nhớ và dễ hiểu…

2. Súc tích: ngài thường dùng kiểu nói “chùm ba” (the rule of three): oẳn-tù-tì: 1-2-3, với 3 từ khóa

Người ta tặng ngài danh hiệu 3 S (Short, Sweet & Simple: Ngắn, Ngọt và Mộc)[6]. Ví dụ: Bài giảng đầu tiên với ba “chuyển động”: bước đi – xây dựng – tuyên xưng[7]; Một bài giảng hay theo Ngài bao gồm một ý tưởng, một tâm tình và một hình ảnh (GE 157); Sứ điệp ngày Truyền thông thế giới LIII (năm 2019) cũng gồm 3 ý rất rõ ràng: (1) Những phép ẩn dụ của mạng và cộng đồng; (2) Chúng ta là chi thể của nhau; (3) Từ “like” thành “amen”.

ac

  1. 3. Chân thành: từ trái tim đến trái tim, ngài thường nói theo cảm xúc và bỏ những bài diễn văn dọn sẵn sang một bên.

csda

fsdfd

  1. 4. Vui tươi: nụ cười dễ thương, thái độ ân cần, cử chỉ gần gũi, ánh mắt trìu mến… Trong thông điệp đầu tay (Gaudium Evangelii) đã có 109 lần dùng từ niềm vui (“joy” bản tiếng Anh), rồi sau đó là “Niềm vui tình yêu” (Amoris Laetitia), “Hãy vui mừng hoan hỷ” (Gaudete et Exultate)…

sdv

dsf

  1. 5. Vẻ đẹp: vẻ đẹp nội tâm (khiêm tốn, trân trọng), vẻ đẹp bác ái (thương xót, phục vụ)… Hình ảnh Ngài ôm hôn những người có khuôn mặt dị dạng, rửa chân cho các tù nhân, các người tị nạn, hôn giầy các nhà lãnh đạo nam Sudan… đã gây xúc động lớn lao…

s

fdfsdfd

cd

6. Quả cảm: dám cách tân (đi giầy đen, đi xe thường, ở nhà khách bình thường…), lời nói đi đôi với hành động (ngôn hành như nhất: sống nghèo, mang lấy mùi chiên), hòa đồng (mũi đỏ, chụp hình selfie, đi xe bus với các hồng y, tự xách túi sách…), sử dụng các phương tiện hiện đại: trang instagram @Franciscus có 5,8 triệu người theo, trang twitter @ pontifex có 47 triệu người theo, trong đó 17,9 triệu người theo tiếng Anh, 16.8 người theo tiếng Tây Ban Nha…[8]

3. MỘT VÀI GỢI Ý CHO VIỆC HOẠCH ĐỊNH TRUYỀN THÔNG

1. Yêu mến sự thật[9]

Tấm gương của lương tâm sau những bụi mờ của “bệnh gian dối”, “bệnh thành tích”, cộng thêm cái tham lam của thời “vòng xoáy kim tiền”, đang “di căn” một cách nghiêm trọng. Những chuẩn mực đạo đức, bậc thang giá trị, đạo làm người, đạo làm con Chúa xem ra mờ nhạt và phôi phai trước cơn lốc của thời kinh tế thị trường. Hiện tượng thông tin giả, bằng cấp giả, thuốc giả, thực phẩm giả... nhan nhản trong xã hội. Trong bối cảnh đó, người ta mong đợi nơi truyền thông Công Giáo nguồn cung cấp cái gì “thật”, là “đích thực”, “tinh ròng”, “nguyên tuyền”, “chính cống”, chứ không phải là những gì mập mờ, lươn lẹo, kiểu “một nửa sự thật”[10].

Các nhà truyền thông Công Giáo sẽ là “thuốc giải độc” cho nạn gian dối và tin giả (fake news) hoặc nạn bóp méo sự thật, nếu họ luôn đưa tin một cách khách quan, trong tinh thần công bình và bác ái, với trái tim lương thiện và lương tâm nghề nghiệp: “Thuốc giải độc hiệu nghiệm nhất cho sự giả dối không phải là những chiến lược, nhưng là con người: những người không tham lam nhưng sẵn sàng lắng nghe, những người nỗ lực tham gia vào cuộc đối thoại chân thành để sự thật có thể nổi lên; và những người bị thu hút bởi sự thiện và chịu trách nhiệm về cách họ sử dụng ngôn ngữ... Trong thế giới ngày nay, công việc của họ, trong mọi khía cạnh, không chỉ là một nghề kiếm ăn; đó là một sứ mệnh... tôi muốn nói đến một nền báo chí trung thực trong đó chống lại những giả dối, những thứ khẩu hiệu nghe thật kêu, và các tiêu đề giật gân” (SĐTT 2018).

2. y đắp văn minh tình yêu[11]

Quan sát cuộc sống hôm nay, chúng ta thấy hai hiện tượng đáng lo ngại đang lan rộng: vô cảm và bạo lực. Đó là biểu hiện của một nền văn hóa chết chóc. Chưa bao giờ sự vô cảm lại tới mức “toàn cầu” như thế. Chưa bao giờ nạn bạo lực lại lan tràn như vậy.

Truyền thông, thay vì chỉ đưa tin xấu, tin bi quan, tin tiêu cực để giật gân, câu khách, câu like, câu view, phải loan tin tốt, tin lành, tin vui, tin tích cực, để truyền cảm hứng cho những hành động tốt đẹp trong cuộc sống: “Sức mạnh của chúng ta dựa trên những tin mừng, tin vui mà chính Chúa Giêsu làm cho mắt chúng ta phải ngước nhìn để chiêm ngưỡng Chúa trong phụng vụ ngày lễ Chúa Lên Trời. Dù có thể bây giờ Chúa có vẻ xa chúng ta hơn, nhưng chân trời hy vọng lại mở rộng hết mức (…) Nhờ ‘quyền năng của Chúa Thánh Thần’ chúng ta có thể trở thành chứng nhân và những ‘nhà truyền thông’ của nhân loại mới và được cứu chuộc “đến tận cùng trái đất” (Cv 1,78)” ( SĐTT 2017).

3. Mạnh dạn ra chỗ nước sâu

Thế giới hôm nay bị tác động sâu rộng bởi các phương tiện kỹ thuật số, nhất là internet. Chúng ta cần “mạnh dạn” chèo ra “vùng nước sâu” này để thả lưới bắt cá.

Nếu tính đến 5/2019, có khoảng 2,1 tỷ người dùng các dịch vụ liên quan đến facebook hàng ngày)[12], tính đến tháng 4/2019, 56.1%  dân số thế giới (tức là khoảng 3,2 tỷ người) và 81% dân số các nước phát triển truy cập internet[13], thì việc loan báo Tin Mừng trên Internet không thể là điều không đáng lưu tâm đối với các nhà truyền thông Tin Mừng!

Trong thực tế, con số thật khiêm tốn, tuy cũng đáng khích lệ. Tính đến tháng Giêng 2019, có gần 2 tỷ websites trên thế giới[14], nhưng số websites Công Giáo chưa phải là nhiều và đa dạng. Năm 2018 Freshy Sites có liệt kê 20 trang web Công Giáo nổi tiếng nhất thế giới, trong đó CNA (Catholic News Agency) có gần 1,8 triệu facebook fans và gần 300 ngàn twitter followers[15].

Trong giới truyền thông Công Giáo, ngoài Đức Thánh Cha Phanxicô với hàng chục triệu người theo dõi trang twitter của Ngài, còn có ĐGM Robert Barron, với hơn 900 ngàn người theo dõi trên twitter và khoảng 830 ngàn người theo dõi trên facebook[16]. Ngài khuyến khích chúng ta dùng phương tiện truyền thông hiện đại: “Bây giờ mọi người đều có máy ảnh độ nét cao và chiếc iPhone trong túi. Tất cả chúng ta đều truy cập vào các công cụ của phương tiện truyền thông. Bạn có thể bắt đầu với một trang web cách khá dễ dàng, đưa một cái gì đó lên YouTube khá dễ dàng, vì vậy tôi nghĩ rằng mọi người có thể làm điều đó... Vì vậy, cố gắng một chút, sáng tạo, sáng kiến. Nếu cái này không hoạt động, hãy thử cái khác. Có một sự tự do và linh hoạt của Tin Mừng.[17]

Để kết luận xin được gửi tới lời căn dặn của Vị Cha Chung dành cho những người làm truyền thông[18]:

  1. Hỗ trợ Giáo hội
  2. Đưa tin với sự thật và công lý
  3. Hãy khiêm tốn
  4. Đừng quên nạn nhân của các cuộc chiến và các cuộc khủng hoảng
  5. Loan tin tốt lành

Ước mong những người làm truyền thông Công giáo ý thức sứ mệnh cao cả của mình để “từ ‘like’ sang ‘amen’”, nghĩa là chuyển từ “cộng đồng mạng” như là mạng lưới dây nhợ thành “cộng đồng nhân bản”, cộng đồng trong đó con người biết quan tâm, chia sẻ, liên đới, tương quan thật với nhau và hiệp thông với nhau trong Thân Thể mầu nhiệm Hội thánh mà Chúa Kitô là Đầu: “Chúng ta là chi thể của nhau” (Ep 4,25).

Điều này giả thiết nơi những nhà truyền thông không chỉ là kiến thức văn hóa hay kỹ thuật chuyên môn, nhưng còn đời sống nội tâm sâu xa và nhiệt tâm loan báo Tin Mừng bừng cháy. Và như thế, một linh đạo “gắn chặt vào thân mình Chúa Kitô và đón nhận tha nhân” là điều cần thiết để truyền thông “mở ra con đường cho đối thoại, cho gặp gỡ, cho nụ cười, cho sự dịu dàng...” (SĐTT 2019).


[1] Xem toàn văn Sứ điệp tại WBC: http://gpbuichu.org/news/Van-Kien-Hoi-Thanh/su-diep-ngay-truyen-thong-xa-hoi-2018-6566.html.

[2] Xem toàn văn Sứ điệp tại WBC: http://gpbuichu.org/news/Truyen-Thong/Su-diep-truyen-thong-50-va-long-thuong-xot-2494.html.

[3] https://masimpress.com/duc-giao-hoang/dgh-phanxico-su-diep-ngay-truyen-thong-the-gioi-lan-thu-51

[4] “Communication Lessons From Pope Francis”, 01/08/2014. Nguồn: https://www.huffpost.com/entry/communication-lessons-fro_b_4533339

[5] https://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/anh-selfie-cua-cau-be-7-tuoi-voi-giao-hoang-gay-bao-n20170220095832163.htm

[6] https://cnsblog.wordpress.com/2013/09/24/short-sweet-simple-francis-the-rule-of-three/

[7] http://tonggiaophansaigon.com/baiviet-tintuc/20130319/20720

[8] Clarion Herald (Official Newspaper of New Orleans Diocese), “How Does Pope Francis Communicate?”, 13/6/2018, https://clarionherald.org/2018/06/13/how-does-pope-francis-communicate/.

[9] “Communication Lessons From Pope Francis”, 01/08/2014. Nguồn: https://www.huffpost.com/entry/communication-lessons-fro_b_4533339

[10] Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhấn mạnh đến việc tôn trọng sự thật trong Sứ điệp Ngày Truyền Thông 2018.

[11] “Communication Lessons From Pope Francis”, 01/08/2014. Nguồn: https://www.huffpost.com/entry/communication-lessons-fro_b_4533339

[12] https://zephoria.com/top-15-valuable-facebook-statistics/

[13] Xem https://en.wikipedia.org/wiki/Global_Internet_usage

[14] Xem https://www.websitehostingrating.com/internet-statistics-facts/.

[15] Xem https://freshysites.com/focus-on/parish-website-design/20-most-popular-catholic-church-websites-for-2018/.

[16] Xem Tứ Quyết, “Loan báo tin mừng bằng phương tiện truyền thông”, trên https://dongten.net/2016/07/09/loan-bao-tin-mung-tren-phuong-tien-truyen-thong/

[17] Ibidem.

[18] Đình Ngọc, “5 lời khuyên dành cho các nhà truyền thông”, https://dongten.net/2019/05/21/5-loi-khuyen-cua-dtc-phanxico-cho-nhung-nguoi-lam-truyen-thong/

Nguồn tin: gpbuichu.org

 Tags: dân chúng

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây