Thứ Hai – Ngày thứ sáu trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

Chủ nhật - 29/12/2019 01:37

Thứ Hai – Ngày thứ sáu trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

"Bà đã nói về Người với tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel".

 

LỜI CHÚA: Lc 2, 36-40

Khi ấy, có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm. Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.

Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.

 

 

 

Suy Niệm 1: Ngày càng lớn lên

Suy niệm :

Khi viết sách Tin Mừng, thánh Luca thích nêu bật vai trò của phụ nữ,

vì trong xã hội Ítraen thời xưa, việc lãnh đạo chủ yếu do đàn ông.

Luca hay đặt sóng đôi những câu chuyện về các nhân vật nam và nữ.

Sau trình thuật sứ thần Gabrien truyền tin cho ông Dacaria,

thì đến trình thuật sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ.

Sau sự xuất hiện của ông già Simêon nói tiên tri về Hài Nhi,

thì bà Anna cũng được giới thiệu minh nhiên như một nữ ngôn sứ.

Làm ngôn sứ đâu phải là đặc quyền dành cho phái nam!

Khuôn mặt của Simêon và Anna có những nét giống nhau.

Cả hai đều là những người tuổi cao và đạo hạnh.

Đời sống của họ gắn bó với Đền thờ.

Riêng cuộc đời của cụ bà Anna thì thật đáng phục.

Cụ xuất giá được bảy năm thì ở góa, nay cụ đã tám mươi tư.

Giả như cụ lấy chồng vào năm mười lăm tuổi,

thì hẳn cụ đã sống trong cảnh góa bụa hơn sáu mươi năm.

Một thời gian dài không có chỗ dựa vững chắc của người chồng.

Nhưng cụ Anna lại tìm thấy một chỗ dựa khác, vững hơn.

Đó là Thiên Chúa mà cụ đêm ngày thờ phượng (c. 37).

Đó là Đền thờ mà cụ coi như nhà của mình.

Đời sống của một góa phụ trẻ, lúc mới ngoài hai mươi, thật không dễ.

Ăn chay cầu nguyện là cách để cụ làm chủ bản thân và thắng cám dỗ.

Simêon và Anna đều là những người cao tuổi đã và đang chờ.

Họ sống để chờ những lời Chúa hứa được thành tựu,

sống để chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem (c. 38).

Anna có biết hôm nay nỗi đợi chờ của cụ được đáp ứng không?

Với trực giác của một ngôn sứ, cụ nhận ra ngay vị Cứu tinh bé nhỏ

đang được bồng ẵm trên tay của đôi vợ chồng nghèo.

Như xuất thần, cụ nói về Hài Nhi cho những người chung quanh.

Không phải chờ nữa, vì ơn cứu chuộc mong mỏi từ lâu nay đã đến.

Thiên Chúa đã giữ trọn lời hứa của Ngài.

Chúng ta đang mừng Lễ Giáng sinh, mừng Con Thiên Chúa làm người.

Chúng ta có ít thời gian để suy niệm về thời gian của Ngài ở Nadarét.

Hơn ba mươi năm để Hài Nhi từ từ lớn lên, trở nên người trưởng thành.

Làm người là chấp nhận lớn lên mỗi ngày một chút về mọi mặt.

Thân xác của cậu Giêsu trở nên mạnh mẽ, trí tuệ cậu đầy khôn ngoan,

và về mặt tâm linh, ân lộc của Thiên Chúa ở trên cậu (c. 40).

Hài Nhi Giêsu đã lớn lên một cách quân bình

để thành Thầy Giêsu đi rao giảng vào lúc ngoài ba mươi.

Con Thiên Chúa cũng phải chăm chỉ học làm người,

qua tha nhân và kinh nghiệm, qua lao động và thách đố trong cuộc sống.

Ngài chia sẻ phận người long đong của chúng ta,

nên Ngài hiểu gánh nặng của phận người.

Xin được học nơi Nadarét về chia sẻ và phục vụ, về tha thứ và yêu thương.

Xin được trở nên người có khả năng dám sống và chết cho người khác.

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa,

xin cho con luôn vui tươi.

dù có phải lo âu và thống khổ,

xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình;

nhưng biết nghĩ đến những người quanh con,

những người – cũng như con –

đang cần một người bạn.

Nếu như con nên yếu đuối,

thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn,

thông cảm và nhân từ hơn.

Nếu bàn tay con run rẩy,

thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.

Khi lâm tử,

xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật

như một lời kinh.

Ước chi con sẽ chết trong khiêm hạ và tín thác,

như một lời xin vâng cuối cùng.

Và con về nhà Chúa,

để dự tiệc yêu thương muôn đời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

 

Suy Niệm 2: Lời Tiên Báo Về Chúa Hài Nhi

Vào một mùa Giáng Sinh nọ, trước giờ đi lễ, vị chủ nông trại đang ngồi thưởng thức nhạc Giáng Sinh, bỗng đâu cả đàn ngỗng của ông tụ lại trước sân nháo nhác tìm chỗ trú. Chúng vừa đói, vừa lạnh, lông cánh rối bời. Tất cả người làm đều đã nghỉ cả, người chủ cũng đều sắp đóng cửa để về thành phố dự Thánh Lễ. Bởi vậy ông bèn ra lùa đàn ngỗng về chuồng, nhưng chúng không biết ông nên dù cho gào thét khàn cả tiếng, chạy ngược chạy xuôi, đã rời cả đôi chân mà ông vẫn không đem được một con nào về chuồng. Thấy vậy ông thầm ước với mình: "Ước gì tôi được làm ngỗng trong chốc lát, để tôi có thể dùng tiếng loài ngỗng mà nói cho chúng hiểu ước muốn của tôi và cho chúng biết đâu là chốn hiểm nguy, đâu là nơi an toàn". Bỗng chốc, ông đã thành một con ngỗng đứng giữa bầy như ước nguyện.

Có thể chúng ta sẽ là phi lý khi thấy người biến thành ngỗng. Thế nhưng, có một điều khác còn phi lý hơn nữa mà Giáo Hội đang mời gọi chúng ta chiêm ngắm, đó là hang đá Belem, nơi Thiên Chúa Vua Cả trời đất giành lấy thân phận làm người, sinh ra trong hang bò lừa máng cỏ. Ngài làm người để rồi Ngài sẽ dùng ngôn ngữ của loài người mà chỉ dạy cho con người lối về quê thật.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca thuật lại cho chúng ta một trong những điều con người được nhận lãnh nhờ vào hành động phi lý ấy. Là Ngôi Hai Thiên Chúa thì Chúa Giêsu đâu cần phải được hiến dâng cho Thiên Chúa theo luật Môisê, thế nhưng ngài vẫn tuân giữ nghi lễ này, vì Ngài muốn giống con người trong hết mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Ngài giống con người để con người không còn phải e ngại khi đến với Ngài cũng như hiểu được lời mời gọi của Ngài. Nếu trước đây, Ngài đã sinh ra trong chuồng bò là để cho mọi người có thể đến với Ngài, không phân biệt giàu sang hay nghèo khổ, có địa vị hay chỉ là dân đen. Các trẻ chăn chiên được mời gọi, ba nhà đạo sĩ Phương Ðông được chỉ lối, tất cả đến với Ngài và đã tìm được nguồn vui.

Hôm nay, Ngài vào Ðền Thánh bằng nghi lễ thanh tẩy và hiến dâng. Thật ra chỉ có con người tội lỗi mới cần thanh tẩy, chỉ có loài thụ tạo mới cần hiến dâng. Vậy mà Chúa Giêsu Ngài vẫn chấp nhận tất cả để nên như một cơ hội quí báu cho tiên tri Siméon và Anna gặp Ngài. Niềm vui bấy lâu mong đợi, giờ đây Siméon đã đạt được như ý nguyện, giờ đây ông có thể ra đi bình an không còn gì phải tiếc nuối.

Siméon và Anna là tiêu biểu cho nhóm những người nghèo của Giavê. Họ ăn chay cầu nguyện, sống nghèo khổ để canh thức trông chờ Ðấng Cứu Thế, dù cho cuộc sống có đầy dẫy những lạc thú thì vẫn không quyến dũ được họ cho bằng niềm vui cứu chuộc họ đang trông chờ.

Thời gian chờ đợi luôn là thời gian dài dẵng lê thê và nếu dành cả một đời để trông ngóng đợi chờ thì không khỏi bị coi là phi lý điên rồ. Chắc chắn Siméon và Anna cũng bị gán cho nhãn hiệu này. Tuy nhiên, Thiên Chúa lại cần đến sự phi lý điên rồ ấy, vì Ngài cũng đã từng hành động như vậy. Một Ðấng Tạo Hóa mà lại hóa thân làm một thụ tạo. Một người Chủ uy quyền mà lại nhận thân phận tôi tớ. Siméon và Anna đã chấp nhận con đường này và Thiên Chúa đã đáp lời họ.

Thế nhưng, khi hưởng niềm vui bất diệt ấy, họ lại chỉ không dành hết cho mình nhưng còn mau mắn chia sẻ với người khác. Bà Anna đã nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel, vì thế bà được coi là nữ tiên tri, dù rằng suốt cuộc sống bà cũng chẳng làm một điều gì như các tiên tri ở Israel.

Vị tiên tri là gì nếu không phải là kẻ truyền rao Thiên Chúa, truyền rao ơn cứu độ. Như vậy, chúng ta có thể gọi bà Anna là mẫu mực cho người tín hữu trong cuộc sống và hành động. Bà đã can đảm và chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn trong chay tịnh và cầu nguyện, cũng như luôn hy vọng đợi chờ, dù cho sự việc chẳng biết bao giờ mới xảy ra và khi đã đón nhận hồng ân thì lại sẵn sàng truyền rao chia sẻ cho kẻ khác. Hồng ân bà nhận được hôm nay luôn là một chứng từ thôi thúc tín hữu thêm lòng cậy trông, vì Thiên Chúa sẽ không chê bỏ những ai đặt hết hy vọng vào Ngài.

Trong mùa Giáng Sinh, mùa kỷ niệm một biến cố phi lý mà con người không thể hiểu thấu. Ước mong rằng mỗi người trong chúng ta biết bắt chước như bà Anna là sẵn sàng đón nhận những đau khổ, những phi lý về ơn cứu độ và nhất là luôn nhớ sứ mệnh tiên tri đã được trao ban từ ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội, để rồi ta có thể bắt chước thánh Phaolô mà nói được như Ngài: "Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Ðức Kitô". Amen.

(Trích trong ‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’ - Radio Veritas Asia)

 

Suy Niệm 3: Mẫu người thánh thiện

Bầu khí tưng bừng của Mùa Giáng sinh dễ làm chúng ta quên đi một sự kiện quan trọng đó là Con Thiên Chúa đã đến thế gian một cách hết sức nhẹ nhàng, êm thắm. Ngài không đến để phút chốc làm đảo lộn tất cả nhịp sống bình thường của con người, nhưng chỉ tế nhị thay đổi từ từ cõi lòng và đời sống mỗi người bằng tình thương dịu dàng của Ngài.

Bài Tin mừng hôm nay gợi lên cho ta một mẫu người thánh thiện nơi bà Anna. Tác giả Tin mừng theo thánh Luca gọi bà là một tiên tri, nhưng theo ý kiến các nhà chú giải thì bà chỉ là một người đơn sơ bé nhỏ thuộc về nhóm những người nghèo của Yavê, những kẻ ưu tiên được hưởng lời hứa và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Bà chỉ xuất hiên một lần trong biến cố dâng Chúa vào Đền thờ. Dung mạo bà được mô tả bằng những chi tiết đơn sơ nhưng thật quan trọng: bà đã được 84 tuổi đời, goá bụa nghèo khó, trung thành với những bổn phận đạo đức, sống nơi đền

Bài Tin mừng hôm nay gợi lên cho ta một mẫu người thánh thiện nơi bà Anna. Tác giả Tim mừng theo thánh Luca gọi bà là một tiên tri, nhưng theo ý kiến các nhà chú giải thì bà chỉ là một người đơn sơ bé nhỏ thuộc về nhóm những người nghèo của Yavê, những kẻ ưu tiên được hưởng lời hứa và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Bà chỉ xuất hiên một lần trong biến cố dâng Chúa vào Đền thờ. Dung mạo bà được mô tả bằng những chi tiết đơn sơ nhưng thật quan trọng: bà đã được 84 tuổi đời, goá bụa nghèo khó, trung thành với những bổn phận đạo đức, sống nơi Đền thờ, phụng sự Thiên Chúa ngày đêm trong kinh nguyện và trong chay tịnh. Thật khó mà sống được như thế nếu không cố gắng cộng tác với ơn Chúa. Bà tin tưởng vào lời hứa cứu độ của Thiên Chúa sẽ thực hiện và cuối cùng đã được nhìn thấy Đấng Cứu Chuộc nơi Hài nhi Giêsu.

Mỗi người chúng ta có thể noi gương bà Anna sống kết hiệp với Chúa trong cầu nguyện và chay tịnh, nghĩa là sông đời khổ hạnh, để có thể nhìn thấy hành động của Thiên Chúa trong lịch sử nói chung và trong chính đời sống mỗi người chúng ta nói riêng. Không phải sự khôn ngoan thông thái làm cho con người gặp được Thiên Chúa  và lãnh nhận ơn cứu rỗi của Ngài, nhưng chỉ những tâm hồn đơn sơ như các mục đồng, như bà Anna mới lắng nghe được lời mời gọi đến gặp Chúa.

Chiêm ngắm Hài nhi Giêsu trong máng cỏ, chúng ta hãy xin Ngài ban cho ánh sáng và sức mạnh hầu diệt trừ mọi ảnh hưởng của thế gian và chân thành phụng sự Chúa trong khiêm tốn và yêu mến.

 

Suy Niệm 4: CẦN TRỞ VỀ VỚI NỘI TÂM (Lc 2, 36 – 40)

Chúng ta vừa đón mừng Đại Lễ Giáng Sinh với những tổ chức sinh hoạt rầm rộ và những trang hoàng hoành tráng bên ngoài làm toát lên vẻ huy hoàng, cao trọng của biến cố có một không hai trong lịch sử cứu độ qua việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người.

Tuy nhiên, những sinh hoạt bên ngoài đó đôi khi làm cho chúng ta quên đi ý nghĩa và giá trị tinh thần của ngày lễ. Hơn nữa, chính Con Thiên Chúa giáng sinh trong cảnh nghèo nàn, nhẹ nhàng, êm đềm chứ không phải rầm rộ bên ngoài... Sự kiện Đức Giêsu giáng sinh thời đó rất âm thầm và Ngài muốn trở thành một người bình thường như mọi người.

Như vậy, muốn có được một mùa Giáng Sinh ý nghĩa và lắng đọng, có lẽ chúng ta phải trở về với cuộc sống nội tâm sâu xa thì mới đi được vào luồng tình yêu của Thiên Chúa, qua đó, sứ điệp giáng sinh mà Con Thiên Chúa mang đến cho nhân loại, trong đó có chúng ta mới thực sự có ý nghĩa trên và trong cuộc đời của mỗi người... Nếu không có yếu tố đó, đại lễ Giáng Sinh chỉ thuần túy là một lễ hội với những sự sầm uất bề ngoài.

Tin Mừng hôm nay trình thuật cho chúng ta biết mẫu gương của một bà quả phụ đã sống điều đó trong cuộc đời của bà. Quả thật, bà là người nghèo của Thiên Chúa, bà chẳng có gì để dâng cho Chúa cả, bà chỉ có tấm lòng và đời sống lương thiện cũng như đạo đức.

Kinh Thánh diễn tả bà hết sức đơn sơ như: bà đã được 84 tuổi, goá bụa nghèo khó, trung thành với những bổn phận đạo đức, sống nơi đền thờ, phụng sự Thiên Chúa ngày đêm trong kinh nguyện và trong chay tịnh.

Qua cuộc đời của bà, chúng ta thấy toát lên một điều, đó là: bà đã lấy Chúa làm trung tâm của cuộc đời mình, cho nên, mọi sinh hoạt đều hướng về Cái Tâm đó. Muốn đi vào tương quan với Thiên Chúa cách thân tình như vậy, hẳn bà phải có tình yêu thúc đẩy.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta, mỗi lần chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu bọc tã nằm trong máng cỏ, chúng ta hãy có tâm tình đơn sơ như bà Anna. Sống tinh thần khó nghèo, phó thác để cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại qua việc trao ban Đức Giêsu, quà tặng vô giá cho chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, tạ ơn Chúa đã nêu gương cho chúng con về tinh thần nghèo khó. Chỉ những ai có được tinh thần như thế, mới được gọi là con Thiên Chúa thực sự. Xin Chúa ban ơn cho mỗi chúng con biết noi gương bà Anna trong bài Tin Mừng hôm nay, ngõ hầu được sống trong tình yêu của Chúa. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Bà Anna nhận ra ĐKT đã đến và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa – SN song ngữ ngày

Monday (December 30): “Anna recognized the coming of Christ and gave thanks to God”

Scripture: Luke 2:36-40

36 And there was a prophetess, Anna, the daughter of Phanuel, of the tribe of Asher; she was of a great age, having lived with her husband seven years from her virginity, 37 and as a widow till she was eighty-four. She did not depart from the temple, worshiping with fasting and prayer night and day. 38 And coming up at that very hour she gave thanks to God, and spoke of him to all who were looking for the redemption of Jerusalem. 39 And when they had performed everything according to the law of the Lord, they returned into Galilee, to their own city, Nazareth. 40 And the child grew and became strong, filled with wisdom; and the favor of God was upon him.

Thứ Hai     30-12           Bà Anna nhận ra Đức Kitô đã đến và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa

 

Lc 2,36-40         Tuần Bát Nhật Giáng Sinh

36 Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm,37 rồi ở góa, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa.38 Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.39 Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê.40 Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Meditation: 

 

Where do you place your trust and hope for a life of peace, freedom and happiness? Scripture tells us that those who place their trust in God will not be disappointed (Isaiah 49:23, Psalm 62:8, Proverbs 3:5-6). In every age, God has placed in the hearts of his people, from the descendants of Adam, Noah, Abraham, the prophets, and King David, a longing and a hope for a Redeemer who will bring us God’s kingdom of peace, joy, and righteousness. We see the great unfolding of God’s plan of redemption in the birth of Jesus Christ, the only-begotten Son of God before all ages, who became a man to redeem his people from sin and oppression.

The long expected newborn Messiah is presented in the Temple at Jerusalem

Luke the Evangelist records the coming of the Christ child (God’s Anointed Messiah) to the Temple in Jerusalem forty days after his birth in Bethlehem (Luke 2:22-24). Joseph and Mary brought the child Jesus with them to the temple to fulfill the Jewish ceremony, recorded in the law of Moses, for the “redemption of the firstborn child” (Exodus 3:2) and the ritual purification of the mother after childbirth (Leviticus 12:2-8). As Joseph and Mary presented their offering and dedicated the child Jesus in the temple, Anna, a godly woman of great age (84 years) who was filled with the Holy Spirit immediately recognized that this child was the promised Messiah and heir to the throne of David. She publicly “gave thanks to God and spoke of him [who is the Christ – the Anointed Messiah]to all who were looking for the redemption of Jerusalem” (Luke 2:38).

Anna’s persevering hope and reward of seeing Christ face to face

What is the significance of Anna’s witness and prophetic proclamation of the Messiah’s coming to his temple? Luke calls Anna a prophetess because she had dedicated her life to the service of God’s word through prayer and fasting. Like Simeon (Luke 2:25-35) and all the prophets of the Old Testament, she was attentive to God’s word and she spoke prophetically – under the inspiration of the Holy Spirit – to others of God’s plan of salvation for his people. She spent her days in the house of the Lord (the Temple) where she offered up daily prayers and intercession for her people.

Anna did not grow weary of placing her trust in God and his promises. Here hope and trust in God did not waver but grew with age.What enabled Anna to persevere for so many years and through difficult times, such as the loss of her husband, and through the trials of advancing old age? She never ceased to give thanks to God each and every day. She worshiped God in daily prayer, and with fasting and intercession on behalf of her people. And she never ceased to cling to God’s word and to speak of his word to others to bring them encouragement and hope. She believed with hopeful expectation that she would one day see her Lord and Redeemer face to face. Anna is a model of persevering faith and hope to all who hunger for God and for his saving word.

The Holy Spirit renews our hope in the promise of God Where do you place your hope? We can easily grow discouraged when trials and setbacks come our way, and we can grow cynical or give in to despair when failing health and advancing age rob us of our natural strength. Life’s shortcomings and disappointments can either weigh us down or press us closer to God. The choice is ours – to rely on ourselves and our own strength or to put our trust wholly in God alone and in the grace and strength which he provides. Scripture reminds us that God gives us a (supernatural) hope beyond hope, a (divine) love stronger than death, and a (spiritual and unceasing) joy that no earthly sorrow or suffering can take away.
 
Is your hope in this present life only? The hope which God places in our heart is the desire and longing for a home and a kingdom of unceasing joy and happiness with God our Creator and Father. The Lord Jesus has won for us an enduring kingdom of righteousness, peace, and joy in the Holy Spirit (Romans 14:17). The Holy Spirit who dwells in us renews and strengthens our hope day by day as we listen to God’s word and believe in his promises. God never fails because his promises are true and he is faithful. The hope which God places within us through the gift of the Holy Spirit enables us to persevere with confident trust in God even in the face of daily trails, setbacks, and challenges that come our way.

The reward of seeking God’s kingdom first

Is there anything holding you back from giving God your unqualified yes to his will and plan for your life? Allow the Lord Jesus to flood your heart with his peace, joy, and love. And offer to God everything you have and desire – your life, family, friends, health, and provision for the future. If you seek his kingdom first (Matthew 6:33), he will give you everything you need to know, love, and serve him now and to enjoy him forever in his everlasting kingdom of joy and peace.

“Lord Jesus, you alone are my hope and life. May I never cease to place all my trust in your unfailing love and mercy. Fill me with the joy and strength of the Holy Spirit that I may boldly point others to your saving presence and word of eternal life.”

Suy niệm:

 

Bạn đặt niềm tin cậy của mình cho cuộc sống bình an, tự do, và hạnh phúc ở đâu? Kinh Thánh nói với chúng ta rằng ai đặt niềm tin cậy của mình vào Thiên Chúa sẽ không bị thất vọng (Is 49,23; Tv 62,8; Cn 3,5-6). Trong mỗi thời đại, Thiên Chúa đã đặt vào tâm hồn dân người, từ con cháu của Adam, Noê, Abraham, các ngôn sứ, và Vua Đavít lòng khao khát và niềm hy vọng vào Đấng Cứu Thế, Đấng sẽ đem lại  cho chúng ta vương quốc bình an, niềm vui, và công chính của Thiên Chúa. Chúng ta thấy mặc khải lớn lao về kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa trong ngày sinh của Đức Giêsu Kitô, Con một yêu dấu của Thiên Chúa trước mọi thời đại, Đấng đã trở thành người để cứu chuộc dân Người khỏi tội và áp bức.

Lòng mong đợi lâu dài về Đấng Mêsia mới sinh được thể hiện trong Đền thờ Giêrusalem

Thánh sử Luca ghi lại sự xuất hiện của hài nhi Kitô (Đấng Mêsia được Thiên Chúa tuyển chọn) nơi Đền thờ Giêrusalem 40 ngày sau khi sinh ra ở Bêlem (Lc 2,22-24). Giuse và Maria đưa hài nhi lên đền thờ để thực hiện nghi lễ Dothái, được ghi lại trong lề luật Môisen, cho sự “chuộc lại của đứa con đầu lòng” (Xã hội 3,2) và nghi thức thanh tẩy cho người mẹ sau khi sinh con (Lv 12,2-8). Khi Giuse và Maria dâng của lễ của mình và dâng hiến hài nhi Giêsu trong đền thờ, bà Anna, một phụ nữ đạo đức đã 84 tuổi, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy liền nhận ra hài nhi này chính là Đấng Mêsia theo lời hứa và là người thừa kế ngai vàng vua Đavít. Bà lớn tiếng “tạ ơn Thiên Chúa và giới thiệu hài nhi (là Đức Kitô – Đấng Mêsia được Thiên Chúa xức dầu) cho mọi người đang mong chờ ơn cứu độ ở Giêrusalem” (Lc 2,38).

Niềm hy vọng kiên trì của bà Anna và phần thưởng được diện kiến Đức Kitô mặt đối mặt

Ý nghĩa của lời chứng và lời tiên báo về Đấng Mêsia đến trong đền thờ của bà Anna là gì? Luca gọi bà Anna là nữ ngôn sứ, vì bà đã hiến dâng đời mình để phụng sự lời Chúa ngang qua việc cầu nguyện và ăn chay. Giống như ông Simêon (Lc 2,25-35) và tất cả các ngôn sứ thời Cựu ước, bà nhạy cảm với lời Chúa và nói tiên tri – dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần – cho người khác về kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa dành cho dân Người. Bà ở trong nhà Chúa (đền thờ) cả đời, nơi bà dâng lời cầu nguyện hằng ngày và thỉnh cầu cho dân tộc của bà.

Bà Anna đã không do dự đặt lòng tin cậy của mình nơi Thiên Chúa và các lời hứa của Người. Lòng hy vọng và tin tưởng vào Thiên Chúa của bà đã không nao núng nhưng lớn lên theo tuổi tác. Điều gì đã giúp bà Anna kiên trì trong nhiều năm và qua thời gian khó khăn như mất chồng, qua những thử thách của tuổi già sức yếu? Bà không bao giờ ngưng lời tạ ơn Thiên Chúa mỗi ngày và mọi ngày. Bà tôn thờ Thiên Chúa trong sự cầu nguyện hằng ngày, và ăn chay, khẩn cầu thay cho dân tộc của bà. Bà không bao giờ ngưng bám chặt vào lời Chúa và nói lời Chúa cho người khác để đem lại cho họ sự động viên và niềm hy vọng. Bà tin tưởng với niềm hy vọng rằng có ngày bà sẽ nhìn thấy Chúa và Đấng Cứu Độ của mình mặt giáp mặt. Bà Anna là mẫu mực về đức tin và niềm hy vọng kiên vững cho ai đói khát Thiên Chúa và lời Người.

Chúa Thánh Thần canh tân niềm hy vọng của chúng ta vào lời hứa của Thiên Chúa

Bạn đặt niềm hy vọng của mình vào đâu? Chúng ta có thể dễ dàng thất vọng khi những thử thách và trái ý xảy đến và chúng ta có thể trở nên hoài nghi hay đi đến tuyệt vọng khi sức khỏe suy sụp và tuổi già lấy đi sức khỏe tự nhiên của mình. Những khuyết điểm và thất vọng có thể đè bẹp chúng ta hay kéo chúng ta tới gần Thiên Chúa hơn. Sự lựa chọn thuộc về chúng ta – cậy dựa vào bản thân và sức riêng mình hoặc phó trót hoàn toàn lòng tin cậy của mình vào một mình Thiên Chúa và vào ơn sủng và sức mạnh Người ban cho. Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta đức cậy vượt trên sự hy vọng, đức mến mạnh mẽ hơn sự chết, và niềm vui (thiêng liêng và không dứt) mà không có buồn phiền hay đau khổ trần thế nào có thể cướp mất được.

Niềm hy vọng của bạn chỉ dựa vào cuộc sống hiện tại này phải không? Niềm hy vọng mà Thiên Chúa đặt vào lòng chúng ta là sự khao khát và ước mong mái nhà và một vương quốc vui mừng và hạnh phúc khôn siết với Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành và Cha của chúng ta. Chúa Giêsu đã đem lại cho chúng ta vương quốc công chính, bình an, và niềm vui vĩnh cửu trong Chúa Thánh Thần (Rm 14,17). Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong chúng ta canh tân và củng cố niềm hy vọng chúng ta từng ngày khi chúng ta lắng nghe lời Chúa và tin vào các lời hứa của Người. Thiên Chúa không bao giờ thất tín vì các lời hứa của Người là sự thật và Người luôn trung tín. Niềm hy vọng mà Thiên Chúa đặt trong chúng ta qua hồng ân Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta kiên vững với lòng tin cậy vào Thiên Chúa, ngay cả khi giáp mặt với những thử thách, trái ý, và thách đố hằng ngày xảy đến.    

Phần thưởng của việc tìm Nước Thiên Chúa trước

Có điều gì ngăn cản bạn không dâng cho Chúa lòng tin cậy và quy phục hoàn toàn trước ý Người dành cho đời bạn không? Hãy để Chúa Giêsu chiếm hữu lòng bạn với sự bình an, niềm vui, và tình yêu của Người. Và hãy dâng cho Thiên Chúa mọi sự bạn có và lòng ao ước – cuộc sống, gia đình, bạn bè, sức khỏe, và dự tính cho tương lai của bạn. Nếu bạn tìm kiếm nước Chúa trước (Mt 6,33), Người sẽ ban cho bạn mọi sự bạn cần để hiểu biết, yêu thương, và phụng sự Người bây giờ và vui sướng với Người mãi mãi trong vương quốc vui mừng và bình an vĩnh cửu của Người.

Lạy Chúa Giêsu, chỉ mình Chúa là hy vọng và sự sống của con. Xin cho con không bao giờ ngừng đặt tất cả niềm tin cậy con vào tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Xin ban cho con niềm vui và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để con có thể mạnh dạn chỉ cho người khác biết sự hiện diện cứu độ và lời ban sự sống đời đời của Chúa.

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

 

SUY NIỆM

1. Theo Luật Chúa truyền (c. 21-24)

Luật được nói tới nhiều lần trong trình thuật: c. 21 (“đến lúc phải”), c. 22, 23, 24, 27 và 39. Về mặt Lề Luật có ba nghi thức: lễ cắt bì, dâng của lễ thanh tẩy người mẹ (Lv 12, 1-8) và đóng tiền chuộc cho con trai đầu lòng (Xh 13, 2.13.15; 34, 20; Ds 18, 15-16). Về lễ thanh tẩy người mẹ sau khi sinh, luật buộc phải dâng một con chiên 1 tuổi làm lễ toàn thiêu, nếu nhà nghèo thì dâng một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. Như thế, Thánh Gia thuộc diện gia đình nghèo.

Nhưng Luật không buộc dâng tiến con trai cho Đức Chúa, nhưng các ngài vẫn tiến dâng hài nhi Giêsu cho Đức Chúa. Như thế, Đức Maria và Thánh Giuse hoàn tất lề luật bằng cách “vượt qua lề luật”: chu toàn lề luật bằng lòng biết ơn và lòng mến (chứ không phải vì bị ép buộc), và được thúc đẩy bởi lòng biết ơn và lòng mến, làm hơn cả sự đòi hỏi của luật (chẳng hạn như luật ăn chay, luật đi lễ, xưng tội, luật không giết người). Trong cuộc sống, nhất là trong đời sống dâng hiến, chúng ta luôn được mời gọi không chỉ sống theo lề luật những còn chọn sống theo một năng động, năng động qui về Chúa hay năng động qui về mình hoặc “những sự khác”, bởi vì Luật không thể quy định hết mọi việc phải làm hay phải tránh. Vì thế, trong truyền thông đời tu, ngày Lễ Thánh Gia dâng Hài Nhi Giê-su cho Thiên Chúa, thường được chọn để tổ chức lễ khấn; hoặc bài Tin Mừng này thường được chọn cho ngày lễ khấn.

Đức Maria đã nói lên lời xin vâng: « Tôi đây là nữ tì của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như như lời sứ thần nói ». Lời này của Đức Maria phát xuất từ năng động của lòng yêu mến. Những gì xảy ra cho mình không còn theo ý mình, chương trình của mình nữa, nhưng là theo ý muốn của Thiên Chúa. Đương nhiên là không dễ đối với Đức Mẹ : vì Mẹ được mời gọi dâng lại cho Thiên Chúa chính người con mình sinh ra, giống như Abraham, người con từ xương thịt máu huyết của mình, để cho con của mình thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa, chứ không phải của mình; và nếu theo kế hoạch của Thiên Chúa, thì Mẹ phải chịu thử thách và đau khổ nhiều. Như thế, Mẹ Maria đã học biết dâng con mình cho Đức Chúa ngay lúc sinh ra. Và phải sống điều này từng ngày (biến cố 12 tuổi là bằng chứng). Thế mà, Đức Giêsu đối với mẹ là yêu quí nhất, thiết thân nhất, gắn bó nhất, và như là chính bản thân mình. Còn chúng ta, dĩ nhiên chúng ta không có « người con duy nhất », nhưng chúng ta luôn có những điều yêu quí, thiết thân, gắn bó như chính bản thân mình.

Luật không buộc chúng ta phải dâng tiến đời mình trong đời tu, dâng tiến những gì mình có và mình là, dâng tiến ý riêng, quyền làm cha làm mẹ, quyền sở hữu. Nhưng chúng ta, giống như Đức Maria, chúng ta dâng tiến tất cả vì lòng biết ơn và yêu mến. Nếu không có lòng biết ơn và lòng yêu mến, chúng ta không thể sống đời tu, còn được gọi là « đời dâng hiến ».

2. Ngôn sứ Si-mê-on và ngôn sứ An-na (c. 25-38)

a. Ngôn sứ Si-mê-on (c. 25-35)

Ông là ai ? Chính trong hành động dâng tiến điều quý giá nhất, là Hài Nhi Giê-su, mà ơn cứu độ được nhận ra và tuyên xưng bởi ngôn sứ Si-mê-on. Ông là người công chính và sùng đạo, mong chờ niềm an ủi của Israen, và cũng là của chính ông (được diễn tả qua lời chúc tụng). Đặc biệt « Thánh Thần ngự trên ông » (« Thánh Thần » được nói tới 3 lần), ông là con người thiêng liêng. Ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng :

Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi,
vì chính mắt con được nhìn thấy ơn cứu độ.

Chắc chắn ông đã phải chờ đợi biến cố này rất lâu. Chúng ta cũng cần học ở nơi ông sự kiên nhẫn chờ đợi ơn an ủi. Như chúng ta đều biết, lời chúc tụng của ngôn sứ Si-mê-on trở thành lời kinh tối hằng ngày của chúng ta, bởi vì mỗi tối nhắc nhớ chúng ta thời điểm cuối cùng của cuộc đời chúng ta, tất yếu sẽ đến và không biết đến lúc nào ; và chúng ta được mời gọi như ngôn sứ Simêon, cũng nói lên niềm vui được nhìn thấy ơn cứu độ.

Khi chúng ta cầu nguyện với Lời Chúa, lòng ước ao của chúng ta và Thánh Thần làm cho chúng ta nhận ra, gặp gỡ, lắng nghe, học tập để hiểu biết và yêu mến Chúa, ngang qua những gì rất « nhỏ bé và đơn sơ », đó là Lời Kinh Thánh.

« Chính mắt con nhìn thấy ơn cứu độ ». Chúng ta được mời gọi nhận ra sự tương phản : một bên là em bé mới sinh, yếu đuối, nhỏ bé, bất lực ; một bên là niềm tin thật lớn và niềm vui cũng thật lớn : ông nhìn thấy ơn cứu độ nơi Đức Giêsu bé nhỏ. Ơn cứu độ mà ông nhìn tận mắt là gì, là ai: một em bé, trong tay vợ chồng trẻ đơn sơ bình dị (bố là thợ mộc, mẹ là nội trợ; giống như cha mẹ nhiều người trong chúng ta). Nhưng niềm vui đến từ xác tín thật là lớn. Chúng ta chứng kiến và đón nhận nhiều hơn thế, nhưng chúng ta ít vui bằng.

Các mục đồng được các thiên thần loan báo tin trọng đại, nhưng điều mà họ nhìn thấy, chỉ là một hài nhi bọc tả. Sau này, các môn đệ, và cả loài người chúng ta được mời gọi nhìn ra ơn cứu độ nơi Đức Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá, cũng yếu đuối, nhỏ bé và bất lực. Nhưng điều chúng ta tin, lại là sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa.

Lời ngôn sứ về Mẹ Maria. Lời loan báo khó khăn của Đức Giêsu, nhưng lại là “thương khó” của Đức Maria: nhất là tan nát con tim, khi mất đi người con. Nhưng mẹ đã học để mất từ từ rồi và ngay ở đây, khi dâng con cho Đức Chúa. Nhưng chính khi cho là lãnh nhận, nhất là để phục vụ cho sự sống.

b. Nữ ngôn sứ An-na (c. 36-38)

Vị nữ ngôn sứ ở tuổi 84, không nói gì cả, chỉ sống hi sinh âm thầm mà thôi. Trong khi đó ông Simon thì nói nhiều! Bà sống như một nữ tu kín thật lâu: cứ cho là bà lấy chồng lúc 20 tuổi, 7 năm sau thì ở góa, và đến nay đã ở góa được 57 năm! Bà là hình ảnh sống động của sứ điệp mà trình thuật Tin Mừng muốn truyền đạt cho chúng ta: đó là dâng lại cho Đức Chúa tất cả. Thật vậy, như bài Tin Mừng diễn tả, “bà không rời bỏ đền thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa”. Chính vì thế mà bà cũng được ơn nhận ra ơn cứu độ nơi hài nhi Giêsu.

Và sau khi gặp gỡ hài nhi, bà “nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem”.

3. Hoàn tất Lề Luật (c. 39-40)

Sau khi hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, Thánh Gia trở về cư ngụ ở làng Nadarét, miền Galilê. Tiếp theo là đời sống ẩn dật kéo dài suốt 30 năm, và các Tin Mừng hầu như không kể lại gì về thời gian này. Tại sao? Đơn giản là vì, đời sống này rất đỗi bình thường, như cuộc đời của chính chúng ta. Chẳng có gì đặc biệt để có thể viết thành sách hồi kí với những tình tiết và giai đoạn sóng gió, li kì.

Bình thường, nhưng cũng rất lạ lùng, vì sự kì diệu của ngôi vị Đức Giêsu trong lời nói và việc làm sau này được chuẩn bị từ thời gian âm thầm này. Chẳng hạn, cách Ngài nói về Chúa Cha, cách Ngài giảng bằng các dụ ngôn, cách Ngài tiếp xúc với những người bệnh tật, thấp hèn, tội lỗi, nhỏ bé… chắc chắn xuất phát từ kinh nghiệm sống sâu xa và sự học hỏi bền bỉ trong những năm tháng dài của đời sống ẩn dật. Theo gương Đức Giê-su Hài Đồng và Niên Thiếu, chúng ta được mời gọi đón nhận tối đa thời gian chuẩn bị, huấn luyện, học tập, thực tập… thay vì để lãng phí, và nhất là thời gian tĩnh tâm cầu nguyện.

Và trong thời gian này, “Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan” (c. 40). Ngài đầy khôn ngoan, nhưng là sự khôn ngoan nào? Chúng ta được mời gọi cảm nhận nơi Ngài sự khôn ngoan thần linh, được tỏ bày trong lời nói và việc làm của Ngài, và nhất là nơi Thập Giá. Thập Giá dưới mắt của con người là điên rồ và sỉ nhục, nhưng đối với chúng ta, những người được Chúa kêu gọi, lại là Khôn Ngoan thần linh (x. 1Cr 1, 24).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây