Khó mà nói về Chúa cho gia đình!

Thứ năm - 30/07/2020 04:11

Khó mà nói về Chúa cho gia đình!

fr.aleteia.org, Linh mục Michel Martin-Prével, 2020-01-26

Một vài con đường cụ thể để làm chứng cho đức tin của mình  (nhưng không khoa trương) cho người thân ít nhiều xa Chúa.

Vào thời điểm mà kitô giáo không còn là chuẩn mực để điều chỉnh các vấn đề xã hội cũng như cách ứng xử của người công dân, chúng ta không còn dựa trên một di sản chắc chắn đã vắng mặt, mà chỉ còn dựa trên chứng từ. Vì thế gia đình trở nên nơi lý tưởng để nói về Tin Mừng, như thời các kitô hữu đầu tiên.

Truyền giáo cho chính gia đình mình, một cuộc đấu tranh tế nhị

Tuy vậy truyền giáo cho đại gia đình là một nhiệm vụ khó khăn vì bốn lý do: người thân là những người chúng ta yêu thương nên chúng ta không muốn làm mất lòng họ; chúng ta biết rõ họ và chúng ta chưa đủ độ lùi để có một vị trí trung lập; uy tín của chúng ta bị đe dọa và chúng ta quá cẩn thận dè chừng; họ biết các lỗi lầm của chúng ta và các lỗi lầm này không phù hợp với sự thánh thiện của phúc âm. Vì thế truyền giáo cho chính gia đình mình là một cuộc đấu tranh rất tế nhị. Chuyện này làm cho chúng ta đối diện với vấn đề tình cảm hơn là khi gặp gỡ với những người mình ít quen biết. Chúng ta có nói chuyện dễ dàng về đức tin với một người không quen gặp trên xe lửa hơn, hay là với anh chị em không cùng chia sẻ đức tin với mình?

Các gia đình ngày nay thường mang đủ mọi dạng, vợ tin, chồng không tin, con cái lớn là những “đứa con hoang đàng” thường không đi nhà thờ, chúng có triết lý rất xa lạ với Lời Chúa, nơi đau khổ không có bao nhiêu hy vọng. Trong các trường hợp này, chúng ta phải thông cảm, khóc với người khóc và hy sinh cho những người mình yêu thương. Ông Thibault và bà Marie-Gabrielle hiểu điều này trong Tiến trình Tôbia và Sara: “Chúng tôi muốn gia đình hiểu chọn lựa của chúng tôi. Chúng tôi đã từ bỏ gia đình, chúng tôi cầu nguyện và chúng tôi làm chứng bất cứ lúc nào chúng tôi được yêu cầu.” 

Truyền giáo thông qua các mối liên hệ yêu thương

Chúng ta không lạ gì có những gia đình anh chị em cùng cha cùng mẹ nhưng lại rất khác nhau về mặt đức tin: truyền giáo trong các trường hợp này thông qua việc giữ quan hệ yêu thương với tất cả mọi người, không trừ ai, không loại ai, ai cũng xây dựng cho gia đình riêng của mình được thuận hòa. Đức hạnh của tín hữu kitô âm thầm chính nó lại là một thông điệp, Thánh I-Nhã Antioche đã nói: “Thà là tín hữu kitô nhưng không nói ra, còn hơn nói ra mà không phải là tín hữu kitô”. Mối nguy hiểm chính là muối nhạt và tâm hồn nguội lạnh.

Cụ thể phải làm như thế nào?

– cầu nguyện cho đại gia đình trong giờ cầu nguyện gia đình.

– sống xứng đáng theo tinh thần Tin Mừng, không rêu rao. Như Thánh Phanxicô Asisi đã nói: “Loan báo Tin Mừng mọi lúc, nhưng dùng những chữ cần thiết và khi nào cần thiết”.

– sẵn sàng nói về đức tin của mình một cách dịu dàng và tôn trọng khi chúng ta cảm thấy mình bị chất vấn. “Đức Kitô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”. (1 Pr 3, 15).

– luôn nhớ mọi nơi mọi lúc, chính Chúa Thánh Thần là Đấng làm chúng ta hoán cải.

Linh mục Michel Martin-Prével

Năm 2009 Linh mục Michel Martin-Prével vào Cộng đoàn Các Mối Phúc. Linh mục đã lập gia đình và sau khi vợ qua đời, linh mục đi tu. Với kinh nghiệm gia đình, linh mục Michel Martin-Prével đã giúp ích rất nhiều cho các gia đình. Cha cho biết: “Giữa các khó khăn gia đình, chúng ta luôn có thể tìm lại niềm vui và không nên ở một mình. Đức tin kitô là cái gì chúng ta phải sống với người khác. Đời sống gia đình của chúng ta có thể đa dạng nhưng chúng ta có thể cùng chia sẻ sức mạnh của Giáo hội, chia sẻ hy vọng cũng như đức tin và tình yêu”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: “Niềm vui Tin Mừng được sống trong gia đình”

Nguồn tin: phanxico.vn

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây