Thứ Năm đầu tháng, sau lễ Hiển Linh.
"Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh này".
LỜI CHÚA: Lc 4, 14-22a
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền năng của Thánh Thần và danh tiếng Người đồn khắp miền xung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và ai nấy đều ca tụng Người.
Người đến Nadarét là nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, Người vào hội đường ngày Sabbat, và đứng dậy đọc sách. Người ta trao cho Người cuốn sách Tiên tri Isaia.
Người mở sách và gặp chỗ có chép rằng: "Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa". Người xếp sách lại, trao cho viên phụ trách, đoạn ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều đưa mắt chăm chú nhìn Người.
Người bắt đầu nói với họ rằng: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai các ngươi vừa nghe". Và ai nấy đều công nhận lời Người và ngạc nhiên vì những lời hấp dẫn thốt ra từ miệng Người.
Suy Niệm 1: Trả lại tự do
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Đức Giêsu tỏ mình.
Ngài không tỏ mình cho một đám đông trong hoang địa,
nhưng tỏ mình cho người dân làng Nadarét, tại hội đường của họ.
Thánh Luca đã muốn chọn Nadarét thay vì Caphácnaum
làm nơi Đức Giêsu bày tỏ con người và chương trình hành động của Ngài.
Nadarét là một ngôi làng nhỏ, chẳng có gì nổi bật (x.Ga 1, 46),
nhưng ở đây, Con Thiên Chúa làm người đã sống hơn chín phần mười đời mình
như một người thợ (Mc 6, 3), con của một ông thợ khác (Mt 13, 55).
Ở đây, Đức Giêsu đã lớn lên từ từ về mọi mặt (Lc 2, 40).
Bé Giêsu, cậu Giêsu, chú Giêsu rồi ông Giêsu.
Ngài sống như một người bình thường, không có hào quang trên đầu,
cũng không làm nhiều phép lạ như các sách ngụy thư đã kể.
Hôm nay, Đức Giêsu trở lại làng xưa, nơi có biết bao kỷ niệm.
Vì là ngày sabát, theo thói tục, Ngài đến hội đường.
Ông trưởng hội đường đã mời Ngài đọc sách thánh và diễn giải.
Hãy ngắm nhìn cử chỉ đĩnh đạc của Đức Giêsu.
Ngài đứng lên, nhận cuộn sách, mở ra;
sau khi đọc, Ngài cuộn sách, trả lại và ngồi xuống.
Đức Giêsu đã cố ý chọn đoạn sách Isaia 61, 1-2
Ngài thấy đoạn sách thánh đó nói về mình, về sứ vụ tương lai:
“Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe.”
Như thế chính Ngài nhận mình là Đấng có Thần Khí Chúa ngự trên,
nhận mình là Mêsia, Đấng được xức dầu để thi hành một sứ mạng.
Sứ mạng của Đức Giêsu chủ yếu là loan báo và công bố ( Lc 4, 18-19).
Sứ mạng ấy nhắm đến những người bất hạnh trong xã hội:
người nghèo, người bị giam cầm, người bị mù lòa, bị áp bức.
Đức Giêsu như đến để mở một Năm Thánh đặc biệt, Năm hồng ân.
Ơn nổi bật là ơn trả lại tự do cho tù nhân và cho người bị áp bức (aphesis).
Vẫn luôn có những người tự nhốt mình trong nhà tù của thành kiến, thói quen…
Xin được ơn tự do để thoát khỏi sự chi phối của cái tôi ích kỷ.
Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự:
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí tuệ.
Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,
để chúng con được tự do bay cao.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
Suy Niệm 2: THIÊN CHÚA TRONG ĐỜI THƯỜNG
Trong tuần lễ Hiển linh, Chúa đã tỏ mình ra bằng nhiều cách khác nhau. Hôm nay không còn úp mở, Chúa nói chính thức và công khai: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe”.
Lời công bố minh nhiên này diễn ra trong làng quê bình lặng, giữa những người dân quê bình thường, trong khung cảnh một ngày thứ bẩy bình thường và trong buổi đọc Sách Thánh, cầu nguyện thường lệ. Thông điệp chỉ đi vào đời thường với những con người tầm thường, thậm chí còn bất hạnh, bị bỏ quên trong xã hội: “Thần Khí Đức chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”. Quả thật suốt cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu đã sống phần lớn thời gian rất bình thường, làm thợ mộc giữa những người nghèo hèn. Nhưng Chúa đã yêu thương những con người bình thường. Chính vì thế Chúa đem hi vọng đến cho đời thường. Người mù hi vọng được nhìn thấy những điều mơ ước. Người câm nói được nỗi lòng mình. Người què đi được đến nơi muốn đến. Người điếc nghe được tiếng gọi muốn nghe. Người nghèo tìm được hạnh phúc.
Đời thường chiếm phần lớn thời gian ta sống ở đời. Chắc chắn đời thường có tầm quan trọng trong cuộc đời chúng ta. Ta phải trân trọng đời thường bằng cách yêu mến công việc hằng ngày và đặc biệt yêu mến những người anh em sống quanh ta và với ta.
Tại sao ta phải yêu thương anh em sống quanh ta và với ta? Thánh Gioan đưa ra 3 giải nghĩa.
Yêu Chúa phải yêu anh em. Vì Chúa vô hình còn anh em ta nhìn thấy hằng ngày. Nếu không yêu người hữu hình thì nói yêu Đấng Vô Hình là nói dối.
Yêu Chúa phải yêu anh em. Yêu nhau yêu cả đường đi. Yêu Chúa phải yêu người Chúa yêu. Anh em được Chúa yêu. Nên ta phải yêu anh em. Chúa sinh ra anh em. Yêu Đấng sinh thành thì phải yêu cả người được sinh thành.
Yêu Chúa phải yêu anh em. Đây không phải công việc của xác thịt thế gian, nhưng là công việc của Thần Khí. Yêu thương những người tầm thường, nghèo nàn. Yêu anh em nghèo hèn là sống theo Thần Khí. Đây là điều khó. Nhưng những ai do Thiên Chúa sinh ra đều có thể chiến thắng xác thịt thế gian.
Suy Niệm 3: Chúa Giêsu viếng Nazaret.
Tuy chỉ diễn ra ở Hội đường Nazaret, nhưng việc Chúa Giêsu xuất hiện lần này nêu bật tư cách và sứ mệnh Mêsia của Ngài. Đồng thời tạo ra một khúc ngoặt trong lịch sự cứu rỗi, vì nó đánh dấu thời điểm mọi lời tiên báo của Cựu ước được thành tựu.
“Hôm nay đã ứng nghiệm lời kinh thánh tai các ngươi vừa nghe”. Biết bao thế hệ Cựu ước đã nôn nao chờ đợi hai tiếng “hôm nay” ấy. Đây là giờ phút vui mừng tột độ đối với những ai thật lòng chờ đó ngày Yavê. Dĩ nhiên, thời cứu rỗi sẽ ngày càng tốt đẹp do những can thiệp sẽ đến của Thiên Chúa, nhưng tất cả đều tuỳ thuộc ở giây phút này, giây phút Chúa Giêsu tỏ mình là Đấng mà tất cả Cựu ước đều hướng về.
Đây thật là một cuộc “hiển linh”, nhưng khác với ngờ tưởng của con người, vì là cuộc tỏ mình một cách êm ả, trong khung cảnh phụng vụ quen thuộc: Ngài đến hội đường ngày hưu lễ, cầu nguyện chung với mọi người, nghe đọc và nghe giải thích lời Chúa. Đấng Mêsia gặp gỡ Thiên Chúa, tìm hiểu, lắng nghe và nhận ra thánh ý Thiên Chúa nơi cơ chế phụng tự quen thuộc và nơi Kinh thánh, và rồi Ngài cũng sẽ thực hiện chương trình cứu rỗi bằng chính đời sống lao nhọc vì tha nhân, bằng chính thái độ tận tình đối với tha nhân, để “kẻ nghèo được nghe Tin mừng, người sầu khổ được chữa lành, kẻ bị giam cầm được giải thoát…”.
Chớ gì mỗi khi họp nhau nghe Lời Chúa chúng ta cũng nhận ra được thánh ý cứu độ của Ngài để rồi cùng với Chúa Kitô chúng ta thực hiện thánh ý ấy trong cuộc sống. Điều đó đòi hỏi nơi chúng ta một tấm lòng rộng mở và biết lắng nghe, một con tim quảng đại biết quên mình để dấn thân phục vụ.
Suy Niệm 4: TẤT CẢ CHO NGƯỜI NGHÈO
Có một câu chuyện thật ấn tượng kể về một linh mục dòng Phanxicô khó khăn như sau: ngày cha mới lãnh tác vụ linh mục, một người giàu có muốn tài trợ cho cha mới tất cả kinh phí trong thánh lễ tạ ơn đầu đời linh mục của ngài. Tuy nhiên, khi được tin như vậy, tân linh mục này đã ngỏ ý muốn xin số tiền ấy không phải để mở tiệc ăn mừng, mà là dùng nó vào việc xây dựng nhà cửa, mua thuốc men... cho bà con bị bệnh phong tại Biên Hòa – Đồng Nai mà ngài vô tình khám phá ra họ ở trong rừng sâu và không có nhà cửa cũng như không có ai giúp đỡ... Một tấm lòng tuyệt vời, khi không nghĩ cho riêng mình, mà là cho người nghèo, người bệnh, người bị xã hội bỏ rơi!
Hôm nay, bài Tin Mừng trình thuật việc Đức Giêsu trở về quê hương và Ngài vào các hội đường mà giảng dạy. Khi đọc đoạn Kinh Thánh của Isaia, nói về sứ mạng của vị Thiên Sai là đến với người nghèo, để nâng đỡ, an ủi, cứu giúp; xây dựng bình an, giải thoát con người khỏi ách thống trị của sự dữ... Đọc xong, Ngài tuyên bố, đoạn sách ấy hôm nay đã ứng nghiệm!
Khi nói như thế, Đức Giêsu công khai đứng về phía người nghèo, bỏ rơi và bị áp bức. Đây là lựa chọn và sứ vụ của Ngài khi đến trần gian mà hôm nay đã ứng nghiệm.
Ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, mỗi người được trao cho trách nhiệm trở nên ngôn sứ và chứng nhân cho Tin Mừng.
Tuy nhiên, chúng ta có trở nên chứng nhân của Chúa đích thực khi quan tâm đến người nghèo, người thấp cổ bé họng, người không có tiếng nói, người bị bỏ rơi không...? Hay chúng ta đã phản chứng khi khước từ những người cần đến sự giúp của chúng ta, coi khinh và bỏ rơi những người tội lỗi, đồng thời dồn anh chị em mình vào ngõ cụt đường cùng?
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết sống tình liên đới, cảm thông và chia sẻ, để trở nên sứ giả của Tin Mừng tình thương trong gia đình, lối xóm và cuộc sống của chúng con hôm nay. Amen.
Ngọc Biển SSP
Thursday (January 07): “The Spirit of the Lord is upon me” Scripture: Luke 4:14-22 14 And Jesus returned in the power of the Spirit into Galilee, and a report concerning him went out through all the surrounding country. 15 And he taught in their synagogues, being glorified by all. 16 And he came to Nazareth, where he had been brought up; and he went to the synagogue, as his custom was, on the Sabbath day. And he stood up to read; 17 and there was given to him the book of the prophet Isaiah. He opened the book and found the place where it was written, 18 “The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to preach good news to the poor. He has sent me to proclaim release to the captives and recovering of sight to the blind, to set at liberty those who are oppressed, 19 to proclaim the acceptable year of the Lord.” 20 And he closed the book, and gave it back to the attendant, and sat down; and the eyes of all in the synagogue were fixed on him. 21 And he began to say to them, “Today this scripture has been fulfilled in your hearing.” 22 And all spoke well of him, and wondered at the gracious words which proceeded out of his mouth; and they said, “Is not this Joseph’s son?” |
Thứ Năm 07-01 Thần Khí Chúa ngự trên tôi
Lc 4,14-22 14 Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận.15 Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh.16 Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh.17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức,19 công bố một năm hồng ân của Chúa.20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người.21 Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người; và họ nói “Người này chẳng phải là con trai ông Giuse đó sao?” |
Meditation: What can bring us true freedom and joy? In Jesus we see the healing power of God’s love and mercy in action. Wherever Jesus went, people gathered to hear him speak about the kingdom of heaven and God’s promise to bring freedom and healing to those who put their trust in God. His gracious words brought hope, joy, and favor to those who were ready to receive him. Jesus began his public ministry in his own land of Galilee where he was reared. His proclamation of the fulfillment of the Messianic prophecy of Isaiah brought wonder to the people. Isaiah had prophesied that the Messiah would come in the power of the Holy Spirit to bring freedom to those oppressed by sin and evil (see Isaiah 61:1-2). Jesus awakened their hope in the promises of God. They, in turn, received his words favorably and wondered what would become of “Joseph’s son”. Their hearts were hungry for the word of life and they looked to Jesus with anticipation and wonder. Do you look to Jesus with confidence and hope in the fulfillment of all God’s promises?
The word “gospel” literally means “good news”. Isaiah had prophesied that the Messiah would come in the power of the Holy Spirit to bring freedom to those who suffered from physical, mental, or spiritual oppression (see Isaiah 61:1-2). Jesus came to set people free, not only from their infirmities, but from the worst affliction of all – the tyranny of slavery to sin, Satan, and the fear of losing one’s life. God’s power alone can save us from dejection, hopelessness, and emptiness of life. The Gospel of salvation is “good news” for everyone who will receive it. Do you know the joy and freedom of the Gospel of Jesus Christ, the Son of God who came to bring us the kingdom of heaven?
“Lord Jesus, you are the fulfillment of all our hopes and dreams. Through the gift of your Holy Spirit you bring us truth, freedom, and abundant life. Fill me with the joy of the Gospel and inflame my heart with love and zeal for you and for your kingdom of peace and righteousness”. |
Suy niệm:
Điều gì có thể đem lại cho chúng ta sự tự do và niềm vui đích thật? Nơi Ðức Giêsu, chúng ta nhìn thấy tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trong hành động. Bất cứ nơi nào Đức Giêsu đến, dân chúng tụ tập để lắng nghe Người nói về vương quốc của Thiên Chúa. Những lời nói an ủi của Người đem lại niềm hy vọng, niềm vui, và ơn sủng cho những ai sẵn sàng tiếp nhận Người. Ðức Giêsu đã bắt đầu sứ mệnh công khai nơi vùng đất quê hương Galilê của Người, nơi Người đã lớn lên. Lời tuyên bố của Người về sự ứng nghiệm lời tiên báo Ðấng Mêsia của ngôn sứ Isaia khiến mọi người kinh ngạc. Ngôn sứ Isaia đã tiên báo rằng Đấng Mêsia sẽ đến trong quyền năng của Chúa Thánh Thần để giải thoát những ai đang bị đè bẹp bởi tội lỗi và ma quỷ (Is 61,1-2). Ðức Giêsu khơi dậy niềm hy vọng của họ vào những lời hứa của Thiên Chúa. Đáp lại, họ đón nhận những lời tốt đẹp và gây kinh ngạc của Người, những điều trở thành người “con trai của ông Giuse”. Tâm hồn họ đói khát lời sự sống và họ nhìn Ðức Giêsu với sự dè dặt và kinh ngạc. Bạn có nhìn Ðức Giêsu với lòng tin cậy trong sự hoàn thành tất cả những lời hứa của Thiên Chúa không? Hạn từ “Tin mừng” theo nghĩa đen là “tin vui”. Isaia đã tiên báo rằng Ðấng Mêsia sẽ đến trong quyền năng của Chúa Thánh Thần để đem lại sự giải thoát cho những ai đau khổ từ sự áp lực của thể lý, trí óc, hay tinh thần (Is 61,1-2). Ðức Giêsu đến để giải thoát con người – không chỉ về những yếu đuối thuộc thể lý, trí óc, và tinh thần – mà còn từ tất cả những đau khổ tệ hại nhất – tình trạng nô lệ cho tội lỗi, Satan, và sự sợ hãi mất đi sự sống của mình. Duy chỉ có sức mạnh của Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta thoát khỏi sự tuyệt vọng, chán nản, và trống trải của cuộc đời. Tin mừng cứu độ là “tin vui” cho mọi người biết đón nhận nó. Bạn có biết niềm vui và sự giải thoát của Tin mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã đến để đem lại cho chúng ta nước trời không? Lạy Chúa Giêsu, Chúa là sự hoàn thành tất cả niềm hy vọng và mơ ước của chúng con. Ngang qua ơn sủng của Thánh Thần Chúa, Chúa mang lại cho chúng con cuộc sống đích thật, tự do, và sung mãn. Xin lấp đầy lòng con niềm vui của Tin mừng và đốt lên trong lòng con ngọn lửa tình yêu và nhiệt thành dành cho Chúa và cho vương quốc bình an và công chính của Chúa. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ
SUY NIỆM
1. “Đức Giê-su trở về Galilê”
a. “Khi ấy, được quyền năng Thần Khí thúc đẩy”
Khi ấy Đức Giê-su được đầy quyền năng Thần Khí (c. 14). “Khi ấy” là khi Ngài vượt qua những đợt cám dỗ của ma quỉ, sau bốn mươi ngày ăn chay cầu nguyện trong sa mạc. Chúng ta có thể gọi là “thử thách”, thay vì “cám dỗ”, vì liên quan đến lòng tin nơi Thiên Chúa, thay vì là vấn đề luân lí hay giới tính. Thực vậy, lời sau cùng Ngài nói với ma quỉ, là lời liên quan đến lòng tin: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa, là Thiên Chúa của ngươi” (c. 12). Trong trường hợp này, “thử thách” mang ý nghĩa “không tin”; không tin, nên thử cho biết. Nhưng thử cho đến bao giờ mới biết hết về một ngôi vị?
Chúng ta cũng được mời gọi vượt qua những thử thách liên quan đến lòng tin, vượt qua thái độ quên ơn, vốn dẫn đến việc nghi ngờ Thiên Chúa và làm phát sinh lòng ham muốn và thái độ ghen tị. Như thánh Gioan nói trong bài đọc thứ nhất của Thánh Lễ hôm nay: “Điều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta” (1Ga 4, 4). Và chính khi ấy, cũng như Đức Giê-su, chúng ta sẽ được tràn đầy Thần Khí của Thiên Chúa.
b. “Người giảng dạy”
Và chỉ khi Ngài tràn đầy Thần Khí, Đức Giê-su mới bắt đầu giảng dạy và được mọi người tôn vinh. Chúng ta hãy ngạc nhiên về điều này: Đức Giê-su vẫn chưa làm phép lạ nào, chưa làm điều gì lạ thường, Ngài mới chỉ nói thôi; và lời của Ngài đánh động người nghe đến độ ngài được mọi người tôn vinh:
Mọi người đều tán thành và thán phục
những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. (c. 22)
Ước gì chúng ta cũng biết tôn vinh và ca tụng Chúa, khi lắng nghe Lời của Ngài trong cầu nguyện. Và nhất là, từ rày về sau, chúng ta không thể sống, nếu không, có thể nói, “ăn” lời của Ngài. Bởi vì, sự sống của chúng ta không chỉ cần của ăn và các phương tiện đáp ứng nhu cầu, nhưng còn cần lời nói nữa, lời nói yêu thương, soi sáng, tha thứ, đón nhận, cảm thông, bao dung. Thiếu những lời này, chúng ta không thể sống được. Và Lời Chúa là những lời như thế và làm cho chúng ta nói được với nhau những lời như thế.
2. Kinh Thánh được hoàn tất
Nhưng Đức Giê-su giảng dạy điều gì? Cả bốn Tin Mừng sẽ kể lại cho chúng ta những lời ân sủng của Chúa. Nhưng, Tin Mừng theo thánh Luca kể lại một trong những lời giảng của Chúa, và đó là một lời giảng vô cùng đơn giản: Ngài mở Sách Thánh, đọc một đoạn; sau đó cuộn lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống; cuối cùng Ngài nói:
Hôm nay đã ứng nghiệm
lời Kinh Thánh tai quí vị vừa nghe. (c. 21)
Xin cho chúng ta hiểu được phần nào tầm mức của biến cố trọng đại này. Lời ngôn sứ Isaia: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (c. 18-19), được thực hiện nơi những gì Đức Giê-su nói và làm, và một cách viên mãn nơi mầu nhiệm Vượt Qua.
Thực vậy, ý định muốn giết Đức Giê-su và Ngài “vượt qua” giữa họ mà đi (c. 28-30) mời gọi chúng ta hiểu biến cố hạn hẹp ở Nazareth ở mức độ mầu nhiệm Vượt Qua. Vì thế, lời ngôn sứ được ứng nghiệm hướng tới và phải được hiểu ở mức độ toàn bộ Kinh Thánh: toàn bộ Kinh Thánh loan báo Đức Ki-tô Vượt Qua và Đức Ki-tô Vượt Qua hoàn tất toàn bộ Kinh Thánh (x. Lc 24, 44).
3. “Con tim bừng cháy”
Theo thánh sử Luca, kinh nghiệm của các môn đệ, kinh nghiệm về sự tương hợp giữa Đức Giêsu và Sách Thánh không chỉ là một suy luận hay kiến thức. Bởi vì hiểu Sách Thánh được hoàn tất nơi Đức Giêsu và mầu nhiệm Vượt Qua của Người, điều này đi ngang qua chốn sâu thẳm của tâm hồn, và làm cho sinh động mọi gốc rễ của tâm hồn. Vậy thì tại sao chúng ta lại thấy mình có liên quan, thấy mình được đánh động bởi sự kiện Đức Kitô hoàn tất Sách Thánh cổ xưa. Gương vâng phục của Đức Giêsu đối với Cha của Ngài có lẽ chưa đủ, vì chúng ta vẫn còn ở bên ngoài.
Chúng ta thấy mình có liên quan, bởi vì sự vâng phục của Đức Giêsu đối với Chúa Cha được bày tỏ ra cho Ngài ngang qua con người. “Kế hoạch của Chúa Cha” được ghi khắc ở đâu, nếu không phải là trên con người, trên toàn thể một dân tộc có trước Ngài? Hẳn là kế hoạch này được viết trong một cuốn sách; nhưng nếu các trang sách biết nói, đó là bởi vì chúng qui về những cuộc đời cụ thể, giống như cuộc đời cụ thể của chúng ta, và Thiên Chúa đã dùng những cuộc đời cụ thể này để ghi khắc trên đó kế hoạch Ngài thiết lập cho Đức Kitô của Ngài. Vì thế, khi nhận ra Đức Ki-tô lúc Người bẻ bánh tại làng Emmau, hai môn đệ nhớ lại :
“Dọc đường, khi người nói chuyện
và cởi mở Kinh Thánh cho chúng ta,
con tim chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? (Lc 24, 32)
Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta được mời gọi nhận ra rằng Kinh Thánh là tiếng kêu của cả một dân tộc vô danh trong thử thách, trong lúc không còn những kỳ công, trong khủng khoảng tột cùng: “Tôi tự bảo: điều làm tôi đau đớn, là Đấng Tối Cao chẳng còn ra tay nữa” (Tv 77, 11). Và, vì dân tộc này giống như chúng ta, con tim chúng ta có thể “bừng cháy” khi chúng ta nhận ra nơi chính mình cuộc Vượt Qua, không phải của một mình Đức Giêsu, vì Ngài “không một mình” (x. Ga 8, 16.29; 16, 32), nhưng của Đức Giê-su cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh.
Ngày hôm nay, Đức Ki-tô vẫn hiện diện cách kín đáo, như Ngài đã làm với hai môn đệ Emmau, qua rất nhiều trung gian, để giúp chúng ta có kinh nghiệm nhận ra Ngài trong Thánh Lễ hằng ngày và trong đời sống cầu nguyện của chúng ta. Đức Ki-tô phục sinh giải thích mầu nhiệm Vượt Qua Ngài khởi đi từ Sách Thánh: Sách Thánh loan báo Đức Ki-tô và Đức Ki-tô hoàn tất Sách Thánh. Đức Ki-tô đã “hoàn tất” Kinh Thánh như thế nào, thì cũng sẽ “hoàn tất” hành trình làm người của chúng ta như thế: cuộc đời của chúng ta cũng « loan báo » Đức Ki-tô và Đức Ki-tô hoàn tất đời tôi. Chính sự tương hợp này đã đem lại cho chúng ta kinh nghiệm thiêng liêng: “con tim bừng cháy”.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn