Thứ Sáu sau lễ Hiển Linh.
"Lập tức người ấy khỏi phong hủi".
LỜI CHÚA: Lc 5, 12-16
Xảy ra khi Chúa Giêsu đang ở trong một thành kia, thì có một người mình đầy phong hủi, thấy Chúa Giêsu, liền sấp mặt xuống đất, van xin Ngài rằng: "Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch".
Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: "Ta muốn, hãy nên trơn sạch". Lập tức, người ấy khỏi phong hủi. Người ra lệnh cho người ấy không được nói với ai, nhưng: "Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch".
Nhưng tiếng đồn về Người cứ lan rộng, và dân chúng đông đảo kéo nhau đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật. Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện.
Suy Niệm 1: Hãy đi trình diện tư tế
(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu vừa tỏ mình, vừa giấu mình.
Ngài giấu mình khi Ngài ra lệnh cho người phong không được nói với ai.
Nhưng hẳn anh ấy cũng khó giữ kín chuyện này, khi anh đi gặp các tư tế.
Thế nên cuối cùng tiếng đồn về Ngài đã lan ra,
khiến người ta nô nức, lũ lượt kéo đến với Ngài (c. 15).
Đức Giêsu đã không thể giấu mình trước đám đông dân chúng.
Ngài lôi cuốn họ như một vị giảng thuyết và như một người chữa lành.
Con người mãi mãi cần sức mạnh tinh thần và sức khỏe thân xác.
Đức Giêsu đem đến cả hai điều ấy cho hạnh phúc con người.
Hãy nhìn người phong, mình anh đầy những vết lở loét.
Anh đến với Đức Giêsu, sấp mặt xuống nài xin.
“Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (c. 12).
Lời nguyện của người phong là lời cầu xin mẫu mực cho ta.
Dĩ nhiên là anh ấy rất muốn được khỏi căn bệnh nan y này,
căn bệnh đã làm tan nát thân xác anh và cả cuộc đời anh,
Hơn nữa, nó còn bắt anh trở nên kẻ sống ngoài lề xã hội và tôn giáo.
Nhưng anh vẫn không để ước muốn quá đỗi bình thường của mình lấn lướt.
Anh đặt ước muốn ấy dưới ước muốn của Đức Giêsu.
“Nếu Ngài muốn !” nghĩa là Ngài có thể và có quyền không muốn.
Anh để cho Đức Giêsu được tự do muốn điều Ngài muốn.
“Ngài có thể làm tôi được sạch: anh tin vào khả năng của Ngài,
khả năng làm cho những vết lở loét kia biến mất.
Chính khi Đức Giêsu được tự do, được tin cậy và phó thác,
thì dường như Ngài không thể từ chối được nữa.
“Tôi muốn, anh hãy được sạch. ”
Đức Giêsu tẩy sạch anh bằng một ước muốn được nói ra lời,
kết hợp với một cử chỉ đầy yêu thương là đưa bàn tay ra đụng vào anh.
Khi cầu xin, bạn hãy để cho Chúa được tự do giúp bạn,
theo ý muốn của Chúa, theo cách của Chúa, vào lúc của Chúa.
Đừng dạy Chúa phải làm gì, vì Chúa biết điều tốt nhất cho bạn.
Cầu nguyện :
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi. (R. Tagore)
Suy Niệm 2: Thánh Thần, nước và máu
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Chúa Giêsu tiếp tục hiển linh với quyền năng tuyệt đối khi chữa lành người bệnh phong. Ngôi vị Thiên Chúa của Người được chứng thực bằng chính lời chứng của Thiên Chúa với ba chứng nhân: Thánh Thần, Nước và Máu. Thánh Thần là lời chứng đến từ Đức Chúa Cha. Nước và Máu là lời chứng của chính Chúa Giêsu. Tất cả làm thành lời chứng của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tất cả là lời chứng về quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa.
Thánh Thần là tình yêu kết hiệp Ba Ngôi Thiên Chúa, là sự sống, là sức mạnh, là lò lửa, là nguồn sinh lực vô biên, không bao giờ vơi cạn, nhưng ngày càng sung mãn. Là sự thật, là nguồn mạch sự thật, nên là lời chứng không thể phủ nhận được.
Nước và Máu là tình yêu cụ thể, thể hiện trong xác thịt Con Người, trước mắt mọi người. Là tình yêu bao dung, tẩy sạch mọi tội lỗi vô vàn vô số của nhân loại. Nhưng trên hết là tình yêu cứu độ đưa loài người từ tình trạng bị trừng phạt đến được thứ tha, từ thân phận nô lệ khốn khổ về làm con Thiên Chúa trong tự do, từ vực sâu sự chết đớn đau về vinh quang khôn sánh của con Thiên Chúa. Đó là tình yêu lớn lao cao cả nhất dám hi sinh tính mạng vì bạn hữu. Vì thế cũng là lời chứng chân thực nhất và có sức thuyết phục nhất.
Lời chứng tuyệt đối quan trọng không chỉ vì thế giá của Thiên Chúa, nhưng quan trọng vì quyết định vận mệnh của ta. Bằng chứng ấy chỉ nói lên một điều quan trọng: Thiên Chúa yêu thương ta vô vàn và Thiên Chúa đã làm tất cả chỉ vì muốn ta được sống và được hạnh phúc. Chính vì thế lời chứng ấy đặt ta trước một chọn lựa sinh tử: Tin hay không. Từ đó là quyết định sống hay chết.
Người bệnh phong là người coi như đã chết vì bị loại trừ khỏi cộng đoàn và không có hi vọng được chữa lành. Người bệnh phong là người đã ở bên bờ vực sinh tử, ở lằn ranh giữa cái chết và cái sống. Anh đã tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Giêsu. Anh đã lựa chọn đúng nên đã từ cõi chết trở về cõi sống. Anh đã lựa chọn niềm tin vào con Thiên Chúa nên anh có sự sống, không chỉ là sự sống với đầy đủ ý nghĩa nhất của thân xác, nhưng còn là sự sống đời đời của linh hồn bất diệt.
Lạy Thiên Chúa là Tình Yêu. Bằng chứng của Chúa chính là bằng chứng của tình yêu. Động lực của bằng chứng cũng là tình yêu: mong muốn đem đến cho con sự sống đời đời. Xin cho con biết tin nhận và tuyên xưng Thiên Chúa Tình Yêu trong suốt cuộc đời con.
Suy Niệm 3: Chữa một người phung hủi
Bài Tin mừng hôm nay cho thấy cử chỉ ưu ái mà Chúa Giêsu dành cho những người cùng khổ, những kẻ bị xã hội ruồng rẫy.
Với sự nhạy cảm của một lương y, thánh sử Luca ghi lại một chi tiết đáng chú ý, đó là sự kiện Chúa Giêsu giơ tay chạm đến người phung hủi, biểu lộ một tình yêu xoá bỏ mọi ngăn cách, một tình yêu đi đến và dừng lại nơi những đau khổ của con người. Đối với Chúa Giêsu, con người cùi hủi ấy không còn là một phế nhân, môt kẻ bị loại bỏ, mà là một con người đáng cảm thông và thương yêu. Người phung hủi được chữa lành, nhưng nhất là được phục hồi nhân phẩm, được sống như một con người giữa mọi người.
Chung quanh chúng ta có biết bao người bị đẩy ra bên lề xã hội. Họ đang chờ đợi một cánh tay nâng đỡ, một lời an ủi, một nụ cười cảm thông. Bao nhiêu nghĩa cử là bấy nhiêu phép lạ.
Ước gì chúng ta biết sống thế nào để Chúa Giêsu có thể thực hiện phép lạ tình yêu của Ngài đối với tất cả mọi người.
Suy Niệm 4: Cái khổ của người bị bệnh
"Khi còn có thể làm việc được thì người mắc bệnh vẫn còn được chung sống với gia đình. Nhưng đến khi thân tàn ma dại không làm được chi nữa, nhất là khi các vết ung thối bắt đầu phá miệng lở loét ra, máu mủ vấy đầy, khiến những người chung quanh nhờm gớm, kinh tởm không chịu được, thì dân làng đưa họ vào rừng, cất cho họ một túp lều tranh để người cùi ở lại đó một mình sống chết ra sao mặc kệ!
Khi yếu liệt, cô đơn trong túp lều hiu quạnh, người cùi đói khổ mà chết dần chết mòn một cách thảm khốc, ấy là không kể trường hợp có thể bị cọp đói tha đi, vì có lời đồn đại rằng cọp rất hám thịt người cùi.
Nói tóm một điều: người cùi là một bệnh nhân biết rõ mình đang chết và với đôi mắt tỉnh táo còn chứng kiến được rành rành giữa thanh thiên bạch nhật những sình thối rục rã của chốn mồ sâu. . . !"
Câu chuyện trên đây chính là nhận định của Đức Cha Cassaigne, thừa sai sống giữa anh chị em người cùi.
Trong cuộc sống, cái gây nên đau khổ nhất cho con người chính là: bệnh tật và sự cô đơn.
Bệnh tật thì làm cho con người ta thất vọng và nghĩ mình vô dụng; bệnh tật còn làm cho con người đau đớn thể xác. . . Còn sự cô đơn thì làm cho con người trở nên dư thừa, họ bị cô lập không được tiếp xúc với ai và cũng không ai thèm tiếp xúc với họ. Đau khổ nhất chính là bị đẩy ra một nơi xa cộng đồng, không được ở với cha mẹ, anh chị em và bà con xóm làng.
Tất cả những tâm trạng đó, nơi người bị bệnh phong, họ phải hứng chịu tất cả.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết yêu thương ngay cả đến người không đáng yêu, tha thứ kẻ không đáng tha thứ. Đức Giêsu đã làm thế và chúng ta cũng phải làm như vậy, nếu chúng ta là môn đệ đích thực của Chúa.
Mong sao mỗi người chúng ta sẵn sàng chia sẻ và gánh lấy những gánh nặng cho nhau. Thập giá mà mỗi người chúng ta phải vác, sẽ nhẹ đi biết bao, khi chúng ta biết bắt chước Đức Giêsu, giơ tay ra chạm đến người phong cùi.
Xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta được trở nên dấu chỉ tình thương của Chúa trong xã hội hôm nay. Amen.
Ngọc Biển SSP
Suy Niệm 5: Chúa có quyền chữa lành bệnh tật và tội lỗi
(TGM Giuse Nguyễn Năng)
Sứ điệp: Khi chữa lành người phong hủi, Chúa Giêsu chứng tỏ Ngài có quyền chữa lành mọi bệnh tật và giải thoát người ta khỏi tội lỗi. Ta hãy tin tưởng và kêu cầu Chúa cứu chữa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, đối với chúng con, bệnh tật là một nỗi sợ. Đau đớn nơi thân xác do bệnh tật gây ra kéo theo những khổ đau tâm hồn. Bệnh tật làm cho con thấy sự sống của thân xác mỏng manh biết bao. Cuộc đời này ngắn ngủi qua mau biết bao.
Lạy Chúa, qua việc Chúa chữa lành cho người phong cùi, con hiểu rằng Chúa muốn con sống hạnh phúc, khỏe mạnh. Ngày nay, tuy Chúa không hiện ra để làm phép lạ chữa bệnh, nhưng Chúa vẫn âm thầm hiện diện và giúp cho ngành y khoa tiến bộ. Để qua đó, Chúa chữa lành bệnh tật cho loài người. Con xin tạ ơn Chúa hết lòng.
Chúa ơi, trên thế giới này có bao người mắc phải những thứ bệnh ngặt nghèo, tiền mất mà tật vẫn mang. Cũng có nhiều người quá nghèo, không đủ tiền chữa bệnh. Cuộc sống của họ lây lất khổ đau. Con nguyện xin Chúa cho họ gặp được những người có lòng quảng đại giúp đỡ. Con cũng nguyện xin cho các bác sĩ, y tá là những người trực tiếp phục vụ bệnh nhân, xin cho họ có tinh thần phục vụ vô vị lợi để xoa dịu nỗi đau của nhân loại. Và con nguyện xin Chúa chữa lành những người đau ốm trong gia đình con. Xin cho tất cả chúng con được sống mạnh khỏe an vui.
Lạy Chúa Giêsu là Chúa của con, con xin phó thác trọn vẹn đời con trong tay Chúa. Amen.
Ghi nhớ: “Lập tức người ấy khỏi phong hủi”.
Suy Niệm 6: Chúa Giêsu hoạt động cứu rỗi
(Lm Carôlô Hồ Bắc Xái)
A- Phân tích (Hạt giống. . . )
Chúa Giêsu tiếp tục hoạt động cứu rỗi, Ngài chữa một người bị phong cùi.
- Việc chữa người phong cùi làm ứng nghiệm lời tiên tri Isaia về Đấng Messia, chứng minh Chúa Giêsu chính là Đấng Messia.
- Thái độ của người cùi chứng tỏ người này tin Ngài là Messia: anh “liền sấp mặt xuống đất” kêu xin; anh nói “Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch” (thời đó, phong cùi được coi là chứng nan y vô phương chữa trị).
- Thái độ của Chúa Giêsu biểu lộ một sự ưu ái đặc biệt: “Người giơ tay chạm đến người ấy” (không ai khác dám đụng người cùi, vì sợ lây bệnh và lây sự ô uế).
- Lời Ngài bảo anh đi trình diện tư tế và dâng của lễ chứng tỏ Chúa Giêsu tôn trọng luật lệ đạo Do Thái.
B- Suy gẫm (. . . nẩy mầm)
1. Chúa Giêsu không chỉ chữa bệnh cho người bị phong cùi, mà còn đưa tay đụng anh, chứng tỏ Ngài không ghê tởm anh; Ngài còn dạy anh đi trình diện với tư tế để được công nhận hết bệnh và nhờ đó được hội nhập vào xã hội. Như thế, người phong cùi này vừa được chữa bệnh, vừa được phục hồi nhân phẩm. Nói cách khác, Chúa Giêsu vừa chữa anh khỏi bệnh tật phần xác vừa chữa anh khỏi bệnh tật tâm hồn. Sự quan tâm của ta với những người nghèo khổ có được toàn diện như thế chưa ?
2. Cái nghèo cũng là một thứ “tội đầu”, vì nghèo nên khổ, vì nghèo khổ nên bị coi khinh và xua đuổi.
3. Nạn đói xảy ra trong vùng. Một người ăn xin bên góc đường bước đến bên đại văn hào Nga, Tolstoy, đang đi ngang qua đó. Tolstoy dừng lại, lấy tiền cho nhưng không tìm được đồng nào. Ông nói với sự nuối tiếc: “ Này người anh em, đừng giận tôi. Tôi chẳng đem theo gì”.
Mặt người ăn xin sáng lên và nói: “Ông gọi tôi là anh em, đó đã là món quà rất lớn rồi!” (Góp nhặt).
Việc giúp đỡ người nghèo khổ chưa chắc có giá trị bằng thái độ tôn trọng của ta đối với họ.
4. “Chúa Giêsu giơ tay chạm đến người ấy và nói: ‘Ta muốn, hãy nên trơn sạch’. Lập tức, người ấy khỏi phong hủi” (x. Lc 5,13)
Tôi có người bạn học, sắp theo ngành cảnh sát. Trước khi nhập học, bạn đã hỏi cha mình “Con có nên nhập bọn với nhóm tội phạm, để một ngày nào đó phá tan băng nhóm ấy không ?” Cha bạn trả lời “Áo dơ muốn sạch thì phải chịu khó nhúng tay vào”.
Người mắc bệnh phong, vì muốn được khỏi bệnh nên đã tìm đến với Chúa Giêsu. Chúa cũng muốn anh được chữa lành nên đã chạm đến anh.
Chúa cũng đã chạm đến tôi nhiều lần: khi tôi rước lễ, khi tôi cầu nguyện, đọc sách thánh… nhưng dường như chẳng có gì thay đổi nơi tôi cả! Phải chăng vì tôi chưa thực sự tin tưởng vào Chúa và thực tâm muốn được chữa lành ?
Lạy Chúa, xin cho con khao khát được canh tân và ước muốn được chữa lành, để con luôn bước đến với Chúa và được hoàn toàn đổi mới. (Epphata)
Suy Niệm 7: Chúa chữa người phong cùi
(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)
1. Chúa Giêsu đang ở trong thành thì có người phong cùi đến sấp mình van xin Người cứu chữa. Người liền giơ tay sờ anh ta, tức thì anh được lành sạch. Người dặn anh đừng cho ai biết, những hãy đi trình diện với tư tế để chứng minh anh đã khỏi bệnh. Nhưng đi tới đâu anh ta cũng thuật lại phép lạ Chúa đã làm cho anh, nên dân chúng khắp nơi kéo nhau theo nghe Chúa giảng và xin Người cứu chữa bệnh tật.
2. Luật Do thái về bệnh phong cùi.
Theo luật Do thái, những ai mắc bệnh cùi không được sống trà trộn trong dân chúng vì bệnh này là bệnh nan y và hay lây. Vì vậy số phận của họ đã khổ vì bệnh hoạn lại còn khốn nạn hơn vì tình trạng cô đơn.
Căn bệnh đáng sợ nhất đối với người Do thái là bệnh cùi. Nó như cơn đại dịch truyền nhiễm gieo rắc biết bao khiếp sợ cho những nạn nhân của nó vì hồi đó không có hy vọng cứu chữa, số phận của người bệnh cùi thực sự rất đáng thương. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh bị cách ly khỏi mọi đời sống xã hội và buộc phải trốn tránh xa xã hội.
3. Đau đớn thể xác của người cùi.
Có những triệu chứng để xem biết ai đã mắc chứng bệnh này: nó có thể bắt đầu bằng những mụn nhỏ và lở loét, những chỗ ung lở thì có mùi tanh hôi. Ở trên mặt thì lông mày rụng hết, mặt lộ ra, thanh quản bị lở, giọng nói trở nên khàn đặc, hơi thở khò khè. . . Trung bình bệnh này phát triển trong 9 năm, cuối cùng điên loạn, hôn mê và chết. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân còn sống lâu năm nhưng ở trong tình trạng đau đớn và thất vọng.
4. Đau khổ tinh thần của người cùi.
Đau khổ tinh thần còn lớn hơn đau đớn về thể xác. Theo sách Lêvi, người phong cùi phải sống tách biệt khỏi gia đình và bạn hữu, bị coi như đã chết. Và sách còn cho biết thêm :”Người mắc bệnh phong cùi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên :”Ô uế, ô uế”. Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế, ô uế : nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại. Ngoài ra người phong cùi không được phép đến nơi thờ phượng công cộng vì phong cùi bị coi là nhơ bẩn và bị coi như Chúa phạt”.
5. Đức Giêsu đã chữa người phong cùi.
Theo luật, không ai được phép chào hỏi một người phong cùi ở ngoài đường, không được đến gần 2 mét. Nếu người phung hủi đứng đầu gió thì người ở cuối gió phải cách xa 45 mét. Ngay cả một quả trứng, các rabbi Do thái cũng không ăn nếu bán ở đường phố có người phong cùi đi qua. Thế mà Chúa Giêsu bất chấp những cấm cách ấy, Ngài tỏ lòng thương xót bệnh nhân nên đã giơ tay ra sờ vào bệnh nhân và anh ta được khỏi. Đối với Chúa Giêsu, trong cuộc sống chỉ có một điều bó buộc duy nhất là luật yêu thương.
6. Bệnh phong cùi thiêng liêng.
Ngoài bệnh cùi thể xác ra, còn một loại bệnh cùi thiêng liêng nữa. Các nhà tu đức học và dẫn đàng thiêng liêng thường coi tội lỗi là một thứ bệnh cùi thiêng liêng. Nếu bệnh cùi thể xác khiến người ta bị cô lập hóa về thể lý, nghĩa là phải sống tách biệt khỏi gia đình và xã hội, thì bệnh cùi thiêng liêng khiến người ta bị cô lập hóa về đời sống thiêng liêng. Tội làm sứt mẻ tình bạn với Thiên Chúa và người khác.
7. Thái độ đối với người bệnh cùi.
Đứng trước nạn nhân phong cùi đau khổ này, chúng ta phải có một quyết tâm không bao giờ tự làm cho mình thành người cùi và cũng đừng làm cho những người sống chung quanh mình thành những người cùi. Nghĩa là có những người cư xử như mình bị cùi, khi tự xây cho mình một pháo đài ích kỷ, lập dị. . . Có những người khác lại đối xử với anh em như những người cùi, khi làm cho anh em cô đơn hoàn toàn, do lời nói hay thái độ chia rẽ, phân biệt đối xử. . . chẳng hạn có những người, những tập thể mà chúng ta xa lánh theo kiểu người Do thái xa lánh người phong cùi.
8. Truyện: Léon Tolstoi và người hành khất.
Một hôm Tolstoi, một đại văn hào người Nga, đang ngồi nghỉ mát trên ghế đá trong một công viên gần nhà, thì bỗng có người đàn ông lớn tuổi, áo quần nhếch nhác, đến gần và giơ chiếc mũ cũ rách ra trước mặt nhà văn để xin giúp đỡ. Nhà văn liền thò tay vào túi áo định lấy tiền cho người ăn xin, nhưng tìm hết túi này sang túi khác mà không kiếm thấy đồng nào.
Bấy giờ ông nhìn người ăn xin và nói với sự hối tiếc như sau :
- Này người anh em, xin thứ lỗi cho tôi. Vì hôm nay tồi rất tiếc đã để quên ví tiền ở nhà rồi.
Bấy giờ, người ăn xin thay vì buồn giận, thì đã mỉm cười và nói :
- Tôi thật không biết phải cám ơn ông thế nào cho xứng. Vì hôm nay ông đã cho tôi một món quà quí báu hơn tiền bạc. Đó là ông đã không những không khinh dể tôi, mà còn tôn trọng tôi khi gọi tôi là “Người anh em”.
Suy Niệm 8: Chúa Giêsu quyền năng
(Lm Giuse Đinh Tất Quý)
1. Bài Tin Mừng, tiếp tục khai triển đề tài Chúa tỏ mình ra. Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy, Ngài là một Thiên Chúa quyền năng.
Thánh Luca đã ghi lại việc Chúa tỏ mình ra ở đây qua câu chuyện Chúa chữa một người phong cùi.
Thánh sử ghi: “Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: Ta muốn - hãy nên sạch. Lập tức người ấy khỏi phong cùi”. (Lc 5,12)
Rõ ràng là ở đây, Chúa Giêsu đã tỏ ra cho con người thấy quyền năng của Chúa. Bởi chỉ bằng một ý muốn, một lời nói, Ngài đã chữa lành người phong cùi.
2. Chúa Giêsu của chúng ta ngoài việc tỏ mình ra là một Thiên Chúa quyền năng, Chúa còn tỏ ra cho ta thấy, Ngài là một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Lòng thương xót này còn được chứng tỏ qua việc Ngài lấy máu của mình để chuộc tội cho những ai biết tin vào Ngài.
Hơn nữa, Đấng quyền năng ấy, còn là một Thiên Chúa luôn biết cảm thông. Bản chất yêu thương của Chúa đã khiến Ngài muốn cảm thông với thân phận con người.
Họa sĩ tài ba Vincent Van Gogh không phải lúc nào cũng cầm cọ. Ông đã từng đến làm việc tại một mỏ than ở Borinage, Bỉ. Ở đó mọi người rất quý trọng ông. Những khi rảnh rỗi, ông thường được mọi người mời nói chuyện về cuộc sống. Ông nhận ra có một số người thường phản ứng khi nghe ông nói chuyện. Ông hiểu vì cuộc sống họ quá khổ sở, đến nỗi họ thấy khó mà tin được vào lời nói của người khác. Hằng ngày nhìn những người thợ mỏ phải làm việc trong các điều kiện khó khăn triền miên mà chỉ nhận được đồng lương chết đói. Gia đình họ luôn phải chạy ăn từng bữa, ông chợt thấy xót xa khi so sánh với cuộc sống tương đối sung túc của mình.
Vào một buổi tối cuối năm lạnh lẽo, trong đoàn người thợ mỏ mệt mỏi lê từng bước chân về nhà, ông thấy một ông lão chân bước xiêu vẹo băng ngang qua cánh đồng, giấu chặt người sau miếng vải bố để tìm chút hơi ấm. Van Gogh đã lấy quần áo của mình đem cho ông lão và chỉ giữ lại một bộ duy nhất. Ông quyết định sống với khẩu phần lương thực ít ỏi và phân phát tiền lương của mình cho những thợ mỏ khốn khổ ấy.
Có lần, mấy đứa trẻ của một gia đình nọ bị sốt thương hàn, tuy bản thân cũng đang sốt, Van Gogh vẫn nhường giường của mình để bọn trẻ có chỗ nằm.
Một gia đình giàu có trong vùng gợi ý dành riêng cho ông một căn phòng trống để trọ, nhưng Van Gogh từ chối lời để nghị này. Ông nói nếu có thiện chí, gia đình đó nên giúp những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Những người trước đây thường phản ứng với ông giờ đã hiểu và rất kính trọng ông.
Ông ý thức rất rõ rằng giữa lời nói và hành động có một sự cách biệt khá lớn. Chính cuộc sống và hành động mới là tiếng nói ấn tượng nhất, hơn tất cả mọi lời hoa mỹ. Ông nhận ra dù ở bất cứ nơi đâu, chỉ nên dùng lời nói khi thật cần thiết.
3. Phần chúng ta, là những người được hưởng lòng thương xót một cách nhưng không của Chúa, chúng ta cũng phải biết đem tình thương của mình mà ban phát cho những anh chị em chung quanh chúng ta, bằng cách chia sẻ và gánh lấy những gánh nặng cho nhau.
Ngày kia tại Trung Quốc, một em bé đói rách tiều tụy vì phong cùi, bị dân chúng dùng gậy gộc xua đuổi ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của em. Trước cảnh tượng đau lòng ấy, một nhà truyền giáo phương Tây đã ẵm em lên để che chở cho em khỏi những gậy gộc vút lên thân mình em và những viên đá phũ phàng ném vào em để xua đuổi em đi. Thấy có người chịu mang em bé đi, dân làng mới thôi, nhưng miệng họ vẫn không ngớt lời kêu la: “Phong hủi, phong hủi, phong hủi, cút đi!”.
Những giọt nước mắt lăn trên gò má em bé, nhưng lần này không phải là những giọt nước mắt đau buồn mà là những giọt nước mắt mừng vui, vì đã có người che chở. Em bé hỏi nhà truyền giáo:
- Tại sao ông lo lắng cho cháu như thế?
Nhà truyền giáo trả lời:
- Vì ông trời đã tạo nên cả hai chúng ta. Em sẽ là em gái của ta và ta sẽ là người anh của em. Từ nay, em sẽ không phải đói khổ và không còn lo không có nơi nương tựa nữa.
Suy nghĩ hồi lâu, em lại hỏi:
- Em phải làm gì?
- Em hãy trao tặng lại cho người khác tình yêu càng nhiều càng tốt - Nhà truyền giáo trả lời:
Kể từ đó đến 03 năm sau, khi em bé tắt hơi thở cuối cùng, em luôn chăm sóc, giúp đỡ, băng bó các vết thương, đút cơm cho các bệnh nhân trong trại cùi mà nhà truyền giáo đã đưa em về đó ở. Khi lìa đời, em mới lên 12 tuổi, và mọi bệnh nhân khác đã kháo láo với nhau:
- Bầu trời bé nhỏ của chúng ta đã về trời!
Vâng! Bầu trời bé nhỏ của chúng ta đã về trời! Ôi đẹp biết chừng nào tình yêu biết chia sẻ cho nhau.
Br. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD chuyển ngữ
Nguồn: The Word Among Us – January, 2022
Friday January 7.2022
Meditation: 1John 5, 5-13
The Spirit is the one who testifies and the Spirit is truth. (1 John 5:6) Except for a few incidents, we don’t know much about Jesus’ early life. He spent about thirty years living a hidden, quiet life in Nazareth before beginning his public ministry. And when he appeared, he prompted many people to wonder who he was and where he really came from. We may have similar questions from time to time. How can I really know Jesus? Well, today’s first reading points to three crucial witnesses: “the Spirit, the water, and the Blood” (1 John 5:8). These witnesses spoke to Jesus’ own followers, and they can speak to us. Water. Jesus began his ministry when he was baptized in the Jordan River. As he came up from the water, God proclaimed, “You are my beloved Son; with you I am well pleased” (Luke 3:22). But despite this miracle and all the others, many of Jesus’ followers continued to doubt him. Then came the testimony of blood, in Jesus’ death on the cross. It didn’t make sense. The disciples had just begun to believe that he was the Messiah; how could he die like this? Wasn’t he going to liberate Israel? Where was the victory over the Roman oppressors? But the true testimony of Jesus’ blood was revealed at his resurrection: the testimony of a love that is stronger than death. It was only when the Spirit descended on them at Pentecost that the disciples saw that Jesus was “both Lord and Messiah” (Acts 2:36). Then they fully understood that he had come to conquer the world not with military might but with the power of divine mercy. The Spirit’s testimony overcame their doubt and fear. And filled with that same Spirit, the disciples traveled far and wide proclaiming the good news they had received. Today we still have the testimonies of the water and the blood to tell us about Jesus. But it’s the Spirit who makes our faith come alive. It’s the Spirit who opens our eyes and overcomes our doubts. He’s the One who brings us into God’s presence, fills us with his love, and prompts us to live for Christ. Best of all, this special gift from God will never leave us.
“Come, Holy Spirit! Fill me and guide me today.” |
Thứ Sáu ngày 7.1.2022 Chính Thần Khí là chứng nhân, và Thần Khí là sự thật (1Ga 5, 6) Ngoại trừ một vài sự cố, chúng ta không biết nhiều về cuộc đời ban đầu của Chúa Giêsu. Ngài đã dành khoảng ba mươi năm sống một cuộc đời ẩn dật, yên tĩnh ở Nagiarét trước khi bắt đầu sứ vụ công khai của mình. Và khi Ngài xuất hiện, Ngài đã khiến nhiều người tự hỏi Ngài là ai và Ngài thực sự đến từ đâu. Chúng ta có thể có những câu hỏi tương tự theo thời gian. Làm thế nào tôi có thể thực sự biết Chúa Giêsu? Chà, bài đọc một hôm nay chỉ ra ba nhân chứng quan trọng: “Thần Khí, nước và Máu” (1Ga 5, 8). Những chứng tá này đã nói chuyện với các môn đệ của Chúa Giêsu, và chúng cũng có thể nói chuyện với chúng ta. Nước. Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của mình khi Ngài chịu phép rửa ở sông Giođan. Khi lên khỏi mặt nước, Thiên Chúa đã tuyên bố: “Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con” (Lc 3, 22). Nhưng bất chấp phép lạ này và tất cả những điều khác, nhiều môn đệ của Chúa Giêsu vẫn tiếp tục nghi ngờ Ngài.
Sau đó là lời chứng về máu, về cái chết của Chúa Giêsu trên thập tự giá. Điều đó thật vô lý. Các môn đệ mới bắt đầu tin rằng Ngài là Đấng Mêsia; Làm sao Ngài có thể chết như thế này? Ngài sẽ không giải phóng Israel sao? Chiến thắng trước những kẻ áp bức La Mã ở đâu? Nhưng lời chứng thực sự về máu của Chúa Giêsu đã được mặc khải khi Ngài phục sinh: lời chứng về một tình yêu mạnh hơn sự chết.
Chỉ khi Thánh Thần ngự xuống trên họ vào Lễ Ngũ Tuần, các môn đệ mới thấy rằng Chúa Giêsu “vừa là Chúa vừa là Đấng Mêsia” (Cv 2, 36). Sau đó, họ hoàn toàn hiểu rằng Ngài đã đến để chinh phục thế giới không phải bằng sức mạnh quân sự mà bằng sức mạnh của lòng thương xót của Thiên Chúa. Lời chứng của Thánh Thần đã vượt qua sự nghi ngờ và sợ hãi của họ. Và được đầy dẫy Thánh Thần đó, các môn đệ đã đi khắp nơi để rao truyền Tin mừng mà họ đã nhận được.
Ngày nay chúng ta vẫn có những lời chứng về nước và máu để nói cho chúng ta biết về Chúa Giêsu. Nhưng chính Thánh Thần mới là Đấng làm cho đức tin của chúng ta trở nên sống động. Chính Thánh Thần là Đấng mở mắt chúng ta và vượt qua những nghi ngờ của chúng ta. Ngài là Đấng đưa chúng ta đến với sự hiện diện của Thiên Chúa, lấp đầy chúng ta bằng tình yêu thương của Ngài và thúc giục chúng ta sống cho Đức Kitô. Hơn hết, ơn sủng đặc biệt này của Thiên Chúa sẽ không bao giờ rời xa chúng ta. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến! Xin chiếm hữu con và hướng dẫn con ngày hôm nay. |
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu, SDD – chuyển ngữ
Friday January 7.2022
Scripture: Luke 5:12-16 12 While he was in one of the cities, there came a man full of leprosy; and when he saw Jesus, he fell on his face and besought him, “Lord, if you will, you can make me clean.” 13 And he stretched out his hand, and touched him, saying, “I will; be clean.” And immediately the leprosy left him. 14 And he charged him to tell no one; but “go and show yourself to the priest, and make an offering for your cleansing, as Moses commanded, for a proof to the people.” 15 But so much the more the report went abroad concerning him; and great multitudes gathered to hear and to be healed of their infirmities. 16 But he withdrew to the wilderness and prayed.
|
Thứ Sáu ngày 7.1.2022 Lc 5,12-16 12 Khi ấy, Đức Giê-su đang ở trong một thành kia; có một người đầy phong hủi vừa thấy Người, liền sấp mặt xuống, xin Người rằng: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.”13 Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi.” Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh.14 Rồi Người truyền anh ta không được nói với ai, và Người bảo: “Hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được sạch, thì hãy dâng của lễ như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.”15 Tiếng đồn về Người ngày càng lan rộng; đám đông lũ lượt tuôn đến để nghe Người và để được chữa bệnh.16 Nhưng Người lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện. |
Meditation: Do you seek the Lord Jesus with expectant faith? No one who sought Jesus out was refused his help. Even the untouchables and the outcasts of Jewish society found help in him. Unlike the people of Jesus’ time who fled at the sight of a leper, Jesus touched the leper who approached him and he made him whole and clean. Why was this so remarkable? Lepers were outcasts of society. They were driven from their homes and communities and left to fend for themselves. Their physical condition was terrible as they slowly lost the use of their limbs and withered away. They were not only shunned but regarded as “already dead” even by their relatives. The Jewish law forbade anyone from touching or approaching a leper, lest ritual defilement occur. This leper did something quite remarkable. He approached Jesus confidently and humbly, expecting that Jesus could and would heal him. Normally a leper would be stoned or at least warded off if he tried to come near a rabbi. Jesus not only grants the man his request, but he demonstrates the personal love, compassion, and tenderness of God in his physical touch. The medical knowledge of his day would have regarded such contact as grave risk for incurring infection. Jesus met the man’s misery with compassion and tender kindness. He communicated the love and mercy of God in a sign that spoke more eloquently than words. He touched the man and made him clean – not only physically but spiritually as well.
How do you approach those who seem difficult to love, or who are shunned by others because they are deformed or have some physical or mental weakness? Do you show them kindness and offer them mercy and help as Jesus did? The Lord Jesus is always ready to show us his mercy and to free us from whatever makes us unclean, unapproachable, or unloving. Lord Jesus, inflame my heart with your love and make me clean and whole in body, mind, and spirit. May I never doubt your love nor cease to tell others of your mercy and compassion.”
|
Suy niệm: Bạn có tìm kiếm Chúa Giêsu với lòng tin kiên vững không? Không ai tìm kiếm Ðức Giêsu lại bị Người từ chối không giúp đỡ. Thậm chí những người không thể đụng chạm tới và những người bị xã hội Dothái loại trừ, cũng tìm được sự cứu giúp nơi Người. Không giống như những người thời Ðức Giêsu bỏ chạy khi nhìn thấy một người cùi, Ðức Giêsu đã đụng chạm người cùi đã đến gần Người và Người đã làm cho anh được sạch. Tại sao điều này quá ấn tượng? Người cùi là những người bị xã hội loại trừ. Họ bị trục xuất khỏi gia đình và cộng đồng của mình và tự lo liệu cho mình. Điều kiện thể lý của họ rất tồi tệ khi họ dần dần mất hết tay chân và chết dần chết mòn. Họ không chỉ bị người ta xa tránh và còn bị coi như “những người đã chết”, kể cả người thân của họ. Luật Dothái cấm bất kỳ ai đụng chạm hay tới gần người cùi, kẻo sự ô uế theo nghi thức xảy ra. Người cùi này đã làm một điều hết sức ấn tượng. Anh đến gần Ðức Giêsu một cách tin tưởng và khiêm tốn, với hy vọng rằng Ðức Giêsu có thể và sẽ chữa lành anh. Thông thường, một người cùi có thể bị ném đá hay bị người ta xua đuổi nếu họ cố tình đến gần một thầy Rabbi. Ðức Giêsu không những đáp ứng lời thỉnh cầu của anh mà Người còn chứng tỏ tình yêu cá vị, lòng trắc ẩn, và sự khoan dung của Thiên Chúa trong việc đụng chạm thể lý của Người. Sự hiểu biết về y khoa thời Ðức Giêsu chắc hẳn cho rằng sự tiếp xúc như thế là một điều hết sức nguy hiểm cho sự nhiễm trùng bất trị. Ðức Giêsu đã nhìn nổi đau khổ của người này với lòng trắc ẩn và tình yêu thương dịu hiền. Người liên kết tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trong một dấu chỉ còn hùng hồn hơn cả ngàn lời nói. Người đụng chạm đến anh ta và chữa cho anh ta được sạch – không chỉ về phần thể lý mà cả về phần tâm linh nữa. Làm thế nào bạn tiếp xúc với nhũng người khó thương hay những người bị người ta xa tránh vì họ dị tật hay có sự yếu đuối về thể lý hay tinh thần? Bạn có bày tỏ lòng nhân ái, thương xót, và trợ giúp như Ðức Giêsu đã làm không? Chúa luôn luôn sẵn sàng bày tỏ lòng thương xót với chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi những điều làm cho chúng ta ra ô uế, không thể đến gần, hay đáng ghét đối với người khác. Lạy Chúa Giêsu, xin đốt lòng con với tình yêu của Chúa và làm cho con được sạch cả thân xác, lý trí, và tâm hồn. Xin cho con đừng bao giờ nghi ngờ tình yêu của Chúa hay ngần ngại nói cho người khác biết về lòng thương xót và trắc ẩn của Chúa. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn