Vào mỗi dịp đầu năm, tờ La Croix, nghĩa là Thánh Giá, đều đưa ra những nhận định về các hoạt động của Đức Giáo Hoàng trong năm mới. Theo thông lệ đó, năm nay tờ La Croix cũng đưa ra một bài nhận định nhan đề “Pope Francis begins the most important year of his pontificate - Curia reform, new cardinals and trips to unexpected places will shape pope's 2020”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu năm quan trọng nhất trong triều Giáo Hoàng của mình - Cải cách Giáo Triều, các tân Hồng Y và những chuyến đi đến những nơi bất ngờ sẽ định hình năm 2020 của Đức Giáo Hoàng”. Tác giả bài viết là Robert Mickens, phóng viên thường trú của tờ La Croix tại Rôma.
Chúng tôi chỉ thực sự quan tâm đến triển vọng Giáo Hội Việt Nam trong năm nay có tân Hồng Y hay không. Do đó, chỉ xin dịch phần nói về các tân Hồng Y. Quý vị và anh chị em muốn đọc toàn bộ bài nhận định của tờ La Croix, xin nhấn vào đây.
Một số người theo dõi các diễn biến tại Vatican đang nói rằng Tông Hiến Praedicate Evangelium, nghĩa là Rao giảng Tin Mừng, sẽ được công bố vào ngày 22 tháng Hai, Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Nhưng bất kể khi nào văn kiện này được công bố, Tông Hiến mới về Giáo triều Rôma sẽ là hành động quản trị quan trọng nhất cho đến nay trong triều đại giáo hoàng này.
Lãnh đạo mới tại Giáo Triều Rôma và trên thế giới
Cố nhiên, tiếp theo việc công bố Tông Hiến mới này, là việc công bố các đạo luật và quy định mới cho hoạt động hàng ngày của các văn phòng tại Vatican. Và, đáng chú ý nhất, nó sẽ được đánh dấu bằng một sự thay đổi chấn động và rộng khắp hàng lãnh đạo trong Giáo Triều Rôma.
Chín Hồng Y hiện đang đứng đầu các cơ quan chủ chốt của Vatican đã vượt quá tuổi nghỉ hưu 75 và vị thứ mười, là người vừa hoàn thành năm năm tại vị, sẽ đến tuổi từ chức vào tháng Sáu. Dự kiến tất cả các vị này sẽ được thay thế vào một thời điểm nào đó không quá lâu sau khi Tông Hiến mới được công bố.
Dưới đây là danh sách các vị và cơ quan của các Hồng Y sắp về hưu: Marc Ouellet (Bộ Giám mục), Giuseppe Versaldi (Bộ Giáo dục Công Giáo), Beniamino Stella (Bộ Giáo sĩ), Luis Ladaria (Bộ Giáo Lý Đức Tin), Leonardo Sandri (Bộ Các Giáo Hội Đông phương), Mauro Piacenza (Tòa Ân Giải Tối Cao), Gianfranco Ravasi (Bộ Văn hóa), Angelo Comastri (Giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô), Giuseppe Bertello (Thống đốc Quốc gia Thành Vatican) và Robert Sarah (Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích).
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ đưa ra một số bổ nhiệm quan trọng đối với một số giáo phận quan yếu trên thế giới. Các tổng giáo phận Manila (Phi Luật Tân), Atlanta (Hoa Kỳ) và Caracas (Venezuela) - chẳng hạn - hiện đang trống tòa.
Hiện nay, trong toàn Giáo Hội cũng có nhiều vị đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn phải tiếp tục gánh vác việc lãnh đạo các giáo phận, và tổng giáo phận – trong số này có 18 vị Hồng Y. Bắt đầu với Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna, chỉ trong một vài tuần nữa, 9 vị Hồng Y nữa sẽ bước sang tuổi 75 trong suốt năm 2020.
Đức Giáo Hoàng có thể sẽ yêu cầu một số vị tiếp tục giữ chức vụ hiện nay thêm một vài năm nữa, nhưng có thể dự kiến là, trong nhiều trường hợp, ngài sẽ thay thế bằng những vị khác vì đây là cơ hội để ngài thay đổi hàng lãnh đạo.
Các Tân Hồng Y và quy tắc cho Mật Nghị bầu Tân Giáo Hoàng
Hiện có 124 Hồng Y dưới 80 tuổi, nghĩa là có đủ điều kiện tham dự Mật Nghị bầu Tân Giáo Hoàng. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ấn định số Hồng Y cử tri tối đa là 120 vị. Điều này cũng được xác nhận bởi các vị tiền nhiệm gần đây nhất của Đức Phanxicô.
Trong điều kiện bình thường, số các Hồng Y cử tri sẽ không trở về mức tối đa 120 cho đến ngày 12 tháng 11 tới, khi Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám mục về hưu của Washington, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ngài.
Từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021, sẽ có năm vị nữa đạt đến tuổi 80.
Như thế, ít có khả năng Đức Thánh Cha tấn phong Tân Hồng Y trong năm 2020. Nhưng đây là một điều không ai dám nói chắc.
Lý do thứ nhất là vì các nhu cầu liên quan đến việc thay đổi hàng lãnh đạo mới tại Giáo Triều Rôma và trên thế giới.
Lý do thứ hai là Đức Phanxicô cũng có quyền tự do thay đổi con số tối đa các Hồng Y cử tri, như các vị Giáo Hoàng khác đã làm trong nhiều thế kỷ, vì Hồng Y Đoàn là phát minh hoàn toàn của con người. Vấn đề là liệu Đức Phanxicô sẽ thực sự làm như vậy hay không.
Ngay cả khi không thay đổi số tối đa các Hồng Y cử tri, không có gì ngăn ngài vượt quá giới hạn một lần nữa, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã làm trong một vài dịp khác.
[Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Sàigòn vào ngày 1 tháng Ba năm 1998, và 5 năm sau được tấn phong Hồng Y ngày 21 tháng 10 năm 2003. Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Hà Nội vào ngày 13 tháng Năm năm 2010, và hơn 4 năm sau được tấn phong Hồng Y ngày 14 tháng Hai năm 2015.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải chờ một thời gian nào đó để một vị Giám Mục hay Tổng Giám Mục được phong Hồng Y. Một trường hợp điển hình là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Đức Ratzinger được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Munich và Freising vào ngày 24 tháng Ba, 1977. Ngài chính thức được tấn phong Tổng Giám Mục và nhận tòa vào ngày 28 tháng Bẩy, 1977. Chưa đầy một tháng sau, ngày 27 tháng Sáu, 1977, ngài được tấn phong Hồng Y.
Vấn đề chủ yếu là nhu cầu mục vụ. Từ ngày 1 tháng Tư, 2018, khi Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn qua tuổi 80, Việt Nam không còn cử tri Hồng Y nào.]
Cho đến nay Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn chưa ban hành luật pháp và các quy tắc cập nhật cần phải được tuân thủ một khi Trống Ngôi Giáo Hoàng và một vị Giáo Hoàng mới được bầu lên. Sự cần thiết phải cập nhật dưới hình thức một tông hiến là rất cấp bách vì hiện tại không có quy tắc hay nghi thức nào cho việc từ chức của một vị Giáo Hoàng.
Ngoài ra, một số thay đổi nhất định trong cấu trúc và chức năng của Giáo Triều Rôma cũng sẽ phải được đưa vào tông hiến mới. Một trong số đó có thể sẽ liên quan đến chức vụ Hồng Y Nhiếp Chính, là vị Hồng Y làm công việc quản trị Tòa Thánh khi trống ngôi Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm chức vụ Hồng Y Nhiếp Chính (hiện là Đức Hồng Y Kevin Farrell). Nhưng trong bản dự thảo Tông Hiến Praedicate Evangelium, có đề nghị rằng Hồng Y Nhiếp Chính nên là vị điều phối viên của Hội đồng Kinh tế Tòa Thánh (hiện là Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich và thành viên trong nhóm các Hồng Y Cố Vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô).
Source:La CroixPope Francis begins the most important year of his pontificate
Chúng tôi chỉ thực sự quan tâm đến triển vọng Giáo Hội Việt Nam trong năm nay có tân Hồng Y hay không. Do đó, chỉ xin dịch phần nói về các tân Hồng Y. Quý vị và anh chị em muốn đọc toàn bộ bài nhận định của tờ La Croix, xin nhấn vào đây.
Một số người theo dõi các diễn biến tại Vatican đang nói rằng Tông Hiến Praedicate Evangelium, nghĩa là Rao giảng Tin Mừng, sẽ được công bố vào ngày 22 tháng Hai, Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Nhưng bất kể khi nào văn kiện này được công bố, Tông Hiến mới về Giáo triều Rôma sẽ là hành động quản trị quan trọng nhất cho đến nay trong triều đại giáo hoàng này.
Lãnh đạo mới tại Giáo Triều Rôma và trên thế giới
Cố nhiên, tiếp theo việc công bố Tông Hiến mới này, là việc công bố các đạo luật và quy định mới cho hoạt động hàng ngày của các văn phòng tại Vatican. Và, đáng chú ý nhất, nó sẽ được đánh dấu bằng một sự thay đổi chấn động và rộng khắp hàng lãnh đạo trong Giáo Triều Rôma.
Chín Hồng Y hiện đang đứng đầu các cơ quan chủ chốt của Vatican đã vượt quá tuổi nghỉ hưu 75 và vị thứ mười, là người vừa hoàn thành năm năm tại vị, sẽ đến tuổi từ chức vào tháng Sáu. Dự kiến tất cả các vị này sẽ được thay thế vào một thời điểm nào đó không quá lâu sau khi Tông Hiến mới được công bố.
Dưới đây là danh sách các vị và cơ quan của các Hồng Y sắp về hưu: Marc Ouellet (Bộ Giám mục), Giuseppe Versaldi (Bộ Giáo dục Công Giáo), Beniamino Stella (Bộ Giáo sĩ), Luis Ladaria (Bộ Giáo Lý Đức Tin), Leonardo Sandri (Bộ Các Giáo Hội Đông phương), Mauro Piacenza (Tòa Ân Giải Tối Cao), Gianfranco Ravasi (Bộ Văn hóa), Angelo Comastri (Giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô), Giuseppe Bertello (Thống đốc Quốc gia Thành Vatican) và Robert Sarah (Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích).
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ đưa ra một số bổ nhiệm quan trọng đối với một số giáo phận quan yếu trên thế giới. Các tổng giáo phận Manila (Phi Luật Tân), Atlanta (Hoa Kỳ) và Caracas (Venezuela) - chẳng hạn - hiện đang trống tòa.
Hiện nay, trong toàn Giáo Hội cũng có nhiều vị đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn phải tiếp tục gánh vác việc lãnh đạo các giáo phận, và tổng giáo phận – trong số này có 18 vị Hồng Y. Bắt đầu với Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna, chỉ trong một vài tuần nữa, 9 vị Hồng Y nữa sẽ bước sang tuổi 75 trong suốt năm 2020.
Đức Giáo Hoàng có thể sẽ yêu cầu một số vị tiếp tục giữ chức vụ hiện nay thêm một vài năm nữa, nhưng có thể dự kiến là, trong nhiều trường hợp, ngài sẽ thay thế bằng những vị khác vì đây là cơ hội để ngài thay đổi hàng lãnh đạo.
Các Tân Hồng Y và quy tắc cho Mật Nghị bầu Tân Giáo Hoàng
Hiện có 124 Hồng Y dưới 80 tuổi, nghĩa là có đủ điều kiện tham dự Mật Nghị bầu Tân Giáo Hoàng. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ấn định số Hồng Y cử tri tối đa là 120 vị. Điều này cũng được xác nhận bởi các vị tiền nhiệm gần đây nhất của Đức Phanxicô.
Trong điều kiện bình thường, số các Hồng Y cử tri sẽ không trở về mức tối đa 120 cho đến ngày 12 tháng 11 tới, khi Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám mục về hưu của Washington, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ngài.
Từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021, sẽ có năm vị nữa đạt đến tuổi 80.
Như thế, ít có khả năng Đức Thánh Cha tấn phong Tân Hồng Y trong năm 2020. Nhưng đây là một điều không ai dám nói chắc.
Lý do thứ nhất là vì các nhu cầu liên quan đến việc thay đổi hàng lãnh đạo mới tại Giáo Triều Rôma và trên thế giới.
Lý do thứ hai là Đức Phanxicô cũng có quyền tự do thay đổi con số tối đa các Hồng Y cử tri, như các vị Giáo Hoàng khác đã làm trong nhiều thế kỷ, vì Hồng Y Đoàn là phát minh hoàn toàn của con người. Vấn đề là liệu Đức Phanxicô sẽ thực sự làm như vậy hay không.
Ngay cả khi không thay đổi số tối đa các Hồng Y cử tri, không có gì ngăn ngài vượt quá giới hạn một lần nữa, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã làm trong một vài dịp khác.
[Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Sàigòn vào ngày 1 tháng Ba năm 1998, và 5 năm sau được tấn phong Hồng Y ngày 21 tháng 10 năm 2003. Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Hà Nội vào ngày 13 tháng Năm năm 2010, và hơn 4 năm sau được tấn phong Hồng Y ngày 14 tháng Hai năm 2015.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải chờ một thời gian nào đó để một vị Giám Mục hay Tổng Giám Mục được phong Hồng Y. Một trường hợp điển hình là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Đức Ratzinger được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Munich và Freising vào ngày 24 tháng Ba, 1977. Ngài chính thức được tấn phong Tổng Giám Mục và nhận tòa vào ngày 28 tháng Bẩy, 1977. Chưa đầy một tháng sau, ngày 27 tháng Sáu, 1977, ngài được tấn phong Hồng Y.
Vấn đề chủ yếu là nhu cầu mục vụ. Từ ngày 1 tháng Tư, 2018, khi Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn qua tuổi 80, Việt Nam không còn cử tri Hồng Y nào.]
Cho đến nay Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn chưa ban hành luật pháp và các quy tắc cập nhật cần phải được tuân thủ một khi Trống Ngôi Giáo Hoàng và một vị Giáo Hoàng mới được bầu lên. Sự cần thiết phải cập nhật dưới hình thức một tông hiến là rất cấp bách vì hiện tại không có quy tắc hay nghi thức nào cho việc từ chức của một vị Giáo Hoàng.
Ngoài ra, một số thay đổi nhất định trong cấu trúc và chức năng của Giáo Triều Rôma cũng sẽ phải được đưa vào tông hiến mới. Một trong số đó có thể sẽ liên quan đến chức vụ Hồng Y Nhiếp Chính, là vị Hồng Y làm công việc quản trị Tòa Thánh khi trống ngôi Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm chức vụ Hồng Y Nhiếp Chính (hiện là Đức Hồng Y Kevin Farrell). Nhưng trong bản dự thảo Tông Hiến Praedicate Evangelium, có đề nghị rằng Hồng Y Nhiếp Chính nên là vị điều phối viên của Hội đồng Kinh tế Tòa Thánh (hiện là Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich và thành viên trong nhóm các Hồng Y Cố Vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô).
Source:La CroixPope Francis begins the most important year of his pontificate