1. Những nhận định chung quanh cuốn tiểu sử Cuộc Đời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
Hôm thứ Hai 4 tháng Năm, nhà xuất bản Droemer Knaur đã cho ra mắt cuốn “Benedikt XVI - Ein Leben”- “Cuộc đời của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16”. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài nhận định sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Xã hội hiện đại đang hình thành một “tín ngưỡng bài Kitô” và trừng phạt những ai chống lại nó bằng một thứ “vạ tuyệt thông xã hội”. Đức Bênêđíctô XVI đã nói như trên trong một cuốn tiểu sử mới, xuất bản ở Đức hôm thứ Hai 4 tháng Năm.
Trong một cuộc phỏng vấn về nhiều vấn đề ở phần cuối của cuốn sách dầy 1,184 trang, được viết bởi tác giả người Đức Peter Seewald, Đức Giáo Hoàng danh dự nói rằng mối đe dọa lớn nhất đối với Giáo Hội là một “chế độ độc tài trên toàn thế giới với các ý thức hệ có vẻ là chủ nghĩa nhân văn.”
Đức Bênêđíctô XVI, thoái vị vào năm 2013, đưa ra nhận định trên để đáp lại một câu hỏi về những gì ngài muốn nói trong lễ nhậm chức sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh vào năm 2005, khi ngài kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho ngài “để tôi có thể không chạy trốn vì sợ những con sói.”
Ngài nói với Seewald rằng ngài đã không đề cập đến các vấn đề trong nội bộ Giáo Hội, chẳng hạn như vụ tai tiếng “Vatileaks”, dẫn đến phán quyết đối với người quản gia của ngài, là Paolo Gabriele, vì tội ăn cắp tài liệu mật của Vatican.
Trong một bản xem trước của cuốn “Benedikt XVI - Ein Leben”, nghĩa là “Cuộc đời của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16”, được gởi đến Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói: “Tất nhiên, các vấn đề như ‘Vatileaks’ đang được thổi phồng và trên hết, là không thể hiểu được và gây hoang mang cho người dân trong thế giới rộng lớn.”
“Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự đối với Giáo Hội, và do đó đối với sứ vụ Phêrô không hệ tại ở những chuyện như thế, nhưng hệ tại ở chế độ độc tài trên toàn thế giới của các ý thức hệ có vẻ là chủ nghĩa nhân văn, mà bất cứ sự phản kháng nào với chúng đều tạo thành một loại trừ khỏi sự đồng thuận cơ bản của xã hội.”
Ngài giải thích thêm như sau: “Một trăm năm trước đây, tất cả mọi người đều nghĩ rằng thật là nực cười khi nói về hôn nhân đồng tính. Ngày nay, bất cứ ai phản đối nó đều bị xã hội loại trừ. Điều tương tự cũng áp dụng cho phá thai và việc sản xuất con người trong phòng thí nghiệm.”
“Xã hội hiện đại đang trong tiến trình xây dựng một ‘tín ngưỡng bài Kitô giáo’, và chống lại nó sẽ bị trừng phạt bởi vạ tuyệt thông xã hội. Do đó, nỗi sợ hãi về sức mạnh tâm linh này của chủ nghĩa bài Kitô là rất tự nhiên, và nó thực sự cần những lời cầu nguyện của cả một giáo phận và cả Giáo Hội hoàn vũ để chống lại nó.”
Cuốn tiểu sử mới, được phát hành bởi nhà xuất bản Droemer Knaur có trụ sở tại Munich, chỉ mới có bản tiếng Đức. Bản dịch tiếng Anh, nhan đề “Benedict XVI, The Biography: Volume One,” sẽ được công bố tại Mỹ vào ngày 17 Tháng Mười Một.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng danh dự 93 tuổi xác nhận rằng ngài đã viết một bản di chúc tâm linh, có thể được công bố sau khi ngài qua đời, như trong trường hợp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Bênêđíctô nói rằng ngài đã đẩy nhanh án tuyên thánh cho Đức Gioan Phaolô II vì “mong muốn rõ ràng của các tín hữu” cũng như vì các gương sáng nhân đức anh hùng của vị Giáo Hoàng người Ba Lan, là người mà ngài đã làm việc chặt chẽ trong hơn hai thập kỷ ở Rôma.
Ngài nhấn mạnh rằng việc thoái vị của ngài “hoàn toàn không có liên quan” gì đối với các diễn biến liên quan đến Paolo Gabriele, và giải thích rằng chuyến thăm năm 2010 của mình đến lăng mộ Đức Giáo Hoàng Celestine Đệ Ngũ, là vị Giáo Hoàng cuối cùng thoái vị trước Đức Bênêđíctô XVI, chỉ là “trùng hợp ngẫu nhiên”. Ngài cũng bảo vệ danh hiệu ‘danh dự’ cho một vị giáo hoàng nghỉ hưu.
Đức Bênêđíctô XVI than thở về phản ứng trước những bình luận công khai khác nhau của mình kể từ khi ngài thoái vị, chẳng hạn như những lời chỉ trích về điếu văn của ngài được đọc tại tang lễ của Đức Hồng Y Joachim Meisner vào năm 2017, trong đó ngài nói rằng Chúa sẽ ngăn cản không để con tàu của Giáo Hội bị lật. Ngài giải thích rằng những lời của ngài đã “được lấy gần như từng chữ một trong bài giảng của Thánh Grêgôriô Cả.”
Seewald đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng danh dự bình luận về “dubia” do bốn Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y Meisner, gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2016 liên quan đến việc giải thích của Tông huấn Amoris Laetitia.
Đức Bênêđíctô nói rằng ngài không muốn bình luận trực tiếp về vấn đề này, nhưng ai muốn hiểu ý kiến của ngài có thể tham khảo nội dung bài huấn đức trong buổi triều yết chung cuối cùng của ngài, vào ngày 27 tháng Hai năm 2013.
Tóm tắt thông điệp của mình ngày hôm đó, Đức Bênêđíctô nói: “Trong Giáo Hội, giữa tất cả những vất vả của nhân loại và sức mạnh khó hiểu của tinh thần ma quỷ, ta sẽ luôn luôn có thể phân định được đâu là sức mạnh tinh tế xuất phát từ sự tốt lành của Thiên Chúa.”
“Bóng tối của các giai đoạn lịch sử liên tiếp sẽ luôn luôn ngăn trở niềm vui thuần khiết được trở nên Kitô hữu. Nhưng luôn có những khoảnh khắc trong Giáo Hội và trong đời sống cá nhân Kitô hữu, trong đó ta cảm thấy sâu sắc rằng Chúa yêu thương chúng ta, và tình yêu này là niềm vui, là ‘hạnh phúc’”.
Đức Bênêđíctô nói rằng ngài trân trọng ký ức về cuộc gặp gỡ đầu tiên của mình với Đức Tân Giáo hoàng tại Castel Gandolfo và tình bạn cá nhân của ngài với người kế vị đã tiếp tục phát triển.
Tác giả Peter Seewald đã thực hiện bốn cuộc phỏng vấn dài được viết thành sách với Đức Bênêđíctô XVI. Cuốn đầu tiên, “Salt of the Earth,” – “Muối cho đời”, được xuất bản vào năm 1997, khi vị Giáo hoàng tương lai đang là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Tiếp theo là cuốn “God and the World” – “Thiên Chúa và thế giới” vào năm 2002, và “Light of the World” - “Ánh sáng thế gian”, vào năm 2010.
Năm 2016, Seewald đã xuất bản cuốn “Last Testament” – “Giao ước cuối”, trong đó Đức Bênêđíctô XVI trình bày các suy tư trên quyết định thoái vị của ngài.
Nhà xuất bản Droemer Knaur nói rằng Seewald đã dành nhiều giờ để nói chuyện với Đức Bênêđíctô về cuốn sách mới, cũng như nói chuyện với anh trai của ngài, là Đức Ông Georg Ratzinger và thư ký riêng của ngài, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein.
Trong một cuộc phỏng vấn với Die Tagespost ngày 30 tháng 4, Seewald nói rằng ngài đã cho vị Giáo Hoàng danh dự xem một vài chương của cuốn sách trước khi xuất bản. Đức Bênêđíctô XVI đã ca ngợi chương nói về thông điệp “Mit brennender Sorge” – “Với mối quan tâm cháy bỏng”, công bố năm 1937 của Đức Giáo Hoàng Piô thứ XI.
Bộ Giáo lý Đức tin đã ra lệnh cho 15 bệnh viện tâm thần ở Bỉ thuộc Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ không được xưng mình là tổ chức Công Giáo nữa sau 3 năm đối thoại bất thành với ban quản lý các bệnh viện này, từ khi họ cho phép thực hiện các ca an tử và trợ tử cho các bệnh nhân vào năm 2017.
Các bệnh viện này được quản lý bởi một tập đoàn phi lợi nhuận dân sự do Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ quản lý.
Quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin đã được thông báo trong một lá thư đề ngày 30 tháng Ba, và được công bố hôm 4 tháng Năm, nói rằng “với nỗi buồn sâu sắc”, Bộ Giáo Lý Đức Tin quyết định rằng “các bệnh viện tâm thần do Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ quản lý không còn có thể coi mình là các tổ chức Công Giáo nữa.”
Trong một tuyên bố đáp lại quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Sư huynh René Stockman, Bề Trên Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái nói rằng “với một trái tim nặng nề”, tu hội “phải từ bỏ các trung tâm tâm thần của mình ở Bỉ.”
Sư Huynh Stockman chỉ ra rằng “thật đau đớn” khi các trung tâm tâm thần của Tu Hội ở Bỉ đã mất tư cách Công Giáo, trước một thực tế lịch sử là tu hội “là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Bỉ.”
Đồng thời, sư huynh Stockman nói ngài nhận ra rằng “Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái không có lựa chọn nào khác ngoài việc trung thành với đức bác ái, là điều không thể tương hợp với việc thực hành trợ tử cho các bệnh nhân tâm thần.”
Quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin chấm dứt ba năm đối thoại giữa Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái và tập đoàn quản lý các bệnh viện của họ ở Bỉ.
Vài nét về Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ
Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ được thành lập vào năm 1807 tại thành phố Ghent, bởi Cha Peter Joseph Triest. Án phong chân phước cho ngài đã được khai mở vào năm 2001. Đây là một dòng với đặc sủng chuyên biệt là phục vụ cho người cao tuổi và bệnh tâm thần.
Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái ngày nay được coi là tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần quan trọng nhất ở vùng Flanders của Bỉ,với hơn 5,000 bệnh nhân một năm.
Khoảng 12 bệnh nhân tâm thần thuộc diện chăm sóc của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái được cho là đã yêu cầu được kết liễu mạng sống trong năm 2016, và hai người đã được các sư huynh chuyển đến nơi khác để nhận được các mũi tiêm chấm dứt cuộc đời của họ.
Tháng Ba 2017, các thành viên trong ban quản trị 15 nhà điều dưỡng tâm thần của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái đã công bố chính sách ủng hộ an tử. Họ nói rằng họ muốn hài hoà các hoạt động của trung tâm với luật an tử của Bỉ đã được thông qua năm 2003, một năm sau khi Hà Lan trở thành nước đầu tiên cho phép an tử.
Về mặt lý thuyết, trợ tử vẫn là một hành vi phạm tội ở Bỉ. Luật pháp chỉ bảo vệ các bác sĩ khỏi bị truy tố khi họ tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể, trong đó bao gồm sự ưng thuận của các bệnh nhân và thân quyến của họ. Nhưng ngày càng có nhiều các trường hợp tử vong nơi những người tàn tật, những người bị chứng sa sút trí tuệ và bệnh tâm thần; là những người có khả năng chịu áp lực phải chết để tránh là gánh nặng cho gia đình và các nhân viên chăm sóc y tế. Kể từ năm 2014, trẻ em bị bỏ rơi hay vì một lý do nào đó không có người giám hộ cũng đủ điều kiện để xin trợ tử.
Tối hậu thư của Tòa Thánh
Sự thay đổi trong chính sách của ban quản trị các trung tâm y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái đã xảy ra khoảng một năm sau khi một nhà điều dưỡng của họ ở thành phố Diest, bị phạt 6,600 đô la vì từ chối trợ tử cho một phụ nữ 74 tuổi bị ung thư phổi.
Sư huynh René Stockman đã yêu cầu ban quản trị các trung tâm y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái ngưng ngay chính sách trợ tử được họ thông qua vào tháng Ba 2017 nhưng thất bại. Ban quản trị các trung tâm y tế này cố nhiên bao gồm các sư huynh và còn có các chuyên gia y tế khác không thuộc về Tu Hội.
Tháng Sáu 2017, Hội Đồng Giám Mục Bỉ cũng đã can thiệp và tuyên bố rằng các ngài không thể chấp nhận các ca trợ tử có thể được thực hiện trong các cơ sở y tế Công Giáo. Sự can thiệp của các Giám Mục Bỉ cũng không thay đổi được tình hình.
Ban quản trị các trung tâm y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái cũng đã phớt lờ một tuyên bố về giáo huấn của Giáo Hội cấm trợ tử, được Đức Hồng Y Gerhard Müller, lúc đó là Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin viết và ký tên gửi cho các thành viên.
Do đó, Sư huynh René Stockman đã thỉnh cầu sự trợ giúp của Tòa Thánh.
Vatican trước tiên yêu cầu ban quản trị đang điều hành 15 trung tâm thần trên khắp nước Bỉ, phải đảo ngược chính sách, chậm nhất là vào cuối tháng Tám, 2017.
Các sư huynh là thành viên trong hội đồng quản trị cũng phải ký tên vào một bức thư chung gởi cho bề trên Tu Hội của họ tuyên bố rằng họ “ủng hộ hoàn toàn quan điểm của Huấn Quyền Giáo Hội Công Giáo là luôn khẳng định rằng mạng sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ trong kể từ thời điểm thụ thai cho đến kết thúc tự nhiên của nó”.
Những người nào từ chối ký tên sẽ bị trừng phạt theo luật tu hội, và thậm chí có thể bị trục xuất ra khỏi Giáo hội
Tiến trình đối thoại đầy kiên nhẫn
Vatican cũng đã triệu tập các thành viên trong ban quản trị các nhà thương và cơ sở điều dưỡng của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ và yêu cầu từng vị giải thích với Tòa Thánh tại sao họ khăng khăng chống lại giáo huấn của Giáo Hội về trợ tử và đề ra một chính sách cho phép các bác sĩ giết các bệnh nhân tâm thần trong các cơ sở của Giáo Hội Công Giáo.
Các viên chức cao cấp của Tòa thánh đã lắng nghe từng người một vì sao các thành viên quản trị các cơ sở này khăng khăng chống lại quyết định của Bề Trên Tu Hội và quyết liệt áp dụng một chính sách mới ủng hộ việc trợ tử.
Sư huynh René Stockman, Bề Trên Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái đã mạnh mẽ phản đối chính sách ủng hộ trợ tử của các thành viên trong ban quản trị. Tuy nhiên, tiếng nói của ngài không được lắng nghe. Nhiều người phê bình ngài thiếu khả năng lãnh đạo, không thuyết phục được các thành viên trong ban quản trị. Tuy nhiên, chính các vị thẩm quyền của Tòa Thánh nói, họ cũng chẳng nghe.
Thật vậy, với sự ủng hộ của Đức Thánh Cha Phanxicô, bộ Giáo Lý Đức Tin đã ra một tối hậu thư yêu cầu ban quản trị các cơ sở y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái này phải hủy bỏ chính sách mới trước cuối tháng Tám 2017 vì nó trái ngược với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về sự thánh thiêng của mạng sống con người.
Nhưng hai tuần sau đó, các thành viên quản trị đã công khai bác bỏ tối hậu thư của Tòa Thánh. Một thành viên trong ban quản trị là Herman van Rompuy, người từng là chủ tịch Hội đồng Âu châu, còn đi xa đến mức tuyên bố trên Twitter rằng “thời đại ‘Roma locuta causa finita’, nghĩa là ‘Rôma đã lên tiếng thì là chung cuộc’, đã là quá khứ”.
Quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin có thể thấy trước từ năm 2017, nhưng chỉ được đưa ra sau 3 năm nhẫn nại đối thoại bất thành với những kẻ lòng chai dạ đá.
Mười tám Giám mục Úc đề xuất một chương trình gồm bốn giai đoạn để mở lại các nhà thờ lên cho bà Gladys Berejiklian, Thủ hiến Tiểu bang NSW.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Trong một chương trình đề nghị lên Thủ hiến, Gladys Berejiklian, một số Giám mục Công Giáo Úc đã đề nghị một kế hoạch gồm bốn giai đoạn cho việc mở lại các nhà thờ. 18 Giám mục, bao gồm cả Tổng Giám mục Sydney, Tổng Giám mục Anthony Fisher OP, đề nghị.
Các Giám mục lưu ý rằng sự xa cách xã hội và các hạn chế khác đã gây ra một tổn thất lớn về tâm lý và tinh thần trên dân chúng. Vì lý do này, lúc đầu, các nhà thờ nên được mở cho tín hữu đến cầu nguyện và xưng tội riêng, nhưng phải tuân thủ một số luật lệ, vì lợi ích cộng đồng...
Các Giám mục cũng yêu cầu Thủ tướng cho phép ít ra là 10 người tham dự các nghi thức rửa tội và đám cưới. Các ngài cũng yêu cầu cho nhiều người được tham dự các dịch vụ tang lễ và chôn cất.
Bốn giai đoạn
Trong giai đoạn đầu: các cộng đoàn cần áp dụng việc khử trùng để rửa tay và giữ khoảng cách xã hội theo yêu cầu của chính quyền...
Trong giai đoạn hai: các Giám mục đề nghị các Thánh lễ và các bí tích hay nghi lễ phụng vụ được cử hành ngoài trời như bãi đỗ xe với số lượng người tham dự hạn chế. Sẽ không dùng sách hay giấy hát, cũng như không truyền các túi và giỏ quyên góp đi chung quanh nhưng dùng một hình thức nào đó thích hợp hơn, không chúc bình an bằng bắt tay hay ôm hôn. Việc rước lễ sẽ được trao một cách an toàn.
Giai đoạn ba: sẽ dâng Thánh lễ và các nghi lễ trong nhà thờ...
Giai đoạn cuối cùng: là trở lại bình thường trong một tâm thức mới được rút tỉa ra từ những bài học trong cơn đại dịch Covid-19.
Vi khuẩn corona tại Úc
Vào tháng 1 năm nay, Úc đã ghi nhận trường hợp nhiễm coronavirus được đầu tiên. Vào tháng 3, nước Úc đã đóng cửa biên giới không cho phép những người nước ngoài được vào Úc và chính quyền cũng áp đặt các quy tắc khoảng cách xã hội. Tuy nhiên, gần đây, với tình trạng Covid-19 được chặn đứng ở nhiều tiểu bang, nước Úc đã nới lỏng một số hạn chế xã hội…
Hiện tại Úc có 6.825 trường hợp nhiễm coronavirus, 95 tử vong và 5,859 bệnh nhân đã hồi phục.
Hôm thứ Hai 4 tháng Năm, nhà xuất bản Droemer Knaur đã cho ra mắt cuốn “Benedikt XVI - Ein Leben”- “Cuộc đời của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16”. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài nhận định sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Xã hội hiện đại đang hình thành một “tín ngưỡng bài Kitô” và trừng phạt những ai chống lại nó bằng một thứ “vạ tuyệt thông xã hội”. Đức Bênêđíctô XVI đã nói như trên trong một cuốn tiểu sử mới, xuất bản ở Đức hôm thứ Hai 4 tháng Năm.
Trong một cuộc phỏng vấn về nhiều vấn đề ở phần cuối của cuốn sách dầy 1,184 trang, được viết bởi tác giả người Đức Peter Seewald, Đức Giáo Hoàng danh dự nói rằng mối đe dọa lớn nhất đối với Giáo Hội là một “chế độ độc tài trên toàn thế giới với các ý thức hệ có vẻ là chủ nghĩa nhân văn.”
Đức Bênêđíctô XVI, thoái vị vào năm 2013, đưa ra nhận định trên để đáp lại một câu hỏi về những gì ngài muốn nói trong lễ nhậm chức sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh vào năm 2005, khi ngài kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho ngài “để tôi có thể không chạy trốn vì sợ những con sói.”
Ngài nói với Seewald rằng ngài đã không đề cập đến các vấn đề trong nội bộ Giáo Hội, chẳng hạn như vụ tai tiếng “Vatileaks”, dẫn đến phán quyết đối với người quản gia của ngài, là Paolo Gabriele, vì tội ăn cắp tài liệu mật của Vatican.
Trong một bản xem trước của cuốn “Benedikt XVI - Ein Leben”, nghĩa là “Cuộc đời của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16”, được gởi đến Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói: “Tất nhiên, các vấn đề như ‘Vatileaks’ đang được thổi phồng và trên hết, là không thể hiểu được và gây hoang mang cho người dân trong thế giới rộng lớn.”
“Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự đối với Giáo Hội, và do đó đối với sứ vụ Phêrô không hệ tại ở những chuyện như thế, nhưng hệ tại ở chế độ độc tài trên toàn thế giới của các ý thức hệ có vẻ là chủ nghĩa nhân văn, mà bất cứ sự phản kháng nào với chúng đều tạo thành một loại trừ khỏi sự đồng thuận cơ bản của xã hội.”
Ngài giải thích thêm như sau: “Một trăm năm trước đây, tất cả mọi người đều nghĩ rằng thật là nực cười khi nói về hôn nhân đồng tính. Ngày nay, bất cứ ai phản đối nó đều bị xã hội loại trừ. Điều tương tự cũng áp dụng cho phá thai và việc sản xuất con người trong phòng thí nghiệm.”
“Xã hội hiện đại đang trong tiến trình xây dựng một ‘tín ngưỡng bài Kitô giáo’, và chống lại nó sẽ bị trừng phạt bởi vạ tuyệt thông xã hội. Do đó, nỗi sợ hãi về sức mạnh tâm linh này của chủ nghĩa bài Kitô là rất tự nhiên, và nó thực sự cần những lời cầu nguyện của cả một giáo phận và cả Giáo Hội hoàn vũ để chống lại nó.”
Cuốn tiểu sử mới, được phát hành bởi nhà xuất bản Droemer Knaur có trụ sở tại Munich, chỉ mới có bản tiếng Đức. Bản dịch tiếng Anh, nhan đề “Benedict XVI, The Biography: Volume One,” sẽ được công bố tại Mỹ vào ngày 17 Tháng Mười Một.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng danh dự 93 tuổi xác nhận rằng ngài đã viết một bản di chúc tâm linh, có thể được công bố sau khi ngài qua đời, như trong trường hợp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Bênêđíctô nói rằng ngài đã đẩy nhanh án tuyên thánh cho Đức Gioan Phaolô II vì “mong muốn rõ ràng của các tín hữu” cũng như vì các gương sáng nhân đức anh hùng của vị Giáo Hoàng người Ba Lan, là người mà ngài đã làm việc chặt chẽ trong hơn hai thập kỷ ở Rôma.
Ngài nhấn mạnh rằng việc thoái vị của ngài “hoàn toàn không có liên quan” gì đối với các diễn biến liên quan đến Paolo Gabriele, và giải thích rằng chuyến thăm năm 2010 của mình đến lăng mộ Đức Giáo Hoàng Celestine Đệ Ngũ, là vị Giáo Hoàng cuối cùng thoái vị trước Đức Bênêđíctô XVI, chỉ là “trùng hợp ngẫu nhiên”. Ngài cũng bảo vệ danh hiệu ‘danh dự’ cho một vị giáo hoàng nghỉ hưu.
Đức Bênêđíctô XVI than thở về phản ứng trước những bình luận công khai khác nhau của mình kể từ khi ngài thoái vị, chẳng hạn như những lời chỉ trích về điếu văn của ngài được đọc tại tang lễ của Đức Hồng Y Joachim Meisner vào năm 2017, trong đó ngài nói rằng Chúa sẽ ngăn cản không để con tàu của Giáo Hội bị lật. Ngài giải thích rằng những lời của ngài đã “được lấy gần như từng chữ một trong bài giảng của Thánh Grêgôriô Cả.”
Seewald đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng danh dự bình luận về “dubia” do bốn Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y Meisner, gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2016 liên quan đến việc giải thích của Tông huấn Amoris Laetitia.
Đức Bênêđíctô nói rằng ngài không muốn bình luận trực tiếp về vấn đề này, nhưng ai muốn hiểu ý kiến của ngài có thể tham khảo nội dung bài huấn đức trong buổi triều yết chung cuối cùng của ngài, vào ngày 27 tháng Hai năm 2013.
Tóm tắt thông điệp của mình ngày hôm đó, Đức Bênêđíctô nói: “Trong Giáo Hội, giữa tất cả những vất vả của nhân loại và sức mạnh khó hiểu của tinh thần ma quỷ, ta sẽ luôn luôn có thể phân định được đâu là sức mạnh tinh tế xuất phát từ sự tốt lành của Thiên Chúa.”
“Bóng tối của các giai đoạn lịch sử liên tiếp sẽ luôn luôn ngăn trở niềm vui thuần khiết được trở nên Kitô hữu. Nhưng luôn có những khoảnh khắc trong Giáo Hội và trong đời sống cá nhân Kitô hữu, trong đó ta cảm thấy sâu sắc rằng Chúa yêu thương chúng ta, và tình yêu này là niềm vui, là ‘hạnh phúc’”.
Đức Bênêđíctô nói rằng ngài trân trọng ký ức về cuộc gặp gỡ đầu tiên của mình với Đức Tân Giáo hoàng tại Castel Gandolfo và tình bạn cá nhân của ngài với người kế vị đã tiếp tục phát triển.
Tác giả Peter Seewald đã thực hiện bốn cuộc phỏng vấn dài được viết thành sách với Đức Bênêđíctô XVI. Cuốn đầu tiên, “Salt of the Earth,” – “Muối cho đời”, được xuất bản vào năm 1997, khi vị Giáo hoàng tương lai đang là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Tiếp theo là cuốn “God and the World” – “Thiên Chúa và thế giới” vào năm 2002, và “Light of the World” - “Ánh sáng thế gian”, vào năm 2010.
Năm 2016, Seewald đã xuất bản cuốn “Last Testament” – “Giao ước cuối”, trong đó Đức Bênêđíctô XVI trình bày các suy tư trên quyết định thoái vị của ngài.
Nhà xuất bản Droemer Knaur nói rằng Seewald đã dành nhiều giờ để nói chuyện với Đức Bênêđíctô về cuốn sách mới, cũng như nói chuyện với anh trai của ngài, là Đức Ông Georg Ratzinger và thư ký riêng của ngài, là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein.
Trong một cuộc phỏng vấn với Die Tagespost ngày 30 tháng 4, Seewald nói rằng ngài đã cho vị Giáo Hoàng danh dự xem một vài chương của cuốn sách trước khi xuất bản. Đức Bênêđíctô XVI đã ca ngợi chương nói về thông điệp “Mit brennender Sorge” – “Với mối quan tâm cháy bỏng”, công bố năm 1937 của Đức Giáo Hoàng Piô thứ XI.
Source:Catholic News AgencyIn new biography, Benedict XVI laments modern 'anti-Christian creed'
2. Quyết định chung cuộc của Bộ Giáo Lý Đức Tin sau 3 năm đối thoại bất thành với các bệnh viện của Tu Hội Bác Ái ở BỉBộ Giáo lý Đức tin đã ra lệnh cho 15 bệnh viện tâm thần ở Bỉ thuộc Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ không được xưng mình là tổ chức Công Giáo nữa sau 3 năm đối thoại bất thành với ban quản lý các bệnh viện này, từ khi họ cho phép thực hiện các ca an tử và trợ tử cho các bệnh nhân vào năm 2017.
Các bệnh viện này được quản lý bởi một tập đoàn phi lợi nhuận dân sự do Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ quản lý.
Quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin đã được thông báo trong một lá thư đề ngày 30 tháng Ba, và được công bố hôm 4 tháng Năm, nói rằng “với nỗi buồn sâu sắc”, Bộ Giáo Lý Đức Tin quyết định rằng “các bệnh viện tâm thần do Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ quản lý không còn có thể coi mình là các tổ chức Công Giáo nữa.”
Trong một tuyên bố đáp lại quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Sư huynh René Stockman, Bề Trên Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái nói rằng “với một trái tim nặng nề”, tu hội “phải từ bỏ các trung tâm tâm thần của mình ở Bỉ.”
Sư Huynh Stockman chỉ ra rằng “thật đau đớn” khi các trung tâm tâm thần của Tu Hội ở Bỉ đã mất tư cách Công Giáo, trước một thực tế lịch sử là tu hội “là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Bỉ.”
Đồng thời, sư huynh Stockman nói ngài nhận ra rằng “Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái không có lựa chọn nào khác ngoài việc trung thành với đức bác ái, là điều không thể tương hợp với việc thực hành trợ tử cho các bệnh nhân tâm thần.”
Quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin chấm dứt ba năm đối thoại giữa Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái và tập đoàn quản lý các bệnh viện của họ ở Bỉ.
Vài nét về Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ
Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ được thành lập vào năm 1807 tại thành phố Ghent, bởi Cha Peter Joseph Triest. Án phong chân phước cho ngài đã được khai mở vào năm 2001. Đây là một dòng với đặc sủng chuyên biệt là phục vụ cho người cao tuổi và bệnh tâm thần.
Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái ngày nay được coi là tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần quan trọng nhất ở vùng Flanders của Bỉ,với hơn 5,000 bệnh nhân một năm.
Khoảng 12 bệnh nhân tâm thần thuộc diện chăm sóc của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái được cho là đã yêu cầu được kết liễu mạng sống trong năm 2016, và hai người đã được các sư huynh chuyển đến nơi khác để nhận được các mũi tiêm chấm dứt cuộc đời của họ.
Tháng Ba 2017, các thành viên trong ban quản trị 15 nhà điều dưỡng tâm thần của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái đã công bố chính sách ủng hộ an tử. Họ nói rằng họ muốn hài hoà các hoạt động của trung tâm với luật an tử của Bỉ đã được thông qua năm 2003, một năm sau khi Hà Lan trở thành nước đầu tiên cho phép an tử.
Về mặt lý thuyết, trợ tử vẫn là một hành vi phạm tội ở Bỉ. Luật pháp chỉ bảo vệ các bác sĩ khỏi bị truy tố khi họ tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể, trong đó bao gồm sự ưng thuận của các bệnh nhân và thân quyến của họ. Nhưng ngày càng có nhiều các trường hợp tử vong nơi những người tàn tật, những người bị chứng sa sút trí tuệ và bệnh tâm thần; là những người có khả năng chịu áp lực phải chết để tránh là gánh nặng cho gia đình và các nhân viên chăm sóc y tế. Kể từ năm 2014, trẻ em bị bỏ rơi hay vì một lý do nào đó không có người giám hộ cũng đủ điều kiện để xin trợ tử.
Tối hậu thư của Tòa Thánh
Sự thay đổi trong chính sách của ban quản trị các trung tâm y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái đã xảy ra khoảng một năm sau khi một nhà điều dưỡng của họ ở thành phố Diest, bị phạt 6,600 đô la vì từ chối trợ tử cho một phụ nữ 74 tuổi bị ung thư phổi.
Sư huynh René Stockman đã yêu cầu ban quản trị các trung tâm y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái ngưng ngay chính sách trợ tử được họ thông qua vào tháng Ba 2017 nhưng thất bại. Ban quản trị các trung tâm y tế này cố nhiên bao gồm các sư huynh và còn có các chuyên gia y tế khác không thuộc về Tu Hội.
Tháng Sáu 2017, Hội Đồng Giám Mục Bỉ cũng đã can thiệp và tuyên bố rằng các ngài không thể chấp nhận các ca trợ tử có thể được thực hiện trong các cơ sở y tế Công Giáo. Sự can thiệp của các Giám Mục Bỉ cũng không thay đổi được tình hình.
Ban quản trị các trung tâm y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái cũng đã phớt lờ một tuyên bố về giáo huấn của Giáo Hội cấm trợ tử, được Đức Hồng Y Gerhard Müller, lúc đó là Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin viết và ký tên gửi cho các thành viên.
Do đó, Sư huynh René Stockman đã thỉnh cầu sự trợ giúp của Tòa Thánh.
Vatican trước tiên yêu cầu ban quản trị đang điều hành 15 trung tâm thần trên khắp nước Bỉ, phải đảo ngược chính sách, chậm nhất là vào cuối tháng Tám, 2017.
Các sư huynh là thành viên trong hội đồng quản trị cũng phải ký tên vào một bức thư chung gởi cho bề trên Tu Hội của họ tuyên bố rằng họ “ủng hộ hoàn toàn quan điểm của Huấn Quyền Giáo Hội Công Giáo là luôn khẳng định rằng mạng sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ trong kể từ thời điểm thụ thai cho đến kết thúc tự nhiên của nó”.
Những người nào từ chối ký tên sẽ bị trừng phạt theo luật tu hội, và thậm chí có thể bị trục xuất ra khỏi Giáo hội
Tiến trình đối thoại đầy kiên nhẫn
Vatican cũng đã triệu tập các thành viên trong ban quản trị các nhà thương và cơ sở điều dưỡng của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái của Bỉ và yêu cầu từng vị giải thích với Tòa Thánh tại sao họ khăng khăng chống lại giáo huấn của Giáo Hội về trợ tử và đề ra một chính sách cho phép các bác sĩ giết các bệnh nhân tâm thần trong các cơ sở của Giáo Hội Công Giáo.
Các viên chức cao cấp của Tòa thánh đã lắng nghe từng người một vì sao các thành viên quản trị các cơ sở này khăng khăng chống lại quyết định của Bề Trên Tu Hội và quyết liệt áp dụng một chính sách mới ủng hộ việc trợ tử.
Sư huynh René Stockman, Bề Trên Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái đã mạnh mẽ phản đối chính sách ủng hộ trợ tử của các thành viên trong ban quản trị. Tuy nhiên, tiếng nói của ngài không được lắng nghe. Nhiều người phê bình ngài thiếu khả năng lãnh đạo, không thuyết phục được các thành viên trong ban quản trị. Tuy nhiên, chính các vị thẩm quyền của Tòa Thánh nói, họ cũng chẳng nghe.
Thật vậy, với sự ủng hộ của Đức Thánh Cha Phanxicô, bộ Giáo Lý Đức Tin đã ra một tối hậu thư yêu cầu ban quản trị các cơ sở y tế của Tu Hội các Sư Huynh Bác Ái này phải hủy bỏ chính sách mới trước cuối tháng Tám 2017 vì nó trái ngược với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về sự thánh thiêng của mạng sống con người.
Nhưng hai tuần sau đó, các thành viên quản trị đã công khai bác bỏ tối hậu thư của Tòa Thánh. Một thành viên trong ban quản trị là Herman van Rompuy, người từng là chủ tịch Hội đồng Âu châu, còn đi xa đến mức tuyên bố trên Twitter rằng “thời đại ‘Roma locuta causa finita’, nghĩa là ‘Rôma đã lên tiếng thì là chung cuộc’, đã là quá khứ”.
Quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin có thể thấy trước từ năm 2017, nhưng chỉ được đưa ra sau 3 năm nhẫn nại đối thoại bất thành với những kẻ lòng chai dạ đá.
Source:Catholic News AgencyCDF: Belgian Brothers of Charity hospitals must drop Catholic identity over euthanasia
3. Một số Giám mục Úc đề xuất chương trình mở cửa lại nhà thờMười tám Giám mục Úc đề xuất một chương trình gồm bốn giai đoạn để mở lại các nhà thờ lên cho bà Gladys Berejiklian, Thủ hiến Tiểu bang NSW.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Trong một chương trình đề nghị lên Thủ hiến, Gladys Berejiklian, một số Giám mục Công Giáo Úc đã đề nghị một kế hoạch gồm bốn giai đoạn cho việc mở lại các nhà thờ. 18 Giám mục, bao gồm cả Tổng Giám mục Sydney, Tổng Giám mục Anthony Fisher OP, đề nghị.
Các Giám mục lưu ý rằng sự xa cách xã hội và các hạn chế khác đã gây ra một tổn thất lớn về tâm lý và tinh thần trên dân chúng. Vì lý do này, lúc đầu, các nhà thờ nên được mở cho tín hữu đến cầu nguyện và xưng tội riêng, nhưng phải tuân thủ một số luật lệ, vì lợi ích cộng đồng...
Các Giám mục cũng yêu cầu Thủ tướng cho phép ít ra là 10 người tham dự các nghi thức rửa tội và đám cưới. Các ngài cũng yêu cầu cho nhiều người được tham dự các dịch vụ tang lễ và chôn cất.
Bốn giai đoạn
Trong giai đoạn đầu: các cộng đoàn cần áp dụng việc khử trùng để rửa tay và giữ khoảng cách xã hội theo yêu cầu của chính quyền...
Trong giai đoạn hai: các Giám mục đề nghị các Thánh lễ và các bí tích hay nghi lễ phụng vụ được cử hành ngoài trời như bãi đỗ xe với số lượng người tham dự hạn chế. Sẽ không dùng sách hay giấy hát, cũng như không truyền các túi và giỏ quyên góp đi chung quanh nhưng dùng một hình thức nào đó thích hợp hơn, không chúc bình an bằng bắt tay hay ôm hôn. Việc rước lễ sẽ được trao một cách an toàn.
Giai đoạn ba: sẽ dâng Thánh lễ và các nghi lễ trong nhà thờ...
Giai đoạn cuối cùng: là trở lại bình thường trong một tâm thức mới được rút tỉa ra từ những bài học trong cơn đại dịch Covid-19.
Vi khuẩn corona tại Úc
Vào tháng 1 năm nay, Úc đã ghi nhận trường hợp nhiễm coronavirus được đầu tiên. Vào tháng 3, nước Úc đã đóng cửa biên giới không cho phép những người nước ngoài được vào Úc và chính quyền cũng áp đặt các quy tắc khoảng cách xã hội. Tuy nhiên, gần đây, với tình trạng Covid-19 được chặn đứng ở nhiều tiểu bang, nước Úc đã nới lỏng một số hạn chế xã hội…
Hiện tại Úc có 6.825 trường hợp nhiễm coronavirus, 95 tử vong và 5,859 bệnh nhân đã hồi phục.
Source:Vatican NewsSeveral Australian Bishops propose plan for church reopening