Ba thực hành tâm linh nhằm đối diện với dịch bệnh Covid-19 kéo dài

Thứ năm - 26/08/2021 23:03

Ba thực hành tâm linh nhằm đối diện với dịch bệnh Covid-19 kéo dài

 23/08/2021
 913
 
Ba thực hành tâm linh nhằm đối diện với dịch bệnh Covid-19 kéo dài

Ba thực hành tâm linh nhằm đối diện với dịch bệnh Covid-19 kéo dài [1]
Jim McDermott, S.J.

Khoảng một tháng trước đây, một người bạn cho biết có những người tiêm vắc-xin rồi vẫn bị nhiễm Covid. Họ vẫn khỏe và chỉ có triệu chứng sổ mũi và ho. Thế mà họ bị nhiễm. Thật ngạc nhiên khi tại thời điểm đó, Kaiser Family Foundation[2] tuyên bố rằng tỉ lệ các ca nhiễm được báo cáo nơi những người đã tiêm vắc-xin đủ liều chỉ dưới 1%.
Ba tuần sau, đến lượt chính tôi biết người ta vẫn nhiễm vi-rút mặc dù đã được tiêm vắc-xin. Tôi đoán rồi bạn cũng sẽ nhiễm, sớm thôi. Giới chức quận Los Angeles đã thông báo hôm thứ năm rằng: cuối tháng 7, khoảng 30% các ca nhiễm mới đến từ những người đã được tiêm vắc-xin. Tại Massachusetts, các quan chức đã xác nhận 12.641 trường hợp nhiễm Covid trong số những người đã tiêm văc-xin đủ liều. Con số này chiếm 0,29% của hơn 4,4 triệu dân đã được tiêm vắc-xin trong tiểu bang.
Có lẽ do nhiều người vẫn đang từ chối tiêm vắc-xin (hay để an toàn cho những người xung quanh) khiến khả năng miễn dịch của chúng ta nhờ vắc-xin có thể bị mất tác dụng. Hoặc có lẽ vắc-xin ít hiệu quả đối với biến thể Delta. Nhưng dường như nhiều người trong chúng ta sẽ nhiễm vi-rút quái ác này dù có tiêm vắc-xin hay không.
Có nhiều thứ chúng ta phải đối phó. Nó có thể dễ dàng khiến chúng ta sa vào bước đường oán hận, hoang mang và tuyệt vọng.
Chính tôi cũng đang chiến đấu với điều này. Và đây là ba thực hành tâm linh mà tôi đang cố gắng vận dụng để giúp bản thân tìm cách vượt qua đại dịch.
Mỗi bài tập gợi ý một cách khác nhau để hiện diện chặt chẽ hơn với thời điểm chúng ta đang sống.
1. Đặt trọng tâm vào cảm nghiệm giây phút hiện tại
Hầu hết các hoạt động tâm linh đều bắt đầu với khoảnh khắc nối kết bản thân với thời điểm hiện tại. Đó là thời điểm thinh lặng trước Thánh lễ hay lời mời gọi lưu ý đến hơi thở khi bắt đầu cầu nguyện. Điều này có thể được xem như để bản thân chìm vào không gian thánh. Đây có thể là cách thức hữu ích để hình dung về cảm nghiệm.
Cá nhân tôi nghĩ thời điểm này như khoảnh khắc chúng ta để bản thân hiện diện trọn vẹn hơn với chính mình. Sau những bận rộn của cuộc sống hàng ngày, chúng ta dừng lại để nắm bắt bản thân và học biết những gì đang diễn ra bên trong. Làm như thế, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa đã hiện diện trong tâm hồn, trong các trải nghiệm và các cảm xúc, và Ngài đang chờ đợi chúng ta.
Trong suốt thời gian chưa có vắc-xin cho đại dịch, mỗi người chúng ta đã trải qua những hy sinh to lớn. Thực trạng chúng chúng ta có thể nhiễm vi-rút và lây cho những người khác đang tạo nên sự chán nản và sợ hãi không hề nhỏ. Với tôi, một trong những liệu pháp tâm tinh nhằm đối diện với thời điểm hiện tại là để cho bản thân có thời gian và không gian cảm nhận những cảm xúc hiện tại. Sự hoang mang thường là do sợ mình bị lãng quên quá lâu. Chỉ trích người khác có thể gây ra hậu quả tương tự - một biểu lộ bên trong khi mình chưa dành thời gian để thực sự quan sát là lắng nghe.
Sẽ ra sao nếu chúng ta dành chút thời gian ngồi lại với Thiên Chúa và lắng nghe những gì đang diễn ra trong tâm hồn, để cảm xúc có cơ hội lên tiếng, không cần phán xét hay trả lời? Có lẽ chúng ta sẽ nhận thấy mình cần không gian để đau buồn trước cái chết do niềm tin vào thân phận mỏng manh của kiếp người, hay chỉ trích những người chưa tiêm vắc-xin, hoặc đối diện với nỗi sợ hãi về bệnh tật.
Trong cầu nguyện, chúng ta để Chúa có dịp hiện diện với mình. Và có lẽ nhờ lời cầu nguyện này, Ngài có thể giúp chúng ta hiện diện với chính mình, quan tâm và dịu dàng với bản thân, giống như cách chúng ta dành cho một đứa trẻ hay một người yêu đang sợ hãi hoặc đau khổ.
2. Xem xét bức tranh toàn thể
Trong thực hành tâm linh, thánh Inhaxiô đề xuất cách suy niệm chiêm ngắm toàn thế giới với Ba Ngôi Thiên Chúa và quan sát những điều mình thấy được. Tôi không biết bạn, nhưng khi tôi lo sợ hoặc tức giận, thế giới của tôi có thể trở nên thực sự bé nhỏ. Điều đó tạo nên một chu trình tự lặp lại; thế giới của tôi càng nhỏ bé, tôi càng mất kiểm soát và càng phòng thủ. Cách thực hành mà Thánh Inhaxiô gọi là Suy Niệm Mầu Nhiệm Nhập Thể sẽ giúp vượt qua tất cả những cảm xúc này.
Nếu chúng ta rút lui khỏi hiện thực, quan tâm về bản thân trong hiện tại, và ngồi lại với Chúa để nhìn ra thế giới hồng phúc này, chúng ta sẽ lưu ý đến điều gì?
Điều đầu tiên nổi lên trong tôi là mức độ từ các bản báo cáo về đại dịch ở khắp mọi nơi. Một vài bài vết tung ra các số liệu thống kê gây sợ hãi và che giấu các chi tiết quan trọng không đến nỗi đáng sợ như các bài báo này đề cập. Cùng lúc, các trung tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh, cùng và cơ sở y khoa đáng tin cậy khác dường như không nhất quán trong các đề xuất và chưa xác định tính nghiêm trọng của vấn đề dịch bệnh bùng phát trở lại.
Tôi có thể giải quyết các vấn nạn này. Nhưng từ quan điểm tháo cởi mà thánh Inhaxiô liên tưởng, tôi ít quan tâm đến cảm xúc mà ý thức mình cần tìm hiểu rộng hơn và suy nghĩ nghiêm túc về những điều đã được cho biết.
Nhận thức về những hướng dẫn thiếu nhất quán khiến tôi xem xét lại các chọn lựa của mình. Có lẽ tôi nên tránh đến nhà hàng, rạp hát, các nơi không buộc đeo khẩu trang hay chứng nhận vắc-xin. Có lẽ tôi cần xét nghiệm (Covid) hàng tuần hay vài tuần một lần như hoạt động thiết yếu. Thật ấn tượng, tuần trước Kevin Clarke đã viết một bài tường trình về những cách thức khác nhau mà các giáo phận và giám mục đang giải quyết câu hỏi liệu các giáo xứ có nên yêu cầu đeo khẩu trang lại không. Thực tế gia tăng các ca lây nhiễm dường như đề xuất câu trả lời phải là “yes”, bất kể lệnh của tiểu bang hay liên bang.
Một vấn đề lưu ý lớn hơn khi tôi nhìn về bức tranh lớn này là hàng tỷ người chưa được hưởng mũi vắc-xin đầu tiên, chỉ chúng ta có cơ hội được hưởng một mũi tăng cường. Gần đây, một người bạn của tôi đang làm việc với những người tị nạn nước ngoài cho biết anh không nghĩ rằng mình có thể được tiêm vắc-xin trong khi đang làm việc tại đó. Khi biến chủng Delta bùng phát khủng khiếp thì hầu như thế giới chưa được bảo vệ hoàn toàn.
Tôi không thể nói mình biết chắc phải làm gì trước thông tin đó. Nếu tôi đợi lâu nhất có thể để có mũi tiêm tăng cường thì tôi có giúp nhiều người hơn được tiêm vắc-xin không? Có gì chứng minh tôi có thể đóng góp cho những người tị nạn hay những người nước ngoài được tiêm vắc-xin không?
Nhưng một cách nào đó, quan niệm thực hành là một nhận thức. Thế giới tôi đang sống là gì? Tôi càng đặt mình vào trong thực tế đó, tôi càng mở ra với các nhu cầu của người khác và có khả năng giúp đỡ họ một cách nào đó.
3. Hướng đến việc chấp nhận (và hy vọng)
Điều tôi thấy khó chấp nhận nhất ngay bây giờ là có khả năng cuộc sống khủng khiếp của chúng sẽ còn kéo dài một vài năm nữa. Covid có thể vẫn tồn tại cách này hay cách khác, và gắn liền với Covid là khẩu trang, biến thể, bệnh tật và phong tỏa. Tôi không muốn tin điều đó. Tôi mong là mình sai. Nhưng nó không rõ ràng. Và nếu đây không chỉ là một đốm đen nhưng là thực tại mới của chúng ta thì sao?
Đôi khi tôi tìm một câu thần chú đơn giản để có thể giúp mình chấp nhận thực tại. Tôi tự lặp lại vỏn vẹn ba từ trong thinh lặng: “Lúc này, tại đây, điều này”.
Một cách nào đó, cả ba từ này phục vụ cho cùng một mục đích. Chúng làm nền cho tôi hiện diện. Lúc này. Tại đây. Điều này.
Nhưng chúng cũng khiến tôi cân nhắc những gì tôi đối diện theo một cách khác. Đây không phải vấn đề tôi dự định làm gì hay tôi cảm thấy thế nào. Không có gì để tranh luận hay phán xét. Lúc này chỉ là lúc này. Tại đây chỉ là tại đây. Điều này chỉ là điều này. Và điều đó khiến tôi tự do.
Điều này cũng hàm chứa một loại dự đoán lạ lẫm. Đây là điều chúng ta đối diện, đây là cuộc sống dành cho chúng ta. Đây không phải là cuộc sống chúng ta có thể chọn, hay Chúa chọn. Nhưng đây là đây, ngay lúc này. Và ai biết được nó sẽ còn ra sao nữa?
Thầy Pt. Giuse Nguyễn Dương Phúc 

======================
[1] https://www.americamagazine.org/faith/2021/08/20/three-spiritual-exercises-future-covid-241265.
[2] Kaiser Family Foundation, viết tắt là KFF, là tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về việc chăm sóc sức khỏe trong nước Mỹ, cùng như vai trò của Mỹ đối với chính sách sức khỏe toàn cầu.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây