Karen ở Dallas, Texas đang nghe đài phát thanh Guadalupe. Đây là diễn đàn mở về các câu trả lời trực tiếp về đạo Công Giáo và Tim đang chờ nghe câu hỏi của bạn.
Xin chào Karen, câu hỏi của bạn dành cho Tim là gì? Xin chào, tôi có một câu hỏi về Các Mầu Nhiệm Mừng chúng ta kết thúc Mầu nhiệm này với biến cố Đức Mẹ Thăng Thiên và Đăng Quang. Và vì thế, tôi đã tự hỏi, tại sao chúng ta làm thế và nó bắt nguồn từ đâu?
Vâng, một câu hỏi tuyệt vời, Karen!
và hãy bắt đầu bằng câu hỏi “Tại sao”. Đây là điều rất quan trọng chúng ta cần hiểu, khi chúng ta nói về sự cứu rỗi với tư cách là người Công Giáo. Chúng ta không nhìn vào mọi thứ – và tôi phải nói rằng Kinh Thánh cũng không – chúng ta không nhìn mọi thứ như nhau, tức là, một người theo phái Duy văn tự hay phong trào Tin Lành chỉ nói về tôi và Chúa Giêsu; nhưng chúng ta tin rằng chúng ta là chi thể của một thân thể, rằng khi chúng ta nói về sự cứu rỗi, chúng ta đang nói về nhiều điều hơn là chỉ nói về tôi và Chúa Giêsu. Ý tôi là, để nói rằng sự cứu rỗi của chúng ta chỉ liên quan đến tôi và Chúa Giêsu cũng sẽ tương tự như khi nói rằng ngón tay trên tay tôi không có gì liên quan gì đến những phần còn lại trên cơ thể. Trên thực tế, ngón tay của tôi có thể nhảy ra khỏi bàn tay tôi, nó không cần đến những phần còn lại của cơ thể
– Không! Ngón tay của tôi cần những phần còn lại trên cơ thể. Thánh Phaolô nói với chúng ta, trong chương 1 Corinto từ đoạn 12, câu 12 đến câu 27 và Roma chương 12, chúng ta là một thân thể! Chúng ta cần nhau để được cứu rỗi.
Vì như vậy sự cứu rỗi mà chúng ta nhìn thấy vốn là một thực tại hữu hình, nó không chỉ là một thứ đơn lẻ. Và khi ấy, bạn hiểu rằng khi chúng ta nói về các mầu nhiệm Chuỗi Mân Côi, chúng ta đang nói về kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, và trong kế hoạch ấy bao gồm Đức Trinh Nữ Maria, theo một cách đặc biệt bởi vì đây là một sự sùng kính Đức Maria, nhưng Mầu nhiệm Đức Maria Thăng Thiên và Mầu nhiệm Đăng Quang đóng vai trò như nguồn hy vọng cho bạn và cho tôi.
Đây là lý do tại sao chúng ta đọc trong Kinh Lạy Nữ Vương, “làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy!”
Chúng ta không phủ nhận Chúa Giêsu là niềm hy vọng vinh quang, như Thánh Phaolô nói trong thư gởi tín hữu Coloxê.
Dĩ nhiên là như vậy.
Nhưng chúng ta thấy nơi Đức Maria, ân sủng của Thiên Chúa được hoàn thiện và thành toàn và chúng ta có thể cậy trông vào Mẹ – “Ta hãy xin cho được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên đàng.”
Vì vậy, chúng ta thấy Mầu nhiệm Đức Mẹ Thăng Thiên và cuối cùng là Mầu nhiệm Đức Mẹ Đăng Quang hoàn toàn liên quan đến Vinh Quang Thiên Chúa.
“Hãy nhìn xem những gì Thiên Chúa đã làm!” nơi Mẹ Maria và cũng như liên quan đến chúng ta, vì Mẹ là nguồn hy vọng.
Và bạn biết không Karen, tôi sẽ nói điều này, cũng vậy: Cy có thể là nguồn hy vọng cho chúng ta. Tôi nhìn vào Cy và tôi thấy niềm vui của Chúa và đôi khi, tôi đang cố gắng làm việc đó ngay bây giờ,
Rồi bạn sẽ thấy nó. Nhưng nếu thật sự làm như thế, chúng ta sẽ trở thành nguồn hy vọng và cảm hứng cho nhau.
Bạn biết đấy Karen, tôi vừa trích dẫn trước đó thư thứ 1 Corinto, chương 4 từ câu 14 đến 15, Thánh Phaolô nói rằng: “cho dầu anh em có ngàn vạn giám thị, chính tôi đã sinh ra anh em bởi vì trong Đức Ki-tô Giê-su, nhờ Tin Mừng.” Trong đoạn thư tiếp theo, Ngài lại nói, “Vậy tôi khuyên anh em : hãy bắt chước tôi.” Đúng thế phải không? Đối với người Tin lành nghe lời đó
Lời đó nghe như là lời phạm thượng – “Ý của bạn là gì, bắt chước bạn sao? Này bạn, tôi bắt chước Chúa Giêsu!” Không, ngài nói, “Bắt chước tôi.” Đó là một tuyên bố khá táo bạo. Tôi không biết tôi đã đạt đến trình độ đó chưa, Cy…
Tôi biết tôi không đạt đến trình độ đó. Đúng như vậy.
Đặc biệt với việc lái xe của tôi. Đừng bắt chước tôi. Nhưng bạn hiểu gì không, chúng ta cần anh chị em trong Chúa Kitô. Chúng ta cần Mẹ Têrêsa và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô,Phaolô và Thánh Phêrô và tất cả cuộc đời các thánh mà chúng ta có thể nhìn vào để tìm nguồn cảm hứng; Karen này, rất giống những người chơi bóng rổ sẽ tìm đến Michael Jordan để lấy cảm hứng, đúng chứ? “Ồ! Giống như Mike, nếu tôi có thể trở nên như Mike,”
[anh] có nhớ các quảng cáo đó không? Tôi thì không, nhưng thật thú vịKhi nghe anh hát. Đúng như vậy! Xem này, và vì vậy, ý tôi rất ngắn gọn, Karen à, đó là những gì vừa đề cập đến;
Dĩ nhiên đây là một sự sùng kính Mẹ Maria, vì thế, tập trung vào Chúa Giêsu và đời sống của Chúa Kitô như là một sự liên quan đến Đức Trinh Nữ Maria, nhưng thật sự chúng ta cũng bước vào trong mầu nhiệm lớn lao ấy, bởi vì Mẹ Maria là một mẫu gương mà mọi kitô hữu phải trở nên. Vì thế chúng ta bắt chước Mẹ, bạn biết đó, như chúng ta bắt chước Thánh Phaolô và Thánh Phêrô.
Bây giờ, những mầu nhiệm đó phát triển từ khi nào?
Đó là một bí ẩn lớn. Có những lý thuyết khác nhau về thời điểm hình thành, mặc dù người bạn của chúng tôi, Cha Donald Callaway, Ngài vừa viết một quyển sách tuyệt vời về Chuỗi Mân Côi khiến tôi mê mệt và nó hút hồn tôi.
Tôi thực sự — Thật vậy sao?
Ồ vâng, Tôi muốn nói ông ấy… điều đó rất thú vị, nhưng Karen, có những lý thuyết khác nhau trong Giáo hội về thời điểm Kinh Mân Côi được phát triển, làm thế nào nó được phát triển vào thời Thánh Đaminh và như vậy, chỉ cần giải thích theo cách này Karen,
Đó là một truyền thống rất lâu đời trong Giáo Hội, trở về thời trước một chặng rất dài, nó phát triển theo thời gian, không nghi ngờ gì nữa, nhưng đó là một truyền thống tốt đẹp có sự chấp thuận và chúc lành của Giáo Hội và nó đã tạo ra những vị thánh trong nhiều thế kỷ.
Cám ơn Karen, cám ơn rất nhiều vì cuộc gọi của bạn.
Chuyển ngữ: Hoa Cẩm Chướng
Hiệu đính: Minh Vương
Phụ đề: Thiên Kính, S.J.
Nguồn tin: dongten.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn