Chúng ta đang sống trong một xã hội thay đổi đến chóng mặt, một thế giới mà Internet và công nghệ kỹ thuật số đã thấm sâu vào cuộc sống của những người lớn cũng như trẻ em. Chúng góp phần gia tăng cơ hội chia sẻ kiến thức và thông tin cùng với những thách đố của một vài rủi do trong giáo dục. Trong các công cụ kỹ thuật số, điện thoại thông minh đã trở thành một loại công cụ không thể thiếu trong lối suy nghĩ, giao tiếp và lựa chọn. Trên thực tế, dường như mỗi khía cạnh trong đời sống hằng ngày của chúng ta đều đang bị chi phối bởi phương tiện này: chụp hình, tải video, lướt web, gửi email và giữ liên lạc với những người khác.
Cùng nhau trên mạng
Thanh thiếu niên là người sử dụng điện thoại thông minh nhiều đến mức khi chúng ta nói đến thếhệ IGEN hay thế hệ Iphone là chúng ta muốn nói đến những bạn trẻ ở độ tuổi từ 13 – 19. Họ là những con người được sinh ra và lớn lên với chiếc điện thoại thông minh trong tay và sống đời sống xã hội nhờ vào chiếc điện thoại. Các em nhỏ thì thường dùng điện thoại để chơi game, tải video và nghe nhạc. Đang khi đó, thanh thiếu niên và các bạn trẻ thường dùng điện thoại để tán gẫu, tải lên những nội dung tự sáng tác hoặc chia sẻ lại trên các trang trang web khác. Cả người lớn cũng dùng điện thoại để giải quyết rất nhiều công việc của họ. Trong gia đình, nhiều thanh thiếu niên còn sử dụng điện thoại thông minh như là một phương tiện hữu hiệu để diễn tả và làm chủ cảm xúc của mình. Bởi vì gửi một tin nhắn “lol” (cười lăn cười bò) hay “sorry” (xin lỗi) thì đỡ ngại hơn nhiều so với việc phải diễn tả nội dung trực tiếp với người đối diện. Càng ngày càng có nhiều ba mẹ trò chuyện với con cái bằng cách tán gẫu qua điện thoại và việc sử đụng điện thoại di động được đặt vào trung tâm của một cuộc chiến nhằm dành nhiều thời gian và không gian hơn để đi tới một thỏa thuận cho phép việc sử dụng nó được thuận tiện hơn. Cả cha mẹ và con cái đều coi đây là một công cụ cần thiết để giao tiếp, tạo thuận lợi cho việc tổ chức cuộc sống gia đình và có thể tìm thấy nhau một cách nhanh nhất mỗi khi cần đến. Đối với thanh thiếu niên, việc sử dụng điện thoại di động không rút ngắn đi việc đối thoại hay giới hạn chiều sâu văn hóa. Trái lại, chúng còn kích thích việc tìm kiếm nội dung của những bản tin các bạn trẻ tình cờ đọc được trên web và cho phép các bạn ấy vượt qua khoảng cách liên thế hệ và khoảng cách của việc truyền thông qua các thế hệ.
Trong Giáo Hội, điện thoại thông minh cũng ngày càng được sử dụng cách rộng rãi và không chỉ giữa các tu sĩ trẻ. Việc sử dụng phổ biến Internet và các các mạng xã hội trong Giáo Hội đang làm thay đổi lối tương tác và hoạt động mục vụ giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân. Những người trẻ thuộc thế hệ Selfie (chụp ảnh tự sướng) có thể giao tiếp khá dễ dàng với độ sâu ngang qua việc chat (tán gẫu) với các linh mục hay tu sĩ khi họ thực hiện những cuộc đàm thoại cá nhân hay khi họ gặp phải những thách đố về đức tin, sự phân định ơn gọi. Cũng có khi họ phải dối diện với điều gì đó mời gọi họ trở thành một sự hiện diện giáo dục và loan báo Tin mừng thậm chí ngay cả trên nền tảng kỹ thuật số nơi mà chúng ta có thể công bố “Tin mừng về ơn kêu gọi”. Trong các cộng đoàn đa văn hóa, điện thoại di động cũng trở thành phương tiện để duy trì sự hiệp thông với gia đình và những cộng đoàn nơi quê hương xứ sở. Nó cho phép các tu sĩ chia sẻ và cảm thấy gần gũi với những người thân quen mặc dù họ đang sống xa quê hương. Nhưng có một yếu tố quan trọng mà việc đồng hành giáo dục cần phải lưu ý là làm sao để việc tương quan qua mạng không thể thay thể cho những cuộc gặp gỡ diện đối diện và một cuộc gọi điện thoại thì luôn mang tính nhân bản và phong phú hơn nhiều so với việc gửi đi một tin nhắn.
Những cái bẫy của Internet
Từ góc nhìn của các chức năng tâm lý, web đã ảnh hưởng đến giới trẻ trong tiến trình xây dựng nhân cách, đến thế giới quan và cách thức hiện hữu của họ trong thế giới. Việc đưa lên một hình ảnh, một bài viết hay một video không chỉ là thêm vào mạng xã hội sự hiện diện của một ai đó mà còn là để thỏa mãn nhu cầu được nhận biết, làm vui lòng người khác để nhận được sự đánh giá về những giá trị của họ và để cảm thấy thuộc về một cộng đồng mạng xã hội rộng lớn. Theo nhà tâm lý trị liệu Di Gregorio, các phương tiện công nghệ mới, một mặt cung cấp khả năng tương tác, làm cho cuộc sống đơn giản hơn, tăng khả năng tương tác giữa những khoảng cách xa nhưng mặt khác cũng làm cho người ta thiếu quan tâm và cảm thông hơn với những người ở gần. Ngang qua những phương tiện này mà nền văn hóa “tự sướng” đang trở nên rất phổ biến. Cụm từ này muốn diễn tả cho một cung cách tiêu biểu trong xã hội này, một từ mới dùng để chỉ về một hệ thống xã hội trong đó sự sùng bái bản thân và tự chụp hình kỷ niệm cho chính mình đang phát triển mạnh mẽ. Điện thoại thông minh là công cụ tuyệt hảo làm gia tăng thêm những hình thức ái kỷ mới – kết hợp với chủ nghĩa thị dâm và thích phô bày cơ thể – kích thích sự tò mò cuộc sống riêng tư của người khác và hậu quả kéo theo là làm phát sinh nhiều lối sống không lành mạnh, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, không có khả năng điều chỉnh hợp lý giữa tương quan liên vị và các mối tương quan qua màn hình của các phương tiện truyền thông.
Từ bản báo cáo hàng năm của viện nghiên cứu quốc gia về lứa tuổi thanh thiếu niên vào năm 2017 cho thấy: nguy cơ mà các thanh thiếu niên dùng điện thoại thông minh không có sự giám sát của người lớn còn đi xa hơn việc bị uy hiếp. Những người lớn với danh tính giả mạo sẽ tìm cách khuyến dụ và hướng dẫn trực tuyến cho các bạn trẻ say mê xem những cuộc vui, rồi đến việc thực hiện các video về những cuộc chơi này và phát trực tuyến, chụp ảnh tự sướng hoặc thực hiện các video sex và gửi chúng cho nhóm bạn, thù hằn và trả thù qua các trang mạng xã hội khởi đi từ việc khai thác những thông tin mang tính thân mật nhằm mục tiêu hủy hoại thanh danh người khác gây nên nỗi lo âu, trầm cảm và cả tự sát. Kilfie là cụm từ có nghĩa là tự hủy hoại chính mình nhằm để câu “like” và thu hút những lời bình phẩm, chia sẻ khi bạn liều lĩnh đùa giỡn với mạng sống. Homophobia có nghĩa là không thể nào rời khỏi chiếc điện thoại di động còn gọi là hội chứng không thể ngắt kết nối. Những người trẻ mắc hội chứng này khi không được tiếp xúc với mạng điện thoại di động sẽ rơi vào trạng thái lo âu, bồn chồn và dễ dàng gây hấn bằng một loạt hành động như bị ám ảnh và các hình thức lệ thuộc khác làm suy giảm khả năng sống một cuộc sống thanh thản. (www.adolescienza.it/osservatorio/).
Các kỹ năng truyền thông
Khi đối mặt với những rủi ro này, việc cấm đoán hoặc khủng bố tâm lý về sự nguy hiểm của Internet tỏ ra không hiệu quả và còn đe dọa lấy mất đi nơi người trẻ ý thức công dân kỹ thuật số. Vì vậy, để bảo vệ người trẻ cần phải khởi đi từ việc những người lớn cần phải có những kiến thức về kỹ thuật số và một chiến lược hiệu quả để có thể đối kháng lại với những rủi ro này. Đó là giáo dục năng lực truyền thông trong đó có thể kể đến việc trẻ em cần có những mẫu gương giúp các em học cách sử dụng các phương tiện này một cách có trách nhiệm.
Năng lực truyền thông không chỉ đơn giản là các khả năng về kỹ thuật. Nó liên quan đến việc biết cách sử dụng các dữ liệu cá nhân trên Internet một cách thận trọng, đánh giá có phê phán các thông tin, tôn trọng các quy tắc xã hội trên web và sử dụng truyền thông để khuyến khích sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Thật thế, chúng sẽ đem lại nhiều hiệu quả hữu ích nếu chúng ta biết cổ võ cho việc suy tư và thảo luận về những nguy cơ cũng như những cơ hội mà các công nghệ mới và mạng Internet có thể đem lại cho chúng ta. Ví dụ như việc thảo luận về những nguy cơ của mạng xã hội hoặc những tác động cảm xúc của các video trò chơi sẽ thúc đẩy các luật lệ giới hạn việc sử dụng và cổ võ cho vệc so sánh công bằng trong tiến trình giáo dục đồng trách nhiệm khi người trẻ giúp những người lớn hiểu biết về kỹ thuật và những người lớn thì giáo dục các bạn trẻ về cảm thức trách nhiệm và biết phê phán trong việc sử dụng các công nghệ đó. (www.giovaniemedia.ch/it)
Ngày nay cũng như trước đây, trẻ em và thanh thiếu niên của thế hệ IGEN đều cần được giáo dục ngang qua những tương quan diện đối diện để có thể phát triển những kỹ năng tương quan xã hội cần thiết trong đời sống chung như: sự đồng cảm, ý thức về bản thân và người khác, tôn trọng sự đa dạng, quản lý các xung đột cách lành mạnh. Có lẽ như thế chúng ta sẽ tránh khỏi nỗi sợ hãi của một nhà văn trẻ người Mỹ, Jonathan Sanfran Foer: “Tôi sợ rằng thế giới càng gần hơn với những đầu ngón tay của chúng ta thì chúng càng cách xa trái tim chúng ta”. (x. “Càng kết nối – càng xa cách” của Corriere della Sera 13/06/2013)
Luisa Nicolosi, FMA
Sr. Maria Quyên. FMA chuyển ngữ