Tóm tắt
Kant đã viết: “Cảm nhận của thị giác, ngay cả khi nó không là loại giác quan không thể thiếu được như thính giác thì nó vẫn có giá trị nhất. Bởi vì trong tất cả các giác quan, thị giác có thể chạm đến khoảng cách xa nhất nơi mà điều kiện nhận thức bị hạn chế nhất; Nó không chỉ bao gồm một lãnh vực nhận thức rộng lớn những còn là giác quan ít bị ảnh hưởng bởi tình cảm và gần gũi nhất với trực giác thuần túy.
Nếu như ‘nhìn’ có thể là một hành động tức thời và tự phát, thì việc giải thích điều đã nhìn thấy là một quá trình nhận thức phức tạp cần phải được đặt vào bối cảnh cụ thể. Nhìn thì dễ hơn là giải thích. Ngắm nhìn bản thân sẽ dễ hơn là giải thích và hiểu được ý nghĩa của hiện hữu và những hành động. Trong trường hợp này, âm nhạc có thể giúp chúng ta suy ngẫm.
Nhìn … với đôi mắt của tâm linh
Michael W. Smith là một trong những nghệ sĩ âm nhạc Kitô giáo nổi tiếng nhất thế giới, vì đã bán được hơn 13 triệu album và đạt được 29 lần vị trí hàng đầu trên các bảng xếp hạng tại Hoa Kỳ. Trong bài hát “Đến và xem – Come and See”, ông mời thính giả của mình hãy nhìn vào đau khổ và thế giới xung quanh với một nhãn quan khác, vượt ra khỏi những góc nhìn quen thuộc và thỏa hiệp khi nói rằng: «Hãy đến và xem, đến và xem với đôi mắt tâm linh/ cánh cửa đã được mở / xiềng xích bị bẻ gãy /hãy trở về nhà.” Giai điệu đi kèm với cảm giác về sự tự do, trong việc nhìn xa hơn những gì chỉ có thể nhìn được bằng đôi mắt.
(Video clip: Come and see)
Nhà triết học người Mỹ Henry David Thoreau đã từng nói: “Vấn đề không phải là những gì bạn nhìn, mà là những gì bạn thấy.”
Fabrizio Moro cũng đã có một ý tưởng tương tự được thể hiện trong một ca khúc: “Ngồi và ngắm nhìn nơi mà anh ấy khích lệ chúng ta tiếp tục tiến bước vì chúng ta là những người tạo nên số phận của chính mình: “Bạn hãy ở lại / ngồi xuống để nhìn / nhưng những ai không tự viết nên câu chuyện đời mình/ thì người ấy không thể quyết định được nó sẽ kết thúc ra sao / và sau đó sẽ là những nỗi sợ hãi lẫn lộn / nếu bạn mơ những giấc mơ mà chúng không thành hiện thực / và tất cả những suy nghĩ sẽ chỉ dừng lại bên trong.”
Những gì bạn thấy phụ thuộc vào cách bạn nhìn. Vì quan sát không chỉ là tiếp nhận, một sự tỏ lộ, nhưng đồng thời cũng là một hành động sáng tạo (Søren Kierkegaard).
Nhìn … vượt lên trên thực tại
“Hẹn gặp lại” – “See you again” là một tác phẩm âm nhạc do rapper người Mỹ Wiz Khalifa, trình diễn cùng với tiếng hát của nam ca sĩ Charlie Puth. Người hát bài này nhớ lại những khoảnh khắc đẹp nhất đã trải cùng với người bạn đã chết và nhìn về tình bạn này với một ánh nhìn khác khi nghĩ đến tương lai: “Quả là một ngày dài không có bạn, bạn của tôi / và khi gặp lại tôi sẽ kể cho bạn nghe mọi chuyện / Chúng ta đã trưởng thành hơn những ngày đầu tiên / Ổ và tôi sẽ kể cho bạn nghe mọi chuyện khi cả hai gặp lại nhau/ Khi cả hai gặp lại nhau.Tại sao bạn lại ra đi sớm như thế/ Sao bạn nỡ rời xa/ Vào lúc mà tôi cần bạn nhất./ Tôi cứ mở đi mở lại đoạn băng ấy/ Để nghe những lời cuối cùng của bạn/ Dù biết rằng ban đang ở một nơi tốt hơn/ Nhưng điều đó vẫn khiến tôi đau đớn./ Hãy tiếp tục bước đi/ Và tiếp thêm cho tôi sức mạnh để tôi có thể bước tiếp cuộc sống này..
Bài hát giữ kỷ lục về số lượng truy cập lớn nhất chỉ trong một ngày trên kênh phát trực tuyến Spotify với 4.2 triệu lượt truy cập và là đĩa bán chạy thứ hai trong năm 2015 với 13,2 triệu bản được phân phối trên toàn thế giới. Với hơn 3 tỷ lượt xem trên YouTube, đây là video được nhiều người xem đứng thứ hai từ trước đến nay. Không còn nghi ngờ gì nữa, chủ đề, giai điệu và sự thành công của bộ phim mà trong đó nhạc phim đã đóng vai trò tốt nhất khi nói rằng, nên nhìn theo một cách khác để có thể giải thích được những tình huống không phải lúc nào cũng vui vẻ và đáng tán thưởng trong cuộc sống.
(Video clip: See you again)
Học để nhìn thấy, là bài tập thực hành lâu nhất trong tất cả các loại nghệ thuật (Edmond De Goncourt).
Nhìn … vượt lên trên sự khác biệt
Gần đây, sự thành công trên toàn cầu của bộ phim “Người dẫn chương trình vĩ đại nhất” –The greatest showman” dạy chúng ta có thể nhìn ra ai là người gần gũi với chúng ta, không phải bằng ánh nhìn rập khuôn nhưng vượt lên trên dáng vẻ bên ngoài. Bộ phim kể lại câu chuyện về Barnum, một doanh nhân lập dị và là nhà phát minh ra rạp xiếc hiện đại, Vây xung quanh ông là những con người không được thế giới thừa nhận, những công dân hạng hai. Bởi vì bằng cách nào đó họ đã chọn sự khác biệt hoặc cuộc sống đã chọn cho họ điều đó. Barnum cố gắng đảm bảo cho họ có được nhân phẩm và bảo vệ họ khỏi thế giới bên ngoài không muốn chấp nhận họ. Thật thế, một trong những vai chính, trong bài hát ‘Chính là em – This is me” đã hát: “Đây mới là sự thật, đây mới chính là em. Giờ đây em đã đến được nơi thật sự thuộc về mình. Hãy để ánh sáng soi chiếu em. Giờ đây em đã tìm thấy chính mình. Không thể nào kìm nén được nữa. Không cần phải che giấu điều em muốn trở thành. Đây mới chính là em”
Bài hát này đã trở thành một bài ca chủ lực giúp con người biết nhìn nhau vì phẩm giá và vì niềm tự hào, bất chấp những khó khăn và túng quẫn của cuộc sống. Để đọc lại cuộc sống trong một cách thức mới khi biết giải thích các dấu chỉ và tiềm năng riêng. Trong thế giới này, khi vẻ đẹp bên ngoài chiếm ưu thế, thì việc biết nhìn nhận bản thân theo một cách khác trở thành khả thể cho sự phát triển và tăng trưởng vượt xa mọi quy ước xã hội hay vượt khỏi một lược đồ được xã hội ngày nay định sẵn.
(Video clip: This is me)
Trên thực tế, giải thích các dấu chỉ mà cuộc sống trao tặng cho chúng ta là một hành động phức tạp, đòi hỏi sự suy ngẫm và thời gian. Nhưng mỗi nhà giáo dục cần quan tâm đến khía cạnh này để giúp cho những người trẻ có thể hiểu và giải thích rõ hơn về những quà tặng và những tiềm năng nơi mỗi con người.
Mariano Diotto
Sr. Maria Linh Trang, FMA