Sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria

Thứ tư - 07/09/2022 00:12

Sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria

Ts. Trần Mỹ Duyệt

Chúng ta không biết chắc ngày sinh của Mẹ Thiên Chúa, nhưng trải dài suốt 15 thế kỷ và cho đến nay, Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục mừng ngày này vào ngày 8 tháng Chín hằng năm gọi là Lễ Sinh Nhật Trinh Nữ Maria Rất Thánh. Theo truyền thống, việc cử hành mừng ngày sinh nhật của Trinh Nữ Maria Rất Thánh vào ngày 8 tháng Chín, vì ngày 8 tháng Mười Hai là ngày kính Mẹ Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội.  

Ngay từ thế kỷ thứ sáu, Giáo Hội đã bắt đầu cử hành mừng Sinh Nhật Đức Mẹ. Mặc dù Thánh Kinh không nói gì về ngày này, tuy nhiên, Ngụy Kinh của Thánh Giacôbê (Protoevangelium of James) đã cho chúng ta những tin tức về ngày đặc biệt ấy. Mặc dù đây là cuốn sách không mang giá trị lịch sử, nhưng nó phản ảnh lòng sùng kính của các Kitô hữu ban đầu. Theo đó, Anna (Anne) và Gioankim (Joachim) là những người son sẻ. Họ nhận được lời hứa về một người con, mà người con ấy sẽ có mặt trong dự án cứu độ của Thiên Chúa đối với thế giới. Câu truyện này cũng giống những câu truyện Thánh Kinh, nhấn mạnh đến sự hiện diện đặc biệt của Thiên Chúa trong đời sống của Đức Maria từ những ngày đầu.   

Thánh Augustine đã liên kết ngày sinh nhật của Đức Maria với công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu, và cho rằng thế giới hãy vui mừng và hân hoan về ngày này: “Mẹ là bông hoa tuyệt vời trong vườn huệ ngát hương. Qua sinh nhật của Mẹ, di sản nhân loại thừa hưởng từ tổ tông được tẩy rửa.” Lời nguyện đầu lễ nói về ngày giáng trần của Con Mẹ như bình minh ơn cứu độ của chúng ta, và trong thánh lễ này, Giáo Hội cầu xin ơn bình an: “Lạy Chúa, ngày sinh nhật của Ðức Giêsu Con Một Chúa, Chúa đã mở đầu kỷ nguyên cứu độ, thì hôm nay ngày sinh nhật của Thánh Mẫu Người, xin Chúa cũng rộng ban muôn phúc lộc, và cho chúng con hưởng bình an.” 

Những gì về tuổi thơ của Đức Trinh Nữ Maria tuy không được trực tiếp ghi lại trong Thánh Kinh, nhưng ngay từ những thế kỷ đầu của Giáo Hội, một số tài liệu dựa theo truyền thống về những gì liên quan đến ngày sinh nhật này cũng đã được tìm thấy trong các tác phẩm Kitô giáo thời bấy giờ. Theo Ngụy Kinh của Thánh Giacôbê có từ đầu thế kỷ thứ hai, thân phụ của Đức Maria là một người giầu có thuộc một trong Mười Hai chi tộc Israel. Ông rất chia sẻ nỗi buồn không có con cùng với vợ là bà Anna. Ông hy vọng cũng như Abraham, ngày về già được Thiên Chúa ban cho một người con như Isaac. Chính vì thế cả hai đã sốt sắng tận hiến và nhiệt thành trong lời cầu nguyện. Và kết quả là Chúa đã chúc phúc cho hai ông bà một cách dồi dào còn hơn cho Abraham và Sarah. Một thiên thần đã hiện ra với bà Anna và nói: “Chúa đã nghe lời bà cầu. Bà sẽ mang thai và sinh con, và con bà sẽ được ca tụng trên khắp hoàn cầu.” Lời tiên tri phản ảnh lời chào của Isave sau này khi Đức Maria tới thăm viếng bà: “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc! Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?” (Luca 1:42-43)  

Sau khi hạ sinh Maria, cũng theo Ngụy Kinh ghi lại, bà Anna đã gọi căn phòng của Maria là “phòng thánh”, và không cho phép để bất cứ đồ vật gì dơ bẩn hoặc tầm thường ở trong đó vì sự thánh thiện của con mình. Những ghi chú tương tự cũng kể rằng khi lên một tuổi, cha của Maria “đã tổ chức một buổi lễ rất lớn, mời các tư tế, kinh sư, và kỳ lão cùng nhiều người trong dân Israel tham dự.”

Lúc ấy, ông Gioankim đã mang con trẻ đến cho các tư tế, để các vị chúc lành cho em bằng những lời: “Lạy Thiên Chúa, là cha của chúng con, xin chúc lành cho trẻ này, và ban cho em một tên gọi muôn đời được ca tụng trên mọi dòng dõi”. Tiếp tới mang em đến những vị thượng tế, và các vị này cũng đã chúc lành cho em: “Lạy Thiên Chúa tối cao, xin nhìn đến trẻ này, chúc lành cho em với muôn phúc lành, đến muôn đời.”

Sau đó, cha mẹ của Maria cùng với các tư tế đền thờ đã dâng con trẻ và thánh hiến sự đồng trinh trọn đời của em lên Gia Vê Thiên Chúa.

Các tín hữu Công Giáo từ thế kỷ thứ hai, rất tôn trọng những gì được Ngụy Kinh của Thánh Giacôbê ghi lại. Nhờ tài liệu này mà chúng ta đã biết nhiều chi tiết về đời thơ ấu của Đức Maria, những điều quí giá về Thánh Truyền, không đi ngược lại với Thánh Kinh.

Thánh Augustine coi sinh nhật của Đức Nữ Trinh Maria Rất Thánh như một biến cố của đất trời, một dấu chỉ của lịch sử, và là dấu hiệu gắn liền với sinh nhật của Chúa Giêsu Kitô. Vị giám mục thế kỷ thứ tư của Giáo Hội Đông Phương, người mà quan điểm thần học được định hình cho việc hiểu biết về tội, về bản tính con người tự nhiên, đã khẳng định rằng, “nhờ ngày sinh nhật của Mẹ, di sản của tổ tông được tẩy rửa.”  

Trong những thế kỷ đầu, Sinh Nhật Đức Maria được cử hành một cách hết sức trọng thể. Dần dần lễ này bị rơi vào quên lãng, hoặc xem thường, mặc dù nó được coi như “Biến cố quan trọng của lịch sử Cứu Độ”. Cũng giống như Mẹ Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, Sinh Nhật Đức Mẹ là một ngày quan trọng trong lịch sử cứu độ của chúng ta. Chúa Kitô cần một người mẹ, và Mẹ được sinh ra. Vì thế những biến cố này nếu không có sự giáng trần của Chúa Cứu Thế sẽ không thể nào xảy ra.

Theo truyền thống và niềm tin Kitô giáo, Giáo Hội Công Giáo mừng sinh nhật chỉ có ba trường hợp: Sinh nhật Đức Maria, sinh nhật Gioan Tẩy Giả, và sinh nhật Chúa Giêsu. Cả ba Đấng đều được sinh ra không vướng tội Tổ Tông (born without Original Sin).

Còn lại, lễ kính hoặc mừng các thánh đều là ngày các ngài qua đời hoặc được phúc tử đạo. Theo Thánh Phanxicô Assisi, thì “chính khi chết đi là khi vui sống muôn đời.” Đó mới là lúc chúng ta thực sự bước vào quê hương vĩnh cửu, và được sinh ra trong nước trời.

Sinh Nhật Đức Mẹ được cử hành vào ngày 8 tháng Chín, và được mừng kính trên toàn Giáo Hội. Thánh lễ được ghi trong lịch phụng vụ của Roma và phần lớn các Giáo Hội Anh Giáo. Lễ này cũng được cử hành theo lịch Tridentine, và theo Nghi Lễ Chính Thống Giáo Đông Phương. Giáo Hội Tông Đồ Miền Armenian cũng mừng kính vào ngày 8 tháng Chín. Tuy nhiên theo Giáo Hội Chính Thống Coptic và Chính Thống Ethiopia, tín hữu mừng lễ này vào ngày 9 tháng Năm  (1 Bashans, EC 1 Ginbot).

Để giúp các tín hữu hưởng nhờ nhiều ơn phúc qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Đức Giáo Hoàng Innocent IV đã thiết lập Tuần Bát Nhật, sau này đã được Đức Piô XII đổi mới.

“Lạy Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ là người có phúc và rất đáng mọi lời ca tụng, vì Mẹ đã sinh ra Mặt trời Công Chính là Ðức Kitô, Chúa chúng con. – Alleluia.”
 

“Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a” – Suy niệm ngày 08.9.2022
Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc

 

TIN MỪNG: (Mt 1, 1-16.18-23)

1 Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham:

2 Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này;3 Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron; Khét-xơ-ron sinh A-ram;4 A-ram sinh Am-mi-na-đáp; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son; Nác-son sinh Xan-môn;5 Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết; Ô-vết sinh Gie-sê;6 ông Gie-sê sinh Đa-vít.

Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn7 Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia; A-vi-gia sinh A-xa;8 A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram; Giô-ram sinh Út-di-gia;9 Út-di-gia sinh Gio-tham; Gio-tham sinh A-khát; A-khát sinh Khít-ki-gia;10 Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se; Mơ-na-se sinh A-môn; A-môn sinh Giô-si-gia;11 Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon.

12 Sau thời lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven;13 Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút; A-vi-hút sinh En-gia-kim; En-gia-kim sinh A-do;14 A-do sinh Xa-đốc; Xa-đốc sinh A-khin; A-khin sinh Ê-li-hút;15 Ê-li-hút sinh E-la-da; E-la-da sinh Mát-than; Mát-than sinh Gia-cóp;16 Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.

17 Như thế, tính chung lại thì: từ tổ phụ Áp-ra-ham đến vua Đa-vít, là mười bốn đời; từ vua Đa-vít đến thời lưu đày ở Ba-by-lon, là mười bốn đời; và từ thời lưu đày ở Ba-by-lon đến Đức Ki-tô, cũng là mười bốn đời.

18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần.19 Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”22 Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ:23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”

(Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch CGKPV)

+++++++++++++++

1. “Bà là Mẹ Đức Giê-su”

Với Thánh Lễ kính nhớ biến cố Đức Mẹ sinh ra, Giáo Hội muốn nói với chúng ta rằng để chuẩn bị cho Đức Maria trở thành Mẹ Đức Giêsu, và qua Đức Giêsu, Ngài trở Mẹ của chúng ta, Thiên Chúa đã chuẩn bị từ rất lâu trước đó, nghĩa là từ lúc được hình thành trong dạ mẫu thân, như Tv 139 nói:

Tạng phủ con chính tay Ngài cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. 
(Tv 139, 13)

Và Thánh Phaolô cũng nói trong thư tín hữu Galát: “Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong bụng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người” (Ga 1, 15).

Tuy nhiên bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta khám phá rằng sự chuẩn bị của Thiên Chúa có tầm mức rộng lớn và lâu dài hơn nhiều, hơn rất nhiều biến cố sinh ra.

2. Đức Maria và thánh Giuse

Đức Maria có sứ mạng sinh ra Đức Giêsu-Ki-tô, Con Thiên Chúa. Đó là một sinh ra cách lạ lùng, nghĩa là không cần người nam. Tuy nhiên về mặt xã hội, một em bé không thể sống và lớn lên bình thường nếu không có bố. Do đó, Thiên Chúa cũng phải chuẩn bị phía “Đàng Trai” nữa, nghĩa là phía gia tộc của Thánh Giuse, như bài Tin Mừng kể lại cho chúng ta.

Chính vì thế, chúng ta mừng sinh nhật Đức Maria, nhưng Bài Tin Mừng lại nói về sự sinh ra của Thánh Giuse: “

Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a,
bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô
 (c. 16)

Và đàng sau bố Giacóp là cả một gia tộc, gia tộc của Lời Hứa, là cả một Dân Tộc, Dân Tộc được Thiên Chúa chọn mà chính Đức Maria và Đức Giêsu cũng thuộc về.

Bản Gia Phả trong Tin Mừng theo thánh Luca còn đẩy dân tộc của thánh Giuse, Đức Mẹ và Đức Giêsu đi xa hơn, tới ông tổ Adam, nghĩa là đến thời điểm Sáng Tạo:

Khi Đức Giê-su khởi sự rao giảng, Người trạc ba mươi tuổi. Thiên hạ vẫn coi Người là con ông Giu-se. Giu-se là con Ê-li, Ê-li con Mát-tát… E-nốt con Sết, Sết con A-đam và A-đam là con Thiên Chúa. (Lc 3, 23-38)

Và Sáng Tạo cũng là gốc gác của mỗi người chúng ta. Nghĩa là, ở mức độ sáng tạo, chúng ta có cùng một nguồn gốc với Thánh Gia.

3. Lịch sử cứu độ

Và nếu chúng ta đọc kĩ gia phả của dân tộc mà Thánh Gia thuộc về, thì dân tộc này cũng có một lịch sử thăng trầm như bao dân tộc khác: thời hoàng kim, thời lưu đày bi đát, và có cả một thời thinh lặng, vì chẳng còn gì để viết để kể.

Hơn nữa dân tộc này cũng đầy tội lỗi như bao dân tộc khác: Các ông tội lỗi đương nhiên rồi, như vua Đa-vít, một khuôn mặt tượng trưng cho lời hứa, và Đức Giê-su sau này sẽ mang tước hiệu là “Con Vua Đa-vít”. Nhưng có cả các bà, đầy bất toàn. Thật vậy, trong bản gia phả, tuy chủ yếu nói về việc bố sinh con, nhưng cũng có sự hiện diện của bốn người phụ nữ:

  • bà Tamar, phạm tội loạn luân với bố chồng,
  • bà Rahab, là cô gái đứng đường đất Canaan,
  • bà Ruth gốc Moab, nghĩa là dân ngoại
  • và bà Bátseva, vợ của tướng Uria, phạm tội ngoại tình với vua Đa-vít.

Khám phá này làm cho chúng ta thật an ủi, bởi vì ngang qua sự sinh ra và lời xin vâng của Đức Maria và Thánh Giuse, Đức Giêsu đến mang lấy tội của dân tộc Ngài và tội của cả loài người chúng ta, như sứ thần nói với thánh Giuse:

Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. (Mt 1, 20-21)

Giống như Đức Maria, ơn gọi của chúng ta cũng được Thiên Chúa chuẩn bị từ  rất xa, nhưng không phải chỉ bằng những cách thức ngoại thường, nhưng cũng bằng những nẻo đường rất bình thường và cũng rất đời thường, và với cả những thăng trầm, những yếu đuối, sai lầm và tội lỗi nữa.

Ghi nhớ những ân huệ nhưng không Thiên Chúa ban cho cuộc đời chúng ta, nhất là ơn sinh ra, chúng ta sẽ có sự hiểu biết sâu sa để yêu mến và dấn thân bền vững hơn trong bình an và niềm vui, ơn gọi làm người và nhất là ơn gọi đi theo Đức Ki-tô theo gương của Đức Maria, Mẹ của chúng ta.
 

Mary’s call to be the mother of Jesus the Savior – Suy niệm ngày 08.9.2022
Tác giả: Don Schwager

 

Nguồn: www.dailyscripture.net
Phó tế Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ

Thursday, September 8, 2022  

Mary’s call to be the mother of Jesus the Savior 

Matthew 1:1-16, 18-23 

1 The book of the genealogy of Jesus Christ, the son of David, the son of Abraham. 2 Abraham was the father of Isaac, and Isaac the father of Jacob, and Jacob the father of Judah and his brothers, 3 and Judah the father of Perez and Zerah by Tamar, and Perez the father of Hezron, and Hezron the father of Ram, 4 and Ram the father of Amminadab, and Amminadab the father of Nahshon, and Nahshon the father of Salmon, 5 and Salmon the father of Boaz by Rahab, and Boaz the father of Obed by Ruth, and Obed the father of Jesse, 6 and Jesse the father of David the king. And David was the father of Solomon by the wife of Uriah, 7 and Solomon the father of Rehoboam, and Rehoboam the father of Abijah, and Abijah the father of Asa, 8 and Asa the father of Jehoshaphat, and Jehoshaphat the father of Joram, and Joram the father of Uzziah, 9 and Uzziah the father of Jotham, and Jotham the father of Ahaz, and Ahaz the father of Hezekiah, 10 and Hezekiah the father of Manasseh, and Manasseh the father of Amos, and Amos the father of Josiah, 11 and Josiah the father of Jechoniah and his brothers, at the time of the deportation to Babylon. 12 And after the deportation to Babylon: Jechoniah was the father of Shealtiel, and Shealtiel the father of Zerubbabel, 13 and Zerubbabel the father of Abiud, and Abiud the father of Eliakim, and Eliakim the father of Azor, 14 and Azor the father of Zadok, and Zadok the father of Achim, and Achim the father of Eliud, 15 and Eliud the father of Eleazar, and Eleazar the father of Matthan, and Matthan the father of Jacob, 16 and Jacob the father of Joseph the husband of Mary, of whom Jesus was born, who is called Christ.

18 Now the birth of Jesus Christ took place in this way. When his mother Mary  had been betrothed to Joseph, before they came together she was found to be with child of the Holy Spirit; 19 and her husband Joseph, being a just man and unwilling to put her to shame, resolved to divorce her quietly. 20 But as he considered this, behold, an angel of the Lord appeared to him in a dream, saying, “Joseph, son of David, do not fear to take Mary  your wife, for that which is conceived in her is of the Holy Spirit; 21 she will bear a son, and you shall call his name Jesus, for he will save his people from their sins.” 22 All this took place to fulfill what the Lord had spoken by the prophet: 23 “Behold, a virgin shall conceive and bear a son, and his name shall be called Emmanuel”  (which means, God with us).

Thứ Năm, ngày 8.9.2022           

 

Ơn gọi của Maria là làm Mẹ Đức Giêsu, Đấng cứu thế

Mt 1,1-16.18-23

1 Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham:2 Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này;3 Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron; Khét-xơ-ron sinh A-ram;4 A-ram sinh Am-mi-na-đáp; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son; Nác-son sinh Xan-môn;5 Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết; Ô-vết sinh Gie-sê;6 ông Gie-sê sinh Đa-vít.1 Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn7 Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia; A-vi-gia sinh A-xa;8 A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram; Giô-ram sinh Út-di-gia;9 Út-di-gia sinh Gio-tham; Gio-tham sinh A-khát; A-khát sinh Khít-ki-gia;10 Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se; Mơ-na-se sinh A-môn; A-môn sinh Giô-si-gia;11 Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon.12 Sau thời lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven;13 Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút; A-vi-hút sinh En-gia-kim; En-gia-kim sinh A-do;14 A-do sinh Xa-đốc; Xa-đốc sinh A-khin; A-khin sinh Ê-li-hút;15 Ê-li-hút sinh E-la-da; E-la-da sinh Mát-than; Mát-than sinh Gia-cóp;16 Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần.19 Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”22 Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ:23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”

 

Meditation: Do you rejoice in the promises of God and trust in his saving plan for your life? There is a long venerable tradition among many Christians of celebrating the birth of Mary, the mother of Jesus our Savior, on this day. Her birth prepared for our redemption in Jesus Christ. Matthew begins his Gospel account with the genealogy of Jesus from Abraham’s lineage through the line of David, King of Israel. Matthew concludes his genealogy by indicating that both Mary, Jesus’ mother and Joseph, his legal foster father, came from the line of David. 

 

Do you believe and trust in God’s promises?

Mary was asked to assume in faith a burden of tremendous responsibility. It had never been heard of before that a child could be born without a natural father. Mary was asked to accept this miraculous exception to the laws of nature. That required faith and trust. Second, Mary was not yet married. Pregnancy outside of wedlock was not tolerated in those days. Mary was only espoused to Joseph, and such an engagement had to last for a whole year. She was asked to assume a great risk. She could have been rejected by Joseph, by her family, by all her own people. Mary knew that Joseph and her family would not understand without revelation from God. She nonetheless believed and trusted in God’s promises. 

Joseph, a just and God-fearing man, believed the message given to him to take Mary as his wife and to accept the child in her womb as the promised Messiah. Like Mary, Joseph is a model of faith for us. He is a faithful witness and servant of God’s unfolding plan of redemption. Are you willing to trust and obey the Lord as Mary and Joseph did?

Jesus the Messiah is a direct descendant of King David and Abraham

What is the significance of Matthew’s genealogy? His genealogy is arranged in three sections portraying three great stages in the spiritual history of the people of the old covenant. The first stage begins with Abraham, the father of the chosen people, and ends with David, God’s anointed King. The second stage takes us to the exile of God’s people in Babylon. This is the period of Israel’s shame and disaster due to her unfaithfulness. 

The third stage takes us to Jesus, God’s anointed Messiah. Jesus the Messiah is the direct descent of Abraham and David, and the rightful heir to David’s throne. God in his mercy fulfilled his promises to Abraham and to David that he would send a Savior and a King to rule over the house of Israel and to deliver them from their enemies. 

Jesus the Savior is the fulfillment of God’s promises to us

Jesus is the fulfillment of all God’s promises. He is the hope not only for the people of the Old Covenant but for all nations as well. He is the Savior of the world. In him we receive adoption into a royal priesthood and holy nation as sons and daughters of the living God (see 1 Peter 1:9). Do you recognize your spiritual genealogy and do you accept God as your Father and Jesus as the sovereign King and Lord of your life?

“Lord Jesus, you came to save us from the power of sin and death and give us abundant everlasting life in your kingdom. May I always rejoice in your saving work and trust in your plan for my life”.

 

Suy niệm: Bạn có vui mừng về những lời hứa của Chúa, và tin tưởng vào chương trình cứu độ của Người dành cho cuộc đời bạn không? Có một truyền thống đạo đức lâu đời của nhiều tín hữu về việc mừng kính lễ sinh nhật Đức Maria hôm nay, Mẹ Chúa Giêsu, Đấng cứu thế. Sinh nhật của Mẹ chuẩn bị cho ơn cứu độ của chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô. Thánh Mátthêu khởi đầu Tin mừng với gia phả của Đức Giêsu từ thời tổ phụ Abraham đến thời vua Đavít, vua dân Israel. Thánh Mátthêu kết thúc bảng gia phả bằng câu nói rằng Maria, mẹ Chúa Giêsu, và Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu, thuộc dòng dõi Đavít.

 

Bạn có tin cậy vào các lời hứa của TC không?

Maria bị chất vấn để gánh vác trong niềm tin một trách nhiệm vô cùng nặng nề. Xưa nay chưa hề nghe nói sinh con mà không cần đến người cha theo tính tự nhiên. Maria bị chất vấn để đón nhận sự ngoại thường khác với luật tự nhiên này. Nó đòi hỏi lòng tin tưởng và trông cậy. Thứ đến, Maria vẫn chưa lập gia đình. Sinh con ngoài giá thú là điều không thể tha thứ trong thời đó. Maria mới chỉ đính hôn với Giuse, và cuộc đính hôn như thế thường kéo dài một năm. Maria bị chất vấn để gánh vác một sự mạo hiểm táo bạo. Lẽ ra Maria có thể bị Giuse, gia đình cô, và tất cả mọi người loại bỏ. Maria biết rằng Giuse và gia đình cô không thể nào hiểu được nếu không được Thiên Chúa mặc khải. Tuy nhiên, cô vẫn hoàn toàn tin cậy vào lời hứa của Chúa.

Giuse, một người công chính và có lòng kính sợ Chúa, tin tưởng sứ điệp đã trao cho ông để tiếp nhận Maria làm vợ mình, và tiếp nhận con trẻ trong lòng cô là Đấng Mêsia theo lời hứa của Chúa. Giống như Maria, Giuse là mẫu gương đức tin cho chúng ta. Ngài là một chứng nhân và là một người tôi tớ trung thành của kế hoạch cứu độ đang được thực hiện. Bạn có sẵn sàng tin tưởng và vâng phục Chúa như Maria và Giuse đã làm không?

Đức Giêsu, Đấng Mêsia là con cháu của vua David và Abraham

Ý nghĩa gia phả của Thánh Mátthêu là gì? Gia phả của ngài được sắp xếp thành ba phần, mô tả ba giai đoạn lớn trong lịch sử cứu độ của con người và của Cựu ước. Giai đoạn đầu bắt đầu từ Abraham, cha của những kẻ được tuyển chọn, và kết thúc với Đavít, vị vua được Thiên Chúa xức dầu tấn phong. Giai đoạn thứ hai dẫn chúng ta tới cuộc lưu đày của dân Chúa ở Babylon. Đây là thời gian dân Israel bị sỉ nhục và khốn khổ do sự bất trung của mình.

Giai đoạn thứ ba dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu, Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Chúa Giêsu, Đấng Mêsia là con cháu trực hệ của Abraham và vua Đavít, người thừa kế chính thức ngai tòa Đavít. Thiên Chúa vì lòng thương xót đã thực hiện các lời hứa của mình với Abraham và Đavít, để Người có thể gởi tới một Đấng cứu thế và một vị Vua cai quản nhà Israel và giải thoát họ khỏi mọi quân thù.

Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ là sự hoàn thành các lời hứa của Thiên Chúa

Đức Giêsu đã thực hiện mọi lời hứa của Thiên Chúa. Người là hy vọng không chỉ cho dân trong Cựu ước, mà còn cho tất cả mọi dân tộc nữa. Người là Đấng cứu độ trần gian. “Trong Người, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa hằng sống” (1Pr 2,9). Bạn có nhận ra gia phả thiêng liêng của mình, và bạn có tiếp nhận Thiên Chúa như người cha và Đức Giêsu như vị Vua và Thiên Chúa tối cao của cuộc đời mình không?

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đến để cứu chúng con thoát khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết và ban cho chúng con sự sống đời đời sung mãn trong vương quốc của Chúa. Ước gì con luôn luôn vui mừng về việc cứu độ của Chúa và tin tưởng vào dự tính của Chúa dành cho đời con.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây