Thánh Philipphê Nêri, linh mục. Lễ nhớ.

Thứ hai - 25/05/2020 08:24

 Thánh Philipphê Nêri, linh mục. Lễ nhớ.

Thánh Phi-líp-phê Nê-ri sinh ngày 21 tháng 07 năm 1515 tại Firenze, Toscana, Italia, và qua đời ngày 26 tháng 05 năm 1595 tại Rô-ma. Tên đầy đủ của Ngài theo tiếng Ý là Filippo Romolo Neri. Ngài là một nhân vật lỗi lạc trong phong trào cải tổ tại Rô-ma thế kỷ XVI. Đôi khi người ta gọi Ngài với tước hiệu danh dự là „Tông Đồ Thành Rô-ma“. Ngài đã sáng lập ra Dòng Ô-ra-toa, và được các tín hữu hết lòng sùng mộ.

1. Thời thanh thiếu niên:

Như đã nói trên, Thánh Phi-líp-phê Nê-ri sinh ngày 21 tháng 07 năm 1515 tại Firenze, Toscana, Italia. Cha Ngài là ông Notar Francesco Neri, và mẹ Ngài là bà Lucrezia Soldi. Ngay từ khi còn tấm bé, Ngài đã tỏ ra hết sức cảm phục đời sống của các Tu Sĩ Dòng Đa-minh tại Firenze. Và vì thế, tinh thần Đa-minh đã ảnh hưởng rất sâu đậm nơi Ngài. Và cũng vì thế, hầu như trong suốt cuộc mình, không lúc nào Ngài quên thể hiện niềm biết ơn đối với Dòng Đa-minh.

Khi lên 16 tuổi, Phi-líp-phê được gửi tới sống với một người anh họ của cha mình. Ông này có tên là Romolo Neri, một thương gia giầu có tại San Germano, nhưng không có con. Trước khi qua đời, vị thương gia này muốn để hết gia tài của mình lại cho Phi-líp-phê, nhưng anh đã từ chối.

Rời bỏ San Germano, Phi-líp-phê trẩy đi Rô-ma. Tại đó, anh trở thành gia sư trong gia đình của một người đồng hương Firenze với mình, tên là Galeotto Caccia. Và cũng tại đó, anh đã đến học tại trường của Dòng Thánh Augustinô, rồi bắt đầu những hoạt động tông đồ của mình giữa những người nghèo, các bệnh nhân, các tù nhân và những khách hành hương lâm cảnh túng quẫn. Mỗi khi đi ngang qua một nhà thờ nào, thì anh thường lưu lại đó rất lâu. Và hằng đêm, anh thường đến cầu nguyện tại các hầm mộ của nhà thờ San Sebastiano.

2. Thành lập Dòng Ô-ra-toa

Sau khi mãn khóa học tại trường của Dòng Thánh Augustinô, Phi-lip-phê đã ghi danh để theo học tại một trong những trường đại học ở Rô-ma. Tuy nhiên, khi chứng kiến cảnh túng quẫn của nhiều khách hành hương tới Rô-ma không nơi trú ngụ cũng như không được ai bảo vệ, Phi-líp-phê đã quyết định dừng việc học để dấn thân cho việc chăm lo những người nghèo và các bệnh nhân. Chính vì thế, vào năm 1548, anh đã thành lập nên một nhóm, và đặt tên cho nhóm ấy là Tổng Huynh Đoàn Ba Ngôi Rất Thánh chuyên phục vụ các Anh Chị Em Lữ Hành và Đau Yếu Bệnh Tật (Ss. Trinità dei Pellegrini e Convalescenti). Sau đó không lâu, Thầy Phi-lip-phê đã cho xây dựng một tòa nhà để chuyên đón tiếp những người lỡ đường cũng như những người không nơi trú ngụ, mà trong tiếng Việt, đôi khi người ta gọi đó là nhà Tế Bần. Thầy Phi-líp-phê đặt tên cho ngôi nhà của mình là Nhà Tế Bần Santissima Trinità dei Pellegrini. Bất cứ người lữ hành nào đến đó cũng đều có nơi trú ngụ và được phục vụ với tư cách là „những vị khách của Thiên Chúa“.

Vào năm 1551, theo lời khuyên của Cha Giải Tội, Thầy Phi-líp-phê đã lãnh nhận tác vụ Linh mục trong Huynh Đoàn San Girolamo della Carità. Sau khi lãnh nhận Thánh Chức Linh-mục, Cha Phi-líp-phê rất muốn được đi đến Ấn-độ để hoạt động truyền giáo, nhưng vì nghe theo lời khuyên của Cha Giải Tội, nên Cha vẫn tiếp tục lưu lại tại Rô-ma. Cha Giải Tội đã nói với Cha Phi-líp-phê thế này: “Ấn-độ của Cha chính là Rô-ma”.

Ngày nào cũng thế, Cha Phi-líp-phê thường dành gần như cả ngày để chăm sóc những người nghèo và các bệnh nhân, nhưng khi chiều đến, Ngài thường trở về với các anh em trong Huynh Đoàn, và thường gặp gỡ họ trong một căn phòng nhỏ. Rồi sau khi gặp gỡ anh em xong, Ngài luôn đi sang một căn phòng lớn hơn nằm ngay bên cạnh căn phòng vẫn thường được dùng để gặp gỡ anh em nói trên, và lưu lại đó để cầu nguyện, để hát Thánh Vịnh, đọc Kinh Thánh cũng như đọc các bản văn của các Giáo Phụ và của các Thánh. Căn phòng đó được Ngài đặt tên là Oratorium, tức “Phòng Cầu Nguyện”, giống như một nguyện đường. Và đó cũng là tên gọi sau này của Dòng do Ngài sáng lập, tức Dòng Ô-ra-toa. Sau khi kết thúc các giờ Kinh Nguyện và trước khi đi ngủ, Cha Phi-líp-phê thường dành thời gian đó để gặp gỡ riêng từng anh em một.

Vào năm 1564, do đề nghị của dân chúng thành Firenze, cũng như do yêu cầu của Đức Thánh Cha Pi-ô IV, Cha Phi-líp-phê đã nhận đảm trách một nhà thờ vừa mới được xây dựng nhưng mang tầm cỡ quốc gia, đó là nhà thờ San Giovanni dei Fiorentini. Nhà thờ này nằm ngay trên bờ sông Tiber, đối diện với thành phố Vatican. Mặc dù đảm trách ngôi Thánh Đường nói trên, nhưng Cha Phi-líp-phê vẫn tiếp tục tiến hành các buổi gặp gỡ với các anh em trong Dòng Ô-ra-toa của mình. Ngài khuyến khích Thầy Cesare Baronio, người thuộc nhóm Tu sĩ Ô-ra-toa tiên khởi, và sau này đã trở thành một Hồng Y, nghiên cứu về lịch sử Ki-tô giáo để trình bày cho anh em trong Dòng vào các buổi gặp gỡ ban chiều. Chính vì được khuyến khích để nghiên cứu lịch sử như thế, nên Đức Hồng Y Cesare Baronio đã trở thành người đầu tiên biên soạn cuốn Lịch Sử Giáo Hội dưới tiêu đề Annales. Trong số các môn đệ đầu tiên của Cha Phi-líp-phê còn có một loạt những nhân vật xuất chúng khác, chẳng hạn như Hồng Y Francesco Maria Tarugi, Tổng Giám Mục của Avignon, Hồng Y Paravicini, sử gia Gallonius, sử gia Ancina và sử gia Bordoni.

Cha Phi-líp-phê đã cho hồi phục một truyền thống mà theo đó, hằng năm, người ta sẽ dành ra một ngày để đến viếng 7 ngôi Thánh Đường liên tiếp tại Rô-ma. Lúc đó, tất cả 7 ngôi Thánh Đường Hành Hương ấy đều đã được giao cho các Tu sĩ Dòng Ô-ra-toa phụ trách. Sau này, những cuộc Hành Hương như thế đã được tổ chức rất quy mô với cả hàng trăm người tham dự cho mỗi lần.

Vì sự phát triển nhanh chóng của Dòng Ô-ra-toa, nên vào năm 1574, dân chúng thành Firenze đã xây cho Dòng này một Oratorium (nguyện đường) mới, nằm sát ngay bên cạnh nhà thờ San Giovanni. Kể từ đó, các cuộc gặp gỡ anh em trong Dòng vào mỗi buổi chiều đã được chuyển sang Oratorium mới ấy. Vì Oratorium vừa được sử dụng để làm phòng gặp gỡ, làm phòng họp, và cũng được sử dụng để làm Nhà Nguyện cho số người ngày càng tăng, nên Dòng Ô-ra-toa cần tới một nhà thờ riêng biệt, cũng như cần tới những phòng ốc rộng rãi hơn. Vì thế, Tòa Thánh đã trao cho Dòng mới một khu đất trong đó có một ngôi Thánh Đường nhỏ, vốn là nhà thờ xứ của Giáo xứ Santa Maria, thuộc quận Vallicella, trung tâm Rô-ma, để xây trụ sở chính. Các Tu sĩ Ô-ra-toa đã rỡ bỏ ngôi Thánh Đường cũ đó để xây lên một ngôi Thánh Đường mới lớn hơn, và cũng xây dựng luôn các tòa nhà khác cho Dòng. Vào ngày 15 tháng 07 năm 1575, Dòng Ô-ra-toa chính thức được thành lập qua một Tông Sắc của Tòa Thánh. Vào năm 1577, ngôi Thánh Đường mới của Dòng Ô-ra-toa được cung hiến. Kể từ đó, ngôi Thánh Đường này cũng được gọi tắt là Chiesa nuova, tức “Nhà thờ mới”. Tuy nhiên, mãi tới năm 1583, theo yêu cầu dứt khoát của Đức Giáo Hoàng, Cha Phi-líp-phê, với tư cách là Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Ô-ra-toa, mới chịu chuyển nơi làm việc cũ từ San Girolamo sang nơi làm việc mới.

Cha Phi-líp-phê rất coi trọng những giai điệu dân ca đơn âm. Với sự giúp đỡ của Cha Giải Tội Giovanni Pierluigi da Palestrina cũng như của những người khác, Ngài đã áp dụng loại nhạc đó cho Dòng Ô-ra-toa của mình, nhưng nâng chúng lên một bậc cao hơn, và bổ sung thêm phần đối âm để chúng có tính phức điệu. Dòng nhạc Ô-ra-toa đã ra đời trong bối cảnh như thế.

3. Những hoạt động khác của Cha Phi-líp-phê:

Vào năm 1593, Đức Thánh Cha Clê-men VIII đã bãi bỏ án vạ tuyệt thông cho hoàng đế Hen-ri-cô IV của Pháp. Cha Phi-líp-phê đã nói với Cha Baronius – môn đệ của chính Ngài và cũng đang là Cha Giải Tội của Đức Giáo Hoàng – rằng, hãy khuyên Đức Thánh Cha thay đổi quyết định, bằng không thì đừng giải tội cho Ngài nữa.

Có vô vàn những giai thoại hóm hỉnh và thậm chí còn rất kỳ quặc bao quanh cuộc đời của Thánh Phi-líp-phê Nê-ri. Sau khi Ngài qua đời, người ta đã tổ chức khám nghiệm tử thi của Ngài, và phát hiện ra rằng, Ngài có một quả tim quá khổ, cũng như có hai chiếc xương sườn bị gẫy. Điều này khiến các môn đệ của Ngài nhớ lại một kinh nghiệm thần bí mà Thánh Phi-líp-phê đã từng trải qua khi Ngài cầu nguyện trong hầm mộ San Sebastiano vào ngày Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 1544.

Dựa vào bản tiểu sử của Thánh Phi-líp-phê Nê-ri, Hildebrand Troll đã viết rằng: “Khi Thánh Phi-líp-phê Nê-ri đắm mình trong cầu nguyện tại các hầm mộ trong nguyện đường Thánh Sebastiano ở Rô-ma, Ngài cảm thấy mình bị xâm chiếm cách mãnh liệt hơn bất cứ lúc nào hết bởi Tình Yêu Thiên Chúa. Ngài tin rằng mình đã thấy một vật gì đó giống như một quả cầu lửa rực cháy từ trên trời đáp xuống trên đầu Ngài, và đã xâm chiếm toàn bộ tâm trí Ngài. Sau một hồi ngất ngây, Ngài nhận ra rằng, lồng ngực của mình đã bị phình to lên, con tim nở ra, và những chiếc xương sườn cũng giãn ra. Kể từ đó, bất cứ mọi suy nghĩ nào liên quan tới đời sống thiêng liêng, hay bất cứ lần nào nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, thì chúng cũng đều gắn liền với nhịp tim của Ngài. Và nhịp tim ấy đập mạnh đến độ mọi người đứng xung quanh đều có thể nhận ra. Rất nhiều người sống cùng thời với Ngài đã làm chứng điều ấy. Kết quả cuộc khám nghiệm tử thi sau khi Thánh Nhân qua đời cũng xác nhận và củng cố sự đáng tin của những lời chứng ấy.”

Người ta kể rằng, ngay khi còn sinh thời, Thánh Phi-líp-phê Nê-ri đã thực hiện vô vàn những phép lạ. Vào năm 1583, Cha Phi-líp-phê đã đưa ra sáng kiến thành lập một Chủng Viện cho các Chủng Sinh người Ba-lan. Ngày nay, Chủng Viện đó đã phát triển thành một Học Viện Giáo Hoàng dành cho người Ba-lan tại Rô-ma

4. Những tiên đoán về các Đức Giáo Hoàng

Hildebrand Troll viết rằng, Thánh Phi-líp-phê Nê-ri đã đoán biết được hầu hết mọi kết quả của các cuộc bầu Giáo Hoàng, tức các cuộc họp của mật viện Hồng Y trong thời của Ngài. Hildebrand Troll cũng đã trích dẫn Antonio Gallonio – người viết tiểu sử sớm nhất về Thánh Phi-líp-phê Nê-ri – như sau: “Illud de beato Patre hic mirabile adjiciam, … quod Romana Sede Pastore orbata, semper ferme, nunc dormiens, nunc vigilans, nomen illius, qui in Summum Pontificem eligendus erat, maxima voce pronuntiari audiebat: quam rem paucis admodum viris aperire consueverat – Tôi muốn bổ sung thêm một điều gây kinh ngạc sau đây về Cha Thánh: Hầu như luôn luôn, bất cứ khi nào ngai tòa Giáo Hoàng bị khuyết ngôi, thì Ngài cũng đều nghe thấy, kể cả trong lúc ngủ, lẫn trong lúc đã thức dậy, một giọng nói rất lớn, nói cho ngài biết danh tánh của vị sắp được bầu làm Giáo Hoàng; Ngài có thói quen chỉ nói điều đó ra cho rất ít người biết mà thôi” (Acta Sanctorum, Tháng 05, cuốn VI, trang 507).

Hildebrand Troll cũng trích dẫn từ cuốn tiểu sử Thánh Phi-líp-phê Neri do Girolamo Branabei biên soạn, với những lời như sau: “Philippus futurorum pontificum electiones ferme omnes divinitus praevidebat – Thánh Phi-líp-phê đã thấy trước hầu như tất cả mọi cuộc bầu chọn Giáo Hoàng trong tương lai nhờ vào ơn linh hứng của Thiên Chúa” (Acta Sanctorum, trang 599). Troll cho biết rằng, cuốn tiểu sử ấy cũng cho thấy Thánh Phi-líp-phê Nê-ri đã rất cẩn trọng trong việc tiết lộ cho người khác biết tên của vị Hồng Y sẽ được Mật Viện bầu làm Giáo Hoàng. Đôi khi, Thánh Nhân còn biết trước được cả ngày lẫn giờ một vị Hồng Y nào đó sẽ được bầu làm Giáo Hoàng. Và Troll còn lưu ý thêm rằng, những sự kiện vừa nêu cũng được nhắc tới trong suốt quá trình tiến hành vụ án phong Thánh cho Ngài (xc. Acta Sanctorum, trang 599).

Sau một cuộc đời được dành trọn cho việc phụng sự Thiên Chúa cũng như cho việc phục vụ những người nghèo và các bệnh nhân, Cha Phi-líp-phê Nê-ri đã an nghỉ trong Chúa vào ngày 26 tháng 05 năm 1595 tại trụ sở chính của Dòng Ô-ra-toa ở Rô-ma.

5. Việc tôn kính

Vào năm 1600, tức chỉ 5 năm sau ngày qua đời của mình, Cha Phi-líp-phê Nê-ri đã được Đức Thánh Cha Phao-lô V tôn phong lên bậc Chân Phúc. Tuy nhiên, có tài liệu cho rằng, mãi tới ngày 11 tháng 05 năm 1615, Ngài mới được phong Chân Phúc. Bảy năm sau, cụ thể là vào ngày 12 tháng 03 năm 1622, cùng với Chân Phúc Ignatio Loyola, Phan-xi-cô Xavie, Tê-rê-sa Avila và Isidor de Madrid, Chân Phúc Phi-líp-phê Nê-ri đã được Đức Giáo Hoàng Grê-gô-ri-ô XV tôn phong lên bậc Hiển Thánh.

Giáo hội Công giáo mừng kính Thánh Phi-líp-phê Nê-ri Linh mục vào ngày 26 tháng 05, tức ngày qua đời của Ngài, với bậc Lễ nhớ buộc, cụ thể là Lễ bậc III.

Lm. Đa-minh Trần Tiến Thiệu, O.Cist

 

Lời Chúa: Ga 17, 1-11a

Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và nói: “Lạy Cha, giờ đã đến, xin hãy làm vinh hiển Con Cha, để Con Cha làm vinh hiển Cha. Vì Cha đã ban cho Con quyền trên mọi huyết nhục, để con cũng ban sự sống đời đời cho mọi kẻ Cha đã giao phó cho Con. Sự sống đời đời chính là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất chân thật, và Đấng Cha đã sai, là Giêsu Kitô.

“Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất, Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho Con. Giờ đây, lạy Cha, xin hãy làm cho Con được vinh hiển nơi Cha với sự vinh hiển mà Con đã có nơi Cha, trước khi có thế gian. Con đã tỏ danh Cha cho mọi kẻ Cha đã đưa khỏi thế gian mà ban cho Con. Chúng thuộc về Cha, và Cha đã ban chúng cho Con, và chúng đã tuân giữ lời Cha. Bây giờ chúng biết rằng những gì Cha ban cho Con, đều bởi Cha mà ra. Vì những lời Cha ban cho Con thì Con đã ban cho chúng và chúng đã lãnh nhận, và biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin rằng Cha đã sai Con.

“Con cầu xin cho chúng, Con không cầu xin cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì chúng là của Cha. Và mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con, và Con đã được vinh hiển nơi chúng. Con không còn ở thế gian nữa, nhưng chúng vẫn còn ở thế gian, phần Con, Con về cùng Cha”.

 

 

SUY NIỆM 1: Con cầu nguyện cho họ

Suy niệm :

Trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm, trước khi bị bắt,

Đức Giêsu đã cầu nguyện trong xao xuyến ở núi Cây Dầu.

Còn trong Tin Mừng Gioan, Ngài đã cầu nguyện trước khi đến đó.

Hôm nay Giáo hội bắt đầu cho ta nghe lời nguyện long trọng này

mà Ngài dâng lên Chúa Cha, trước mặt các môn đệ trong bữa Tiệc ly.

Đức Giêsu không một chút xao xuyến trước cái chết gần kề.

Cả các môn đệ cũng như được nâng lên một tầm cao mới.

Đức Giêsu vẫn bắt đầu lời nguyện bằng tiếng Abba quen thuộc.

Ngài như muốn tóm kết công việc Cha giao phó,

đó là việc tôn vinh Cha qua cuộc sống trên trần gian này (c. 4).

Bây giờ đã đến giờ Ngài về với Cha, nên Ngài nài xin:

“Xin Cha tôn vinh Con Cha, để Con Cha tôn vinh Cha” (c. 1).

Cái chết tự hạ trên thập giá là cử chỉ vâng phục vì yêu thương của Con,

là cử chỉ cao nhất của Con nhằm tôn vinh Cha.

Nhưng tất cả không ngừng lại với thập giá,

vì Cha sẽ tôn vinh Con qua sự phục sinh vinh hiển.

Đức Giêsu được trao quyền năng trên mọi người (c. 2).

Ngài có thể ban sự sống đời đời

cho những ai nhận biết Cha và Con là người được Cha sai (c. 3).

Lời nguyện của Đức Giêsu đặc biệt hướng về các môn đệ

mà Ngài coi là quà tặng quý giá của Cha cho đời mình.

Nhiều lần Ngài nhấn mạnh họ là quà tặng (cc. 2. 6. 7. 9).

Đức Giêsu đã từng coi các môn đệ là những kẻ thuộc về Ngài (Ga 13, 1).

Nhưng Ngài lại không phủ nhận việc họ là người thuộc về Cha (cc. 6. 9).

Môn đệ thật là của chung giữa Cha và Con (c. 10).

Họ là những người được Cha chọn từ thế gian (c.6).

tuy họ vẫn ở trong thế gian (c.11).

Trong giây phút sắp đến cùng Cha, sắp được hưởng vinh quang bên Cha,

Đức Giêsu dâng lời cầu nguyện cho họ (c. 9),

những người còn phải chịu nhiều gian nan thử thách ở đời.

Khi còn sống với họ, Ngài đã cho họ biết Danh Cha (c. 6),

Ngài còn ban cho họ lời mà Ngài đã nhận từ Cha.

Khi đón nhận những lời ấy, họ biết Ngài từ Cha mà đến

và tin Ngài là người Cha sai (c. 8).

Hãy đi vào tâm tình yêu thương của Thầy Giêsu đối với các môn đệ.

Hãy nghe lời cầu nguyện của Ngài cho chúng ta.

Hôm nay Đức Giêsu vẫn tiếp tục lời cầu nguyện tha thiết ấy.

 

Cầu nguyện :

Lạy Cha,

Cha muốn cho mọi người được cứu độ

và nhận biết chân lý,

chân lý mà Cha đã bày tỏ nơi Đức Giêsu, Con Cha.

Xin Cha nhìn đến hàng tỉ người

chưa nhận biết Đức Giêsu,

họ cũng là những người đã được cứu chuộc.

Xin Cha thôi thúc nơi chúng con

khát vọng truyền giáo,

khát vọng muốn chia sẻ niềm tin và hạnh phúc,

niềm vui và bình an của mình cho tha nhân,

và khát vọng muốn giới thiệu Đức Giêsu cho thế giới.

Chúng con thấy mình nhỏ bé và bất lực

trước sứ mạng đi đến tận cùng trái đất

để loan báo Tin Mừng.

Chúng con chỉ xin đến

với những người bạn gần bên,

giúp họ quen biết Đức Giêsu và tin vào Ngài,

qua đời sống yêu thương cụ thể của chúng con.

Chúng con cũng cầu nguyện

cho tất cả những ai đang xả thân lo việc truyền giáo.

Xin Cha cho những cố gắng của chúng con

sinh nhiều hoa trái. Amen.

Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

 

SUY NIỆM 2: Ngưỡng cửa vào sự sống

Trong ngôn ngữ của thánh Gioan, giờ của Chúa chính là lúc Ngài thể hiện việc cứu chuộc bằng cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Cuộc đời Chúa Giêsu có tột đỉnh là thập giá. Ðối với Ngài, thập giá là đường dẫn đến vinh quang. Qua thập giá, Chúa Giêsu làm vinh hiển Chúa Cha cũng như là vinh hiển Ngài.

Thập giá làm vinh hiển Chúa Cha vì nơi thập giá, Chúa Giêsu hoàn tất sứ mệnh được Chúa Cha ủy thác. Khi đến thế gian, sứ mệnh của Chúa Giêsu là mạc khải cho nhân loại biết tình yêu của Thiên Chúa và chỉ cho họ con đường đạt tới tình yêu này. Với cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã biểu lộ trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa; và hướng về thập giá con người cũng cảm nghiệm được tình yêu bao la của Thiên Chúa đến nỗi đã ban Người Con Một cho thế gian.

Thập giá làm vinh hiển Chúa Cha vì nơi đó thể hiện sự vâng lời tuyệt đối. Thật thế, Chúa Giêsu đã tôn vinh Chúa Cha bằng việc vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người và ban cho Người một danh hiệu cao trọng hơn mọi danh hiệu. Như vậy, thập giá không những làm vinh hiển Chúa Cha mà còn làm vinh hiển Chúa Giêsu vì thập giá chưa phải là dấu tận cùng. Cái chết của Chúa Giêsu không phải là một kết thúc bởi vì đã có sự phục sinh kèm theo, cái chết đó chỉ là tỏ lộ cho vinh quang tỏ hiện. Bởi thế, khi giờ đã đến, Chúa Giêsu đón nhận khổ nhục và cái chết trên thập giá, đó là lúc Ngài bước qua ngưỡng cửa dẫn vào cõi sống vinh quang muôn đời.

Ngưỡng cửa Chúa Giêsu bước qua đó vẫn được mở ngỏ chờ đợi những kẻ theo Ngài tiến vào. Theo Chúa Giêsu, người Kitô không thể đứng ngoài con đường của Ngài. Ðường Ngài đi chỉ có một cửa dẫn vào.

Ước gì chúng ta luôn biết đón nhận mọi đau khổ hy sinh, kể cả cái chết để làm vinh hiển Thiên Chúa, và nhờ đó chúng ta sẽ được hưởng vinh quang của Ngài muôn đời.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

SUY NIỆM 3: Vinh quang Thiên Chúa.

Lời nguyện hiến tế của Đức Giêsu xoay quanh đề tài “vinh quang” “sự sống đời đời”, đồng thời loan báo cho con người thấy sự kết hợp với Đức Kitô. Sau cùng chúng ta được thấu đạt tới nguồn phong phú dồi dào. Chúng ta thử tìm hiểu những khía cạnh của vinh quang Thiên Chúa. Cũng là vinh quang của chúng ta sau này.

Theo tự điển Kinh thánh, vinh quang của ai không đặt ở tiếng tăm, nhưng ở sự phong phú của bản chất con người. Từ ngữ vinh quang cho ta thấy những ý tưởng hàm chứa những chất nặng ký đầy tràn. Người vinh quang là người bản chất tốt đáng giá, đáng mến, đáng khâm phục. Vinh quang không phải là thứ phụ thuộc bên ngoài bản chất con người, nhưng ở sinh lực nội tâm vững chắc.

Khi Đức Giêsu cầu xin Chúa Cha: “Xin Cha tôn vinh Con để Con tôn vinh Cha” có thể nói: “Xin Cha ban cho Con một bản chất trọn vẹn vững chắc để Con cho Cha trọn vẹn giá trị vững chắc toàn hảo”.

Vinh quang, theo từ ngữ Kinh thánh, còn là sự bày tỏ bản chất hữu thể. Vinh quang Gia-vê chính là Thiên Chúa bày tỏ uy lực huy hoàng, thánh thiện và sức mạnh linh diệu của Ngài. Vinh quang là sự biểu dương của Thiên Chúa phong phú về hữu thể hiện hữu dồi dào.

Trong ý nghĩa này, cuộc thương khó của Đức Giêsu là giờ phút bày tỏ cao nhất về vinh quang Thiên Chúa, Thiên Chúa bày tỏ thiện chí cứu độ của Ngài, bày tỏ bản chất tốt lành của hữu thể mình, bày tỏ ước muốn chia sẻ sự thánh thiện của mình với con người. Đức Giêsu đã nói: “Con đã tôn vinh Cha dưới đất. Con đã tỏ bản tính của Cha khi hoàn tất công trình Cha đã trao cho Con làm để cứu độ”.

Chiều kích thứ ba của vinh quang Thiên Chúa hệ tại ở sự liên kết của chúng ta vào vinh quang này: “Và Con được tôn vinh nơi họ”. Vinh quang của Đức Kitô sẽ hoàn tất trong vinh quang của Kitô hữu. Tùy theo chúng ta tham dự vào sự sống đời đời, vào sự sống của Thiên Chúa, chúng ta mới hoàn tất được sứ mệnh của Chúa Con, lúc đó Người mới được vinh quang và chúng ta được vinh quang với Người, nhờ Người và trong Người.

CG.

 

SUY NIỆM 4: Giờ đã đến.

Trong ngôn ngữ của thánh Gioan, giờ của Chúa Giêsu chính là lúc Ngài thể hiện việc cứu chuộc bằng cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Cuộc đời Chúa Giêsu có tột đỉnh là Thập giá. Đối với Ngài, Thập giá là đường dẫn đến vinh quang. Qua Thập giá, Chúa Giêsu là vinh hiển Chúa Cha cũng như Chúa Cha làm vinh hiển Ngài.

Thập giá làm vinh hiển Chúa Cha, vì nơi Thập giá. Chúa Giêsu hoàn tất sứ mệnh được Chúa Cha uỷ thác. Khi đến thế gian, sứ mệnh của Chúa Giêsu là mạc khải cho nhân loại biết tình yêu của Thiên Chúa và chỉ cho họ con đường đạt tới tình yêu này. Với cái chết trên Thập giá, Chúa Giêsu đã biểu lộ trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa và hướng về Thập giá, con người cũng cảm nghiệm được tình yêu bao la của Thiên Chúa đến nỗi đã ban người Con Một cho thế gian.

Thập giá làm vinh hiển Chúa Cha, vì nơi đó thể hiện sự vâng lời tuyệt đối. Thật thế, Chúa Giêsu đã tôn vinh Chúa Cha bằng việc vâng lời cho đến chết và chết trên Thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người và ban cho Người một danh hiệu cao trọng hơn mọi danh hiệu. Như vậy, Thập giá không những làm vinh hiển Chúa Cha, mà còn làm vinh hiển Chúa Giêsu, vì Thập giá chưa phải là dấu tận cùng. Cái chết của Chúa Giêsu không phải là một kết thúc, bởi vì đã có sự Phục sinh liền theo; cái chết chỉ là mở lối cho vinh quang tỏ hiện. Bởi thế, khi giờ đã đến, Chúa Giêsu đón nhận khổ nhục và chết trên Thập giá, đó là lúc Ngài bước qua ngưỡng cửa dẫn vào cõi sống vinh quang muôn đời.

Ngưỡng cửa Chúa Giêsu bước qua đó vẫn được mở ngỏ chờ đợi những kẻ theo Ngài tiến vào. Theo Chúa Giêsu, người Kitô hữu không thể đứng ngoài con đường của Ngài. Đường Ngài đi chỉ có một, cửa dẫn vào cũng chẳng có hai. Ước gì chúng ta luôn biết can đảm đón nhận mọi đau khổ hy sinh, kể cả cái chết, để làm vinh hiển Thiên Chúa, và nhờ đó chúng ta sẽ được hưởng vinh quang của Ngài muôn đời.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

SUY NIỆM 5: “GIỜ” ĐỨC GIÊSU ĐƯỢC TÔN VINH (Ga 17, 1-11a)

Sự sống ai cũng quý và đều mong sao cho sự sống của mình được kéo dài bao nhiêu có thể. Từ đó, ta có thể kết luận rằng, cái chết thì không ai thích! Chính vì thế, mà nhiều người khi đứng trước cái chết đã tỏ ra rất sợ hãi.

Hôm nay, bài Tin Mừng cho thấy, Đức Giêsu nói đến  “Giờ” của Ngài đã chu toàn sứ mạng mà Chúa Cha đã trao phó.

“Giờ” mà Đức Giêsu nói đến ở đây chính là “Giờ”  của cuộc tử nạn. Nhưng cũng là “Giờ”  của chiến thắng, “Giờ”  của vinh Quang và “Giờ”  Thiên Chúa Cha được tôn vinh.

Như vậy, Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta thấy rằng: mỗi Kitô hữu, chúng ta cũng đều trải qua “Giờ”  đó trong cuộc đời. Phải có “Giờ”  khởi đầu, có “Giờ”  thi hành và có “Giờ”  kết thúc. Hay nói cách klhác, phải trải qua “Giờ”  của đau khổ thì mới được vào vinh quang. Phải qua “Giờ” của hiện tại, hữu hạn thì mới có “Giờ”  của vĩnh cửu trên Thiên Quốc. Tuy nhiên, “Giờ” của hiện tại phải được chu toàn cách trung thành, thì “Giờ”  của tương lai trên Thiên Quốc mới được đảm bảo.

Mong sao, mỗi người chúng ta biết chuẩn bị cho “Giờ” chết của mình thật xứng đáng và ý nghĩa, để sau cái chết, chúng ta được hạnh phúc vính cửu trên Thiên Đàng.

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin cho chúng con biết đi theo Chúa trên con đường mà chính Chúa đã đi. Xin cho chúng con biết chu toàn sứ vụ mà Chúa trao cho chúng con, để đến “Giờ” của Chúa đến, chúng con hân hoan đón nhận trong niềm vui và hạnh phúc. Amen.

Ngọc Biển SSP


 

Sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất và chân thật- SN song ngữ 26.5.2020

 

Tuesday (May 26): “This is eternal life – to know the Father the only true God”

 

Scripture: John 17:1-11

1 When Jesus had spoken these words, he lifted up his eyes to heaven and said, “Father, the hour has come; glorify your Son that the Son may glorify you, 2 since you have given him power over all flesh, to give eternal life to all whom you have given him. 3 And this is eternal life, that they know you the only true God, and Jesus Christ whom you have sent. 4 I glorified you on earth, having accomplished the work which you gave me to do; 5 and now, Father, glorify me in your own presence with the glory which I had with you before the world was made. 6 “I have manifested your name to the men whom you gave me out of the world; they were yours, and you gave them to me, and they have kept your word. 7 Now they know that everything that you have given me is from you; 8 for I have given them the words which you gave me, and they have received them and know in truth that I came from you, and they have believed that you sent me. 9 I am praying for them; I am not praying for the world but for those whom you have given me, for they are yours; 10 all mine are yours, and yours are mine, and I am glorified in them. 11 And now I am no more in the world, but they are in the world, and I am coming to you. Holy Father, keep them in your name, which you have given me, that they may be one, even as we are one.

Thứ Ba    26-5      Sự sống đời đời là nhận biết Cha là TC duy nhất và chân thật

 

Ga 17,1-11

1 Nói thế xong, Đức Giê-su ngước mắt lên trời và cầu nguyện: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha.2 Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người.3 Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô.4 Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm.5 Vậy, lạy Cha, giờ đây, xin Cha tôn vinh con bên Cha: xin ban cho con vinh quang mà con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian.6 Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha.7 Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha,8 vì con đã ban cho họ lời mà Cha đã ban cho con; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con.9 Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha.10 Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ.11 Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.

Meditation: 

In his Last Supper discourse with his beloved disciples Jesus speaks of his glory and the glory of his Father. What is this glory? It is the cross which Jesus speaks of here and the willing offering of his life for us. How does the cross reveal this glory? In the cross, God reveals the breadth of his great love for sinners and the power of Jesus’ redemptive sacrifice which cancels the debt of sin and reverses the curse of our condemnation (Romans 8:1). Jesus gave his Father the supreme honour and glory through his obedience and willingness to go to the cross for our sake. In times of defence, the greatest honour belongs not to those who fought and survived but to those who gave the supreme sacrifice of their own lives for their fellow citizens. The Lord Jesus freely and willingly offered up his life out of obedience to his Father and love for us.

Jesus reveals the glory of God to us

Jesus speaks of the Father bringing glory to the Son through the great mystery of the Incarnation – the eternal Word who became flesh for our sake (John 1:14) – and the Cross of Christ which won for us pardon freedom, and new life in the Holy Spirit. God the Father gave us his only begotten Son to set us free from slavery to sin, guilt, and condemnation. His sacrificial death brings us new life – the abundant life of peace and joy which God wishes to share with each one of us. There is no greater proof of God’s love for each and every person on the face of the earth than the Cross of Jesus Christ. In the cross, we see a new way of love – a love that is merciful, sacrificial, and generous beyond measure.

Jesus offers abundant life without end

Jesus offers us eternal life. What is eternal life? It is more than simply a life without end or an eternal state of being. Science and medicine look for ways to extend the duration of human life – but God offers us something vastly greater and more surpassing than a simple extension of physical life. Eternal life is qualitative more than quantitative. To have eternal life is to have the very life of God within us. When we possess eternal life we experience here and now something of God’s majesty, glory, and holiness which he shares with us. Through the gift and working of the Holy Spirit, God fills us with the abundant fruit of his peace, joy and love. 

We can know God personally

Jesus also speaks of the knowledge of God. Jesus tells his disciples that they can know the only true God. Knowledge of God is not simply limited to knowing something about God, but we can know God personally and be united with God in a personal relationship of love and friendship. The essence of Christianity, and what makes it distinct from Judaism and other religions, is the personal and experiential knowledge of God as our eternal Father – the one who knew us before creation (Ephesians 1:4 and Romans 8:29) and who knit us in our mother’s womb (Psalm 139:13 and Jeremiah 1:5). Jesus makes it possible for each of us to personally know God as our Father. To see Jesus is to see what God is like. 

A unity of love that endures forever

In Jesus Christ we see the perfect love of God – a God who cares intensely and who yearns over men and women, loving them to the point of laying down his life for them upon the Cross. Jesus is the revelation of God – a God who loves us completely, unconditionally and perfectly. Do you hunger to know God personally and to be united with the Father in his Son, our Lord Jesus Christ, through the unity of the Holy Spirit who dwells with us? The Lord Jesus invites each of us to enter more deeply into a personal relationship of love and oneness of mind, heart, and spirit with the eternal Father, Son, and Holy Spirit who created us in love for love.

“If only I possessed the grace, good Jesus, to be utterly at one with you! Amidst all the variety of worldly things around me, Lord, the only thing I crave is unity with you. You are all my soul needs. Unite, dear friend of my heart, this unique little soul of mine to your perfect goodness.You are all mine; when shall I be yours? Lord Jesus, my beloved, be the magnet of my heart; clasp, press, unite me for ever to your sacred heart. You have made me for yourself; make me one with you. Absorb this tiny drop of life into the ocean of goodness whence it came.” (Prayer of Francis de Sales, 1567-1622)

Suy niệm:

 

Trong bài diễn từ tiệc ly cuối cùng, Đức Giêsu nói về vinh quang của Người và vinh quang của Cha. Vinh quang này là gì? Chính là thập giá mà Đức Giêsu nói ở đây và việc tự nguyện hiến tế đời Người cho chúng ta. Làm thế nào thập giá bày tỏ vinh quang của Người? Trong thập giá, Thiên Chúa mặc khải chiều rộng tình yêu lớn lao của Người dành cho các tội nhân và quyền năng cứu độ mà xóa bỏ món nợ tội lỗi và đảo lộn lời chúc dữ án tội của chúng ta (Rm 8,1). Đức Giêsu đã dâng tiến Cha vinh dự và vinh quang lớn nhất ngang qua sự vâng phục và sự tự nguyện của mình để đi tới thập giá vì chúng ta. Trong chiến trường, vinh dự lớn nhất không thuộc về những ai chiến đấu và còn sống sót, nhưng thuộc về những ai đã hy sinh cao độ, dâng hiến chính mạng sống của mình cho đồng bào của mình. Chúa Giêsu sẵn sàng tự nguyện dâng hiến mạng sống mình vì vâng phục Cha và vì tình yêu dành cho chúng ta.

Đức Giêsu mặc khải vinh quang TC cho chúng ta

Đức Giêsu cũng nói về Cha, mang lại vinh quang cho Con ngang qua mầu nhiệm Nhập thể cao cả – Ngôi Lời vĩnh cửu đã mặc lấy xác phàm vì chúng ta (Ga 1,14) – và Thập giá của Đức Kitô, đã đem lại cho chúng ta ơn tha thứ, giải thoát, và sự sống mới trong Chúa Thánh Thần. Chúa Cha ban cho chúng ta Con một yêu dấu của mình để giải thoát chúng ta khỏi sự nô lệ tội lỗi, sai lạc, và hình phạt. Cái chết hy sinh của Người đem lại cho chúng ta sự sống mới – sự sống sung mãn của bình an và niềm vui mà Thiên Chúa muốn chia sẻ với mỗi một người chúng ta. Không có bằng chứng nào lớn hơn về tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi một người trên trái đất này hơn Thập giá Đức Giêsu Kitô. Trong thập giá, chúng ta nhìn thấy con đường tình yêu mới – tình yêu với lòng thương xót, hy sinh, quảng đại, vượt trên sự hiểu biết.


Đức Giêsu đề cử sự sống sung mãn bất diệt
Đức Giêsu ban cho chúng ta sự sống đời đời. Sự sống đời đời là gì? Nó còn hơn sự đơn giản một cuộc sống bất tận hay một trạng thái hiện hữu vĩnh cửu. Khoa học và y khoa tìm kiếm những cách thức để kéo dài sự sống – nhưng Thiên Chúa ban cho chúng ta điều gì đó còn lớn lao và vượt trổi hơn cả sự kéo dài sự sống thể lý. Sự sống đời đời là phẩm chất hơn cả số lượng. Để có được sự sống đời đời thì phải có sự sống thật của Thiên Chúa trong chúng ta. Khi chúng ta có được sự sống đời đời, chúng ta cảm nghiệm ở đây, và bây giờ điều gì đó về uy quyền, vinh quang, và thánh thiện của Thiên Chúa mà Người chia sẻ với chúng ta. Ngang qua ân huệ và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa lấp đầy chúng ta với hoa trái dư dật của sự bình an, niềm vui và tình yêu của Người.


Chúng ta có thể biết Thiên Chúa cách cá vị


Đức Giêsu cũng nói về sự hiểu biết về Thiên Chúa. Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng họ có thể hiểu biết Thiên Chúa chân thật và duy nhất. Sự hiểu biết về Thiên Chúa không đơn giản giới hạn hiểu biết điều gì đó về Thiên Chúa – nhưng chúng ta có thể hiểu biết chính Thiên Chúa và hiệp nhất với Thiên Chúa trong mối quan hệ cá vị của tình yêu và tình bằng hữu. Bản chất của đạo Công giáo và những gì làm cho nó khác biệt với đạo Dothái và những tôn giáo khác, là sự hiểu biết cá vị và cảm nghiệm về Thiên Chúa, là Cha vĩnh cửu chúng ta – Đấng hiểu biết chúng ta trước khi tạo dựng (Ep 1,4; Rm 8,29) và Đấng và gắn kết chúng ta trong bụng dạ của thân mẫu chúng ta (Tv 139,13; Gr 1,5). Đức Giêsu cho phép mỗi người chúng ta biết Thiên Chúa là Cha của chính mình. Xem thấy Đức Giêsu tức là xem thấy Thiên Chúa.


Tình yêu đơn nhất tồn tại mãi mãi
Nơi Đức Giêsu, chúng ta nhìn thấy tình yêu hoàn hảo của Thiên Chúa – một Thiên Chúa quan tâm săn sóc và yêu thương mọi người nam nữ, yêu thương họ đến nỗi hiến mạng sống mình vì họ trên thập giá. Đức Giêsu là sự mặc khải của Thiên Chúa – một Thiên Chúa hoàn toàn yêu thương chúng ta, vô điều kiện và tuyệt hảo. Bạn có đói khát sự hiểu biết Thiên Chúa cách cá vị và được kết hiệp với Cha nơi Con của Người, là Chúa Giêsu Kitô, qua sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, Đấng ở cùng chúng ta không? Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta đi sâu vào mối quan hệ cá vị của tình yêu và tính duy nhất của tâm hồn, lý trí, và ý chí với Cha vĩnh cửu, với Con, và với Chúa Thánh Thần, Đấng đã tạo dựng nên chúng ta trong tình yêu và vì tình yêu.


Lạy Chúa Giêsu tốt lành, phải chi con chỉ chiếm hữu ơn sủng, để hoàn toàn nên một với Chúa! Lạy Chúa, giữa tất cả trạng thái khác nhau của những sự trần thế xung quanh con, điều duy nhất con khao khát là nên một với Chúa. Chúa là tất cả những gì linh hồn con cần đến. Ôi, người bạn đáng mến của lòng con, xin kết hợp linh hồn đơn nhất này của con vào sự tốt lành hoàn hảo của Chúa. Chúa là tất cả của con; đến khi nào con sẽ thuộc về Chúa? Lạy Chúa Giêsu, Đấng yêu mến của con, xin hãy là nam châm của lòng con; để thu hút, siết chặt, kết hợp con mãi mãi trong Thánh tâm của Chúa. Chúa dựng nên con cho chính Chúa; xin làm cho con nên một với Chúa. Xin thu hút giọt nước nhỏ của cuộc đời này vào trong đại dương của lòng nhân hậu, nơi mà nó xuất phát. (Lời cầu nguyện của thánh Phanxicô đệ Salê, 1567-1622)

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu– chuyển ngữ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây