Thứ Năm tuần 33 thường niên.
"Chớ chi ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi".
Lời Chúa: Lc 19, 41-44
Khi ấy, Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành thì Người khóc thương thành ấy mà rằng: "Chớ chi hôm nay ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi! Nhưng giờ đây, sứ điệp ấy bị che khuất khỏi mắt ngươi. Vì sẽ đến ngày quân thù đắp luỹ bao vây ngươi, xiết chặt ngươi tứ bề. Chúng sẽ tàn phá ngươi bình địa, ngươi cùng con cái ở trong thành. Chúng sẽ không để lại hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng".
SUY NIỆM 1: Đức Giêsu khóc
Suy niệm:
Người ta có thể khóc vì nhiều lý do.
Khóc vì buồn thương, khóc vì tình yêu của mình bị từ chối.
Khóc vì tiếc nuối một điều tốt đẹp bị hủy hoại.
Một người đàn ông khóc là chuyện không thường xảy ra.
Chính vì thế chúng ta ngỡ ngàng khi thấy Đức Giêsu khóc.
Con Thiên Chúa nhập thể biết đến nỗi đau của phận người.
Giọt nước mắt của Ngài cho thấy Ngài thật sự có một trái tim.
Đức Giêsu khóc khi đến gần và trông thấy thành phố Giêrusalem.
Trong thành Giêrusalem có ngôi Đền thờ lộng lẫy (Lc 21, 5).
Đền thờ ấy là Đền thờ thứ hai được xây sau khi dân lưu đày trở về.
Còn Đền thờ thứ nhất do Salômôn xây, đã bị quân Babylon phá hủy.
Vua Hêrôđê Cả đã trùng tu và nới rộng Đền thờ thứ hai này.
Công việc sửa sang kéo dài từ năm 20 trước công nguyên,
đến năm 64 sau công nguyên mới hoàn tất.
Vào thời gian này, người Do Thái nổi dậy chống lại quân Rôma.
Vào lễ Vượt qua năm 70, thành phố bị vây hãm (c. 43).
Đền thờ bị tiêu hủy sau tám mươi tư năm tu sửa.
Đây là một bi kịch lớn mà Đức Giêsu đã linh cảm với nỗi đau đớn.
Bài Tin Mừng hôm nay
nằm ngay sau biến cố Đức Giêsu lên Giêrusalem lần cuối (Lc 19, 28).
Ngài biết đây là lần cuối, nên giữa bầu khí tung hô của dân chúng,
Đức Giêsu lại rơi vào nỗi đau buồn, xót xa.
Ngài sẽ là vị ngôn sứ phải chết trong thành này (Lc 13, 33).
Như mọi người Do Thái khác, Đức Giêsu quý thành phố và Đền thờ.
Thành phố Giêrusalem là thủ đô của đất nước.
Đền thờ là nơi mỗi năm Ngài đến đó dự các lễ lớn đôi ba lần.
Đây là nhà Cha của Ngài, là nhà cầu nguyện (Lc 2, 49; 19, 46).
Nhưng mọi điều tốt đẹp Ngài đang thấy, có ngày sẽ đổ vỡ tan hoang.
“Không để hòn đá nào trên hòn đá nào” (c. 44).
Thiên Chúa là Đấng đi thăm Dân Israel (Lc 1, 68; 7, 16; 19, 44).
Ngài thăm Dân Ngài qua Người Con là Đức Giêsu (Lc 1, 78).
Ngài đến thăm để đem ơn cứu độ, đem lại bình an (c. 42).
Hôm nay Thiên Chúa vẫn tiếp tục đi thăm nhân loại.
Ngài vẫn sai Con của Ngài đến với chúng ta để ban ơn bình an.
Nhưng con người hôm nay có thể khép lòng, và để lỡ cơ hội quý báu.
“Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11).
Làm sao mỗi Kitô hữu nhận ra thời điểm Ngài đến thăm mình? (c. 44).
Thế giới Tây phương hôm nay đang có khuynh hướng loại trừ Thiên Chúa.
Họ nhân danh tự do tôn giáo để loại trừ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội.
Nhưng không có Trời thì ai ở được với ai.
Nhân loại bị kéo vào những cuộc chiến tranh, thù hận không lối thoát.
Hãy để Thiên Chúa đi vào đời bạn và chi phối những chọn lựa của bạn.
Chỉ trong Thiên Chúa mọi sự mới có nền tảng vững vàng.
Nếu không, như Giêrusalem, chúng ta chỉ có là những bức tường than khóc.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,
Chúa đã muốn trở nên con của loài người,
con của trái đất, con của một dân tộc.
Chúa vẫn yêu mến dân tộc của Chúa
dù họ từ khước Tin Mừng
và đóng đinh Chúa vào thập giá.
Xin cho chúng con biết yêu mến quê hương,
một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu
sau những năm dài chiến tranh,
một quê hương đang mở ra trước thế giới
nhưng lại muốn giữ gìn bản sắc dân tộc
và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.
Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên
trong sự an toàn và tiện nghi vật chất,
nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau,
và làm một điều gì đó thật cụ thể
cho những đồng bào quanh chúng con.
Ước gì chúng con biết phục vụ đất nước
bằng khối óc, quả tim và đôi tay.
Và ước gì chúng con biết khiêm tốn
cộng tác với muôn người thiện chí. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
Suy Niệm 2: NHỜ NGƯỜI, VỚI NGƯỜI, VÀ TRONG NGƯỜI
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Giê-ru-sa-lem là thành phố hoà bình. Nhưng không thể tự mình kiến tạo hoà bình. Thiên Chúa mới là người ban hoà bình. Chúa Giê-su là ông Vua Thái Bình. Nhưng đáng tiếc là thành phố hoà bình không biết đón tiếp Vua của mình. Không “nhận ra những gì đem lại bình an”. “Không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm”. Cơ hội chỉ đến một lần. Nên Chúa rơi lệ khóc thương cho số phận của thành. Giê-ru-sa-lem là trái tim của dân tộc Ít-ra-en. Là niềm tự hào dân tộc. Ai cũng hân hoan khi được đến Giê-ru-sa-lem. “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi. Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa”. Đền thờ là một kỳ công tuyệt tác hoàn mỹ. “Giê-ru-sa-lem được xây cất như một thành trì. Mọi phần ăn khớp với nhau” (Tv 121). Chúa Giê-su đã nhiều lần hớn hở vui mừng vì được lên Giê-ru-sa-lem dự lễ. Như mọi người Do thái, Người cũng tự hào và yêu mến thành đô. Nhưng giờ đây Người phải rơi lệ. Vì thấy số phận tiêu điều của nó: “sẽ không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào”(Lc 19,44).
Lời tiên báo đó đã ứng nghiệm vào năm 70. Quân binh La mã đến phá huỷ đền thờ tan tành. Đa số người Do thái ngả theo phe đế quốc. Thờ ngẫu tượng. Chỉ một số ít trung thành với luật Chúa. Đó là gia đình Mát-tít-gia. Chiến trận liên miên. Kẻ chết, người bị thương. Và sau cùng, tất cả rơi vào tay đế quốc. Giê-ru-sa-lem đánh mất hoà bình từ hơn 2 ngàn năm nay. Hiện tại đó vẫn là một miền đất có hai dân tộc và ba tôn giáo. Chiến tranh không bao giờ ngưng (năm lẻ).
Đó là tất cả những bí ẩn của Giê-ru-sa-lem và của thế giới. Tất cả đã được ghi vào quyển sách. Nhưng quyển sách lại bị đóng bảy ấn niêm phong. Chẳng ai có thể đọc. Chẳng ai có thể hiểu. Chỉ một người có thể mở ấn niêm phong. Có thể đọc và có thể hiểu. Đó là người giải mã bí mật của thế giới. Là con chiên đã tự nguyện bị giết chết, bị sát tế. Nên đã trở thành con chiên có bảy sừng và bảy mắt. Con Chiên hiển vinh sau khi đã trải qua cái chết. Có thể đem lại hoà bình. Vì Người qui tụ không phải chỉ dân Ít-ra-en, nhưng là tất cả mọi dân trên thế giới. Bấy giờ mọi người sẽ nhận biết Thiên Chúa. Và sống trong cảnh thái bình. “Ngài xứng đáng lãnh nhận cuốn sách và mở ấn niêm phong, vì Ngài đã bị giết và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộ mọi nước, mọi dân. Ngài cũng làm cho họ thành một vương quốc, thành những tư tế, để phụng thờ Thiên Chúa chúng ta, và họ sẽ làm chủ mặt đất này” (năm chẵn).
Lạy Chúa Giê-su, xin hãy đến. Xin ban hoà bình cho chúng con.
Suy Niệm 3: Giờ Chúa viếng thăm
Nhìn trong văn mạch, biến cố được nhắc đến trong Tin Mừng hôm nay, đi liền sau biến cố Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem. Nhưng không như bao lần khác, Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem lần cuối cùng này để thực hiện cuộc Vượt Qua đem lại ơn cứu rỗi, hòa giải giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con người với nhau. Ðây là giờ Thiên Chúa viếng thăm, giờ mang đến ơn cứu rỗi, tuy nhiên, những vị lãnh đạo Do thái tại Giêrusalem, như chúng ta sẽ thấy trong cuộc khổ nạn của Chúa, họ không những từ chối, mà còn xách động dân chúng chối bỏ Chúa, yêu cầu quan Philatô ra lệnh đóng đinh Chúa vào Thập giá và tha Baraba cho họ. Như thế, dù có sự nồng nhiệt hoan hô Chúa khi Ngài cỡi trên lưng lừa tiến vào thành thánh, thì sự nồng nhiệt đó cũng chỉ là thoáng qua, và Chúa Giêsu nhận thấy ơn cứu rỗi mà Ngài mang đến bị con người khước từ hơn là đón nhận.
Ðiều xẩy ra cho thành Giêrusalem cũng có thể xẩy đến cho mỗi người ở mọi thời: mỗi người đều có những giây phút hồng phúc được Chúa viếng thăm đem đến ơn lành. Theo quan niệm Kinh Thánh, giây phút Thiên Chúa viếng thăm là giây phút Ngài thực hiện lòng nhân từ. Thánh Luca đã nhấn mạnh ý nghĩa này trong hai bài thánh ca ở đầu sách Tin Mừng của Ngài, đó là bài ca của ông Dacaria và của Ðức Maria. Trong bài ca chúc tụng của mình, Dacaria đã nêu bật lòng nhân nghĩa của Thiên Chúa: chính vì lòng nhân nghĩa mà "Thái dương từ cao xanh khấng viếng thăm ta". Còn về phần mình, ý thức giờ Thiên Chúa viếng thăm đang xẩy ra không những cho bản thân, mà còn cho cả dân tộc và toàn thể nhân loại, Ðức Maria đã nhận định về ý nghĩa sâu xa của việc Thiên Chúa viếng thăm: "Lòng nhân nghĩa của Người suốt đời nọ đến đời kia, trên những kẻ kính sợ Người". Chỉ có một lý do cho cuộc viếng thăm của Thiên Chúa, đó là thể hiện lòng nhân nghĩa đối với những người được Ngài viếng thăm. Do đó, nếu không đón nhận giờ Chúa viếng thăm, con người không những gây thiệt hại cho chính mình, mà còn cho cả người khác nữa.
Xin Chúa cho chúng ta luôn biết lắng nghe tiếng Chúa cảnh tỉnh, đồng thời biết mở rộng tâm hồn đón nhận những giây phút ân sủng của Chúa để được sống an vui hạnh phúc.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 4: Khóc thương thành Giêrusalem
Ðoạn Phúc Âm được Giáo Hội đề nghị cho chúng ta suy niệm hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu khóc thương thành Giêrusalem vì đã không biết nhìn nhận giờ Thiên Chúa đến viếng thăm. Nhìn chung trong toàn bộ văn mạch thì biến cố được nhắc đến trong Phúc Âm đi liền sau biến cố Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem. Và đây không phải là lần vào thành thông thường như bao lần khác, mà là lần vào thành long trọng, lần cuối cùng, để rồi sau đó Chúa thực hiện công cuộc cứu rỗi, mục đích cuối cùng của nhập thể, của cuộc đời của Chúa.
Chúa vào thành Giêrusalem để thực hiện cuộc vượt qua mang lại ơn cứu rỗi, sự hòa giải giữa con người với Thiên Chúa. Ðây là giờ Thiên Chúa đến viếng thăm, giờ mang đến ơn cứu rỗi, sự bình an. Tuy nhiên, những người lãnh đạo dân Israel tại Giêrusalem như chúng ta thấy trong cuộc thương khó của Chúa, không những họ từ chối mà còn thành công trong việc xách động toàn dân chối bỏ Chúa, yêu cầu quan Philatô ra lệnh đóng đinh Chúa vào thập giá và tha cho Baraba. Như thế, dù có sự nồng nhiệt hoan hô Chúa trong ngày vào thành Giêrusalem trên lưng lừa, nhưng sự nồng nhiệt này chỉ thoáng qua và Chúa Giêsu nhìn thấy sự khước từ ơn cứu rỗi mà Ngài mang đến hơn là sự chấp nhận.
Ðiều xảy ra cho thành Giêrusalem cũng có thể xảy ra cho mọi người thuộc mọi thời đại. Mỗi người chúng ta đền có giây phút Chúa đến viếng thăm, đó là giây phút hồng phúc mang đến ơn lành, ơn cứu rỗi và sự bình an. "Ước chi hôm nay, ngươi hiểu biết sứ điệp mang hòa bình lại cho ngươi". Nhưng Chúa không bắt buộc tự do của mỗi người, sự tự do mà Ngài đã trao ban cho con người một lần vĩnh viễn, không bao giờ muốn lấy lại. Dù biết rằng con người vẫn có thể lạm dụng sự tự do đó để chống lại Ngài.
Trong quan niệm Kinh Thánh, giây phút Thiên Chúa đến thăm là giây phút Thiên Chúa đến thực hiện lòng nhân từ, trao ban sự bình an cho tâm hồn. Tác giả Phúc Âm theo thánh Luca đã nhấn mạnh ý nghĩa này trong hai bài ca quan trọng vào khởi đầu sách Phúc Âm, đó là bài ca về ông Dacaria và của Mẹ Maria. Ý thức giờ Thiên Chúa đến viếng thăm đang xảy ra không những cho chính bản thân mình, mà còn cho cả toàn dân tộc, cho cả toàn nhân loại, Mẹ Maria đã nhận định về ý nghĩa sâu xa của cuộc viếng thăm của Thiên Chúa với những lời như sau: "Lòng thương xót Chúa lan tràn từ đời này tới đời kia, đối với những ai kính sợ Chúa. Chúa đã cứu Israel, tôi tớ Chúa và nhớ lại lòng thương xót của Người".
Chỉ có lý do duy nhất cho cuộc viếng thăm của Chúa, đó là để thực hiện lòng nhân từ của Ngài cho người được viếng thăm mà thôi. Nếu không nhận biết giờ viếng thăm của Chúa, con người chỉ gặp phải những thiệt thòi cho chính mình, như đã xảy ra cho thành Giêrusalem ngày xưa. Chúng ta không nên nhìn biến cố Chúa khóc thương và loan báo ngày sụp đổ của thành Giêrusalem trong viễn tượng của sự trả thù. Thiên Chúa nhân từ không bao giờ hành động để trả thù sự chống đối khước từ của con người. Những thiệt thòi mà kẻ từ chối Chúa gặp phải là hậu quả tai hại của tội lỗi, của những hành động xấu xa do con người thực hiện vì chối bỏ Thiên Chúa mà thôi. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ mặc con người trong sự dữ, nhưng Ngài luôn luôn làm những gì có thể để cảnh tỉnh, để lưu ý con người đừng đi vào con đường nguy hiểm, gây thiệt hại cho chính mình.
Ước chi hôm nay chúng ta lắng nghe tiếng Chúa cảnh tỉnh và đừng cứng lòng từ chối giây phút ân sủng nơi Thiên Chúa an bài cho mỗi người chúng ta được gặp lại.
Lạy Chúa,
Chúng con cảm tạ Chúa vì đã luôn luôn đối xử nhân từ đại lượng với chúng con, mặc dù chúng con nhiều lần làm ngơ, không muốn nhìn thấy những việc Chúa làm cho chúng con, không muốn lắng nghe những gì Chúa chỉ dạy để được sống an vui, hạnh phúc. Xin thương giúp chúng con trở về sống trong tình thương Chúa luôn mãi.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 5: Thương tiếc Giêrusalem
Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Đức Giêsu khóc thương mà nói: “Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình anh cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không trông thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp lũy chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tứ bề.” (Lc. 19, 41-42)
Đoàn hành hương theo Đức Giêsu tiến về Giêrusalem vừa đi vừa hát những Thánh vịnh lên đền thánh. Họ dừng lại với Người chiêm ngưỡng thành thánh. Họ xúc động khi hát Thánh vịnh 122: “Hãy xin bình an cho Giêrusalem; ước gì bình an trong thành lũy ngươi”. Còn Đức Giêsu lại khóc thương thành.
Những âm mưu
Từ nhiều thế kỷ, các ngôn sứ đã loan báo cho dân thành Giê-ru-sa-lem biết thành sẽ có ngày bị phá hủy, nếu họ không sám hối trở về. “Khốn cho quân loạn tặc, cho đứa ô nhơ, cho thành áp bức! Nó không nghe tiếng gọi. Nó không lĩnh lời chỉ giáo. Nó không cậy trông Gia-vê. Nó không lại gần Thiên Chúa của nó” (Sôphônia 3, 1-2). Quân Can-đê đã phá hủy thành và bắt dân đi lưu đầy, thế mà họ vẫn cứng đầu cứng cổ, không lay chuyển, Đức Giêsu đến kêu gọi họ lần cuối cùng trở về với tình yêu Thiên Chúa.
Đức Giêsu biết dân thành Giêrusalem đã quyết định bắt Người chịu nạn chịu chết. Tôn trọng tự do của họ, Người bất lực cứu thoát thành thánh khỏi bị tàn phá. Họ thật cứng đầu cố chấp. Với tình yêu tha thiết với họ, Đức Giêsu đã khóc, Người khóc vì yêu thương đoàn chiên này cố chấp lầm lạc. Trong khi đoàn hành hương ca hát chúc mừng thành được bình an, thì Đức Giêsu khóc than lòng kiêu ngạo và thỏa mãn của họ đã đóng kín con mắt những thủ lãnh dân chúng: Họ không bao giờ còn được thấy hòa bình nữa!
Lời tiên tri về phá hủy thành Giêrusalem dựa trên những chi tiết bao vây và công phá Giê-ru-sa-lem vào năm 70. Chắc hẳn lời tiên báo của Đức Giêsu cũng tương tựa như thế về thành bị phá hủy, “vì ngươi đã không nhận biết thời giờ Thiên Chúa viếng thăm”. Chính Thiên Chúa đến viếng thăm Giê-ru-sa-lem qua con người của Đức Giêsu, và Người đã ban cho họ ơn giải thoát, ơn bình an và thăng tiến họ. Nhưng họ đã từ chối những ơn ban nguồn phúc cứu độ ấy. Lại còn giết người con của vua trời đất. Họ sẽ gặt lấy hoa trái của lòng bất trung của họ. Cuộc phán xét trong cơn lôi đình của Thiên Chúa không thể hãm lại được nữa. Đức Giêsu khóc vì Thiên Chúa không muốn người ta phải chết. Ước chi họ ăn năn sám hối và được sống.
RC
SUY NIỆM 6: TẠI SAO CHÚA KHÓC THƯƠNG THÀNH GIÊRUSALEM? (Lc 19, 41-44)
Xem CN 24 TN C - Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su năm C - thứ Ba tuần 2 MV và thứ Ba tuần 19 TN
Trong cuộc sống, hẳn chúng ta cũng chứng kiến nhiều người khóc: có những người khóc vì đau khổ, bệnh tật, bất hạnh, thất vọng và bị bỏ rơi... Nhưng cũng có những người khóc vì sung sướng!
Hôm nay, Tin Mừng tường thuật việc Đức Giêsu khóc thương thành Giêrusalem. Tại sao vậy? Thưa vì Ngài nhìn thấy viễn cảnh tương lai qua sự đổ nát do đế quốc Rôma gây nên vào năm 70 Công Nguyên.
Nhưng có lẽ, điều làm cho Đức Giêsu đau lòng hơn cả chính là dân thành này đã khước từ chính Ngài là nguồn ơn cứu độ. Không tuân giữ những lời dạy của Ngài, không hề để ý đến những hành vi tội lỗi của mình để sám hối ăn năn... Ngược lại, họ luôn tự hào mình là dân tộc ưu tuyển, nên đương nhiên được hưởng những quyền đặc lợi cho riêng mình. Chính sự tự hào này đã giam hãm con người và thái độ của họ trong sự ích kỷ, nên không thể đón nhận được ơn lành của Chúa.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy mau mắn đón nhận lời giáo huấn của Chúa và ra sức thi hành để được cứu độ. Cần loại bỏ sự tự kiêu, ích kỷ và thay vào đó là thái độ khiêm nhường để nhận ra vai trò, trách nhiệm của mình. Có thế, chúng ta mới mong được ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn yêu mến luật Chúa và cùng nhau chung tay xây dựng tòa nhà Giáo Hội bằng chính đời sống chứng tá của mình. Amen.
Ngọc Biển SSP
Thursday (November 19): “Know the time of your visitation”
Scripture: Luke 19:41-44 41 And when he drew near and saw the city he wept over it, 42 saying, “Would that even today you knew the things that make for peace! But now they are hid from your eyes. 43 For the days shall come upon you, when your enemies will cast up a bank about you and surround you, and hem you in on every side, 44 and dash you to the ground, you and your children within you, and they will not leave one stone upon another in you; because you did not know the time of your visitation.” |
Thứ Năm 19-11 Hãy nhận biết thời gian viếng thăm của ngươi
Lc 19,41-44 41 Khi đến gần Giê-ru-sa-lem và trông thấy thành, Đức Giê-su khóc thương42 mà nói: “Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được.43 Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề.44 Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi |
Meditation:
What enables us to live in peace and harmony with our families, neighbors, local communities, and the wider community of peoples and nations? The Father in heaven sent his only begotten Son, the Lord Jesus Christ, to reconcile us with God and to unite us with one another in a bond of peace and mutual love. Jesus’ earthly ministry centers and culminates in Jerusalem, which Scripture describes as the holy city, the throne of the Lord (Jeremiah 3:17);and the place which God chose for his name to dwell there (1 Kings 11:13; 2 Kings 21:4; 2 Kings 23:27); and the holy mountain upon which God has set his king (Psalm 2:6). Jerusalem derives its name from the word “salem” which mean “peace”. The temple in Jerusalem was a constant reminder to the people of God’s presence with them. Tears of mourning and sorrow over sin and refusal to believe in God When Jesus approached Jerusalem and saw the multitude of homes surrounding the holy temple, he wept over it because it inhabitants did not “know the things that make for peace” (Luke 19:42). As he poured out his heart to the Father in heaven, Jesus shed tears of sorrow, grief, and mourning for his people. He knew that he would soon pour out his blood for the people of Jerusalem and for the whole world as well. Why does Jesus weep and lament over the city of Jerusalem? Throughout its history, many of the rulers and inhabitants – because of their pride and unbelief – had rejected the prophets who spoke in the name of the Lord. Now they refuse to listen to Jesus who comes as their Messiah – whom God has anointed to be their Savior and Prince of Peace (Isaiah 9:6). Jesus is our only hope – the only one who can save us and the world Jesus’ entrance into Jerusalem was a gracious visitation of God’s anointed Son and King to his holy city. Jerusalem’s lack of faith and rejection of the Messiah, however, leads to its eventual downfall and destruction by the Romans in 70 A.D. Jesus’ lamentation and prophecy echoes the lamentation of Jeremiah who prophesied the first destruction of Jerusalem and its temple. Jeremiah’s prayer of lamentation offered a prophetic word of hope, deliverance, and restoration: “But this I call to mind, and therefore I have hope: The steadfast love of the Lord never ceases, his mercies are new every morning …For the Lord will not cast off for ever, but, though he cause grief, he will have compassion according to the abundance of his steadfast love for he does not willingly afflict or grieve the sons of men” (Lamentations 3:21-22, 31-32). Jesus is the hope of the world because he is the only one who can truly reconcile us with God and with one another. Through his death and resurrection Jesus breaks down the walls of hostility and division by reconciling us with God. He gives us his Holy Spirit both to purify us and restore us as a holy people of God. Through Jesus Christ we become living temples of the Holy Spirit (1 Corinthians 6:19). God has visited his people in the past and he continues to visit us through the gift and working of his Holy Spirit. Do you recognize God’s gracious visitation of healing and restoration today? God judges, pardons, heals, and restores us to new life When God visits his people he comes to establish peace and justice by rooting out our enemies – the world (which stands in opposition to God), the flesh (our own sinful cravings and inordinate desires), and the devil (who is Satan, the father of lies and a murderer from the beginning – John 8:44) who enslave us to fear and pride, rebellion and hatred, envy and covetousness, strife and violence, and every form of evil and wrong-doing. That is why God both judges and purifies his people – to lead us from our sinful ways to his way of justice, peace, love, and holiness. God actively works among his people to teach us his ways and to save us from the destruction of our own pride and sin and from Satan’s snares and lies. Are God’s judgments unjust or unloving? Scripture tells us that “when God’s judgments are revealed in the earth, the inhabitants of the world learn righteousness” (Isaiah 26:9). To pronounce judgment on sin is much less harsh than what will happen if those who sin are not warned to repent. The Lord in his mercy gives us grace and time to turn away from sin, but that time is right now. If we delay, even for a moment, we may discover that grace has passed us by and our time is up. Do you accept the grace to turn away from sin and to walk in God’s way of peace and holiness? “Lord Jesus, you have visited and redeemed your people. May I not miss the grace of your visitation today as you move to bring your people into greater righteousness and holiness of life. Purify my heart and mind that I may I understand your ways and conform my life more fully to your will.” |
Suy niệm:
Điều gì giúp chúng ta sống bình an và hòa thuận với gia đình, hàng xóm, cộng đồng, và cộng đồng rộng lớn hơn của dân tộc và quốc gia? Cha trên trời sai Con một yêu dấu, là Chúa Giêsu Kitô, đến để giao hòa chúng ta với Thiên Chúa và hiệp nhất chúng ta với nhau trong một mối giây bình an và yêu thương nhau. Tác vụ trần thế của Đức Giêsu tập trung và lên đến cao điểm ở Giêrusalem, nơi mà Kinh thánh mô tả như thành phố thánh, ngai tòa Thiên Chúa (Gr 3,17); và là nơi Thiên Chúa chọn vì thánh danh Người ở đó (1V 11,13; 2V 21,4; 2V 23,27); là núi thành nơi Thiên Chúa đặt vương quyền của Người (Tv 2,6). Giêrusalem có nguồn gốc từ hạn từ “Salem”, nghĩa là “Bình an”. Đền thờ ở Giêrusalem là lời nhắc nhở liên tục đối với dân Chúa về sự hiện diện của Người với họ.
Hãy khóc thương vì tội lỗi và sự khước từ tin tưởng vào Thiên Chúa Khi Đức Giêsu đến gần Giêrusalem và thấy nhà cửa bao quanh đền thờ linh thánh, Người đã khóc thương nó vì dân thành đã không “nhận ra những gì đem lại bình an” (Lc 19,42). Khi Người bộc lộ tâm sự với Cha trên trời, Đức Giêsu đã khóc thương, đau buồn, và tiếc nuối cho dân Người. Người biết rằng không bao lâu nữa Người sẽ đổ máu mình ra cho dân thành Giêrusalem và cho cả thế gian nữa. Tại sao Đức Giêsu than khóc cho thành Giêrusalem? Ngang qua lịch sử, nhiều nhà lãnh đạo và dân thành đã khước từ các ngôn sứ, những người nói nhân danh Chúa vì sự kiêu ngạo và vô tín của họ. Giờ đây, họ từ chối lắng nghe Chúa Giêsu, Đấng đến với tư cách là Đấng Mêsia của họ – Người được Thiên Chúa xức dầu làm Đấng cứu chuộc và Hoàng tử bình an của họ (Is 9,6). Đức Giêsu là hy vọng duy nhất của chúng ta – Đấng duy nhất cứu chúng ta và thế giới Việc tiến vào Giêrusalem của Đức Giêsu là cuộc viếng thăm ân huệ của Vua được xức dầu của Thiên Chúa dành cho thành thánh của Người. Tuy nhiên, sự thiếu niềm tin và chống đối Đấng Mêsia của thành Giêrusalem dẫn tới sự hủy diệt và tàn phá bởi người Roma năm 70 A.D. Sự than khóc và lời tiên báo của Đức Giêsu vang vọng lời than trách của ngôn sứ Giêrêmia, đã nói tiên tri về sự hủy diệt Giêrusalem và đền thờ lần đầu tiên. Sự than khóc của ngôn sứ Giêrêmia nhắm tới niềm hy vọng giải thoát và phục hồi: Đây là điều con suy đi gẫm lại, nhờ thế mà con vững dạ cậy trông: Lượng từ bi Đức Chúa đâu đã cạn, lòng thương xót của Người mãi không vơi. Vì quả thật, Đức Chúa chẳng bỏ rơi mãi mãi, có làm khổ Người cũng xót thương, vì Người vốn từ bi cao cả. Có hạ nhục và làm khổ người ta, Người cũng chẳng vui vẻ gì” (Ai 3,21-22; 31-33).
Đức Giêsu là niềm hy vọng của thế giới, bởi vì Người là Đấng duy nhất có thể thật sự hòa giải chúng ta với Thiên Chúa và với nhau. Qua cái chết và phục sinh của Người, Đức Giêsu phá đổ bức tường của sự thù ghét và chia rẽ bằng cách giao hòa chúng ta với Thiên Chúa. Người ban cho chúng ta Thánh Thần của Người, để thanh tẩy chúng ta và phục hồi chúng ta làm một dân thánh của Thiên Chúa. Qua Đức Kitô, chúng ta trở nên đền thờ sống động của Thánh Thần (1Cor 6,19). Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người trong quá khứ và Người tiếp tục viếng thăm chúng ta qua ơn sủng và công việc của Thánh Thần. Bạn có nhận ra sự viếng thăm hồng phúc của Chúa ngày hôm nay không? Thiên Chúa phán xét, tha thứ, chữa lành, và mang lại cho chúng ta sự sống mới Khi Thiên Chúa viếng thăm dân Người, Người đến thiết lập hòa bình và công lý bằng việc đánh đuổi mọi quân thù – thế gian (chống đối Thiên Chúa), xác thịt (những ước muốn tội lỗi và phóng túng của chúng ta), và ma quỷ (Satan là cha những kẻ dối trá), kẻ làm cho chúng ta ra nô lệ cho sợ hãi, kiêu ngạo, chống đối, hận thù, ghen tị, tham lam, tranh chấp, bạo hành, và mọi hình thức xấu xa. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa vừa xét xử vừa thanh tẩy dân Người – để dẫn dắt chúng ta ra khỏi những con đường tội lỗi đi tới con đường công lý, hòa bình, yêu thương, và thánh thiện của Người. Thiên Chúa hành động mạnh mẽ giữa dân Người để dạy chúng ta những đường lối của Người và cứu thoát chúng ta khỏi sự hủy diệt của kiêu ngạo, tội lỗi và khỏi sa lưới và sự dối trá của Satan. Những phán đoán của Chúa có bất công hay vô lý không? Kinh thánh nói với chúng ta rằng “khi những phán đoán của Chúa được tỏ lộ trên trái đất, dân trên thế giới sẽ học được sự công chính” (Is 26,9). Rao giảng việc xét xử tội lỗi thì ít khắt khe hơn so với những gì sẽ xảy ra nếu tội nhân không được cảnh báo phải ăn năn. Thiên Chúa với lòng thương xót ban cho chúng ta ơn sủng và thời gian để từ bỏ tội lỗi, nhưng giờ đây giờ đã đến. Nếu chúng ta trì hoãn, thậm chí một giây phút, chúng ta có thể khám phá ra rằng ơn sủng đã bỏ chúng ta ra đi bởi vì thời giờ của chúng ta đã hết. Bạn có đón nhận ơn sủng để khước từ tội lỗi và bước đi trong đường lối bình an và thánh thiện của Chúa không? Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã viếng thăm và cứu chuộc dân Người. Chớ gì con không bỏ qua ơn huệ viếng thăm của Chúa hôm nay, như Chúa đem dân Chúa vào trong sự công chính và thánh thiện của cuộc sống. Xin Chúa thanh tẩy lòng trí con, để con có thể hiểu biết đường lối Chúa, và thích ứng |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn