Văn Yên, SJ - Vatican
Cha Maculewicz nói rằng, “cả nước đang chuyển mình. Kể từ tháng 2 vừa qua, 45 nước đã được phép vào Uzbekistan không cần visa. Điều này thuận lợi cho việc đi lại của chúng tôi. Chúng tôi đón tiếp những nhóm hành hương, được đồng hành bởi các linh mục, để biết được thực tế của Giáo hội chúng tôi và tìm hiểu về văn hoá địa phương.”
Tại khu vực Trung Á này, có nhu cầu lớn về việc đối thoại liên tôn và liên văn hoá, được phát triển từ nhiều năm chung sống trong hoà bình giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau: “Có hơn 100 cộng đồng dân tộc thiểu số, cũng bởi vì Uzbekistan là tâm điểm của Con đường Tơ lụa; nhiều người đi qua và đã quyết định ở lại. Mọi người đã quen với việc sống với những người thuộc các nền văn hoá khác nhau và đó là lý do tại sao không có những thành phần cực đoan. Tôi sống ở đất nước này đã 14 năm, và tôi chưa bao giờ gặp bất cứ ai được coi là hung hăng. Ngược lại, nhiều người tỏ ra quan tâm đến đức tin của chúng tôi.”
Tại Uzbekistan, đức tin Công giáo được công nhận là “tôn giáo truyền thống”, cùng với các tôn giáo Hồi giáo, Chính thống giáo, Tin lành Luther, Armenia và Do Thái. Vì lý do này, Kitô giáo được coi là bén rễ sâu trong lịch sử của đất nước. Điều này hỗ trợ chúng tôi, bởi vì chúng tôi được công nhận và tôn trọng, và những vị lãnh đạo các tôn giáo khác cũng sẵn sàng cùng tham gia các sáng kiến của chúng tôi”.
Vài ngày trước, có một linh mục mới đến giúp cho giáo xứ Samarkand. Vài tháng trước, tại đây chỉ có sự hiện diện của một tu sĩ không phải là linh mục. Tổng cộng có 8 linh mục và 4 tu sĩ. Cha Maculewicz nói: “Vì chúng tôi đến từ nước ngoài và chúng tôi rất ít, nên chúng tôi cố gắng nâng đỡ nhau bằng cách dành 4 ngày cùng nhau mỗi tháng ở Tashkent, để cầu nguyện, ở bên nhau, nói chuyện với nhau.”
“Cộng đồng tín hữu thì có ít hơn 700 người Công giáo thực hành tại các thành phố lớn. Người gốc Uzbekistan thì ít, hầu hết các tín hữu là những người nhập cư ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nhiều người liên hệ với chúng tôi và nhận ra rằng tổ tiên của họ cũng là những người Công giáo và họ cũng muốn gia nhập cộng đoàn. Dĩ nhiên, họ rất được chào đón”, cha Maculewicz nói. (Agenzia Fides, 8/3/2019)
Nguồn tin: vietnamese.rvasia.org
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn