Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm ba nước Mozambique, Madagascar và Mauritius trong vài ngày tới đây. Đó là chuyến tông du thứ 31 của ngài từ đầu triều Giáo Hoàng đến nay. Đó cũng là chuyến tông du thứ 6 trong năm nay, và là chuyến viếng thăm thứ 4 của ngài đến lục địa Phi Châu.
Chương trình Giáo Hội Năm Châu tuần trước đã giới thiệu với quý vị và anh chị em đất nước và Giáo Hội Mozambique. Tuần này, xin được giới thiệu với quý vị và anh chị em đất nước và Giáo Hội tại 2 quốc gia còn lại là Madagascar và Mauritius.
1. Tổng quát về Madagscar
Madagascar, trước đây gọi là nước Cộng hòa Malagasy, là đảo quốc lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Indonesia), nằm ngoài khơi bờ biển đông nam bộ của Phi châu trong Ấn Độ Dương, đối diện với Mozambique. Quốc gia này bao gồm đảo Madagascar, là đảo lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Greenland, New Guinea, và Borneo, và nhiều hòn đảo ngoại vi nhỏ hơn.
Với tổng diện tích 587,041 km2 (1.7 lần Việt Nam) trong đó 581,540 km2 là đất liền, Madagascar là quốc gia lớn thứ 48 trên thế giới.
Hầu hết người dân Madagascar là người Merila, thuộc chủng Mã Lai. Sau đó đến người Cotiers pha trộn giữa chủng Mã Lai và Phi châu. Rồi đến người Pháp, Ấn Độ và những người Ả rập.
Các nhà nhân chủng học cho rằng con người bắt đầu định cư tại Madagascar trong khoảng từ 350 trước Chúa Giáng Sinh cho đến 550 sau Chúa Giáng Sinh. Tin tưởng chung được công nhận rộng rãi là vào thời điểm Chúa Giáng Sinh, Madagascar vẫn còn là một đảo hoang. Các nhà khảo cổ học cho rằng người Indonesia là những người đầu tiên di cư đến vùng đất này và canh tác ở vùng phía Đông của hòn đảo trong khoảng từ năm 200 đến năm 500 sau Chúa Giáng Sinh.
Cho đến nay, các thành phố lớn và các trung tâm kinh tế của Madagascar vẫn chủ yếu nằm ở phần phía Đông. 21% diện tích của Madagascar vẫn là các khu rừng nguyên sinh với các loại thú to lớn không nơi nào có.
Từ thế kỷ thứ 7, người Ả rập bắt đầu gia nhập với người Indonesia ở phía Đông Madagascar. Khoảng năm 1000, người Bantu bắt đầu vượt qua eo biển Mozambique để di cư sang Madagascar. Họ sống chủ yếu ở phần phía Tây.
2. Lịch sử cận đại
Một con tàu Bồ Đào Nha đã nhìn thấy hòn đảo và đi dọc theo bờ biển vào năm 1500. Diogo Dias đã nhìn thấy hòn đảo sau khi con tàu của ông tách khỏi một hạm đội đang trên đường đến Ấn Độ. Ông đặt tên cho hòn đảo là São Lourenco, vì hôm đó là ngày lễ kính Thánh Lôrensô, và tiếp tục việc buôn bán với người dân trên đảo. Phát hiện của người Bồ Đào Nha lan sang Pháp và Anh, và cả hai nước đổ xô thiết lập các khu định cư trên đảo.
Năm 1794, vua Andrianampoinimerina đã tìm cách hợp nhất các bộ lạc khác nhau ở Madagascar, tạo thành một vương quốc duy nhất. Ông thành lập Vương quốc Merina. Đến năm 1810, ông được con trai của mình là Vua Radama Đệ Nhất kế vị. Nhà vua mở rộng vương quốc Merina trên các hòn đảo chính, đặc biệt là đảo Betsimisaraka và các đảo khác ở phía nam. Vua Radama I hoan nghênh và kết bạn với các nước lớn ở Âu châu và yêu cầu họ hỗ trợ trong việc hiện đại hóa vương quốc và tiếp tục các cuộc chinh phạt của ông. Nhờ thế, các nhà truyền giáo, dẫn đầu bởi David Jones, đã đưa được Kitô Giáo và bảng chữ cái La Mã vào Madagascar.
Sau khi vua Radama qua đời vào năm 1828, Nữ hoàng Ranavalona, vợ của Radama I, đã lên ngôi. Là một tín hữu Hồi Giáo nhiệt thành, bà cương quyết chống lại Kitô Giáo và năm 1835 bà buộc các nhà truyền giáo rời khỏi Madagascar.
Năm 1883, người Pháp tấn công Madagascar. Sau gần 3 năm chiến tranh, Madagascar đã trở thành một xứ bảo hộ của Pháp trước khi trở thành thuộc địa vào năm 1895. Chế độ quân chủ đã bị bãi bỏ và tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính thức.
Sau thế chiến thứ Hai, năm 1958, người Pháp đã bầu một tổng thống mới, Charles De Gaulle. Tổng thống ngay lập tức trao trả độc lập cho Madagascar.
Người dân Madagascar phải mất một thập kỷ nữa để rũ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, và năm 1975, Tổng thống Didier Ratsiraka được bầu lên. Chẳng may, ông đã đưa Madagascar đi trên con đường sai lầm nghiêm trọng là chạy theo chủ nghĩa xã hội, với một kết thúc bi đát vào năm 1993, sau hai năm biểu tình bạo lực: Kinh tế Madagascar hoàn toàn bị phá sản.
Kể từ đó, Madagascar đã trải qua những cuộc chính biến liên tục. Vào tháng 12 năm 2013, người dân Madagascar cuối cùng đã có cơ hội bầu một tổng thống mới, là Ông Hery Rajaonarimampianina. Cuộc bầu cử diễn ra trong hòa bình, nhưng mãi đến nay, Madagascar vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm về kinh tế.
3. Chính trị
Madagascar là một nước cộng hòa đa đảng dân chủ, trong đó tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sau đó chỉ định một thủ tướng, là người giới thiệu các ứng viên bộ trưởng lên tổng thống để hình thành nội các. Tổng thống hiện nay là Ông Andry Nirina Rajoelina, sinh ngày 30 tháng Năm, 1974, đảm nhận chức vụ này từ ngày 19 tháng Giêng năm nay. Cả ông và vợ là Mialy Rajoelina đều là người Công Giáo và đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp khi ngài vừa được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Thủ tướng hiện nay là Ông Christian Ntsay. Ông đã được cựu tổng thống Hery Rajaonarimampianina mời vào chức vụ này từ ngày 6 tháng Sáu, 2018 và được tân tổng thống lưu nhiệm.
Thượng viện gồm 63 ghế trong đó 42 vị được các Hội Đồng Địa Phương bầu lên và 21 vị do tổng thống chỉ định.
Hạ viện gồm 151 ghế trong đó 127 vị do dân bầu và số còn lại do các Hội Đồng Địa Phương bầu lên.
4. Giáo Hội tại Madagascar
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, Madagascar có 23,572,000 dân trong đó 34.47% sống trong các đô thị và 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh.
Số người Công Giáo đã được Rửa Tội là 7,934,000, tức là 34.90%.
Đạo Thánh Chúa đến được vùng này nhờ các nhà truyền giáo, nổi bật là David Jones (7/1796 – 1/5/1841), một người xứ Welsh. Ông có công dịch Kinh Thánh sang tiếng Madagascar cùng với ông David Griffiths. Năm 1820, ông đặt chân đến Antananarivo và bắt đầu công cuộc truyền bá Tin Mừng tại đây cho đến khi bị Nữ hoàng Ranavalona trục xuất vào năm 1835. Vào thời điểm đó, ông đã thiết lập được 37 trường học, với 44 giáo viên và 2309 học sinh. Họ là những mầm mống Tin Mừng cho quốc gia này. Sau khi bị trục xuất, ông rút về Mauritius nơi ông qua đời vì sốt rét ngã nước vào ngày 1 tháng 5, 1841.
Đạo Thánh Chúa bị cấm cách cho đến năm 1883, khi người Pháp chiếm được quốc gia này.
Giáo Hội tại Madagascar hiện có 4 tổng giáo phận và 18 giáo phận. Anh chị em giáo dân sinh hoạt trong 423 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 1,654 linh mục. Bên cạnh đó, còn có 4,778 nữ tu.
Do 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh, Giáo Hội Madagascar có 8,805 cứ điểm truyền giáo nơi điều kiện làm việc của các linh mục và các nhà truyền giáo hết sức chông gai.
Giáo Hội tại Madagascar sở hữu 23 bệnh viện và 29 nhà chăm sóc cho những người già, trẻ mồ côi và những người khuyết tật.
Madagascar có quan hệ ngoại giao đầy đủ ở mức Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 23 tháng Chín, 1960.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Paolo Rocco Gualtieri, 58 tuổi, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm từ ngày 13 tháng Tư, 2015.
5. Tổng giáo phận Antananarivo
Tổng giáo phận thủ đô Antananarivo là nơi diễn ra các hoạt động của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du thứ 31 bên ngoài Italia, và cũng là chuyến tông du thứ Tư của ngài đến Đại Lục Phi Châu (sau Uganda, Kenya and Cộng Hòa Trung Phi vào năm 2015, Ai Cập 2017 và Morocco 30-31/3/2019).
Ngay trong thời gian Đạo Thánh Chúa còn bị cấm cách, năm 1841, Đức Thánh Cha Grêgôriô thứ 16 đã thiết lập Miền Truyền Giáo Madagascar. Năm 1848, Đức Thánh Cha Piô thứ Chín nâng lên hàng Phủ Doãn Tông Tòa. Thánh Piô X nâng lên hàng giáo phận và đặt tên là giáo phận Tananarive và năm 1913. Ngày 14 tháng Chín, 1955, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 nâng lên hàng tổng giáo phận. Cuối cùng, ngày 28 tháng 10, 1989, sau khi thay đổi các địa giới, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập tổng giáo phận Antananarivo như hiện nay.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận Antananarivo có 1,830,875 người Công Giáo trong tổng số 3,864,120 dân, tức là 47.4% dân số. Anh chị em tín hữu Công Giáo sinh hoạt trong 87 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 394 linh mục, trong đó có 181 triều và 213 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 1,715 nữ tu và 1,065 nam tu sĩ không có chức linh mục.
6. Tổng quan về Mauritius
Mauritius là một hòn đảo ở phía nam Ấn Độ Dương có diện tích 2,040 km2, tức là xấp xỉ diện tích Sàigòn. Hòn đảo này nằm cách Madagascar 800km về phía Đông. Có nguồn gốc từ núi lửa, Mauritius có một cao nguyên trung tâm cao khoảng 400 mét so với mực nước biển. Núi nằm rải rác trên đảo, rừng nhiệt đới và thực vật là những yếu tố khác làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của hòn đảo.
Dân cư trên đảo hầu hết là người gốc Ấn Độ, kế đến là những người di cư từ Madagascar, Mozambique và Sénegal. Tiếng nói chính thức là tiếng Creole, có nguồn gốc từ tiếng Pháp, pha trộn với thổ ngữ và tiếng Anh.
7. Lịch sử cận đại
Những người châu Âu đầu tiên đến thăm Mauritius là người Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ XVI, rất có thể là vào năm 1510. Người Hà Lan định cư trên đảo vào năm 1598 đã đặt tên cho nó là Mauritius theo tên Hoàng tử Maurice của triều đại Nassau.
Người Hà Lan đã đưa cây mía và giống nai từ đảo Java đến đây trước khi bỏ đi vào năm 1710, vì họ đã tìm thấy một nơi định cư tốt hơn nhiều: là Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi.
Khoảng năm năm sau, vào năm 1715, người Pháp đã chiếm đảo này, đổi tên thành “Isle de France”.
Năm 1810, người Anh đã chiếm đóng Mauritius và chính thức được Pháp nhượng lại theo hiệp ước “Traiti de Paris” năm 1814. Hầu hết những người định cư Pháp, vẫn ở trên đảo và được phép giữ các phong tục, tôn giáo và luật pháp của họ .
Vài năm sau, vào năm 1835, người Anh đã bãi bỏ chế độ nô lệ và điều này dẫn đến việc nhập khẩu những người lao động Ấn Độ để có công nhân làm việc trên các cánh đồng mía. Cuối cùng họ đã định cư ở Mauritius và con cháu của họ ngày nay chiếm phần lớn dân số trên đảo.
Mauritius giành được độc lập vào ngày 12 tháng 3 năm 1968 và thông qua hiến pháp dựa trên hệ thống nghị viện của Anh. Những năm đầu tiên rất khó khăn nhưng sau hơn 15 năm lên kế hoạch và làm việc chăm chỉ, Mauritius đã đạt được sự ổn định về kinh tế và chính trị.
8. Chính trị
Mauritius theo thể chế dân chủ cộng hòa đa đảng, trong đó Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ được hỗ trợ bởi một Hội đồng Bộ trưởng.
Hiến pháp Mauritius được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 1968, và được sửa đổi ngày 12 tháng 3 năm 1992. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kì 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm và có trách nhiệm trước Quốc hội.
Tổng thống hiện nay là Ông Paramasivum Pillay Vyapoory, thường được gọi tắt là Barlen Vyapoory. Ông đảm nhận chức vụ này một cách tạm thời sau khi nữ tổng thống Ameenah Gurib từ chức sau các tai tiếng về tài chính. Barlen Vyapoory là một tín hữu Ấn Giáo.
Thủ tướng Mauritius là Ông Pravind Jugnauth, cũng một tín hữu Ấn Giáo, nhậm chức từ ngày 23 tháng Giêng, 2017. Ông cũng đồng thời là Bộ trưởng Tài Chính.
Quốc hội Mauritius gồm 66 thành viên, trong đó 62 thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm, 4 thành viên còn lại do Ban bầu cử chỉ định cho những đảng không thành công trong cuộc tranh cử nhằm cử ra đại diện cho các dân tộc ít người.
Chế độ bầu cử ở Mauritius là chế độ phổ thông đầu phiếu. Công dân từ 18 tuổi trở lên được phép bầu cử.
9. Giáo Hội tại Mauritius
Với diện tích chỉ xấp xỉ, chưa bằng được Sàigòn, Mauritius có một giáo phận, là giáo phận Port Louis; và một miền Giám Quản Tông Tòa là Rodrigues.
Giáo phận Port Louis
Giáo phận Port Louis là một giáo phận trực thuộc thẳng Tòa Thánh. Ngày 6 tháng Sáu, 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ 14 đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Mauritius và bổ nhiệm Đức Cha Edward Bede Slater dòng Salêsiêng làm Giám Mục tiên khởi. Đến ngày 7 tháng 12, năm 1847, Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín đã nâng lên hàng giáo phận và đổi tên là giáo phận Port Louis như ngày nay. Vị cai quản giáo phận Port Louis hiện nay là Đức Hồng Y Maurice Evenor Piat.
Đức Hồng Y sinh ngày 19 tháng Bẩy năm 1941. Ngài được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 8, 1970 và được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục Phó Port Louis vào ngày 21 tháng Giêng, 1991. Khi Đức Hồng Y Jean Margéot về hưu, ngài thay thế ngài làm Giám Mục Port Louis vào ngày 15 tháng Hai, 1993.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào ngày 19 tháng Mười Một, 2016.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, Giáo phận Port Louis có 327,600 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1,260,000 dân, tức là chiếm tỷ lệ 26%. Anh chị em tín hữu sinh hoạt trong 36 giáo xứ, do 91 linh mục coi sóc, trong đó có 46 linh mục triều và 45 linh mục dòng. Bên cạnh đó, còn có 117 nữ tu và 70 nam tu sĩ không có chức linh mục.
Miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues
Ngày 31 tháng 10, 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues, được tách ra từ giáo phận Port Louis, và giao cho Đức Cha Alain Harel làm Giám Mục tiên khởi.
Lý do tách ra là vì Rodrigues là một hòn đảo về phía Đông Mauritius với diện tích 108km2, nơi dân số gần như toàn tòng Công Giáo.
Đức Cha Alain Harel sinh ngày 24 tháng Sáu, 1950. Ngài được thụ phong linh mục tại giáo phận Port Louis vào ngày 3 tháng Chín, 1978 và được bổ nhiệm Giám Mục vào ngày 31 tháng Mười, 2002.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues có 38,714 tín hữu Công Giáo trên tổng số 42,396 dân, tức là chiếm tỷ lệ 91.3%. Trên đảo Rodrigues hiện nay có 5 giáo xứ, do 4 linh mục triều và một linh mục dòng coi sóc, cùng với 12 nữ tu và 2 thầy chưa chịu chức linh mục.
10. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Madagascar
Thứ Sáu ngày 6 tháng Chín
Lúc 12:40 thứ Sáu 6 tháng Chín, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường quốc tế Maputo để bay sang Antananarivo, Madagascar.
Sau 2 giờ 50 phút bay, ngài sẽ đến sân bay Antananarivo lúc 16:30 theo giờ địa phương (Antananarivo đi trước Maputo một giờ).
Sau các nghi lễ đón tiếp tại phi trường quốc tế Antananarivo, Đức Thánh Cha sẽ về nghỉ tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Thứ Bảy ngày 7 tháng Chín
Lúc 9:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ thăm xã giao tổng thống tại dinh Iavoloha
Sau các nghi thức chào đón chính thức, Đức Thánh Cha sẽ gặp riêng tổng thống trong vòng 30 phút. Kế đó, lúc 10:15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong tòa nhà nghi lễ cũng nằm trong dinh tổng thống.
Lúc 11:15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ và đọc kinh chung trong tu viện các nữ tu dòng Carmêlô Nhặt Phép.
Vào buổi chiều lúc 16 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các giám mục Madagascar tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse Andohalo.
Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 17:10, Đức Thánh Cha sẽ viếng mộ Chân phước Victoire Rasoamanarivo (1848 – 21/8/1894) là người đã tận hiến đời mình chăm sóc cho những người nghèo và những người bất hạnh. Ngài đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Chân Phước vào ngày 30 tháng Tư, 1989.
Lúc 18giờ, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Đêm Canh Thức với giới trẻ trẻ tại cánh đồng Soamandrakizay
Chúa Nhật, ngày 8 tháng Chín
Lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ tại cánh đồng giáo Soamandrakizay.
Buổi chiều, lúc 15:10, Đức Thánh Cha sẽ thăm “Cộng đồng Những Người Bạn Tốt” Akamasoa. Cộng đồng này đã được Cha Pedro Opeka, một người đồng hương Á Căn Đình với Đức Giáo Hoàng, thành lập trong nỗ lực chống nghèo đói tại quốc gia nghèo nhất nhì thế giới này.
Lúc 16 giờ Đức Thánh Cha sẽ cùng cầu nguyện với các công nhân xây dựng tại Mahatzana.
Hơn một giờ sau đó, lúc 17:10 Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại trường đại học Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Thứ Hai, ngày 9 tháng Chín
Lúc 7:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ phi trường quốc tế Antananarivo để bay đến phi trường Port Louis. Sau 2 giờ 10’ bay, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay Port Louis vào lúc 10:40. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón Đức Thánh Cha. Port Louis đi trước Antananarivo một giờ.
Lúc 12:15 trưa, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại tượng đài Đức Mẹ, Nữ vương Hòa bình
Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục thành viên của Liên Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ Dương.
Lúc 16:25 Đức Thánh Cha đến cầu nguyện tại Đền thờ Chân phước Jacques-Desire Laval, vị tông đồ truyền giáo cho người Mauritus.
Ba mươi phút sau đó, Đức Thánh Cha viếng thăm xã giao tổng thống Barlen Vyapoory tại dinh tổng thống.
Sau cuộc gặp gỡ kéo dài trong 20’ này, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với thủ tướng Pravind Jugnauth cũng trong dinh tổng thống
Lúc 17:40, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính phủ, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong dinh tổng thống.
Lúc 18:45 sẽ diễn ra lễ nghi từ biệt tại sân bay Port Louis
Lúc 7 giờ tối ngài sẽ khởi hành bằng máy bay để quay lại Antananarivo, Madagascar.
Lúc 8 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ về đến sân bay Antananarivo.
Thứ Ba 10 tháng Chín,
Lúc 9 giờ sáng sẽ có lễ nghi từ biệt Madagascar tại sân bay Antananarivo.
Lúc 9:20, Đức Thánh Cha khởi hành về Rôma.
Theo dự trù, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ về đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma vào lúc 7 giờ tối cùng ngày.
Chương trình Giáo Hội Năm Châu tuần trước đã giới thiệu với quý vị và anh chị em đất nước và Giáo Hội Mozambique. Tuần này, xin được giới thiệu với quý vị và anh chị em đất nước và Giáo Hội tại 2 quốc gia còn lại là Madagascar và Mauritius.
1. Tổng quát về Madagscar
Madagascar, trước đây gọi là nước Cộng hòa Malagasy, là đảo quốc lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Indonesia), nằm ngoài khơi bờ biển đông nam bộ của Phi châu trong Ấn Độ Dương, đối diện với Mozambique. Quốc gia này bao gồm đảo Madagascar, là đảo lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Greenland, New Guinea, và Borneo, và nhiều hòn đảo ngoại vi nhỏ hơn.
Với tổng diện tích 587,041 km2 (1.7 lần Việt Nam) trong đó 581,540 km2 là đất liền, Madagascar là quốc gia lớn thứ 48 trên thế giới.
Hầu hết người dân Madagascar là người Merila, thuộc chủng Mã Lai. Sau đó đến người Cotiers pha trộn giữa chủng Mã Lai và Phi châu. Rồi đến người Pháp, Ấn Độ và những người Ả rập.
Các nhà nhân chủng học cho rằng con người bắt đầu định cư tại Madagascar trong khoảng từ 350 trước Chúa Giáng Sinh cho đến 550 sau Chúa Giáng Sinh. Tin tưởng chung được công nhận rộng rãi là vào thời điểm Chúa Giáng Sinh, Madagascar vẫn còn là một đảo hoang. Các nhà khảo cổ học cho rằng người Indonesia là những người đầu tiên di cư đến vùng đất này và canh tác ở vùng phía Đông của hòn đảo trong khoảng từ năm 200 đến năm 500 sau Chúa Giáng Sinh.
Cho đến nay, các thành phố lớn và các trung tâm kinh tế của Madagascar vẫn chủ yếu nằm ở phần phía Đông. 21% diện tích của Madagascar vẫn là các khu rừng nguyên sinh với các loại thú to lớn không nơi nào có.
Từ thế kỷ thứ 7, người Ả rập bắt đầu gia nhập với người Indonesia ở phía Đông Madagascar. Khoảng năm 1000, người Bantu bắt đầu vượt qua eo biển Mozambique để di cư sang Madagascar. Họ sống chủ yếu ở phần phía Tây.
2. Lịch sử cận đại
Một con tàu Bồ Đào Nha đã nhìn thấy hòn đảo và đi dọc theo bờ biển vào năm 1500. Diogo Dias đã nhìn thấy hòn đảo sau khi con tàu của ông tách khỏi một hạm đội đang trên đường đến Ấn Độ. Ông đặt tên cho hòn đảo là São Lourenco, vì hôm đó là ngày lễ kính Thánh Lôrensô, và tiếp tục việc buôn bán với người dân trên đảo. Phát hiện của người Bồ Đào Nha lan sang Pháp và Anh, và cả hai nước đổ xô thiết lập các khu định cư trên đảo.
Năm 1794, vua Andrianampoinimerina đã tìm cách hợp nhất các bộ lạc khác nhau ở Madagascar, tạo thành một vương quốc duy nhất. Ông thành lập Vương quốc Merina. Đến năm 1810, ông được con trai của mình là Vua Radama Đệ Nhất kế vị. Nhà vua mở rộng vương quốc Merina trên các hòn đảo chính, đặc biệt là đảo Betsimisaraka và các đảo khác ở phía nam. Vua Radama I hoan nghênh và kết bạn với các nước lớn ở Âu châu và yêu cầu họ hỗ trợ trong việc hiện đại hóa vương quốc và tiếp tục các cuộc chinh phạt của ông. Nhờ thế, các nhà truyền giáo, dẫn đầu bởi David Jones, đã đưa được Kitô Giáo và bảng chữ cái La Mã vào Madagascar.
Sau khi vua Radama qua đời vào năm 1828, Nữ hoàng Ranavalona, vợ của Radama I, đã lên ngôi. Là một tín hữu Hồi Giáo nhiệt thành, bà cương quyết chống lại Kitô Giáo và năm 1835 bà buộc các nhà truyền giáo rời khỏi Madagascar.
Năm 1883, người Pháp tấn công Madagascar. Sau gần 3 năm chiến tranh, Madagascar đã trở thành một xứ bảo hộ của Pháp trước khi trở thành thuộc địa vào năm 1895. Chế độ quân chủ đã bị bãi bỏ và tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính thức.
Sau thế chiến thứ Hai, năm 1958, người Pháp đã bầu một tổng thống mới, Charles De Gaulle. Tổng thống ngay lập tức trao trả độc lập cho Madagascar.
Người dân Madagascar phải mất một thập kỷ nữa để rũ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, và năm 1975, Tổng thống Didier Ratsiraka được bầu lên. Chẳng may, ông đã đưa Madagascar đi trên con đường sai lầm nghiêm trọng là chạy theo chủ nghĩa xã hội, với một kết thúc bi đát vào năm 1993, sau hai năm biểu tình bạo lực: Kinh tế Madagascar hoàn toàn bị phá sản.
Kể từ đó, Madagascar đã trải qua những cuộc chính biến liên tục. Vào tháng 12 năm 2013, người dân Madagascar cuối cùng đã có cơ hội bầu một tổng thống mới, là Ông Hery Rajaonarimampianina. Cuộc bầu cử diễn ra trong hòa bình, nhưng mãi đến nay, Madagascar vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm về kinh tế.
3. Chính trị
Madagascar là một nước cộng hòa đa đảng dân chủ, trong đó tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sau đó chỉ định một thủ tướng, là người giới thiệu các ứng viên bộ trưởng lên tổng thống để hình thành nội các. Tổng thống hiện nay là Ông Andry Nirina Rajoelina, sinh ngày 30 tháng Năm, 1974, đảm nhận chức vụ này từ ngày 19 tháng Giêng năm nay. Cả ông và vợ là Mialy Rajoelina đều là người Công Giáo và đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp khi ngài vừa được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Thủ tướng hiện nay là Ông Christian Ntsay. Ông đã được cựu tổng thống Hery Rajaonarimampianina mời vào chức vụ này từ ngày 6 tháng Sáu, 2018 và được tân tổng thống lưu nhiệm.
Thượng viện gồm 63 ghế trong đó 42 vị được các Hội Đồng Địa Phương bầu lên và 21 vị do tổng thống chỉ định.
Hạ viện gồm 151 ghế trong đó 127 vị do dân bầu và số còn lại do các Hội Đồng Địa Phương bầu lên.
4. Giáo Hội tại Madagascar
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, Madagascar có 23,572,000 dân trong đó 34.47% sống trong các đô thị và 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh.
Số người Công Giáo đã được Rửa Tội là 7,934,000, tức là 34.90%.
Đạo Thánh Chúa đến được vùng này nhờ các nhà truyền giáo, nổi bật là David Jones (7/1796 – 1/5/1841), một người xứ Welsh. Ông có công dịch Kinh Thánh sang tiếng Madagascar cùng với ông David Griffiths. Năm 1820, ông đặt chân đến Antananarivo và bắt đầu công cuộc truyền bá Tin Mừng tại đây cho đến khi bị Nữ hoàng Ranavalona trục xuất vào năm 1835. Vào thời điểm đó, ông đã thiết lập được 37 trường học, với 44 giáo viên và 2309 học sinh. Họ là những mầm mống Tin Mừng cho quốc gia này. Sau khi bị trục xuất, ông rút về Mauritius nơi ông qua đời vì sốt rét ngã nước vào ngày 1 tháng 5, 1841.
Đạo Thánh Chúa bị cấm cách cho đến năm 1883, khi người Pháp chiếm được quốc gia này.
Giáo Hội tại Madagascar hiện có 4 tổng giáo phận và 18 giáo phận. Anh chị em giáo dân sinh hoạt trong 423 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 1,654 linh mục. Bên cạnh đó, còn có 4,778 nữ tu.
Do 65.53% sống trong các vùng nông thôn hẻo lánh, Giáo Hội Madagascar có 8,805 cứ điểm truyền giáo nơi điều kiện làm việc của các linh mục và các nhà truyền giáo hết sức chông gai.
Giáo Hội tại Madagascar sở hữu 23 bệnh viện và 29 nhà chăm sóc cho những người già, trẻ mồ côi và những người khuyết tật.
Madagascar có quan hệ ngoại giao đầy đủ ở mức Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 23 tháng Chín, 1960.
Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Paolo Rocco Gualtieri, 58 tuổi, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm từ ngày 13 tháng Tư, 2015.
5. Tổng giáo phận Antananarivo
Tổng giáo phận thủ đô Antananarivo là nơi diễn ra các hoạt động của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du thứ 31 bên ngoài Italia, và cũng là chuyến tông du thứ Tư của ngài đến Đại Lục Phi Châu (sau Uganda, Kenya and Cộng Hòa Trung Phi vào năm 2015, Ai Cập 2017 và Morocco 30-31/3/2019).
Ngay trong thời gian Đạo Thánh Chúa còn bị cấm cách, năm 1841, Đức Thánh Cha Grêgôriô thứ 16 đã thiết lập Miền Truyền Giáo Madagascar. Năm 1848, Đức Thánh Cha Piô thứ Chín nâng lên hàng Phủ Doãn Tông Tòa. Thánh Piô X nâng lên hàng giáo phận và đặt tên là giáo phận Tananarive và năm 1913. Ngày 14 tháng Chín, 1955, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 nâng lên hàng tổng giáo phận. Cuối cùng, ngày 28 tháng 10, 1989, sau khi thay đổi các địa giới, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập tổng giáo phận Antananarivo như hiện nay.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận Antananarivo có 1,830,875 người Công Giáo trong tổng số 3,864,120 dân, tức là 47.4% dân số. Anh chị em tín hữu Công Giáo sinh hoạt trong 87 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 394 linh mục, trong đó có 181 triều và 213 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 1,715 nữ tu và 1,065 nam tu sĩ không có chức linh mục.
6. Tổng quan về Mauritius
Mauritius là một hòn đảo ở phía nam Ấn Độ Dương có diện tích 2,040 km2, tức là xấp xỉ diện tích Sàigòn. Hòn đảo này nằm cách Madagascar 800km về phía Đông. Có nguồn gốc từ núi lửa, Mauritius có một cao nguyên trung tâm cao khoảng 400 mét so với mực nước biển. Núi nằm rải rác trên đảo, rừng nhiệt đới và thực vật là những yếu tố khác làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của hòn đảo.
Dân cư trên đảo hầu hết là người gốc Ấn Độ, kế đến là những người di cư từ Madagascar, Mozambique và Sénegal. Tiếng nói chính thức là tiếng Creole, có nguồn gốc từ tiếng Pháp, pha trộn với thổ ngữ và tiếng Anh.
7. Lịch sử cận đại
Những người châu Âu đầu tiên đến thăm Mauritius là người Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ XVI, rất có thể là vào năm 1510. Người Hà Lan định cư trên đảo vào năm 1598 đã đặt tên cho nó là Mauritius theo tên Hoàng tử Maurice của triều đại Nassau.
Người Hà Lan đã đưa cây mía và giống nai từ đảo Java đến đây trước khi bỏ đi vào năm 1710, vì họ đã tìm thấy một nơi định cư tốt hơn nhiều: là Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi.
Khoảng năm năm sau, vào năm 1715, người Pháp đã chiếm đảo này, đổi tên thành “Isle de France”.
Năm 1810, người Anh đã chiếm đóng Mauritius và chính thức được Pháp nhượng lại theo hiệp ước “Traiti de Paris” năm 1814. Hầu hết những người định cư Pháp, vẫn ở trên đảo và được phép giữ các phong tục, tôn giáo và luật pháp của họ .
Vài năm sau, vào năm 1835, người Anh đã bãi bỏ chế độ nô lệ và điều này dẫn đến việc nhập khẩu những người lao động Ấn Độ để có công nhân làm việc trên các cánh đồng mía. Cuối cùng họ đã định cư ở Mauritius và con cháu của họ ngày nay chiếm phần lớn dân số trên đảo.
Mauritius giành được độc lập vào ngày 12 tháng 3 năm 1968 và thông qua hiến pháp dựa trên hệ thống nghị viện của Anh. Những năm đầu tiên rất khó khăn nhưng sau hơn 15 năm lên kế hoạch và làm việc chăm chỉ, Mauritius đã đạt được sự ổn định về kinh tế và chính trị.
8. Chính trị
Mauritius theo thể chế dân chủ cộng hòa đa đảng, trong đó Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ được hỗ trợ bởi một Hội đồng Bộ trưởng.
Hiến pháp Mauritius được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 1968, và được sửa đổi ngày 12 tháng 3 năm 1992. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kì 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm và có trách nhiệm trước Quốc hội.
Tổng thống hiện nay là Ông Paramasivum Pillay Vyapoory, thường được gọi tắt là Barlen Vyapoory. Ông đảm nhận chức vụ này một cách tạm thời sau khi nữ tổng thống Ameenah Gurib từ chức sau các tai tiếng về tài chính. Barlen Vyapoory là một tín hữu Ấn Giáo.
Thủ tướng Mauritius là Ông Pravind Jugnauth, cũng một tín hữu Ấn Giáo, nhậm chức từ ngày 23 tháng Giêng, 2017. Ông cũng đồng thời là Bộ trưởng Tài Chính.
Quốc hội Mauritius gồm 66 thành viên, trong đó 62 thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm, 4 thành viên còn lại do Ban bầu cử chỉ định cho những đảng không thành công trong cuộc tranh cử nhằm cử ra đại diện cho các dân tộc ít người.
Chế độ bầu cử ở Mauritius là chế độ phổ thông đầu phiếu. Công dân từ 18 tuổi trở lên được phép bầu cử.
9. Giáo Hội tại Mauritius
Với diện tích chỉ xấp xỉ, chưa bằng được Sàigòn, Mauritius có một giáo phận, là giáo phận Port Louis; và một miền Giám Quản Tông Tòa là Rodrigues.
Giáo phận Port Louis
Giáo phận Port Louis là một giáo phận trực thuộc thẳng Tòa Thánh. Ngày 6 tháng Sáu, 1837, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ 14 đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Mauritius và bổ nhiệm Đức Cha Edward Bede Slater dòng Salêsiêng làm Giám Mục tiên khởi. Đến ngày 7 tháng 12, năm 1847, Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín đã nâng lên hàng giáo phận và đổi tên là giáo phận Port Louis như ngày nay. Vị cai quản giáo phận Port Louis hiện nay là Đức Hồng Y Maurice Evenor Piat.
Đức Hồng Y sinh ngày 19 tháng Bẩy năm 1941. Ngài được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 8, 1970 và được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục Phó Port Louis vào ngày 21 tháng Giêng, 1991. Khi Đức Hồng Y Jean Margéot về hưu, ngài thay thế ngài làm Giám Mục Port Louis vào ngày 15 tháng Hai, 1993.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nâng ngài lên hàng Hồng Y vào ngày 19 tháng Mười Một, 2016.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, Giáo phận Port Louis có 327,600 tín hữu Công Giáo trên tổng số 1,260,000 dân, tức là chiếm tỷ lệ 26%. Anh chị em tín hữu sinh hoạt trong 36 giáo xứ, do 91 linh mục coi sóc, trong đó có 46 linh mục triều và 45 linh mục dòng. Bên cạnh đó, còn có 117 nữ tu và 70 nam tu sĩ không có chức linh mục.
Miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues
Ngày 31 tháng 10, 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thành lập miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues, được tách ra từ giáo phận Port Louis, và giao cho Đức Cha Alain Harel làm Giám Mục tiên khởi.
Lý do tách ra là vì Rodrigues là một hòn đảo về phía Đông Mauritius với diện tích 108km2, nơi dân số gần như toàn tòng Công Giáo.
Đức Cha Alain Harel sinh ngày 24 tháng Sáu, 1950. Ngài được thụ phong linh mục tại giáo phận Port Louis vào ngày 3 tháng Chín, 1978 và được bổ nhiệm Giám Mục vào ngày 31 tháng Mười, 2002.
Theo Niên Giám Thống Kê 2017, miền Giám Quản Tông Tòa Rodrigues có 38,714 tín hữu Công Giáo trên tổng số 42,396 dân, tức là chiếm tỷ lệ 91.3%. Trên đảo Rodrigues hiện nay có 5 giáo xứ, do 4 linh mục triều và một linh mục dòng coi sóc, cùng với 12 nữ tu và 2 thầy chưa chịu chức linh mục.
10. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Madagascar
Thứ Sáu ngày 6 tháng Chín
Lúc 12:40 thứ Sáu 6 tháng Chín, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường quốc tế Maputo để bay sang Antananarivo, Madagascar.
Sau 2 giờ 50 phút bay, ngài sẽ đến sân bay Antananarivo lúc 16:30 theo giờ địa phương (Antananarivo đi trước Maputo một giờ).
Sau các nghi lễ đón tiếp tại phi trường quốc tế Antananarivo, Đức Thánh Cha sẽ về nghỉ tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Thứ Bảy ngày 7 tháng Chín
Lúc 9:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ thăm xã giao tổng thống tại dinh Iavoloha
Sau các nghi thức chào đón chính thức, Đức Thánh Cha sẽ gặp riêng tổng thống trong vòng 30 phút. Kế đó, lúc 10:15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong tòa nhà nghi lễ cũng nằm trong dinh tổng thống.
Lúc 11:15, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ và đọc kinh chung trong tu viện các nữ tu dòng Carmêlô Nhặt Phép.
Vào buổi chiều lúc 16 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các giám mục Madagascar tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse Andohalo.
Sau cuộc gặp gỡ này, lúc 17:10, Đức Thánh Cha sẽ viếng mộ Chân phước Victoire Rasoamanarivo (1848 – 21/8/1894) là người đã tận hiến đời mình chăm sóc cho những người nghèo và những người bất hạnh. Ngài đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong Chân Phước vào ngày 30 tháng Tư, 1989.
Lúc 18giờ, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Đêm Canh Thức với giới trẻ trẻ tại cánh đồng Soamandrakizay
Chúa Nhật, ngày 8 tháng Chín
Lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ tại cánh đồng giáo Soamandrakizay.
Buổi chiều, lúc 15:10, Đức Thánh Cha sẽ thăm “Cộng đồng Những Người Bạn Tốt” Akamasoa. Cộng đồng này đã được Cha Pedro Opeka, một người đồng hương Á Căn Đình với Đức Giáo Hoàng, thành lập trong nỗ lực chống nghèo đói tại quốc gia nghèo nhất nhì thế giới này.
Lúc 16 giờ Đức Thánh Cha sẽ cùng cầu nguyện với các công nhân xây dựng tại Mahatzana.
Hơn một giờ sau đó, lúc 17:10 Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại trường đại học Tổng Lãnh Thiên Thần Micae.
Thứ Hai, ngày 9 tháng Chín
Lúc 7:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ phi trường quốc tế Antananarivo để bay đến phi trường Port Louis. Sau 2 giờ 10’ bay, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay Port Louis vào lúc 10:40. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón Đức Thánh Cha. Port Louis đi trước Antananarivo một giờ.
Lúc 12:15 trưa, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại tượng đài Đức Mẹ, Nữ vương Hòa bình
Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục thành viên của Liên Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ Dương.
Lúc 16:25 Đức Thánh Cha đến cầu nguyện tại Đền thờ Chân phước Jacques-Desire Laval, vị tông đồ truyền giáo cho người Mauritus.
Ba mươi phút sau đó, Đức Thánh Cha viếng thăm xã giao tổng thống Barlen Vyapoory tại dinh tổng thống.
Sau cuộc gặp gỡ kéo dài trong 20’ này, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với thủ tướng Pravind Jugnauth cũng trong dinh tổng thống
Lúc 17:40, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính phủ, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong dinh tổng thống.
Lúc 18:45 sẽ diễn ra lễ nghi từ biệt tại sân bay Port Louis
Lúc 7 giờ tối ngài sẽ khởi hành bằng máy bay để quay lại Antananarivo, Madagascar.
Lúc 8 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ về đến sân bay Antananarivo.
Thứ Ba 10 tháng Chín,
Lúc 9 giờ sáng sẽ có lễ nghi từ biệt Madagascar tại sân bay Antananarivo.
Lúc 9:20, Đức Thánh Cha khởi hành về Rôma.
Theo dự trù, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ về đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma vào lúc 7 giờ tối cùng ngày.