G. Trần Đức Anh, O.P.
Ngài khẳng định rằng: “Sự thăng tiến các quyền tham gia có một vai trò quan trọng chủ yếu trong việc chống lại những kỳ thị và thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ và một cuộc sống có chất lượng”.
Từ tiền đề này, Đức Thánh Cha đề cập đến tình trạng nhiều người khuyết tật ngày nay. Tuy đã có nhiều tiến bộ cho họ trong lãnh vực y khoa và trợ giúp, nhưng vẫn còn sự hiện diện của nền văn hóa gạt bỏ, và nhiều người khuyết tật không cảm thấy được tham gia. Vì thế, chúng ta được mời gọi làm sao để thế giới trở nên nhân bản hơn, bằng cách loại trừ tất cả những gì ngăn cản người khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền công dân, không bị thành kiến và kỳ thị.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng: “Ban hành những luật tốt và phá đổ các hàng rào thể lý, đó là điều quan trọng nhưng vẫn chưa đủ, nếu không thay đổi não trạng, nếu không vượt thắng một văn hóa thịnh hành, tiếp tục tạo nên những chênh lệch, ngăn cản không có những người khuyết tật được tham gia tích cực vào cuộc sống bình thường.”
Đức Thánh Cha không quên nhắc đến bao nhiêu người “lưu vong ẩn náu”, sống giữa lòng các gia đình, và trong xã hội chúng ta. Đức Thánh Cha viết: “Tôi nghĩ đến những người thuộc mọi lứa tuổi, nhất là những người già, vì bị khuyết tật, nhiều khi cảm thấy mình là một gánh nặng, một sự hiện diện “cồng kềnh”, và có nguy cơ bị gạt bỏ, thấy mình bị phủ nhận những viễn tượng làm việc để tham gia vào việc xây dựng tương lai của mình... Chúng ta được kêu gọi nhìn nhận nơi mỗi người khuyết tật, cả những khuyết tật nặng, một sự đóng góp đặc thù của họ cho công ích, qua chính tiểu sử đặc sắc của họ. Nhìn nhận phẩm giá của mỗi người, biết rõ rằng phẩm giá ấy không tùy thuộc hoạt động của 5 giác quan”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha khuyến khích tất cả những người đang làm việc với những người khuyết tật, hãy tiếp tục công tác phục vụ quan trọng và sự dấn thân quan trọng này, nói lên mức độ văn minh của một quốc gia.
(SS. Vat. 3-12-2019)
Nguồn tin: vietnamese.rvasia.org
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn