Thứ ba tuần 1 Mùa Chay.
“Vậy các ngươi hãy cầu nguyện như thế này”.
Lời Chúa: Mt 6, 7-15
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Ðừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này:
“Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ đến chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
“Vì nếu các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Ðấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con”.
SUY NIỆM 1: Biết rõ anh em cần gì
Suy niệm :
Mùa Chay là thời gian tăng cường việc cầu nguyện.
Nhưng vấn đề là cầu nguyện như thế nào theo đúng ý của Đức Giêsu.
Ngài đã cảnh báo về một thứ cầu nguyện có tính phô trương, tìm mình.
Ngài mời ta cầu nguyện một cách kín đáo (Mt 6, 6).
Cầu nguyện là gặp Cha, Đấng ở nơi kín ẩn và Đấng thấy ở nơi kín ẩn.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc chúng ta nhớ rằng
cầu nguyện không phải là dùng những lời kinh như một thứ ma thuật,
để lèo lái hay cưỡng bách Thiên Chúa phải theo ý mình.
Cầu nguyện là mềm mại để uốn mình theo ý Chúa.
Sức mạnh của cầu nguyện không nằm ở chỗ lắm lời,
vì không phải cứ nói nhiều là được ưng nhậm (c. 7).
Cầu nguyện cũng không phải là thông tin cho Ngài biết về tình trạng của ta,
sợ rằng nếu ta không nói thì Ngài không biết (c. 8).
Thật ra, Thiên Chúa đã biết trước nhu cầu của từng người rồi.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần bày tỏ để có tương quan với Thiên Chúa,
thổ lộ với Ngài cách đơn sơ hồn nhiên như con thơ nói với cha.
Qua kinh Lạy Cha, Đức Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện.
Ngài dạy họ gọi Thiên Chúa là Cha, Abba.
Họ được phép gọi như Ngài đã gọi và chia sẻ chức vị làm Con của Ngài.
Một lời cầu nguyện có tính tập thể: “Lạy Cha chúng con.”
Chính vì Cha là Cha của chúng con nên chúng con là anh chị em với nhau.
“Cha ở trên trời”, vì thế Cha lại thấy hết mọi người và ở bên từng người.
Cha thật siêu việt vì Cha ở trên trời cao thẳm;
nhưng Cha lại thật gần gũi,
vì Cha lo cho từng con chim sẻ, từng bông hoa ngoài đồng,
Cha cho mặt trời mọc lên và mưa rơi xuống trên mặt đất.
Ba lời xin đầu tiên của kinh Lạy Cha hướng đến Thiên Chúa Cha.
Hẳn chúng diễn tả tâm tình chủ yếu của Đức Giêsu trong suốt đời.
Bốn lời xin tiếp theo hướng đến nhu cầu của nhóm môn đệ.
Xin bánh mỗi ngày, xin ơn tha thứ, ơn thắng được cám dỗ và sự dữ.
Có khi lời nguyện của chúng ta quá qui về mình, loay hoay với cái tôi,
với những ước mơ tính toán, những âu lo cho nhu cầu vật chất.
Hãy xin Chúa những điều lớn lao cho Nước Chúa trên trần gian,
còn mọi sự khác nho nhỏ, Ngài sẽ ban thêm cho ta.
Cầu nguyện :
Lạy Cha là Đấng Tạo Hóa nhân từ,
xin cho chúng con thấy sự hiện diện của Cha
trong vũ trụ vô cùng lớn,
trong những hạt tử vô cùng nhỏ,
và trong bộ óc vô cùng phức tạp của con người.
Cha từ ái biết bao
khi ban cho chúng con một thế giới đầy mầu sắc.
Mầu xanh cỏ non, mầu hồng trái chín,
mầu vàng mặt trời xế chiều.
Cha từ ái biết bao
khi ban cho chúng con một thế giới đầy âm thanh.
Tiếng suối róc rách, tiếng chim hót véo von,
tiếng gió rì rào qua kẽ lá.
Cha từ ái biết bao
khi ban cho chúng con một thế giới đầy hương thơm.
Hương của đồng lúa mới, của hoa bưởi, hoa cau,
hương thơm của nắng xuân dìu dịu.
Chúng con ca ngợi đôi tay khéo léo của Cha
khi tạo nên sự trong ngần ngời sáng của viên ngọc,
sự lộng lẫy phong phú của muôn loài hoa lan,
sự rực rỡ hài hòa nơi đôi cánh của loài bướm,
và nhất là sự đẹp đẽ cao cả nơi con người.
Dưới lòng đất, trên núi cao,
giữa biển sâu, trong rừng vắng,
chỗ nào chúng con cũng thấy bóng dáng Cha.
Xin cho chúng con
biết chung sống với thiên nhiên này
như một người bạn, một quà tặng Cha ban,
biết giữ gìn ngôi nhà trái đất
để nó khỏi hư hỏng, cạn kiệt,
và biết chia sẻ cho nhau bao tài nguyên còn tiềm ẩn.
Ước gì đến ngày cả trái đất, cả vũ trụ này
và muôn loài Cha đã dựng nên
được cùng với cả nhân loại chúng con
vui hưởng tự do và vinh quang trong Nước Cha. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
SUY NIỆM 2: Cầu nguyện
Có một nông dân xứ Ars mỗi ngày trước khi ra đồng cũng như khi đi làm về đều ghé vào nhà thờ giây lát. Trong xứ, nhiều người để ý và kính phục. Một hôm có người hỏi: “Ngày này ông ghé vào nhà thờ làm gì thế”. Người nông dân trả lời: “Tôi bàn chuyện với Chúa và Chúa bàn chuyện với tôi”.
Câu trả lời của người nông dân trên đây diễn ta được cái cốt lõi của đời sống Kitô hữu, đó là việc cầu nguyện.
Tác giả tập sách Đường Hy vọng chia sẻ kinh nghiệm: “Hoạt động mà không cầu nguyện là vô ích trước mặt Thiên Chúa, máy móc tự động có thể làm hơn con. Cầu nguyện là nền tảng đời sống thiêng liêng. Lúc cầu nguyện con kết hiệp với Thiên Chúa, như một bóng điện sáng là nhờ kết hiệp với máy phát điện. Bí quyết nuôi dưỡng đời sống Kitô là phải cầu nguyện.”
Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, qua đó Ngài nêu bật thái độ phải có khi cầu nguyện: Trước hết là tinh thần đơn sơ khiêm tốn, gặp gỡ thân tình với Chúa hơn là nói nhiều lời ngoài môi miệng. Giờ cầu nguyện là giờ tâm sự với Chúa, chứ không phải là giờ làm bài, là giờ của con tim, chứ không phải là của khối óc. Thứ đến là tinh thần quảng đại tha thứ cho kẻ xúc phạm đến chúng ta. Đó là điều đương nhiên, vì thân phận của con người là yếu đuối, tội lỗi, và mọi người đều mắc nợ nhau trong đức bác ái của lời nói, việc làm, cách suy nghĩ, cho dù chúng ta vẫn giữ được đức công bằng.
Thật ra, như lời thánh Phaolô: chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thánh Thần chuyển cầu cho chúng ta bằng những tiếng rên khôn ta. Nhờ Bí tích rửa tội, chúng ta đã được kết hiệp với Đức Kitô và được lãnh nhận hồng ân Thánh Thần. Chúng ta hãy cố gắng sống trong Thánh Thần để phát triển đời sống cầu nguyện, nhờ đó canh tân chính mình và môi trường sống.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 3: Kinh Lạy Cha
Kinh Lạy Cha là một kinh quan trọng đối với đời sống người Kitô hữu, vì đó là kinh do chính Chúa Giêsu đặt ra, là kinh được Giáo Hội đọc nhiều hơn cả trong các cử hành phụng vụ và các cử hành khác, là kinh tóm gọn tất cả những gì phải làm trong khi cầu nguyện.
Chúng ta cần cầu nguyện với Chúa Cha để sống và hoạt động tông đồ đắc lực, khi cầu nguyện như thế, chúng ta cậy nhờ Chúa Giêsu và nhờ chính lời cầu nguyện của Ngài. Có một điểm Chúa Giêsu căn dặn là trong khi cầu nguyện đừng có thái độ thuyết phục Thiên Chúa theo ý muốn của mình bằng những lời khéo léo dài dòng như những người ngoại giáo đối với các thần minh của họ. Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng làm như thế, bởi vì “Cha các con đã biết rõ các con cần gì, trước khi các con cầu xin”. Nói khác đi, khi cầu nguyện, chúng ta chỉ cần đơn sơ khiêm tốn nhìn nhận mình hèn mọn thiếu thốn, vạch rõ con người của chúng ta trước mặt Thiên Chúa, rồi vững dạ cậy trông tin tưởng. Thiên Chúa chẳng những sẽ lấp đầy cái trống rỗng của chúng ta, mà còn dằn lắc, còn ban cho chúng ta nhiều ơn hơn chúng ta khấn xin.
Kinh Lạy Cha là kiểu mẫu cho tất cả việc cầu nguyện. Theo thánh Luca, Kinh Lạy Cha có 5 lời nguyện, trong khi đó ở Phúc Âm Matthêu có 7 lời nguyện: 3 lời cầu đầu tiên nói về Thiên Chúa, Ðấng mà Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi là Cha: Cha chúng con ở trên trời, sau đó chúng ta xin cho Danh Thánh Cha được hiển vinh, nước Cha được lan rộng trên thế gian, nhất là trong tâm hồn con người, và xin cho thánh ý Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời. Trong phần hai, có 4 lời nguyện: xin lương thực hàng ngày, nghĩa là xin cơm bánh nuôi thân xác và của ăn nuôi hồn, tức là Lời Chúa và Mình Chúa; xin tha thứ các tội xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng để được tha thứ, chúng ta cũng phải tha thứ lỗi lầm của anh em; xin ơn kiên trì để lướt thắng cám dỗ hàng ngày, nhất là trong cơn thử thách sau cùng trước sức tấn công của tà thần muốn đưa chúng ta xa lìa Chúa; xin ơn thoát khỏi mọi sự dữ để có thể phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân mọi ngày trong đời sống chúng ta.
Chúng ta hãy dốc quyết không bao giờ bỏ đọc Kinh quan trọng và hiệu nghiệm này trong đời sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 4: Tha nợ
“Vậy anh em hãy cầu xin như thế này:
“Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời
xin làm cho danh thánh Cha được vinh hiển,
triều đại Cha mau đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày,
Xin tha tội cho chúng con
Như chúng con cũng tha
Cho những người có lỗi với chúng con”. (Mt. 6, 9-12)
Theo các nhà chuyên môn Kinh thánh, trong kinh Lạy Cha, câu “xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” đúng hơn câu “xin tha tội chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con”.
Câu đó nói tới thân phận của con người là con nợ không thể trả được đối với Thiên Chúa. Đó là tình trạng của kẻ tội lỗi mà chỉ có hồng ân lạ lùng của Thiên Chúa ân xá cho ta được thôi, còn ta không bao giờ đền bù cho đủ.
Lời cầu nguyện này nhắc nhở chúng ta nhớ tới dụ ngôn tên đầy tớ dã tâm bất nhân. Nợ của chúng ta sẽ được tình yêu Thiên Chúa thương tha thứ nếu chúng ta biết yêu thương tha thứ cho kẻ có nợ chúng ta.
Thánh Gio-an nói: “Nếu ai nói: tôi yêu mến Thiên Chúa, mà lại ghét anh em mình, thì đó là kẻ nói dối. Thực vậy, kẻ không yêu anh em mình trông thấy trước mắt thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy” (1Ga. 4, 20). Chúng ta có thể đánh giá khả năng của chúng ta yêu mến Thiên Chúa bằng tình yêu chúng ta yêu người lân cận.
Tội chống lại tình yêu tha nhân có làm hại chúng ta gì không? Có thể chúng ta vẫn thành thật nói rằng chúng tôi yêu người lân cận cho dù họ là gì chăng nữa. Nhưng rất nhiều lần, chúng ta lãnh đạm với họ; chúng ta viện lẽ rằng không nên xen vào những việc của người khác. Có phải chúng ta một phần nào đã giống như Ca-in từ chối trách nhiệm đã giết em mình, đã giết người là anh em mình chăng?
Câu kết thúc bài Tin mừng hôm nay là: “Nếu anh em tha tội cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em …”. Chúng ta kêu xin tình thương, nhưng lại đánh nhau vì hòa bình. Chúng ta cần phải cố gắng tìm hiểu người ta. Người ta muốn được tha thứ, được thông cảm, nhưng chúng ta đã làm gì cho họ?
Tham dự Thánh lễ lúc này là để thông cảm hiểu biết nhau, để chúng ta chân thành nhìn nhận nhau là anh em, đồng bàn với nhau trong bàn tiệc tế lễ hy sinh, bàn tiệc tình yêu của Chúa và của chúng ta.
SUY NIỆM 5: CẦU NGUYỆN TRONG NIỀM TIN (Mt 6, 7-15)
Có một linh mục là giáo sư tín lý và luân lý tại nhiều chủng viện và học viện Công Giáo, khi nói về kinh nghiệm của việc dạy Giáo lý dự tòng cho người lớn tuổi, ngài chia sẻ: “Tôi đã dạy Giáo lý cho rất nhiều bạn trẻ dự tòng, có những bạn chỉ với thời gian rất ngắn, là tôi có thể Rửa Tội cho họ được. Tuy nhiên, có những bạn thì năm này qua năm khác, tôi vẫn không Rửa Tội cho!”.
Khi chúng tôi thắc mắc thì được ngài giải thích rằng: “Rửa Tội được hay không, đối với ngài là họ có biết cầu nguyện trong đức tin không? Nếu họ cầu nguyện sốt sắng và tin tưởng, ấy là lúc chúng ta Rửa Tội cho họ được, vì họ đã gặp được Chúa thực sự. Nếu không biết cầu nguyện, thì chúng ta có dạy hết ngày này, tháng nọ hay năm kia thì họ vẫn chỉ là cái xác không hồn mà thôi!”.
Trình thuật Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy ý nghĩa, giá trị và thái độ cần có khi cầu nguyện.
Trước tiên, cầu nguyện ở những nơi kín đáo, tức là có kinh nghiệm cá nhân với Chúa trước khi chúng ta cầu nguyện nơi tập thể, cộng đoàn.
Thứ hai, cầu nguyện cách chân thành chứ không sáo rỗng, hình thức, giả tạo. Cầu nguyện chân thành tức là một tâm hồn khao khát chân lý và sẵn sàng để cho thánh ý Thiên Chúa được thực hiện nơi mình.
Cuối cùng, cầu nguyện với tinh thần tha thứ. Cảm nghiệm được tình thương của Thiên Chúa đối với mình thì cũng phải tha thứ cho anh chị em. Đây là lời cầu nguyện sống động và hấp dẫn nhất.
Trong đời sống đạo của chúng ta vẫn thấy có những người cầu nguyện rất dài, nhưng lòng đạo thì lại quá ngắn! Tại sao vậy? Thưa bởi vì họ như con sáo, cuốn băng! Cầu nguyện mà không biết mình làm gì, chỉ mong sao đọc cho hết, nói cho xong là yên tâm! Trong khi đó, không hề thay đổi lối sống khi sứ điệp Lời Chúa đòi hỏi...
Mong sao, lời kinh Lạy Cha mà Đức Giêsu dạy cho các môn đệ hôm nay cũng là lời kinh của chúng ta. Và khi chúng ta cất lên, mỗi người hãy đọc với trọn niềm tin kính, yêu mến và khao khát thực hành điều Chúa dạy. Có thế, đời sống đạo của chúng ta mới thực sự là có Chúa và có tình thương với anh chị em mình.
Xin Chúa chúc lành cho những ước nguyện của chúng ta. Amen.
Ngọc Biển SSP
Tuesday (March 12): Your heavenly Father knows what you need Gospel Reading: Matthew 6:7-15 7 “And in praying do not heap up empty phrases as the Gentiles do; for they think that they will be heard for their many words. 8 Do not be like them, for your Father knows what you need before you ask him. 9 Pray then like this: Our Father who art in heaven, Hallowed be thy name. 10 Thy kingdom come. Thy will be done, On earth as it is in heaven. 11 Give us this day our daily bread; 12 And forgive us our debts, As we also have forgiven our debtors; 13 And lead us not into temptation, But deliver us from evil. 14 For if you forgive men their trespasses, your heavenly Father also will forgive you; 15 but if you do not forgive men their trespasses, neither will your Father forgive your trespasses.
|
Thứ Ba 12-3 Cha trên trời biết anh em cần những gì Mt 6,7-15 7 “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời.8 Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.9 “Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:”Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, 10 triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. 11 Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; 12 xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; 13 xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. 14 “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em.15 Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em. |
Meditation: Do you believe that God’s word has power to change and transform your life today? Isaiah says that God’s word is like the rain and melting snow which makes the barren ground spring to life and become abundantly fertile (Isaiah 55:10-11). God’s word has power to penetrate our dry barren hearts and make them springs of new life. If we let God’s word take root in our heart it will transform us into the likeness of God himself and empower us to walk in his way of love and holiness. Let God’s word guide and shape the way you judge and act God wants his word to guide and shape the way we think, act, and pray. Ambrose (339-397 AD), an early church father and bishop of Milan, wrote that the reason we should devote time for reading Scripture is to hear Christ speak to us. “Are you not occupied with Christ? Why do you not talk with him? By reading the Scriptures, we listen to Christ.”
We can approach God our Father with confidence We can approach God confidently because he is waiting with arms wide open to receive his prodigal sons and daughters. That is why Jesus gave his disciples the perfect prayer that dares to call God, Our Father. This prayer teaches us how to ask God for the things we really need, the things that matter not only for the present but for eternity as well. We can approach God our Father with confidence and boldness because the Lord Jesus has opened the way to heaven for us through his death and resurrection.
When we ask God for help, he fortunately does not give us what we deserve. Instead, God responds with grace, mercy, and loving-kindness. He is good and forgiving towards us, and he expects us to treat our neighbor the same. God has poured his love into our hearts through the gift of the Holy Spirit who has been given to us (Romans 5:5). And that love is like a refining fire – it purifies and burns away all prejudice, hatred, resentment, vengeance, and bitterness until there is nothing left but goodness and forgiveness towards those who cause us grief or harm. The Lord’s Pray teaches us how to pray Consider what John Cassian (360-435 AD), an early church father who lived for several years with the monks in Bethlehem and Egypt before founding a monastery in southern Gaul, wrote about the Lord’s Prayer and the necessity of forgiving one another from the heart:
“The mercy of God is beyond description. While he is offering us a model prayer he is teaching us a way of life whereby we can be pleasing in his sight. But that is not all. In this same prayer he gives us an easy method for attracting an indulgent and merciful judgment on our lives. He gives us the possibility of ourselves mitigating the sentence hanging over us and of compelling him to pardon us. What else could he do in the face of our generosity when we ask him to forgive us as we have forgiven our neighbor? If we are faithful in this prayer, each of us will ask forgiveness for our own failings after we have forgiven the sins of those who have sinned against us, not only those who have sinned against our Master. There is, in fact, in some of us a very bad habit. We treat our sins against God, however appalling, with gentle indulgence – but when by contrast it is a matter of sins against us ourselves, albeit very tiny ones, we exact reparation with ruthless severity. Anyone who has not forgiven from the bottom of the heart the brother or sister who has done him wrong will only obtain from this prayer his own condemnation, rather than any mercy.”
Do you treat others as you think they deserve to be treated, or do you treat them as the Lord has treated you – with mercy, steadfast love, and kindness?
“Father in heaven, you have given me a mind to know you, a will to serve you, and a heart to love you. Give me today the grace and strength to embrace your holy will and fill my heart and mind with your truth and love that all my intentions and actions may be pleasing to you. Help me to be kind and forgiving towards my neighbor as you have been towards me.” |
Suy niệm: Bạn có tin rằng lời Chúa có sức mạnh để thay đổi và biến đổi cuộc đời bạn hôm nay không? Ngôn sứ Isaia nói rằng lời Chúa như mưa và tuyết, làm cho đất khô cằn phát sinh sự sống và trở nên màu mỡ sung mãn (Is 55,10-11). Lời Chúa có sức mạnh để thâm nhập vào trái tim khô cằn của chúng ta và làm cho nó phát sinh sự sống mới. Nếu chúng ta để cho lời Chúa bén rễ trong linh hồn mình, nó sẽ biến đổi chúng ta nên giống chính Thiên Chúa và giúp chúng ta bước đi trong đường lối yêu thương và thánh thiện của Người. Hãy để lời Chúa hướng dẫn và uốn nắn cách xét đoán và hành động của bạn Thiên Chúa muốn lời Người hướng dẫn và bao phủ cách chúng ta suy nghĩ, hành động, và cầu nguyện. Thánh Ambrose (339-397 AD), một giáo phụ thời Giáo hội sơ khai và là Giám mục Milan viết rằng lý do chúng ta phải dành thời gian để đọc Kinh thánh là để lắng nghe Đức Kitô nói với chúng ta. “Bạn không được Đức Kitô chiếm hữu phải không? Tại sao bạn không nói với Ngài? Bằng việc đọc Kinh thánh, chúng ta lắng nghe Đức Kitô.” Chúng ta có thể đến gần Chúa Cha với sự tự tin Chúng ta có thể đến gần Thiên Chúa một cách tin tưởng bởi vì Người chờ đợi với đôi tay rộng mở để đón nhận những người con trai con gái hoang đàng của mình. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu dạy cho các môn đệ lời kinh tuyệt hảo đến nỗi dám gọi Thiên Chúa là Cha chúng con. Lời cầu nguyện này dạy chúng ta làm thế nào để cầu xin Thiên Chúa cho những gì chúng ta thật sự cần đến, những điều không chỉ cho hiện tại, mà còn cho đời sau nữa. Chúng ta có thể đến gần Thiên Chúa, là Cha chúng ta, với sự tin tưởng và mạnh dạn, bởi vì Đức Kitô đã mở ra cho chúng ta con đường về trời, ngang qua cái chết và sự sống lại của Ngài. Khi chúng ta cầu xin Thiên Chúa trợ giúp, may mắn thay Người không ban cho chúng ta những gì chúng ta đáng được. Thay vào đó, Người tốt lành và tha thứ cho chúng ta, và Người cũng mong đợi chúng ta đối xử với tha nhân như vậy. Thiên Chúa đã đỗ tình yêu của Người vào lòng chúng ta ngang qua ân huệ Thánh Thần (Rm.5,5). Và tình yêu đó giống như ngọn lửa thanh lọc – nó thanh tẩy và đốt cháy tất cả thành kiến, thù hận, ghen ghét, hận thù, và cay đắng, cho tới khi không còn gì ngoại trừ sự tốt lành và tha thứ dành cho những ai gây cho chúng ta đau khổ hay thiệt hại. Kinh lạy Cha dạy chúng ta cách cầu nguyện Hãy suy nghĩ những gì Gioan Cassian (360-435 AD), một giáo phụ thời Giáo hội sơ khai, sống vài năm với các tu sĩ ở Bêlem và Aicập trước khi thành lập một đan viện ở phía Nam thành Gaul , viết về lời cầu nguyện của Chúa và sự cần thiết của việc tha thứ người khác tự đáy lòng như sau: “Lòng thương xót của Thiên Chúa vượt trên sự mô tả. Trong khi Người ban cho chúng ta lời cầu nguyện mẫu mực, Người cũng dạy chúng ta cách sống, mà nhờ đó chúng ta có thể được vừa ý trước nhan Người. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Trong cùng lời cầu nguyện, Người ban cho chúng ta một phương thế dễ dàng để lôi kéo ơn sủng và sự phán xét khoan dung về cuộc đời mình. Người ban cho chúng ta khả năng giảm bớt bản án cho chính mình và ép buộc Người tha thứ cho chúng ta. Còn điều gì khác Người có thể làm trong sự đối diện với sự quảng đại của chúng ta, khi chúng ta cầu xin Người tha thứ cho chúng ta như chúng ta đã tha thứ cho tha nhân? Nếu chúng ta trung thành trong lời kinh này, mỗi người chúng ta sẽ cầu xin sự tha thứ cho chính những lỗi lầm của mình, sau khi chúng ta đã tha thứ tội lỗi của những ai phạm tội chống lại chúng ta, chứ không chỉ những ai phạm tội chống lại Thầy của chúng ta. Thực tế, vài người trong chúng ta có thói quen xấu. Chúng ta xem xét những tội lỗi chống lại Thiên Chúa của mình, tuy rất kinh khủng, với sự giảm nhẹ: trái lại, khi có một vấn đề tội lỗi chống lại chúng ta, cho dù rất nhỏ mọn, chúng ta đòi buộc sự đền bù khắc nghiệt nhẫn tâm. Ai không tha thứ từ đáy lòng cho anh chị em mình, những người làm thiệt hại đến mình, chỉ nhận được từ lời kinh này sự kết án cho chính mình, hơn là lòng thương xót.” Bạn có đối xử với người khác như bạn nghĩ họ đáng được, hay bạn đối xử với họ như Chúa đã đối xử với bạn – với lòng thương xót, với tình yêu kiên vững, và với lòng khoan dung không? Lạy Cha trên trời, Cha đã ban cho con trí khôn để nhận biết Cha, một tinh thần để phục vụ Cha, một trái tim để yêu mến Cha. Xin Cha ban cho con hôm nay ơn sủng và sức mạnh để con ôm lấy thánh ý Cha, và lấp đầy lòng con để tất cả mọi tư tưởng và hành động của con đều có thể làm đẹp lòng Cha. Xin Cha giúp con tốt lành và tha thứ với tha nhân, như Cha đã đối xử với con. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ
SUY NIỆM
1. “Hạt Giống Lời Chúa”
Lời Chúa được ví như hạt giống trong dụ ngôn Người Gieo Giống (Mt 13, 3-9). Nhưng trong bài đọc 1, trích sách ngôn sứ Isaia, Lời Chúa được ví như mưa, như tuyết, vốn là những điều kiện thiết yếu cho hạt giống lớn lên. Ngoài ra, để nẩy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái, hạt giống còn cần ánh sáng nữa. Và Lời Chúa cũng là ánh sáng. Như vậy, Lời Chúa là tất cả: vừa là hạt giống và vừa là điều kiện thiết yếu làm cho hạt giống nảy mầm; bởi lẽ Lời Chúa là chính Sự Sống (x. Ga 1, 4).
Ước ao của Thiên Chúa, điều mà Lời được sai đi thực hiện, là gì? Hình ảnh mưa và tuyết nói rõ: tưới gội mặt đất, làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói của bánh ăn. Tất cả tạo nên một hình ảnh thật đẹp, thật sống động và rất gần gũi, để giúp chúng ta hiểu Lời Chúa phục vụ sự sống như thế nào, và cũng hiểu được tại sao, người ta sống không chỉ bởi cơm bánh, nhưng còn bởi Lời Chúa nữa.
Như thế, Lời của Đức Chúa trong sách ngôn sứ Isaia giúp chúng ta hiểu đúng hướng dụ ngôn Người Gieo Giống, đó là niềm hi vọng hoa trái, và hoa trái bội thu tất yếu của hạt giống Lời Chúa, bất chấp những trở ngại, thậm chí bất chấp điều tưởng là thất bại. Thay vì chỉ hiểu dụ ngôn theo hướng luân lí.
Dụ ngôn cũng loan báo Mầu Nhiệm Thập Giá. Nơi Thập Giá, trở ngại lớn nhất là tội và sự dữ, và sự dữ được để cho đi đến cùng, nghĩa hủy diệt Hạt Giống, vốn cũng là Người Gieo Giống. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra: đó lại là con đường thần linh, nhưng cũng rất nhân linh và thiên nhiên, để cho Hạt Giống nảy mầm, lớn lên sinh hoa kết quả “gấp trăm” cho sự sống của con người, hôm nay và mãi mãi:
Đó chính là công trình của Thiên Chúa,
công trình kì diệu trước mắt chúng ta. (Tv 118, 22)
2. “Anh em hãy cầu nguyện như thế này”
Vì thế, cách chúng ta cầu nguyện, và rộng hơn là ăn chay, bố thí và cả cuộc sống của chúng ta, cũng phải là con đường của Hạt Giống. Nghĩa là “nhỏ bé”, “kín đáo” và “thấm sâu”.
Thật vậy, trong bài Tin Mừng của thứ tư Lễ Tro, Đức Giêsu mời gọi chúng ta một cách thật mạnh mẽ: anh em đừng bố thí, cầu nguyện và ăn chay như những người giả hình (c. 2.5.16); giả hình là chỉ có bề ngoài thôi, không có bên trong, không có sự thật. Thật vậy, người “đạo đức giả”, trong mọi tôn giáo và thuộc mọi thời, thường thực hành những việc này một cách phô trương; phô trương là làm vì người khác và tìm sự chú ý của người khác. Hoàn toàn không có chiều kích “thiêng liêng”, nghĩa là vì Thiên Chúa, bởi Thiên Chúa và hướng về Thiên Chúa.
Trong ba việc đạo đức, Đức Giêsu nói về cầu nguyện cách đặc biệt nhất: trước hết, việc cầu nguyện có vị trí trung tâm, không chỉ ở trung tâm của bộ ba bố thí, cầu nguyện và ăn chay, nhưng còn ở trung tâm của toàn bộ “Bài Giảng Trên Núi” (Mt 5-7); và ngoài ra, Đức Giêsu nói về cầu nguyện dài nhất, trong đó có lời nguyện “Lạy Cha của chúng con”, vang lên trên môi miệng của chúng ta nhiều lần trong ngày. Và đó nội dung bài Tin Mừng của Thánh Lễ hôm nay (c. 7-15).
Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
10 triều đại Cha mau đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
11 Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;
12 xin tha tội cho chúng con
như chúng con cũng tha
cho những người có lỗi với chúng con;
13 xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
(c. 9-13)
Lời dạy của Đức Giêsu về cầu nguyện còn có một điểm đặc biệt nữa, đó là Ngài không chỉ nói: “Khi anh em cầu nguyện, đừng trở nên như những người giả hình” (c. 5), nhưng còn nói: “Anh em đừng lải nhải như dân ngoại!” (c. 7) Thực vậy, lời nguyện của chúng ta không được trở thành những lời lải nhải chỉ qui về mình, nghĩa là nhằm thỏa mãn nhu cầu, hoặc như những âm thanh vô hồn, nhưng phải là một lời ca tụng dựa trên tương quan thiết thân Cha-Con. Vì thế, trong lời nguyện “Lạy Cha của chúng con”:
Sự sống của chúng không thể không có lương thực, không thể không được tha thứ, và không thể không được giải thoát khỏi sự dữ. Và Chúa Cha đã ban cho chúng ta sự sống này rồi, cách nhưng không và viên mãn nơi Đức Giê-su Ki-tô, Con Chúa.
Và nếu chúng ta để ý lắng nghe bài Tin Mừng, chúng ta sẽ nhận ra rằng Đức Giê-su đặc biệt nhất mạnh đến ơn tha thứ, vì con người không thể sống nếu không có ơn tha thứ: tha thứ của Cha nhân hậu hay thương xót và sự tha thứ mà chúng ta trao ban cho nhau.
3. Lời tha thứ
Sau khi dạy những lời chúng ta cần ngỏ với Chúa Cha (c. 9-13), Đức Giêsu nhắc lại một điểm đã được nêu trong những lời này, đó là sự tha thứ (c. 14-15). Như thế, sự tha thứ có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng ta không thể sống với nhau nếu không tha thứ cho nhau (kinh nghiệm được bố mẹ và các anh các chị tha thứ khi chúng ta còn bé), và chúng ta cũng không thể “sống với” Chúa, nếu không được Ngài tha thứ. Bởi vì, lời tha thứ là lời tái sinh: “Con ta đã chết, nhưng nay sống lại” (dụ ngôn Người Cha nhân hậu trong Lc 15, 11-32).
Lời Đức Giêsu nhấn mạnh đặc biệt đến việc chúng ta cần tha thứ cho nhau, đến độ, tha thứ cho nhau là “điều kiện” cho ơn tha thứ của Thiên Chúa. Ngài nói về điều này hai lần, một lần xác định và một lần phủ định:
Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em.
Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em. (c. 14-15)
Tuy nhiên, theo lời nguyện “Lạy Cha” ơn tha thứ của Thiên Chúa không “tự động” rơi xuống trên chúng ta một khi chúng ta đã tha thứ cho nhau. Chúng ta vẫn phải xin: “Xin tha tội cho chúng con, như chính chúng con đã tha thứ (động từ ở thì quá khứ) cho những người có lỗi với chúng con”. Bởi lẽ ơn tha thứ chỉ có thể được trao ban trong một tương quan nhìn nhận nhau, đón nhận nhau (x. dụ ngôn Người Con Hoang Đàng; và bí tích hòa giải cũng diễn tả tương quan này). Hơn nữa, nợ người ta mắc với chúng ta thì ít, còn nợ của chúng ta mắc với Thiên Chúa thì quá lớn (x. dụ ngôn nhỏ trong Lc 7, 40-43). Tuy nhiên, chúng ta không thể xin Thiên Chúa tha thứ, trong khi mình đã không tha thứ , sẵn sàng hay ít nhất ước ao tha thứ cho người khác.
Nhưng ai trong chúng ta cũng cảm thấy khó tha thứ cho nhau. Vì thế, kinh nghiệm lòng thương xót, sự bao dung và sự tha thứ của Thiên Chúa, được thể hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô, dành cho mình một cách thiết thân, chính là nguồn sức mạnh để chúng ta có thể tha thứ cho nhau[1].
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
[1] ĐTC Phanxicô, Tông Sắc mở Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót Misericodiae Vultus (Dung Mạo Lòng Thương Xót). Trong cuốn ĐGH Phanxicô, Danh Ngài là Thương Xót (The Name of God is Mercy),Nxb Hồng Đức, Hà Nội 2016, trang 117-167.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn