Thứ Sáu tuần 20 thường niên. – Thánh Piô 10, giáo hoàng. Lễ nhớ.
"Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi".
* Thánh nhân sinh năm 1835 tại Ri-ê-sê, nước Ý. Sau khi làm linh mục, người dấn thân thi hành việc mục vụ. Người làm giám mục Man-tô-va, rồi làm thượng phụ giáo chủ Vê-nê-xi-a và cuối cùng, năm 1903, được chọn làm giáo hoàng. Người chu toàn bổn phận của mình theo khẩu hiệu người đã chọn: “Canh tân mọi sự trong Chúa Kitô” với lòng đơn sơ, đời sống thanh bần và can đảm. Cùng với những đức tính ấy, người đã giúp các tín hữu sống đạo nhiệt thành và đối phó với những sai lầm đang lan tràn trong Hội Thánh. Người qua đời ngày 20 tháng 08 năm 1914.
Lời Chúa: Mt 22, 34-40
Khi ấy, những người biệt phái nghe tiếng Chúa Giêsu đã làm cho những người Sađốc câm miệng, thì họp nhau lại. Đoạn một người thông luật trong nhóm họ hỏi thử Người rằng: "Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?"
Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất.
Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy, là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể lề luật và sách các tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó".
SUY NIỆM 1: Điều răn trọng nhất
Suy niệm
Theo truyền thống hội đường Do-thái, Luật gồm 613 điều răn.
365 điều cấm làm và 248 điều phải làm.
Giữa một rừng điều răn như thế, người thông luật đã hỏi Đức Giêsu:
“Điều răn nào trọng nhất trong Luật Môsê ?” (c. 36).
Đức Giêsu đã trả lời bằng một câu trong kinh Shema,
kinh mà người Do-thái phải đọc mỗi ngày.
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi,
với tất cả trái tim ngươi, tất cả linh hồn ngươi, tất cả trí khôn ngươi” (Tl 6, 5).
Và Ngài còn thêm một điều răn thứ hai nữa (c. 39).
“Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình” (Lv 19, 18).
Tất cả Luật Môsê nằm trong hai điều răn đó.
Hai điều răn được gói trong một động từ yêu.
Mọi điều cấm làm và mọi điều buộc làm, đều bắt nguồn từ và qui về tình yêu.
Các bạn trẻ thường nghĩ yêu là chuyện dễ.
Nhưng yêu với tất cả trái tim, tất cả linh hồn, tất cả trí khôn, tất cả sức lực,
nghĩa là yêu với trọn cả con người mình, thì điều đó không dễ.
Đối với người Do-thái, trái tim là nơi phát sinh toàn bộ đời sống tinh thần.
Yêu mến Thiên Chúa bằng tất cả trái tim của mình
là để cho Ngài chi phối mọi tư tưởng, mọi ý muốn, mọi tình cảm.
Tất cả đều nhằm làm cho Ngài được mọi người nhận biết và tôn vinh.
Yêu người thân cận như chính mình cũng là điều rất khó.
Có bao người làm chúng ta đau khổ và bị xúc phạm.
Yêu thương và tôn trọng họ đòi một sự từ bỏ mình không nhỏ.
Nhưng chúng ta cũng dễ coi mình là trung tâm và qui tất cả về mình.
Chúng ta lạnh lùng trước nỗi đau, thiếu sẻ chia và độc đoán,
đôi khi dùng tha nhân như phương tiện lót đường để ta tiến thân.
Nói chung, dù yêu Chúa hay yêu người, chúng ta cũng phải ra khỏi mình,
trao đi chính mình và chấp nhận mọi hy sinh mà tình yêu đòi hỏi.
Đức Giêsu đã tóm Luật Môsê trong động từ yêu mến.
Và Ngài đã hoàn thiện Luật này bằng cách đẩy yêu mến đến cùng.
Kitô hữu chẳng những yêu mến Thiên Chúa với trọn con người mình,
mà còn được mời yêu mến Đức Giêsu trên mọi thụ tạo khác,
trên mọi của cải, trên những người ruột thịt, và trên cả mạng sống.
Kitô hữu là người mang mối tình sâu đậm với Đức Giêsu,
“Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2, 20),
đến nỗi họ có thể tuyên xưng như Phêrô : “Thầy biết con mến Thầy.”
Đức Giêsu cũng không chỉ đòi yêu tha nhân như chính mình.
Ngài còn đòi ta phải yêu như Ngài đã yêu (Ga 13, 34-35).
Một tình yêu tha thứ đến vô cùng, một tình yêu đối với cả kẻ thù,
một tình yêu phục vụ như người tôi tớ, một tình yêu dám hiến mạng.
Kitô hữu tự bản chất là người biết yêu và cuộc đời chỉ là tình yêu.
Tình yêu đích thực với Thiên Chúa thì đưa tôi về với anh em.
Tình yêu đối với anh em lại đòi tôi phải trở về với Thiên Chúa.
Chỉ mong đời tôi đong đưa giữa hai tình yêu đó, để chúng nên một tình yêu.
Cầu nguyện
Con đã yêu Chúa quá muộn màng!
Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính,
vừa luôn mới mẻ,
con đã yêu Chúa quá muộn màng!
Bấy giờ Chúa ở trong con
mà con thì ở ngoài,
con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.
Con thật hư hỏng,
khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp.
Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con
mà con lại không ở với Chúa.
Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa,
trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.
Chúa đã gọi con, đã gọi to
và phá tan sự điếc lác của con.
Chúa đã soi sáng
và xua đi sự mù lòa của con.
Chúa đã tỏa hương thơm ngát
để con được thưởng thức,
và giờ đây hối hả quay về với Chúa.
Con đã nếm thử Chúa
và giờ đây con đói khát Người.
Chúa đã chạm đến con,
nên giờ đây con nóng lòng
chạy đi tìm anh bình nơi Chúa. (Thánh Âu Tinh)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
SUY NIỆM 2: TÌNH YÊU LÀ LẼ SỐNG
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Người Do thái tôn sùng lề luật. Họ say mê lề luật. Họ tuyệt đối tin lề luật. Nên họ câu nệ lề luật. Vì thế họ bị lạc trong rừng lề luật. Không còn biết lối ra. Không biết đâu là luật chính đâu là luật phụ. Họ đi vào ngõ cụt. Đạo Do thái đi vào cái chết. Hôm nay Chúa Giê-su chỉ cho họ điều luật quan trọng nhất. Điều luật chính yếu. Tóm tắt tất cả lề luật. Đó là Mến Chúa Yêu Người. Chúa mở ra một con đường. Con đường tình yêu. Chúa mở ra sự sống. Tình yêu là lẽ sống. Thiên Chúa là tình yêu. Ai ở trong tình yêu là ở trong Thiên Chúa. Thiên Chúa là sự sống. Ai ở trong Thiên Chúa là ở trong sự sống.
Bà Rút tuy là dân ngoại nhưng đã sống trong Chúa. Vì bà sống trong tình yêu. Chồng đã chết bà chẳng còn gì ràng buộc với gia đình nhà chồng. Bà đi theo mẹ chồng chỉ vì tình yêu. Thương bà mẹ già không ai đỡ đần. Nên tình nguyện đi theo mẹ và hợp nhất với mẹ: “Mẹ đi đâu, con đi đó. Mẹ ở đâu, con ở đó. Dân của mẹ là dân của con. Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con”. Đúng là yêu nhau yêu cả đường đi. Vì thế bà xứng đáng được trở thành tổ phụ sinh ra vua Đa-vít. Là dòng dõi sinh ra Chúa Cứu Thế (năm lẻ).
Đó là đời sống theo Thần Khí chứ không theo xác thịt. Thần Khí ban sự sống. Đó là điều Ê-dê-ki-en được thấy trong thị kiến những bộ xương khô. Những người phản bội Thiên Chúa, sống theo xác thịt đã chết thành những bộ xương khô. Nhưng khi có Thần Khí lập tức những bộ xương khô mặc lấy da thịt. Xác chết sống lại. Thiên Chúa yêu thương phục hồi con người. Những ai yêu mến trong Thiên Chúa không còn là xác thịt. Nhưng là Thần Khí. Họ sẽ có sự sống (năm chẵn).
Lời Chúa hôm nay chất vấn chúng ta. Chúng ta giữ quá nhiều lề luật. Nhưng lại quên điều luật quan trọng nhất. Chúng ta sống theo lý trí quá nhiều. Nên quên mất tình yêu. Chúng ta lo làm những việc lớn lao. Nhưng không nhìn đến những người bé nhỏ nhất ngay bên cạnh chúng ta. Bà Rút không làm gì lớn lao. Bà đi mót lúa. Chỉ để nâng đỡ bà mẹ già. Chẳng phải một mệnh phụ phu nhân. Nhưng là một bà goá nghèo hèn. Đó là tình yêu.
Không có tình yêu ta chỉ là những bộ xương khô chết choc. Có tình yêu ta sẽ có da có thịt. Có sự sống. Sống cho bản thân. Sống cho những người chung quanh. Sống cho thế giới.
SUY NIỆM 3: Giới Răn Yêu Thương
Tuần báo Newsweek số ra ngày 10/8/1993 đã ghi lại một sáng kiến mới lạ tại Nhật, đó là "Sư máy". Vị sư máy này, mới nhìn qua, không khác gì vị tu hành thực thụ: đầu cúi xuống, mắt khép lại, môi và các cơ bắp trên gương mặt cử động theo nhịp cầu kinh ghi sẵn, một tay cầm chuỗi đưa lên, một tay thì gõ mõ. Mỗi vị sư máy có thể cầu kinh không biết mỏi mệt, và có thể thuộc toàn bộ kinh kệ của mười giáo phái Phật giáo khác nhau tại Nhật. Sáng kiến này được đưa ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu ơn gọi sư sãi ngày càng khan hiếm trong các Giáo hội Phật giáo tại Nhật. Tuy nhiên, như tác giả bài báo ghi nhận: những cái máy làm được mọi sự, duy chỉ một điều chúng không thể làm được, đó là chúng không biết yêu thương.
Yêu thương là đặc điểm của con người. Thú vật có thể có cảm giác, nhưng đó không hẳn là yêu thương. Chỉ có con người được tạo dựng theo và giống hình ảnh Thiên Chúa tình yêu mới thực sự được mời gọi yêu thương mà thôi.
Tin Mừng hôm nay nhắc lại cho chúng ta ơn gọi cao cả của con người. Trả lời cho thắc mắc của luật sĩ, Chúa Giêsu đã thu tóm tất cả lề luật thành một giới răn duy nhất là mến Chúa và yêu người. Hai mệnh lệnh này là một giới răn duy nhất, bởi vì không thể kính mến Chúa mà lại ghét bỏ hình ảnh của Ngài là con người, cũng như không thể yêu thương con người mà lại không nhận ra và yêu mến Thiên Chúa là nguồn mạch tình yêu chân thật. Tách biệt hai mệnh lệnh ấy là chối bỏ tình yêu. Các luật sĩ và các biệt phái thời Chúa Giêsu quả là những người đạo đức: họ ăn chay, cầu nguyện và tỏ ra yêu mến Thiên Chúa hơn ai hết; thế nhưng Chúa Giêsu đã điểm mặt họ là những kẻ giả hình, bởi vì lòng yêu mến Chúa nơi họ không được thể hiện bằng tình yêu đối với tha nhân. Chúa Giêsu còn gọi họ là những mồ mả tô vôi, bên ngoài thì bóng loáng, nhưng bên trong thì thối rữa. Có thể so sánh thái độ giả hình ấy với một người máy: người máy có thể làm được nhiều cử chỉ ngoạn mục, nhưng không có một tâm hồn để yêu thương thực sự.
Yêu thương là kiện toàn lề luật; yêu thương là cốt lõi, là linh hồn của Ðạo. Ði Ðạo, sống Ðạo, giữ Ðạo, xét cho cùng chính là yêu thương; không yêu thương thì con người chỉ còn là một thứ người máy vô hồn. Thánh Gioan Tông đồ, người đã suốt đời sống và suy tư về tình yêu, vào cuối đời, ngài đã tóm gọn tất cả thành một công thức: "Thiên Chúa là Tình Yêu", và ngài dẫn giải: "Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em thì đó là kẻ nói dối, bởi vì kẻ không yêu thương người anh em nó thấy trước mắt, tất không thể yêu mến Ðấng nó không thấy".
Nguyện xin cho cuộc sống của chúng ta ngày càng được thanh luyện và gần gũi hơn với cốt lõi của Ðạo là Yêu Thương.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 4: Ý Nghĩa Ðích Thực Trong Cuộc Sống
Những người theo phái Pharisiêu và phái Sađốc là hai nhóm người luôn đối nghịch với Chúa Giêsu vì Ngài đã nhiều lần mạnh mẽ lên tiếng khiển trách thái độ kiêu căng tự mãn và đạo đức giả của họ. Trước đó, Chúa Giêsu đã tranh luận với nhóm người Sađốc về sự sống lại của những người chết; theo đó thì người Sađốc không tin có sự sống lại ở đời sau, họ cũng không tin vào sự bất diệt của linh hồn cũng như vào sự vĩnh cửu của Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu, qua sự khôn ngoan và tài hùng biện xuất chúng đã chứng minh về sự sống lại ở đời sau và sự bất tử của linh hồn khi Ngài bảo với họ: "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của những kẻ chết, mà là của kẻ sống" khiến họ phải im miệng. Thấy vậy, những người Pharisiêu thừa cơ hội này mà trách móc Chúa Giêsu với chủ ý tìm ra kẽ hở để buộc tội Ngài bằng cách hỏi Ngài các lề luật của Thiên Chúa, để xem Ngài có hiểu tường tận về lề luật hay không hay cũng chỉ lập lại với những giới răn của Thiên Chúa, bởi vì những người Pharisiêu luôn tự mãn cho rằng họ hiểu rõ lề luật và các tập tục lễ nghi tôn giáo của dân Do Thái. Họ đã bỏ ra nhiều năm trời để học hỏi sáu trăm mười ba điều răn trong Cựu Ước và vô số điều luật khác. Trước câu hỏi của người luật sĩ về điều răn nào lớn hơn hết, Chúa Giêsu đã không trích dẫn một điều răn nào trong Mười Ðiều Răn mà Thiên Chúa đã mạc khải với ngôn sứ Môsê trên núi Sinai, mà chỉ tóm lược tất cả trong một điều răn lớn nhất là điều răn yêu thương: "Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi, và ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình".
Qua câu trả lời này, Chúa Giêsu thay vì trích dẫn Mười Ðiều Răn trên núi Sinai, là một loạt những điều cấm đoán làm những việc tội lỗi với mục đích giữ dân Do Thái sống trong hồng ân của Ngài, thì Chúa Giêsu lại đưa ra một điều răn mới tích cực và có sức tác động hơn đó là yêu thương bằng với tất cả tâm hồn khiêm tốn. Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy biết yêu mến Thiên Chúa với tất cả tâm hồn vì Thiên Chúa là Ðấng tạo dựng vũ trụ. Ngài là sự toàn thiện và cội nguồn của tình yêu. Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại trước hết và tình yêu mến của chúng ta đối với Ngài là tất cả lời tích cực nhất về những hồng ân cao cả và lòng quảng đại bao la của Ngài. Tình yêu thương đối với những người thân cận vì thế cũng bắt rễ từ tình yêu Thiên Chúa.
Tất cả các giới răn của Chúa Giêsu trong toàn bộ Tân Ước cũng chỉ xoay quanh theo chiều hướng lòng yêu mến những người thân cận không thể nào tách rời khỏi tình yêu mến đối với Thiên Chúa, vì khi yêu mến người anh em là những người mà Thiên Chúa yêu thương có nghĩa là chúng ta thực sự yêu mến Thiên Chúa; ngược lại, thù ghét người anh em là chúng ta thù ghét và đối nghịch lại với Thiên Chúa. Khi chúng ta thực sự yêu mến người anh em của mình, tức là chúng ta sống trong tình yêu mến của Thiên Chúa và như thế tình yêu của Thiên Chúa trở nên toàn thiện trong chúng ta.
Lời răn yêu thương trong Phúc Âm hôm nay giúp chúng ta tìm thấy ý nghĩa đích thực trong cuộc sống, đó là trở nên toàn thiện trong tình yêu thương và trong sự hiệp nhất của Thiên Chúa. Ðây chính là lý tưởng sống cao cả của người tín hữu Kitô. Thêm vào đó, đức tin và lòng hy vọng vào tình yêu và lời hứa cứu rỗi của Chúa Giêsu là những động lực làm tăng trưởng tình yêu mến trong tâm hồn chúng ta, giúp chúng ta luôn sống hiệp nhất với người anh em và với Thiên Chúa. Khi chúng ta càng hiểu biết về Thiên Chúa, thì chúng ta càng yêu mến Ngài nhiều hơn. Thiên Chúa thông qua hồng ân của Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta sự tự do đích thực để yêu thương như Ngài yêu thương, như thánh Phaolô tông đồ nói trong thư gửi tín hữu thành Rôma: "Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta".
Lạy Chúa,
Vì tình yêu của Chúa vượt lên trên hết mọi sự trên thế gian này, xin hãy đổ tràn tình yêu của Chúa vào trong con tim chúng con cũng như Chúa cho đức tin và lòng hy vọng trong chúng con thêm lớn mạnh. Xin dạy cho chúng con biết quảng đại hiến mình trong các công việc từ thiện và cho những người anh em khác như Chúa đã hy sinh vì chúng con.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 5: Yêu Mến, Vâng Lời.
Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, trong sách luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?” Đức Giêsu đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa Trời, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống như điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mt. 22, 35. 36-39)
Mọi nỗ lực của con người đều khởi động từ cùng một nguồn gốc và hướng về một mục đích độc nhất là tình yêu. Con người không chỉ được dựng nên để vâng lời Thiên Chúa. Như vâng lời ông chủ, ông Chúa, nhưng con người còn được dựng nên để yêu mến Thiên Chúa như cha mẹ mình. Vâng lời chân thật khi yêu mến. Thiên Chúa không muốn có những kẻ nô lệ đầy sợ hãi, Ngài muốn có những người con tự do, tự nguyện. Tình yêu Thiên Chúa phải là trung tâm và nguồn mọi hiếu thảo.
Tình yêu của mọi người cũng phát xuất từ cùng nguồn mạch này. Mọi người đều có thể là người lân cận của tôi nhưng thực tế họ không cần thiết gần gũi tôi. Họ có lẽ ở rất xa, nhưng vẫn là đối tượng của tình yêu chân thật. Người lân cận là bất cứ ai được tôi liên hệ với họ một cách hữu hiệu và cụ thể. Tình yêu của môn đệ Đức Giêsu không có biên giới. Gương mẫu của họ là tình yêu Cha trên trời hằng làm cho mặt trời mọc lên soi sáng cho kẻ lành người dữ, ban mưa xuống cho người công chính cũng như kẻ bất lương. Mọi tương quan với người khác phải theo luật đồng đều: đó là tình yêu tạo nên sức mạnh hấp dẫn và đưa lại mối tương quan chân thật giữa người với người.
Thái độ duy nhất.
Chỉ có một sự đáng kể đối với người môn đệ của Đức Giêsu là thái độ yêu mến thâm sâu. Thật dễ hiểu, theo bản văn này. Người ta không bao giờ bị bó buộc đi tìm một câu đáp bất định cho một trường hợp cụ thể, ý Thiên Chúa luôn được sáng tỏ nhất định bởi tình yêu lớn lao nhất.
Hai tình yêu?
Có hai hướng khác nhau về tình yêu chăng? Một hướng về Thiên Chúa, một hướng về người ta. Tình yêu khác nhau cho trường hợp này và cho trường hợp kia ư? Chúa chỉ cho chúng ta qua đời sống của Người: Đâu là tương quan giữa hai tình yêu này. Trong đời sống của Đức Giêsu, sự chu toàn thánh ý Thiên Chúa và tình yêu phục vụ mọi người được thể hiện duy nhất trong một thực thể độc nhất. Thực hiển nhiên vì tình yêu đối với loài người mà Chúa đã chu toàn công cuộc cứu độ, nhưng tình yêu này không hề tách rời khỏi tình yêu của Thiên Chúa, cũng chính là thánh ý của Thiên Chúa.
J.M
SUY NIỆM 6: “MẾN CHÚA VÀ YÊU NGƯỜI” (Mt 22, 34-40)
Xem lại CN 15 TN C, CN 30 TN A, CN 31 TN B,
thứ Sáu tuần 3 MC, thứ Năm tuần 9 TN, Và thứ 2 tuần 27 TN.
Hôm nay thánh Mátthêu trình thuật việc Đức Giêsu và các môn đệ tiến vào thành Gêrusalem. Trên hành trình ấy, Ðức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng khi họ hỏi Đức Giêsu về chuyện kẻ chết sống lại. Thấy vậy, nhóm Pharisêu vào cuộc bằng việc họp nhau lại và cử một người đại diện tiến đến nhằm thử Đức Giêsu để tìm cớ tố cáo Ngài, nhà luật sĩ hỏi Ngài: "Trong các điều răn, điều nào trọng nhất?" Đức Giêsu đáp: "Yêu mến Thiên Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức ngươi". Nhân đây, Đức Giêsu giúp họ nhớ lại một điều luật đã được nhắc đến trong sách Lêvi: “Ngươi phải yêu mến đồng loại ngươi như chính mình”
Tại sao Ngài lại nhắc lại khoản luật đó?
Thưa, bởi vì những người Pharisêu, họ chỉ giữ Luật hình thức bên ngoài, mà bên trong thì hoàn toàn trống rỗng. Họ không yêu thương anh em mình cách thật lòng. Vì thế, chính việc giữ Luật của họ đã phá vỡ đi ý nghĩa, cốt lõi tinh thần của Luật.
Với Đức Giêsu, khi Ngài đến, sứ vụ của Ngài là kiện toàn Lề Luật và làm cho chúng trở nên trong sáng. Đồng thời, Ngài muốn cho các môn đệ, những người sống cùng thời và nhất là giới lãnh đạo... ngày càng sống đúng cốt lõi của Luật hơn. Tinh thần và nội dung của Luật chính là: “Mến Chúa và yêu người”. Vì thế, với Đức Giêsu, yêu thương anh em là tuân giữ Lời Ngài. Không yêu thương anh em là không tuân giữ Lời Ngài. Nói mến Chúa mà không yêu anh em là kẻ nói dối. Thật vậy, nên đã có lần Đức Giêsu nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy, đó là các con yêu thương nhau”.
Đây không chỉ là lời khuyên, mà còn là một lệnh truyền, một sứ mạng đòi buộc các môn đệ và tất cả chúng ta là những Kitô hữu phải thi hành.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhắc cho chúng ta rằng: mến Chúa và yêu người phải là cốt lõi của Luật. Thiếu một trong hai thì chẳng những không giữ đúng tinh thần của Chúa mà còn có nguy cơ bóp méo Luật của Ngài và mặc cho nó sự bất nhân trong khi thi hành Luật.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con mến yêu Luật Chúa và biết thi hành Luật Chúa cách trung thành. Amen.
Ngọc Biển SSP
Friday (August 21): What is the greatest rule of life?
Scripture: Matthew 22:34-40 34 But when the Pharisees heard that he had silenced the Sadducees, they came together. 35 And one of them, a lawyer, asked him a question, to test him. 36 “Teacher, which is the great commandment in the law?” 37 And he said to him, “You shall love the Lord your God with all your heart, and with all your soul, and with all your mind. 38 This is the great and first commandment.39 And a second is like it, You shall love your neighbor as yourself. 40 On these two commandments depend all the law and the prophets.” |
Thứ Sáu 21-8 Quy luật lớn nhất của cuộc sống là gì?
Mt 22,34-40 34 Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. –35 Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng:36 “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất? “37 Đức Giê-su đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.38 Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất.39 Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.40 Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy.” |
Meditation:
What is the purpose of God’s law and commandments? The Pharisees prided themselves in the knowledge of the law of Moses and the ritual requirements of the law. They made it a life-time practice to study the 613 precepts of the Torah – the books of the Old Testament containing the Law of Moses – along with the numerous rabbinic commentaries on the law. The religious authorities tested Jesus to see if he correctly understood the law as they did. Jesus startled them with his profound simplicity and mastery of the law of God and its purpose. God’s love rules all Jesus summarized the whole of the law in two great commandments found in Deuteronomy 6:5 – “You shall love the Lord your God with all your heart, and with all your soul, and with all your might” – and Leviticus 19:18 – “you shall love your neighbor as yourself”. God’s love directs all that he does – His love is holy, just, and pure because it seeks only what is good, beneficial, and life-giving – rather than what is destructive, evil, or deadly. That is why he commands us to love – to accept and to give only what is good, lovely, just, and pure and to reject whatever is contrary. God puts us first in his thoughts God is love and everything he does flows from his love for us (1 John 3:1, 4:7-8, 16). God puts us first in his thoughts and concerns – do we put him first in our thoughts? God loved us first (1 John 4:19) and our love for him is a response to his exceeding goodness and kindness towards us. The love of God comes first and the love of neighbor is firmly grounded in the love of God. The more we know of God’s love, truth, and goodness, the more we love what he loves and reject whatever is hateful and contrary to his will. God commands us to love him first above all else – his love orients and directs our thoughts, intentions, and actions to what is wholly good and pleasing to him. He wants us to love him personally, wholeheartedly, and without any reservation or compromise. The nature of love – giving to others for their sake What is the nature of love? Love is the gift of giving oneself for the good of others – it is wholly other oriented and directed to the welfare and benefit of others. Love which is rooted in pleasing myself is self-centered and possessive – it is a selfish love that takes from others rather than gives to others. It is a stunted and disordered love which leads to many hurtful and sinful desires – such as jealousy, greed, envy, and lust. The root of all sin is disordered love and pride which is fundamentally putting myself above God and my neighbor – it is loving and serving self rather than God and neighbor. True love, which is wholly directed and oriented to what is good rather than evil, is rooted in God’s truth and righteousness (moral goodness). How God loves us God loves us wholly, completely, and perfectly for our sake – there is no limit, no holding back, no compromising on his part. His love is not subject to changing moods or circumstances. When God gives, he gives generously, abundantly, freely, and without setting conditions to the gift of his love. His love does not waver, but is firm, consistent, and constant. He loves us in our weakness – in our fallen and sinful condition. That is why the Father sent his only begotten Son, the Lord Jesus Christ, to redeem us from slavery to sin and its disordered cravings, desires, passions, and addictions. God the Father always seeks us out to draw us to his throne of mercy and help. God the Father corrects and disciplines us in love to free us from the error of our wrong ways of thinking and choosing what is harmful and evil rather than choosing what is good and wholesome for us. Do you freely accept God’s love and do you willingly choose to obey his commandments? We do not earn God’s love – it is freely given How can we possibly love God above all else and obey his commandments willingly and joyfully, and how can we love our neighbor and willing lay down our life for their sake? Paul the Apostle tells us that “hope does not disappoint us, because God’s love has been poured into our hearts through the Holy Spirit which has been given to us” (Romans 5:5). We do not earn God’s love – it is freely given to those who open their heart to God and who freely accept the gift of the Holy Spirit. Ask the Lord Jesus to flood your heart with his love through the gift of the Holy Spirit. Love grows with faith and hope What makes our love for God and his commands grow in us? Faith in God and hope in his promises strengthens us in the love of God. They are essential for a good relationship with God, for being united with him. The more we know of God the more we love him and the more we love him the greater we believe and hope in his promises. The Lord Jesus, through the gift of the Holy Spirit, gives us a new freedom to love as he loves. Paul the Apostle writes, “For freedom Christ has set us free… only do not use your freedom as an opportunity for the flesh [sinful inclinations], but through love be servants of one another” (Galatians 5:1,13). Do you allow anything to keep you from the love of God and the joy of serving others with a generous heart? “Lord Jesus, your love surpasses all. Flood my heart with your love and increase my faith and hope in your promises. Help me to give myself in generous service to others as you have so generously given yourself to me.” |
Suy niệm:
Mục đích của lề luật và các giới răn của Chúa là gì? Những người Pharisêu thường tự hào vì sự hiểu biết luật Môisen và những đòi buộc quan trọng của lề luật. Họ phải bỏ thời gian cả đời để học hỏi 613 khoản luật Torah – Những cuốn sách Cựu ước chứa đựng luật Môisen – cùng với vô số những lời giải thích lề luật của các bậc thầy. Những nhà cầm quyền tôn giáo đã thử Đức Giêsu để xem Người có hiểu đúng lề luật như họ không. Đức Giêsu đã khiến họ phải kinh hãi với sự tóm tắt sâu sắc và thành thạo luật của Thiên Chúa và những mục đích của nó.
Tình yêu Thiên Chúa làm chủ tất cả Đức Giêsu đã tóm tắt toàn bộ trong 2 điều răn lớn được thấy trong sách Đệ Nhị Luật 6,5 – “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết tâm hồn, và hết trí khôn ngươi” – và trong sách Lêvi 19,18 – “Ngươi phải yêu thương tha nhân như chính mình”. Tình yêu Thiên Chúa chi phối tất cả những gì Người làm – tình yêu của Người là thánh thiện, công chính, và tinh tuyền vì nó chỉ tìm kiếm những gì tốt lành, lợi ích, và đem lại sự sống – hơn là những gì phá hoại, xấu xa, hay sự chết. Đó là lý do tại sao Người ra lệnh cho chúng ta yêu thương – đón nhận và cho đi chỉ những gì tốt, đáng yêu, công lý, và tinh tuyền và loại bỏ những gì trái nghịch. Thiên Chúa nghĩ tới chúng ta trước Thiên Chúa là tình yêu và mọi sự Người làm đều phát xuất từ tình yêu của Người dành cho chúng ta (1Ga 3,1; 4,7-8.16). Thiên Chúa nghĩ tới và quan tâm chúng ta trước – chúng ta có nghĩ tới Người trước không? Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước (1Ga 4,19) và tình yêu của chúng ta dành cho Người là sự đáp trả sự tốt lành và nhân hậu quá mức của Người và tình yêu tha nhân được dựa trên tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta càng hiểu biết tình yêu, sự thật, và sự tốt lành của Thiên Chúa, chúng ta càng yêu thích những gì Người yêu thương và loại bỏ những gì đáng ghét và trái ngược với ý Người. Thiên Chúa truyền chúng ta phải yêu mến Người trước trên mọi sự khác – tình yêu của Người định hướng và chi phối những suy nghĩ, ý định, và hành động của chúng ta cho những gì hoàn toàn tốt lành và làm vui lòng Người. Người muốn chúng ta yêu mến Người cách cá vị, toàn tâm, và không giữ lại hay thỏa hiệp bất cứ điều gì. Bản chất của tình yêu – cho đi vì người khác Bản chất của tình yêu là gì? Tình yêu là món quà ban tặng chính mình cho lợi ích của người khác – nó hoàn toàn quy hướng và nhắm tới lợi ích và hạnh phúc của người khác. Tình yêu ăn rễ vào việc thỏa mãn mình là tự tôn và chiếm hữu – đó là tình yêu ích kỷ, tước đoạt từ người khác hơn là cho đi. Đó là tình yêu cằn cỗi và phóng túng dẫn tới những ước muốn tai hại và tội lỗi – như ganh ghét, ghen tị, tham lam, và đam mê. Gốc rễ của mọi tội lỗi là tình yêu phóng túng và kiêu ngạo, cơ bản là đặt mình trên Thiên Chúa và tha nhân – đó là yêu thương và phục vụ chính mình hơn là Thiên Chúa và tha nhân. Tình yêu đích thật, hoàn toàn được chi phối và quy hướng về những điều tốt lành hơn là xấu xa, được bám rễ sâu trong sự thật và công chính của Thiên Chúa (sự tốt lành luân lý).
Thiên Chúa yêu thương chúng ta thế nào? Thiên Chúa yêu thương chúng ta trọn vẹn, hoàn toàn, và hoàn hảo vì lợi ích chúng ta – không giới hạn, không giữ lại gì, không nghĩ gì đến mình. Tình yêu của Người không phụ thuộc vào những trạng thái hay biến cố thay đổi. Khi Thiên Chúa cho, Người cho cách quảng đại, dư dật, tự nguyện, và không đặt điều kiện nào cho tình yêu của mình. Tình yêu của Người không dao động, nhưng vững bền, kiên định, và trung tín. Người yêu chúng ta trong sự yếu đuối của chúng ta – trong tình trạng sa ngã và tội lỗi của chúng ta. Đó là lý do tại sao Cha đã sai Con một yêu dấu, là Chúa Giêsu Kitô, đến để cứu chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và những thèm muốn, khao khát, đam mê, nghiện ngập phóng túng. Chúa Cha luôn tìm cách lôi kéo chúng ta về ngai tòa thương xót của Người và giúp đỡ chúng ta. Chúa Cha sửa sai và rèn luyện chúng ta trong tình yêu để giải thoát chúng ta khỏi những đường lối sai lạc của chúng ta trong việc suy nghĩ và chọn lựa những gì tai hại và xấu xa hơn là chọn lựa những gì tốt lành và bổ ích cho chúng ta. Bạn có sẵn sàng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và sẵn sàng chọn lựa vâng phục các điều răn của Người không? Chúng ta không đạt được tình yêu Thiên Chúa – nó được cho không Làm sao chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và vâng phục các điều răn của Người cách tự nguyện và hân hoan, và làm sao chúng ta có thể yêu thương tha nhân và sẵn sàng hiến mạng sống mình vì họ? Thánh Phaolô tông đồ nói với chúng ta rằng: Niềm hy vọng không làm chúng ta thất vọng, bởi vì tình yêu của Chúa tuôn đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban tặng cho chúng ta (Rm 5,5). Chúng ta không đạt được tình yêu Thiên Chúa – nó được cho không cho những ai mở lòng cho Thiên Chúa và sẵn sàng đón nhận ân huệ của Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin Chúa Giêsu lấp đầy lòng bạn với tình yêu của Người qua hồng ân của Chúa Thánh Thần. Tình yêu lớn lên với đức tin và đức cậy Điều gì làm cho tình yêu của chúng ta dành cho Chúa và các điều răn của Người lớn lên trong chúng ta? Tin tưởng vào Chúa và hy vọng vào những lời hứa của Người củng cố chúng ta trong tình yêu của Chúa. Chúng rất cần thiết cho mối quan hệ tốt đẹp với Chúa, cho mối thông hiệp với Người. Chúng ta càng hiểu biết Chúa bao nhiêu, chúng ta càng yêu mến Chúa bấy nhiêu. Và chúng ta càng yêu mến Chúa bao nhiêu, chúng ta càng tin tưởng và hy vọng vào những lời hứa của Người bấy nhiêu. Chúa Giêsu, thông qua ơn huệ của Chúa Thánh Thần, ban cho chúng ta sự tự do mới để yêu như Người yêu. Thánh Phaolô tông đồ nói: Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta… đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau (Gl 5,1.13). Bạn có cho phép bất cứ điều gì giữ bạn không yêu mến Thiên Chúa và vui vẻ phục vụ tha nhân với một trái tim quảng đại không? Lạy Chúa Giêsu, tình yêu của Chúa vượt trên tất cả mọi sự. Xin lấp đầy lòng con tình yêu của Chúa, và gia tăng niềm tin và lòng trông cậy của con vào những lời hứa của Chúa. xin giúp con quên mình trong sự phục vụ người khác cách quảng đại như Chúa đã quá quảng đại hiến mình cho con. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ
SUY NIỆM
1. Ba nhóm người
Ngay trong câu đầu tiên và chỉ trong một câu, bài Tin Mừng nêu ra ba nhóm người: “Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người…” (c. 34-35)
Lời của Đức Giêsu về tình yêu dành cho Thiên Chúa và tình yêu dành cho người thân cận đặc biệt dành cho ba nhóm này, vì mỗi nhóm đều có “vấn đề” trong tương quan với Chúa và với người khác. Và những vấn đề của họ nhắc nhớ những vấn đề của chúng ta, vì ai trong chúng ta cũng đều gặp khó khăn trong việc sống tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân; và đây cũng là khó khăn của con người thuộc mọi thời.
2. Điều răn trọng nhất
Thầy thông luật hỏi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất”. Đức Giê-su trả lời:
Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. (c. 37-38)
Như thế, theo Đức Giê-su, điều răn quan trọng nhất là điều răn yêu mến, yêu mến Thiên Chúa và yêu mến người thân cận. Và “điều răn trọng nhất” này là điều răn đặc biệt, không như bất cứ điều răn nào khác. Bởi vì, điều răn đúng nghĩa, là điều cấm, chẳng hạn cấm giết người; hay là điều buộc: phải ăn chay. Thế mà, lòng mến là chuyển động của con tim, là sự gắn bó nội tâm, là sự lựa chọn tự do, và vì thế không thể ép buộc được, không thể là đối tượng của luật buộc.
Do đó, “điều răn lòng mến” là điều răn trọng nhất, theo nghĩa điều răn lòng mến là khởi đầu và là cùng đích của mọi giới răn và của mọi lề luật. Giữ luật và giới răn, chính là khởi đi từ lòng mến, ở lại trong lòng mến và hướng đến lòng mến (giống như chúng ta tập cho em bé yêu mến cha mẹ, người thân, người khác). Bởi vì, giữ mọi lề luật, giữ giới răn mà không có lòng mến, thì có nghĩa gì, vì chỉ là bề ngoài thôi; không có lòng mến chúng ta cũng chẳng giữ được; và nếu có giữ được thì cũng chẳng giữ được lâu.
Tương quan ơn huệ và tình yêu |
LỀ LUẬT | Tương quan ơn huệ và tình yêu |
Quên ơn huệ và tình yêu Thiên Chúa, hay nói cách khác, khi bị cắt đứt khỏi nguồn gốc và cùng đích, là ơn huệ và tình yêu Thiên Chúa, Lề Luật chỉ còn là chữ viết và sẽ trở thành tai họa. Đó là điều Con Rắn, hình ảnh của sự dữ, muốn con người sa vào ngay từ nguồn gốc sự sống (x. St 3, 1-7).
3. Chúng ta được yêu mến trước
Nhưng tại sao chúng ta lại phải yêu mến Thiên Chúa? Đó là vì Thiên Chúa yêu mến chúng ta trước. Nếu không, lời mời gọi này sẽ vô nghĩa, thậm chí không chấp nhận được. Chúng ta được mời gọi yêu mến cha mẹ, vì cha mẹ yêu mến chúng ta trước, trước khi mình có mặt trên đời. Đối với Thiên Chúa cũng vậy.
Dân Israel được mời gọi yêu mến Đức Chúa của mình “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” và yêu mến người thân cận như chính mình, bởi vì Israel được Thiên Chúa “sinh ra” cách nhưng không, khi giải phóng họ khỏi kiếp nô lệ ở Ai Cập. Chúng ta được mời gọi yêu mến Thiên Chúa và yêu mến nhau, bởi vì chúng ta cũng được Thiên Chúa sinh ra và tái sinh, bằng cách giải phóng chúng ta khỏi hư vô và sự chết nơi Đức Giê-su (x. Rm 8, 38-39). Chúng ta được mời gọi “ôn lại” tình yêu này trong Đêm Canh Thức Vượt Qua. Kinh nghiệm được yêu mến, là nền tảng cho tình yêu của chúng ta với Chúa, và với nhau. Vì bản chất của tình yêu là lan truyền.
Yêu mến Thiên Chúa và tha nhân là điều quá hợp tình và hợp lí, nhưng sức mạnh ở đâu để chúng ta sống và sống đến cùng? Chúng ta đã từng quyết tâm, nhưng cố gắng một hồi là đuối. Vì thế, sức mạnh chỉ có thể đến từ sự xác tín của con tim, chứ không thể chỉ từ sự hiểu biết một nguyên tắc một điều luật hay một giới răn. Thế mà, xác tín nội tâm chỉ có thể đến từ kinh nghiệm mà thôi, kinh nghiệm tình yêu Thiên Chúa nơi bản thân của mình; và tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta đạt tới tuyệt đỉnh nơi Đức Giêsu Kitô, như chính thánh Phao-lô nói:
Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta. (Rm 8, 38-39)
Đó là tình yêu mà chúng ta đón nhận mỗi ngày trong Thánh lễ. Ngoài ra, tình yêu Thiên Chúa được thể hiện nơi cuộc đời, nơi ơn gọi và mỗi ngày sống chúng ta, vì chúng ta sống mỗi ngày bằng tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Không có tình yêu và lòng thương xót chúng ta không thể tồn tại, vì chúng ta luôn luôn bất xứng và vô ơn.
Và chỉ với kinh nghiệm sâu đậm tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa nơi bản thân, chúng ta mới có thể yêu mến và thương xót nhau; như Đức Giê-su nói trong bầu khí của Bữa Tiện Ly diễn tả tình yêu đến cùng của Người: “Anh em hãy yêu mến nhau, như Thầy yêu mến anh em; và Cha thầy yêu mến thầy như thế nào, thầy cũng yêu mến anh em như thế” (Ga 15, 9-17). Vì tình yêu, tự bản chất là thông truyền và lan tỏa.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn