Trước chuyến Tông du Iraq của Đức Phanxicô, một cái nhìn về đất nước Iraq

Thứ ba - 02/03/2021 16:19
Các tín hữu Kitô giáo ở Iraq sẽ tham dự một buổi lễ cầu nguyện tại Nhà thờ Công Giáo Syriac ở thị trấn Qaraqosh thuộc tỉnh Niniveh, Iraq


Iraq: Cái nhìn tổng thể về Giáo hội và các cộng đồng Kitô giáo ở Iraq.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành cuộc tông du đầu tiên đến Iraq từ ngày 5 đến ngày 8 tháng Ba. Sau đây là một cái nhìn tổng thể về các cộng đồng của một Giáo hội cổ xưa và đa dạng của đất nước Iraq, hoàn cảnh và những thách đố của họ.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Kitô giáo đã có mặt ở Iraq từ những thời kỳ đầu tiên, như sách Tông đồ công vụ đã ghi lại. Nguồn gốc bắt nguồn từ việc rao giảng của Thánh Thomas Tông đồ và các môn đệ của ông là Addai và Mari vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, kéo dài từ Iraq đến Đông Á. Do đó, theo kinh thánh và lịch sử, Iraq là một vùng đất quan trọng đối với tất cả những người theo đạo Thiên Chúa, những người đã đóng góp một vai trò quan trọng trong lịch sử của nó.

Một lịch sử bắt bớ và bị đối xử khác biệt

Cộng đồng Kitô giáo ở Iraq, ngày nay bao gồm người Chaldean, người Assyria, người Armenia, người Công Giáo Latinh, người Melkites, Chính thống giáo và người Tin lành, đã bị đàn áp và đối xử phân biệt từ khi Hồi giáo xuất hiện và ngay cả sau khi Iraq độc lập. Dưới chế độ độc tài của Saddam Hussein, những người theo đạo Thiên chúa đã tìm ra một phương thức để Giáo hội được tồn tại và thực hiện các hoạt động của mình là các công việc từ thiện. Tuy nhiên, vào thời điểm đó - đặc biệt là sau khi các cuộc chiến tranh liên tiếp bắt đầu vào những năm Tám mươi - ngày càng nhiều người theo đạo Thiên Chúa ở Iraq bắt đầu phải di cư và ở hải ngoại họ đã thành lập ra các cộng đồng Iraq hải ngoại.

Những con số bị xụt giảm: Những cuộc di cư năm 2003 và những năm 2014 tới 2017

Một cuộc di tản lớn nhất xảy ra sau cuộc can dự quân sự của Hoa Kỳ vào năm 2003, tạo ra sự mất an ninh, bạo lực và các cuộc tấn công, cũng như từ năm 2014 đến năm 2017, sau khi thành lập “Nhà nước Hồi giáo” (IS - DAESH) ở phía bắc của Iraq.

Vào trước cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ hai, người theo đạo Thiên chúa ở Iraq ước tính từ 1 đến 1,4 triệu (khoảng 6% dân số). Sau đó, con số đã bị tụt giảm xuống chỉ còn 300-400.000, theo ước tính gần đây nhất của tổ chức Cứu trợ Tòa Thánh cho các Giáo hội cần thiết (ACN).

Từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2015, có khoảng 1.200 Kitô hữu bị giết, bao gồm Đức Tổng Giám Mục Paulos Rahho của Mosul, bị sát hại vào năm 2008, cùng với 5 linh mục và 48 nạn nhân của một cuộc thánh chiến tàn phá Nhà thờ Đức Mẹ Phù hộ ở Baghdad vào ngày 31 tháng 10 năm 2010) và 62 nhà thờ khác bị hư hại hoặc bị phá hủy bình địa.

Việc IS chiếm đóng miền Đồng bằng Nineveh, vốn là cái nôi Kitô giáo vùng Lưỡng Hà, đã khiến người Kitô giáo trong khu vực này bị xóa sổ! Hơn 100.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ cùng với các nhóm thiểu số bị đàn áp khác như nhóm người thiểu số Yazidis. Nhiều gia đình trong số những gia đình này đã phải ẩn náu ở các vùng của những người Kurdistan ở Iraq, cụ thể là ở Ankawa, khu vực của người Kitô giáo ở Erbil, trong các trại tị nạn dọc theo biên giới Jordan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon, hoặc được đi tị nạn ở châu Âu và các nước khác. Trong những năm gần đây, ít nhất 55.000 người theo đạo Thiên chúa Iraq cũng đã rời bỏ vùng Kurdistan ở Iraq. Nhiều nhà thờ và tài sản của người theo đạo Thiên Chúa bị phá hủy và bị tịch thu. Một phần di sản lịch sử Kitô giáo được Đức Tổng Giám Mục Najib Mikhael Moussa ở Mosul lưu giữ không bị phá hủy, trong đó có hơn 800 bản thảo lịch sử. Nỗ lực này vào năm 2020, đã được Liên minh Châu Âu trao tặng cho ngài Giải thưởng Sakharov.

Tình trạng bất ổn và chủ nghĩa bè phái là mối đe dọa liên tục đối với những người theo đạo Thiên chúa ở Iraq

Sau cuộc tập hợp quân sự của tướng Caliphate ở Iraq vào năm 2017, các Kitô đã dần dần trở lại Đồng bằng Nineveh, và với sự trợ giúp của Tòa Thánh và đặc biệt của Thánh bộ lo cho các Giáo hội khó khăn cần sự hỗ trợ (ACN). Ngày nay, gần 45% Kitô hữu của vùng đồng bằng Nineveh đã hồi hương, và 80% nhà thờ ở vùng Đồng bằng này đã và đang trong quá trình xây dựng lại (ngoại trừ ở thành phố Mosul, vì luật Hồi giáo…)

Cho đến nay, khoảng 57% số nhà của các gia đình theo đạo Thiên chúa trong vùng bị hư hại đã và đang nằm trong kế hoạch tái thiết sửa chữa, 35% trong số đó với sự hỗ trợ tài chính của Tòa Thánh (ACN), Thánh bộ Tòa Thánh cũng tạo điều kiện thành lập Ủy ban Tái thiết vùng đồng bằng Nineveh (NRC ) với mục đích khuyến khích các Kitô hữu quay trở về xây dựng cộng đồng và đảm bảo họ cũng như các nhóm thiểu số khác được bảo vệ.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu an ninh và các hành động quấy nhiễu, đe dọa liên tục của dân quân địa phương và các nhóm thù địch vẫn tiếp tục đe dọa các cộng đồng Kitô hữu ở Iraq, đặc biệt ở khu vực này. Điều này đã được ACN, và Tổ chức "Open Doors", một tổ chức Kitô giúp đỡ những Kitô hữu bị đàn áp trên thế giới cũng như "Trung tâm Hy vọng" ở Iraq xác nhận: "Cuộc sống sau thời Isis: Những thách thức mới đối với Kitô giáo ở Iraq", được phát hành vào mùa thu năm 2020…

Khát vọng tôn trọng quyền lợi của người dân, sống hòa bình và chấp nhận đa nguyên

Ngoài tình trạng mất an ninh, bất ổn chính trị, chủ nghĩa bè phái, còn nạn tham nhũng, nạn khủng hoảng kinh tế, vốn đã trở tồi tệ lại trở nên tồi tệ hơn vì đại dịch Covid-19, làm cho các Kitô hữu lưỡng lự quay về hay ở lại đất nước họ đang tạm dung.

Để đảm có một bảo tương lai, một Iraq thống nhất và không có những cuộc thánh chiến, trên hết đất nước này phải công nhận và bảo vệ quyền công dân đầy đủ của người dân. Đây là lý do tại sao các Giáo hội từ lâu nay vẫn cương quyết đòi hỏi có một Hiến pháp và một vai trò tích cực hơn trong đời sống chính trị và xã hội ở Iraq. Bản Hiến chương được thông qua năm 2005 chính thức đảm bảo tôn trọng tự do tôn giáo, nhưng điều 2 lại xác định Hồi giáo là quốc giáo chính thức và là nguồn luật pháp. Hồi giáo tiếp tục là một tôn giáo có đặc quyền trong hệ thống Iraq đã gây nhiều khó khăn cho các giáo hội thiểu số.

Đức Thượng Phụ Chaldean H.B. Louis Raphaël Sako đã nhiều lần đưa ra vấn đề này, khi ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một cuộc đối thoại cởi mở giữa tất cả mọi bên để xây dựng một Nhà nước đa nguyên và vững mạnh, tôn trọng mọi người công dân, không phân biệt tôn giáo và nguồn gốc của họ. Điều này cũng được nhắc lại tại Thượng hội đồng cuối cùng của Giáo hội Chaldean vào tháng 8 năm 2019, kêu gọi một Nhà nước dựa trên "bình đẳng, công lý, luật pháp" công nhận sự đại diện công bằng cho các Kitô nhân trong các tổ chức chính phủ.

Các Giáo hội Iraq đã tìm thấy sự hỗ trợ về những vấn đề này từ Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi. Kể từ khi ông lên nắm quyền vào ngày 7 tháng 5 năm 2020, al-Kadhimi đã nhiều lần bày tỏ mong muốn ngăn chặn cuộc di cư của những tín hữu Kitô và kêu mời họ ở lại hay trở về xây dựng lại đất nước, cũng như nhấn mạnh cho họ biết rằng họ đại diện cho một thành phần quan trọng cho xã hội Iraq. Những lời này đã được đi đôi với hành động. Một cử chỉ quan trọng là Quốc hội Iraq gần đây đã tiến hành công nhận lễ Giáng sinh là một ngày lễ nghỉ toàn quốc. Và gần đây hơn, ngay cả thủ lĩnh người Shiite Muqtada al Sadr, người đứng đầu Đảng Sadrist quyền lực, đã thể hiện sự sẵn sàng đối thoại với cộng đồng Kitô giáo ở Iraq, bằng cách trả lại những tài sản đã bị các nhóm Shite đánh cắp trong nhiều năm được trao trả cho chủ sở hữu hợp pháp của chúng.

Mối quan tâm của Tòa thánh đối với các Kitô hữu ở Iraq

Hoàn cảnh của các Kitô hữu ở Iraq luôn được Tòa thánh quan tâm đặc biệt, đặc biệt là sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai năm 2003, mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kịch liệt phản đối, và năm 1991, Ngài đã cảnh báo về “những hậu quả to lớn mà một hoạt động quân sự quốc tế trợ giúp cho người Iraq và cho sự cân bằng ở khu vực Trung Đông” (Angelus, ngày 16 tháng 3 năm 2003). Đức Thánh Cha hoàn toàn nhận thức được những hậu quả mà cuộc xung đột vũ trang lần thứ hai này sẽ gây ra cho các cộng đồng Kitô giáo ở Iraq và khắp khu vực.

Việc thành lập Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria vào năm 2014 càng khiến tình hình thêm rối ren. Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã không ngừng nói lên sự gần gũi của ngài "với những người Iraq thân yêu". Mối quan tâm này đã được tái khẳng định bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, nhân chuyến công du tới Quốc gia này vào tháng 12 năm 2018. Trong chuyến thăm của mình, Ngoại trưởng Vatican nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc vượt qua hận thù và bày tỏ lòng biết ơn của Giáo hội đối với nhân chứng Kitô giáo người Iraq đã sống và làm chứng, nó đã trở thành "một tấm gương sống cho tất cả các Kitô hữu trên thế giới".

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại hy vọng rằng Iraq “có thể đối diện với tương lai thông qua việc theo đuổi những lợi ích chung một cách hài hòa cho tất cả các thành phần trong xã hội, bao gồm cả tôn giáo” như ĐTC đã phát biểu vào ngày 10 tháng 6 năm 2019, trong Cuộc họp mặt của các Cơ quan Viện trợ cho các Giáo hội Đông Phương (ROACO), khi Ngài bày tỏ mong muốn đến thăm Iraq vào năm 2020.

Tầm quan trọng của việc duy trì sự hiện diện lịch sử của các tín đồ Kitô hữu ở Quốc gia này và nhu cầu đảm bảo an ninh cho họ là một ưu tư hàng đầu cho tương lai của Iraq mà ĐTC đã bày tỏ nhân chuyến thăm Vatican lần thứ hai của Tổng thống Barham Salih, vào ngày 25 tháng 1, năm 2020, tập trung vào những thách đố mà Quốc gia này phải đối diện và tầm quan trọng của việc thúc đẩy ổn định và quá trình tái thiết.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh về sự cần thiết phải bảo vệ "sự hiện diện của Kitô giáo" ở Iraq và trong toàn bộ khu vực trong cuộc họp trực tuyến về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria và Iraq do Thánh bộ Phát triển Con người Toàn diện tổ chức với hàng chục tổ chức phi chính phủ Công Giáo, ngày 10 tháng 12 năm 2020. "Chúng ta phải làm việc để đảm bảo sự hiện diện của Kitô hữu ở những vùng đất này được tiếp tục: đó là một dấu hiệu của hòa bình, tiến bộ, phát triển và hòa giải giữa các dân tộc", Đức Thánh Cha nói trong một thông điệp video, kêu gọi cộng đồng quốc tế khuyến khích các cộng đồng di dân vì chiến tranh nên hồi hương...

”Trong bối cảnh đó, việc công bố vào ngày 7 tháng 12 năm 2020 về cuộc hành trình tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Giáo hội Iraq nhiệt tình hoan nghênh. Chuyến đi của Giáo hoàng diễn ra sau 21 năm sau “chuyến viếng thăm” của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Đất nước, nhân chuyến hành hương Năm Thánh theo dấu chân của Abraham, Moses, Chúa Giêsu và thánh Phaolô vào năm 2000, bị hủy bỏ do tình hình chính trị ở Iraq.

Nguồn tin: vietcatholicnews.org

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây