Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

Thứ sáu - 27/08/2021 07:57

Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

 Lm. Giuse Đinh Tất Quý & Lm. Nguyễn Hữu An & Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ
 Ngày 28/08/2021
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

“Kìa chàng rể đến, hãy ra đón người”.

 

BÀI ĐỌC I: 1 Cr 1, 17-25

“Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm đối với người đời, nhưng là sự khôn ngoan đối với những người Thiên Chúa kêu gọi”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, Đức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là đi rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo thập giá của Đức Kitô ra hư không.

Vì chưng lời rao giảng về thập giá là sự điên rồ đối với những kẻ hư mất; nhưng đối với những người được cứu độ là chúng ta, thì điều đó là sức mạnh của Thiên Chúa.

Vì như đã chép rằng: “Ta sẽ phá huỷ sự khôn ngoan của những kẻ khôn ngoan, sẽ chê bỏ sự thông sáng của những người thông sáng”. Người khôn ngoan ở đâu ? Người trí thức ở đâu ? Người lý sự đời này ở đâu ? Nào Thiên Chúa chẳng làm cho sự khôn ngoan của thế gian này trở nên ngu dại sao ? Vì khi thế gian tự phụ là khôn, không theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà nhận biết Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã muốn dùng sự điên rồ của lời rao giảng để cứu độ những kẻ tin.

Vì chưng, các người Do-thái đòi hỏi những dấu lạ, những người Hy-lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, còn chúng tôi, chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho người Do-thái, một sự điên rồ đối với các người ngoại giáo, nhưng đối với những người được kêu gọi, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, thì Ngài là Chúa Kitô, quyền năng của Thiên Chúa, và sự khôn ngoan của Thiên Chúa, vì sự điên dại của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người, và điều yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người.

Đó là lời Chúa.

 

ĐÁP CA: Tv 32, 1-2. 4-5. 10ab và 11

Đáp: Địa cầu đầy ân sủng của Chúa (c. 5b).

Xướng:

1) Người hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa! Ca ngợi là việc của những kẻ lòng ngay. Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa. - Đáp.

2) Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng của Chúa. - Đáp.

3) Chúa phá tan ý định của các nước, làm cho vô hiệu tư tưởng của chư dân. Ý định của Chúa tồn tại muôn đời, tư tưởng lòng Người còn mãi đời nọ sang đời kia. - Đáp.

 

Tin mừng: Mt 23, 8-12

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này: “Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó, có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo. Còn những cô khôn ngoan đã mang đèn, lại đem dầu đầy bình. Vì chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả.

“Nửa đêm có tiếng hô to: Kìa, chàng rể đến, hãy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của mình. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: 'Các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em đã tắt cả'. Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: 'E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra (nhà) hàng mà mua thì hơn'. Song khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến. Những trinh nữ đã sẵn sàng, thì theo chàng rể cùng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và nói: 'Thưa ngài, xin mở cửa cho chúng tôi'. Nhưng người đáp lại: 'Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi'. Vậy hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào, giờ nào”.

 

Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Tất Quý)

Ngày 28 tháng 8
THÁNH AUGUSTINÔ
345-430

1. GƯƠNG THÁNH NHÂN

Augustinô chào đời năm 354 trên đất Phi Châu đầy sức sống. Xuất thân từ một gia đình trung lưu với những khuynh hướng tôn giáo hỗn hợp: Cha chàng là Patricius, một người ngoại đạo sống khá phóng túng, nuôi nhiều tham vọng cho cậu con trai đầy hứa hẹn này. Mẹ chàng là Monica, một Kitô hữu sốt sắng đã dành cho chàng một tình thương đặt biệt sáng suốt, đã phải khuyên răn và khóc lóc nhiều về hạnh kiểm của con mình nhưng cuối cùng đã được chứng kiến cuộc trở lại của Augustinô và đồng thời được Augustinô dẫn lên những đỉnh cao của chiêm niệm và lòng say mê Thiên Chúa.

Nói về thiếu thời của mình, Augustinô tự nhân: “Tôi chỉ ham chơi”. Cậu bé thần đồng ấy rất sợ đi học, nhưng khi đã bị đẩy đến trường thì cậu trở thành một học sinh ưu tú vượt hẳn các bạn đồng liêu.

Đặt nhiều hy vọng vào con đường học vấn của cậu, thân sinh đã gửi cậu đến Carthagô là một trong những trung tâm văn hóa trứ danh nhất thời đó. “Tôi đến thành Carthagô, tất cả chung quanh tôi vùng dậy những quay cuồng đam mê ngang trái”.

Augustinô học hành xuất sắc bao nhiêu thì ăn chơi cũng sành sỏi bấy nhiêu. Chàng đã yêu và yêu tha thiết với sức đam mê mãnh liệt của loài người với một trái tim nóng hổi, với tất cả giác quan nhạy bén. “Lao mình vào tình ái, tôi muốn bị kẹt trong đó luôn”.

Với tài hùng biện sẵn có, Augustinô tự rèn luyện khoa ăn nói và làm quen với các văn hào la tinh, với các triết gia Hy Lạp. Một hôm tình cờ chàng giở quyển Hortensius của Cicéron, và nhận được ánh sáng bừng chiếu qua những hàng chữ của tác giả.

“Quyển sách này đã đổi hẳn các tình cảm của lòng con, hướng con về với Chúa, các ước nguyện và ý muốn của con được xoay chiều. Tất cả những ước mộng viển vông trở thành phi lý. Với một sức mạnh phi thường, con thèm muốn đức khôn ngoan bất diệt. Con bắt đầu đứng dậy trở về với Ngài”.

Từ Carthagô, cuộc sống dần đưa chàng đi tìm kế sinh nhai tại Rôma, Milan. Augustinô nay đã 30 tuổi, với thời gian, nhiều mộng đẹp đã tan vỡ. Những khó nhọc của cuộc sống giúp chàng trưởng thành hơn.

Cho tới một ngày kia, ơn Chúa đã toàn thắng, như một cơn gió lốc cuốn đi tất cả những do dự, khắc khoải trong lòng Augustinô. Một hôm, ngồi ngoài vườn với một người bạn chí thân, Augustinô nghe tiếng trẻ nhỏ nhẩm câu:

“Hãy cầm lấy mà đọc”. Nghe vậy, Người mở thánh thư và câu đâu tiên Người đọc là: “Hãy mặc lấy Đức Kitô và đừng thỏa mãn với những đam mê xác thịt”.

Câu này quả dành riêng cho Augustinô đó. Đây chính là lời đáp của ơn trên. Augustinô chạy báo tin vui này cho mẹ. Bà điềm nhiên trả lời: “Mẹ đã biết mà, Mẹ ở đâu thì con cũng sẽ đến đó”. Sứ mệnh của bà đã chấm dứt, bà mừng rỡ thấy Augustinô bắt đầu cuộc sống mới. Từ nay, Augustinô sẽ rảo bước trên con đường của Luật Chúa.

“Dưới sự hướng dẫn của Ngài, Lạy Chúa, con đã bước vào chính thâm tâm con. Con đã làm được điều đó nhờ sức Chúa nâng đỡ.”

Sau khi khám phá Thiên Chúa là Đấng đáng để cho ta bán hết tất cả để đi theo, Augustinô quyết tâm rút vào sa mạc sống ẩn dật để được thưởng thức Chúa, nhưng Augustinô sẽ không bao giờ được sống ẩn dật lâu. Danh tiếng của ngài đã được truyền lan, dân chúng theo đuổi Augustinô xin ngài hướng dẫn họ, xin ngài cố vấn cho họ trong công ăn việc làm, chỉ dẫn cho họ đường ngay nẻo chính.

Một hôm, trong khi dự lễ tại Hippone, dân chúng nảy ra ý kiến: Augustinô sẽ làm Linh mục của họ, và hơn thế nữa sẽ là Giám Mục chăn dắt học. Ý dân là ý trời, ngay lúc đó Augustinô được tôn làm làm Linh mục và sau một thời gian Augustinô trở thành Giám Mục của dân.

Vì mến Chúa đi đôi với yêu người, Augustinô mang tất cả kinh nghiệm, kiến thức rộng lớn của mình để phục vụ anh em. Nhưng trên hết mọi sự, Augustinô là con người của tình yêu: Ngài dành trọn vẹn tất cả khả năng yêu đương cho Chúa và cho anh em, điểm nổi bật của Ngài là một trái tim nóng hổi.

Năm 430, sau một cơn hấp hối, Augustinô về với Chúa, Đấng mà Ngài đã tha thiết mến yêu.

2. CUỘC ĐỜI AUGUSTINÔ ĐỂ LẠI CHO CHÚNG TA HAI BÀI HỌC:

Bài thứ nhất: Khi Ngài còn sống trong tội lỗi và yêu chuộng cuộc đời trụy lạc, thì Thiên Chúa là tình yêu đã dùng hình ảnh của người mẹ để từ từ lôi kéo ngài về với Chúa. Như vậy chúng ta thấy nhờ ơn Chúa, con người có thể thắng mọi trở ngại. Dù là những đòi hỏi của một trí tuệ sắc sảo, kiêu căng, hay những lệ thuộc của một thể xác đầy dục vọng, ơn Chúa cũng vẫn chiến thắng để làm cho con người thuộc về Chúa nếu con người có ý chí quyết tâm, kiên trì và sẵn sàng hy sinh cho con mình như trường hợp bà Monica.

Bài thứ hai: Augustinô là người thích chiêm niệm hơn, nhưng Chúa lại thúc dục ngài hoạt động. Cuộc trở lại của ngài cho chúng ta một gương về sinh hoạt tông đồ. Nếu chúng ta được mời gọi hoạt động, hãy chấp nhận như một bổn phận đức ái, nhưng đừng lãng quên chiêm niệm vì công việc tông đồ của chúng ta cần có hậu thuẫn của một sự tiếp xúc mật thiết với Chúa và nguồn mạch sự sống và chân lý. Quan trọng là chúng ta biết đặt ý Chúa lên trên hết mọi sự.

Cha Gonza thuật truyện:

Khi ấy tôi là công nhân, có dịp đi tiếp tế cho một trại tù Phát xít. Trại này có độ 500 người: gồm Giám mục, tổng đại diện, quản hạt, chánh xứ, phó xứ,… họ bị kết án không cho hoạt động gì cả. Tôi nghĩ rằng, khi tới trại giam tôi sẽ gặp những người chán nản, tuyệt vọng. Tôi chắc rằng đau khổ lớn lao nhất đối với những người này, là nghĩ tới hàng ngàn giáo dân không có người săn sóc. Nhưng ngược lại, các ngài vui vẻ trả lời với tôi rằng:

“Chúng tôi đang sống với Chúa, và đang theo Chúa ở đây. Theo tính tự nhiên, sống mà không hoạt động, nhất là phải xa đoàn chiên là một đau khổ lớn. Nhưng chúng tôi làm điều Chúa muốn, chứ không phải do chúng tôi muốn; chúng tôi tin chắc là Chúa sẽ lo cho giáo dân thay chúng tôi, ở đây chỉ cần sống mỗi giây phút đầy yêu thương nhau, và thương yêu mọi người xung quanh chúng tôi, thì cả những người lính gác cũng vui vẻ với chúng tôi.”

Cha Gonza kể tiếp: “Có lần tôi lại đi tiếp tế cho một linh mục bị giam biệt phòng, tôi hỏi ngài có buồn chán lắm không?

Ngài đáp: “Tự nhiên cũng buồn, vì mình phải câm lặng suốt năm, suốt tháng, suốt ngày, nhưng rồi tôi đã chấp nhận tất cả. Khi có được bánh rượu thì tôi dâng lễ. Khi không có bánh rượu thì tôi cũng vẫn kết hợp với Chúa suốt ngày, và luôn luôn tôi tự nhủ, nếu Chúa không muốn tôi dâng lễ, làm việc tông đồ, thì sống với Chúa trên thánh giá vậy. Tôi hát suốt ngày và suy niệm lời Chúa, nghe Chúa nói với tôi, tôi nói với Chúa. Tuy đau khổ, nhưng tôi cứ sống từng phút, hết phút này đến phút khác, và tôi thấy đây là những giây phút sung sướng nhất của đời tôi, chưa bao giờ tôi dâng thánh lễ, chưa bao giờ tôi chầu Chúa sốt sắng như bây giờ.

Thánh nhân đã để lại cho Giáo Hội nhiều áng văn lỗi lạc về Thiên Chúa tuyệt đỉnh của tình yêu. Những châm ngôn của Ngài đã trở nên bất hủ và qua các thế hệ đã làm của ăn tinh thần cho nhiều tâm hồn: “Tình yêu là sức mạnh của tôi. Chúa đã sinh con ra cho Chúa và tâm hồn con luôn khắc khoải cho đến lúc được nghỉ ngơi trong Chúa.”

 

Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

Thánh Augustinô, giám mục, tiến sĩ hội thánh (Mt 25,14-30)

  1. Đọc dụ ngôn nén bạc chúng ta thấy: Thiên Chúa trao cho mỗi người số nén bạc không đồng đều, kẻ nhiều người ít. Nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người sử dụng những nén bạc đó. Bởi thế người đã lãnh 5 nén và người đã lãnh 2 nén mà sử dụng tốt đều được thưởng như nhau, là “vào hưởng sự vui mừng của chủ”. Cách sử dụng tốt những nén bạc là làm cho chúng sinh lợi. Làm cho chúng sinh lợi không hệ tại số lượng nén bạc được gia tăng, mà hệ tại tấm lòng của người tôi tớ: người ấy biết chủ tín nhiệm mình, nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.
  2. Qua đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe Thiên Chúa như ông chủ đi công tác xa trao cho mỗi người chúng ta một số bạc, tượng trưng cho tất cả những gì Ngài ban cho chúng ta, và bổn phận chúng ta là dùng số bạc đó để sinh lợi. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Đấng dựng nên ta và ban cho chúng ta những khả năng riêng, những nén bạc nhiều ít tùy ý Ngài, Chúa cũng chỉ đòi hỏi chúng ta sinh lợi theo khả năng của mình. Thiên Chúa không bắt chúng ta phải làm những gì vượt quá khả năng Ngài đã ban cho chúng ta, chỉ cần một chút trung thành là chúng ta có thể làm trọn công việc của Ngài trao cho chúng ta.

Sau một thời gian lâu dài, ông chỉ đến và thanh toán sổ sách, kẻ sinh lợi được năm nén cũng được khen như người sinh lợi được hai nén, vì cả hai cùng làm tròn nhiệm vụ của chủ giao bằng hết khả năng của mình. Nhưng khả năng Chúa ban cho không phải chỉ để được chôn vùi dưới đất, không phải để được cất giữ nhưng phải để được sinh lợi (R.Veritas).

  1. Ông cố của linh mục vừa qua đời. Có rất nhiều người đến viếng thăm với hoa, nến và nhiều kinh nguyện khác. Một em bé đến nói với vị linh mục: “Thưa cha, con không có hoa, nến, cũng không thuộc nhiều kinh. Con chỉ đọc cho ông cố một kinh Lạy Cha mà thôi”. Vị linh mục trìu mến trả lời: “Con đừng lo. Lời kinh đơn sơ của con cũng có giá trị cao quý như các kinh nguyện của những người khác”.

Đức Giêsu cho chúng ta biết rằng: Thiên Chúa đã trao cho mỗi người những nén bạc, tức là những tài năng, kẻ nhiều người ít. Điều Đức Giêsu muốn nhắn gửi, đó là mỗi người phải sử dụng những “nén bạc” là những tài năng Chúa ban, để “sinh lời” cho Chúa. Phần “lời” này không hệ tại ở số lượng nén bạc được gia tăng, mà phụ thuộc tấm lòng của chính chúng ta. Chúng ta có siêng năng làm việc để phát huy tài năng hay không, hay chúng ta lười biếng như đầy tớ vô dụng đã đem chôn bạc xuống đất?

  1. Tất cả chúng ta cũng là đầy tớ được Chúa uỷ thác cho những nén bạc khác nhau. Từ sự hiện hữu đến những ơn lành đều là những nén bạc Chúa ban cho chúng ta, để phát triển và mang lại kết quả. Chắc chắn Chúa sẽ không đòi những gì quá sức chúng ta. Nếu Chúa chỉ ban cho chúng ta hai nén, Ngài không đòi chúng ta phải làm ra năm nén. Điều quan trọng là chúng ta phải tận dụng ơn lành Ngài ban một cách cụ thể trong việc phụng sự Thiên Chúa và yêu thương phục vụ tha nhân. Chúng ta sẽ chiếm trọn gia sản Nước trời, nếu biết khôn khéo sử dụng nén bạc đã được giao cho. Và đó là điều chúng ta phải không ngừng cầu xin Chúa (Mỗi ngày một tin vui).
  2. Chúng ta phải cám ơn Chúa từng giây phút trong mỗi ngày, vì dù mình có tài hèn sức mọn, Chúa vẫn tin tưởng trao gửi cho chúng ta những nén bạc của Ngài, để chúng ta sinh lợi cho Chúa. Chúng ta hãy bắt chước người đầy tớ thứ nhất và thứ hai: siêng năng, chăm chỉ làm việc và làm lợi cho chủ, chứ đừng theo người đầy tớ thứ ba: lười biếng, không chịu làm việc. Chúng ta hãy nhớ: không có việc gì quá nhỏ mà không đáng làm, và cũng không có việc gì quá nhỏ mà không đem lại lợi ích. Vấn đề là chúng ta có chịu làm hay không. Tóm lại chúng ta hãy tận dụng tài năng, sức lực, ân lộc Chúa ban, để xây dựng sự nghiệp đời này và sự nghiệp tin yêu trên Nước trời.
  3. Truyện: Biết làm sinh lợi cho Chúa

Sau khi đến thăm gia đình của người bạn học vừa mất, cô bé trở về nhà. Vẻ mặt giận dữ, cha cô bé hỏi:

- Tại sao con đến nhà người ta vào lúc này?

Cô bé trả lời:

- Con đến để yên ủi mẹ bạn ấy.

- Nhưng con thì làm được gì?

- Ba ơi, con chẳng làm được gì, vì thế con ngồi vào lòng mẹ bạn ấy.

Lúc đó cô bé chỉ biết khóc, nhưng đã an ủi lòng “người mẹ”.

Và tôi, trong cuộc sống, tôi cũng biết cười

để trao tặng “nụ cười hồng” cho mọi người.

Một miếng trầu tôi tiêm cho ngoại

Tách cà phê tôi pha cho bố mỗi sáng

Một chiếc áo dài tôi thêu cho mẹ

Và chiếc nơ hồng bắt bím cho chị

Những bài học hay tôi mang đến với trẻ thơ

Tôi đã làm tất cả hết khả năng và nhiệt huyết của mình.

Tôi vui vì đã góp phần tô điểm cho cuộc sống thêm hương vị.

Lạy Chúa! Xin giúp con biết sinh lợi những nén bạc Chúa trao,

biết trung thành với bổn phận hằng ngày (Hosanna).

 

Suy niệm (Lm. Nguyễn Hữu An)

1. Hối nhân trở thành thánh nhân

Thánh Augustinô sinh ngày 13 tháng 11 năm 354, tại Tagaste, nay là thành phố Souk-Ahras thuộc nước Algeria, nằm phía Bắc Phi Châu. Cha ngài là thị trưởng Patricius, thuộc gia tộc quyền quý và mẹ là Monica, một tín hữu công giáo, đạo hạnh, gương mẫu và giàu nhân đức. Mẹ Monica đã kiên trì cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn và mở lòng người chồng và người con trai yêu quý tìm về nguồn Chân Thiện Mỹ. Ơn Chúa rất huyền nhiệm và linh động nơi cuộc đời Augustinô.

Khi còn bé, Augustinô là một cậu bé tinh nghịch, thông minh xuất chúng, nên cậu là niềm hãnh diện của ông Patricius. Sau 16 năm sống với gia đình tại Tagaste, ngài đã được cha mẹ cho đi học về văn khoa hùng biện tại Carthage vào cuối năm 370.

Thành phố Carthage là một thành đô phồn thịnh, những toà nhà nguy nga lộng lẫy, thổ dân ở đây đa số là đa thần, và lối sống cao xa dễ đưa con người vào con đường xa hoa trụy lạc. Cuộc sống ở đô thành đã thu hút biết bao bạn trẻ, và Augustinô cũng không ngoại lệ. Tuy con đường học vấn trổi vượt hơn các bạn học nhưng đời sống tâm linh và luân lý bị suy sụp.

Năm 19 tuổi, Augustinô đã trở thành giáo sư triết học. Sự thành công trong học vấn đã tạo cho ngài một chỗ đứng vững vàng trong xã hội. Những kiến thức thâm thúy và sự khôn ngoan của triết gia Cicero đã gợi trong tâm thức Augustinô nỗi khát vọng tìm kiếm sự khôn ngoan chân thật. Khi nghe giáo chủ của giáo phái Manikê hùng biện về giáo thuyết của họ, ngài bị thu hút và đã gia nhập giáo phái này. Với tài hùng biện sẵn có, ngài đã thuyết phục được bao nhiêu người gia nhập vào giáo phái đó.

Sau những năm theo học tại Carthage, năm 373, ngài trở về quê Tagaste, nhưng mẹ ngài không thể đón nhận một người thuộc bè phái Manikê dù đó là con trai của mình. Nhưng tình yêu đã khiến Monica tha thứ và hết lời khuyên con trở về chính lộ. Thời gian ở Tagaste, Augustinô đã mở lớp dạy môn khoa Ngữ Văn để kiếm tiền sinh sống.

Suốt 9 năm làm tín đồ Manikê, đến năm 383, khi tròn 29 tuổi, ngài ao ước sang Ý để lập nghiệp, nhưng ý định này không được mẹ tác thành. Tuy nhiên, ngài vẫn trốn mẹ mà đi sang thánh đô Rôma, nước Ý. Khi đến nơi, ngài đã lâm trọng bệnh và sau khi hồi phục ngài đã mở lớp dạy chuyên khoa văn hùng biện. Học sinh ở đây không trả lệ phí nên ngài nản lòng và bỏ dạy. Cuối cùng, ngài xin dạy tại đại học ở Milan. Là một giáo sư dạy triết học, ngài say mê tìm kiếm và đào sâu vào triết lý của Plato.

Năm 384-387, là giai đoạn khủng hoảng niềm tin. Giai đoạn khủng hoảng được chấm dứt khi ngài nghe bài giảng thật huyền nhiệm của thánh Giám mục Ambrôsiô. Phục Sinh năm 387, Augustinô được Rửa tội tại Nhà thờ Milan. Ít lâu sau, đang khi phải chiến đấu dữ dội với những ham muốn của xác thịt, ngài đã nghe như có tiếng thúc bách từ nội tâm là hãy cầm sách Thánh lên để đọc. Ngài mở thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Rôma: “Chúng ta hãy ăn ở cho đúng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,13-14). Niềm vui và sự bình an khôn tả tràn ngập tâm hồn Augustinô và đã biến đổi cuộc đời của ngài hoàn toàn.

Hè năm 387, Augustinô cùng với mẹ và các bạn đồng hành đến cảng Ostia. Ít lâu sau, mẹ ngài qua đời và được chôn cất tại đây. Năm 388, ngài trở về Tagaste. Cùng với người bạn Alypius, ngài đã thành lập đan viện để sống chiêm niệm. Năm 391, ngài được phong chức linh mục thành Hippo và ở đây cho đến chết.

Khi nhận ra Đức Kitô là nguồn ơn cứu độ, ngài đã viết rất nhiều sách để phi bác các lạc thuyết thời bấy giờ. Năm 395, ngài được phong làm phụ tá Đức Giám mục thành Hippo. Sau khi Đức Giám mục Valerius thành Hippo băng hà năm 396, thánh Augustinô lên kế vị. Sự khôn ngoan và thánh thiện của ngài đã giúp cho Giáo hội Phi Châu tiến triển rất nhiều. Ngài còn để lại những bộ sách quý giá về thần học, minh giáo và chú giải Thánh Kinh. Trong suốt quãng thời gian làm Giám mục, ngài còn thể hiện một tinh thần khiêm tốn và tình huynh đệ bác ái tuyệt hảo đối với các linh mục dưới quyền ngài.

Sau khi trở lại, thánh Augustinô sống nhưng không còn phải là ngài sống nữa, mà là Đức Kitô sống nơi ngài. Khi mọi sự đã hoàn tất, Chúa đã gọi ngài một lần nữa qua cơn bệnh trầm trọng và đã qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430 tại Hippo. Ngài đã được phong thánh và được nâng lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh vào năm 1303.

Thánh Augustinô trở lại vào năm 33 tuổi và 3 năm sau Ngài trở thành linh mục, rồi năm 41 tuổi làm giám mục. Ngài biết Chúa và yêu Chúa tuy muộn màng nhưng thật nồng cháy “Con đã yêu mến Ngài quá muộn, ôi Đấng tốt đẹp rất cổ kính và rất tân kỳ! Con đã yêu mến Ngài quá muộn!

“Này, Ngài vốn ở trong con, mà con lại ở ngoài con và vì thế con tìm Ngài ở bên ngoài; là kẻ xấu xa, con đã lăn xả vào những vật xinh đẹp Ngài đã tạo dựng nên. Ngài đã ở với con mà con lại không ở với Ngài. Chính những vật, nếu không hiện hữu trong Ngài thì không bao giờ hiện hữu, đã cầm giữ con xa Ngài. Ngài đã kêu gọi, đã gào thét, đã thắng sự điếc lác của con. Ngài đã soi sáng, đã chiếu rọi, đã xua đuổi sự mù lòa của con. Ngài đã tỏa mùi thơm của Ngài ra và con đã được hít lấy và đâm ra say mê Ngài. Con đã được nếm Ngài, và đâm ra đói khát Ngài; Ngài đã đụng tới con và con ước ao sự bình an của Ngài”. (Tự thuật X, 27, 38 ). Ngài đã cầu nguyện, đọc tìm hiểu Kinh Thánh và lắng nghe Lời Chúa nên luôn thao thức “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa và tâm hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa” (Tự thuật I, 1, 1).

2. Thánh Augustinô, bậc trí thức của mọi thời

Thánh Augustinô để lại cho Giáo hội một kho tàng tư tưởng quý giá trong 252 cuốn sách lớn nhỏ, 509 bài giảng đủ loại, và 207 lá thư xa gần. Những tư tưởng bất hủ của ngài thường được trích từ ba cuốn sách nổi tiếng là: Những thú nhận, Thành trì của Thiên Chúa, về Chúa Ba Ngôi.

Nội dung tư tưởng phần lớn tập trung vào ba lãnh vực: Triết học, thần học, linh đạo. Hình thức ngài dùng để diễn tả nội dung là rất phong phú. Tất cả đều mang dấu ấn của một người học cao về văn chương và hùng biện.

Đọc những tác phẩm của thánh Augustinô, người nghiên cứu thấy: Phần, mà ngài nhận được bởi người khác, là rất đa dạng. Phần, mà ngài tự suy nghĩ ra, là rất sâu sắc. Ngài đã là giáo sư ở Thagaste, Carthage, Roma và Milan. Ngài có quan hệ mật thiết với nhiều bạn bè trí thức, trong đó có thánh Ambrôsiô.

Trí thức của thánh Augustinô được nhận thấy ở điểm chung này là: Say mê đi tìm sự thật, lẽ phải và đức khôn ngoan. Đối tượng là Thiên Chúa và con người. Sau khi đã mải miết đi tìm ở các trường phái, các trường học, các học giả, thánh nhân đã đi tìm nơi Đức Kitô. Ngài thú nhận: Chỉ Đức Kitô mới cho ngài thấy rõ sự thực, lẽ phải và sự khôn ngoan. Chỉ Đức Kitô mới là thầy chỉ cho ngài thấy con đường phần rỗi. Đức Kitô dạy ngài qua gương đạo đức của mẹ ngài là thánh Monica, qua Lời Chúa và trong nội tâm sâu thẳm của ngài. Ngài ghi lại tất cả cuộc đời thăng trầm của ngài một cách rất khiêm nhường. Với những tư tưởng trí thức trộn vào những kinh nghiệm bản thân, thánh Augutinh đã phản bác các bè rối một cách trí thức và đạo đức. Cũng với trí thức và đạo đức, ngài đã lập cộng đoàn tu viện ở Thagaste, đã sống đời mục vụ khi làm giám mục ở Hippone. Tại đây, ngài cũng đã trí thức trong lối sống của ngài.

Một chọn lựa đã được thánh Augustinô hay nhắc tới, đó là đời sống bên trong hơn đời sống bên ngoài. Trong mục vụ, thánh Augustinô lo cho đời sống bên ngoài của con chiên bằng nhiều cách, nhất là bằng cách dạy bảo, cảnh báo, khuyên răn. Nhưng điều quan trọng hơn ngài luôn cố gắng là, lo cho con chiên đi vào nội tâm mình, để gặp gỡ Đức Kitô. Trong cố gắng ấy, ngài thường nhấn mạnh đến đời sống phục vụ trong yêu thương, tình nghĩa theo gương Đức Kitô. Chính Đức Kitô mới là Đấng dạy dỗ nội tâm và đổi mới con người bên trong. Vì thế, mục đích sau cùng, mà ngài nhắm tới trong mọi bài giảng, là dẫn con người đến với Đức Kitô.

Thánh Augustinô là niềm tự hào của giáo phận Hippone, của Hội Thánh Phi châu, của Hội Thánh toàn cầu.

Nếu nhìn Hội Thánh Việt Nam qua gương trí thức của ngài, chúng ta sẽ thấy mình còn nhiều điều phải cố gắng thêm.
Bước đầu của trí thức là biết nhận thấy vấn đề. Trong lãnh vực tư tưởng cũng như trong lãnh vực đời sống, trí thức vẫn là một tiếng gọi. Dù đối thoại, dù đối kháng, chúng ta cần phải trí thức. Nhất là trí thức Phúc Âm. Những chọn lựa đạo đức, nếu thiếu chiều sâu trí thức, sẽ khó có thể làm cho Chúa được vinh quang trên đất nước Việt Nam hôm nay một cách hữu hiệu và lâu bền.

Trên đất nước Việt Nam hôm nay và ngày mai, trí thức đang và sẽ phát triển ở mọi tầng lớp. Trí thức cũng đang được khát khao ngay ở thôn quê bình dân nghèo túng.

Ước mong Công giáo Việt Nam khi hiện diện và đồng hành, sẽ không thiếu một đội ngũ trí thức tầm cỡ đi đầu. Vừa trí thức trong đạo, vừa trí thức ngoài đời. Khối trí thức ấy sẽ sát cánh kề vai với các trí thức xã hội, để cùng với tất cả đồng bào, xây dựng quê hương chung là Việt Nam yêu mến của chúng ta. Chúng ta thành khẩn dâng lên Chúa mong ước trên đây với tâm tình cầu nguyện khiêm cung. (x. Vietcatholic 27-8-2010, nhân lễ kính thánh Augustinô, suy nghĩ về trí thức; ĐGM Bùi Tuần).

3. “Giám mục vì anh chị em, Kitô hữu với anh chị em”

Cho anh chị em, tôi là Giám mục, cùng với anh chị em tôi là Kitô hữu. Tước hiệu thứ nhất là trách vụ đã lãnh nhận, tước hiệu thứ hai là của ân sủng. Tước hiệu đầu nói lên mối nguy hiểm, tước hiệu sau nói lên ơn cứu độ.

Thánh Augustinô đã sống một đời sống cầu nguyện liên lỉ, không ngừng đào sâu Kinh Thánh. Kinh nguyện trong cộng đoàn giúp ngài thêm mạnh mẽ. Sự ân cần của ngài đối với mọi người luôn là một huyền thoại: những người dự tòng chuẩn bị bí tích Rửa Tội, những người bị mất phương hướng luân lý viết thư xin ngài chỉ giáo, những giáo lý viên chán nản, những linh mục mất định hướng thần học…

Đối với Augustinô, người Kitô hữu phải kết hợp thành một thân thể duy nhất với Chúa Kitô. Vả lại, cuộc sống Kitô hữu là gì, nếu không phải là mặc lấy Chúa Kitô, tái sinh trong Thiên Chúa và trong sự thăng tiến tâm linh cho đến lúc gặp gỡ Thiên Chúa mặt đối mặt ?

 

Suy niệm (Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)

Augustinô sinh năm 354 tại một làng nhỏ bên Phi châu là con của thánh nữ Mônica. Ngài đã trải qua giai đoạn thanh xuân đầy náo động cả về đạo lý lẫn cách sống cho tới khi được thánh Ambrôsiô thanh tẩy cho năm 387.

Ngài trở về quê hương và sống một cuộc đời khắc khổ và được đề cử làm giám mục thành Hyppone. Trong suốt ba mươi tư năm làm giám mục, ngài đã tận tuỵ chăm sóc đoàn chiên. Lòng nhiệt thành, sự khôn ngoan, sáng suốt và sự thánh thiện của ngài đã làm cho Giáo hội Phi châu tiến triển rất nhiều. Ngài đã viết rất nhiều và để lại các pho sách về thần học, minh giáo, chú giải Thánh Kinh rất có giá trị và nổi tiếng. Suốt cuộc đời giám mục, ngài đã sống khiêm tốn, hiền lành và thực thi đức ái huynh đệ rất chân tình đối với các linh mục dưới quyền của mình. Nhưng đáng kể nhất là tư tưởng và chứng tá đời sống của ngài đã loan tỏa. Ngài đã sống một cuộc đời hoàn toàn lo tìm kiếm Thiên Chúa và phục vụ Giáo hội. Đối với ngài, Giáo hội là cộng đoàn tín hữu Hyppone và đồng thời cũng là thân thể Chúa Kitô trải rộng khắp thế giới. Ngài qua đời năm 430, thọ 76 tuổi.

Xin cho chúng ta biết noi gương thánh giám mục Augustinô, chỉ khát khao một mình Chúa là nguồn mạch sự khôn ngoan đích thực, và tìm kiếm một mình Chúa là Thiên Chúa Tình Thương.

Câu chuyện

Có một thi sĩ kia sáng tác được một số bài thơ, nhờ đó mà ông bắt đầu nổi tiếng... 

Một buổi chiều ra công viên thành phố đi dạo, rồi ngồi nghỉ trên ghế đá kê sát vào tường. Ông hết sức ngạc nhiên và rồi lại tỏ ra hãnh diện sung sướng khi thấy nhiều người đi qua trước mặt ông đã ngả mũ cúi chào. 

Trong khi còn nghĩ ngợi, thắc mắc thì có một bà già cũng đến trước mặt ông. Sau khi cúi chào, bà đã nhìn lên và miệng lâm râm nhiều lời mà ông không nghe rõ. Thế rồi bà cũng đi. Lúc ấy ông mới quay lại và nhìn lên theo hướng bà già kia đã nhìn. Ông nhận ra rằng ngay sau lưng và phía trên đầu ông có một cây thánh giá đã được dựng lên ở đó. Và ông xấu hổ bỏ đi...

Suy niệm

Nhà thông luật Do Thái giáo có nhiệm vụ chú giải Luật Môisê để dân chúng áp dụng vào đời sống hàng ngày. Người pharisiêu là một tầng lớp tri thức đạo đức bao gồm những người chủ trương sống đạo nhặt nhiệm, nhất là trong việc thi hành luật đạo. Là những vị vọng có trách nhiệm hướng dẫn đời sống đạo đức, thế nhưng họ đã chỉ chú trọng đến hư danh, đến chiếc ghế danh dự trong cộng đoàn như Tin Mừng Đức Giêsu đã chỉ cho thấy. Ðức Giêsu chỉ trích và vạch trần cách họ dạy đạo và sống đạo hình thức, chỉ mong hư danh. Đối chiếu với sự ham danh dự nơi các người trách nhiệm Do Thái, Ngài dạy các môn đệ tinh thần phục vụ yêu thương: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em”.

Trong xã hội hôm nay, người ta làm mọi cách để được ngồi trên ghế công quyền, thay vì được tín nhiệm với trách nhiệm mang tinh thần phục vụ lo cho dân, cho nước, cho anh em, thì ngược lại, chiếc ghế ấy làm hãnh diện cho họ, là nơi thu vét cho gia đình cho bản thân. Cho nên, người ta chỉ lo giữ và ôm trọn “chiếc ghế”. Khi nắm ghế, họ tỏ hiện quyền bính, đè bẹp mọi tiếng nói đối thoại… Hơn nữa, các thủ đoạn bịt miệng, vu cáo, chụp mũ anh em vì những mưu đồ của quyền bính xảy ra... Một cách nào đó, danh dự, quyền bính phục vụ cho lợi ích cá nhân trong xã hội, Giáo hội hôm nay cũng giống như các biệt phái và kinh sư chỉ luôn tìm kiếm hư danh, bổng lộc. Còn hơn các biệt phái, kinh sư ngày xưa, con người hôm nay thủ đoạn hơn họ khi dùng tiếng nói của quyền bính để thực hiện mưu đồ cá nhân trên cuộc sống của anh em đồng loại.

Chúng ta cảm thấy bị “sốc” khi nghe Chúa Giêsu xưng hô “cha” chỉ dành cho Thiên Chúa và danh “thầy” nên chỉ được dành cho Đức Kitô. Ngay Giáo hội sơ khai, đã có các đấng bậc làm cha, thánh Phaolô đã coi mình là cha sinh ra các tín hữu, đã gọi các người mình dẫn dắt là con (x. 1Cr 4,14-17; Gl 4,19). Gọi các bậc lãnh đạo trong Giáo hội là cha, chúng ta ý thức rằng các ngài được chia sẻ quyền làm cha của Thiên Chúa. Trong Giáo hội, mọi người dù có chức vụ hay các chức vị khác nhau, tất cả anh em đều là anh em với nhau, là con một cha.

Trong Hội Thánh cũng có những thầy dạy (Cv 13,1; 1Cr 12,28), và những vị lãnh đạo (Cv 15,22; Rm 12,8). Chỉ có một vị thầy là Ðức Giêsu, gọi thầy nơi các bậc dạy dỗ trong dân Thiên Chúa là thầy vì các ngài tham dự vào nhiệm vụ thầy dạy của Đức Kitô. Thầy Giêsu lại sống như bạn của các môn đệ, như anh em với họ (Ga 15,14; Mt 12,49-50), và nhất là như tôi tớ phục vụ họ (Mt 20,28), Ngài là mẫu gương phục vụ tuyệt vời và mời gọi những ai mang tinh thần công vụ “người làm lớn” phải phục vụ.

Thật thế, dù công quyền hay giáo quyền, mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa và phải quy về Thiên Chúa. Nếu có ai làm thầy, làm người lãnh đạo, thì vì họ được chia sẻ quyền làm Thầy của Ðức Giêsu.

Chúng ta cũng đối chiếu bản thân mình với tinh thần Đức Kitô: Mời gọi tất cả những ai mang trong mình trọng trách công vụ, trách nhiệm thầy dạy. Chúng ta tự cảnh tỉnh: Mang trong mình nhiệm vụ vì danh dự đến từ chiếc ghế, hay từ tinh thần phục vụ mà Chúa Giêsu nhấn mạnh…

Xin tinh thần phục vụ đến từ Chúa Kitô thanh tẩy tâm trí tôi và bạn, tâm trí của các nhà lãnh đạo, các bậc thầy dạy dỗ trong dân, để xã hội và đất nước được xây dựng trên tinh thần phục vụ trong trách nhiệm, liêm chính.

Ý lực sống

“Các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Ðức Kitô”  (Mt 23,10).

 

Lời Chúa: Mt 25, 14-30

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy theo khả năng mỗi người, đoạn ông ra đi.

Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác. Cũng vậy, người lãnh hai nén cũng làm lợi ra hai nén khác. Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình.

Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác mà nói rằng: "Thưa ông, ông đã trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác". Ông chủ bảo người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".

Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: "Thưa ông, ông đã trao cho tôi hai nén bạc, đây tôi đã làm lợi được hai nén khác". Ông chủ bảo người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".

"Còn người lãnh một nén bạc đến và nói: "Thưa ông, tôi biết ông là người keo kiệt, gặt chỗ không gieo và thu nơi không phát, nên tôi khiếp sợ đi chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Đây của ông, xin trả lại ông". Ông chủ trả lời người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, ngươi đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát: vậy lẽ ra ngươi phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời. Bởi thế, các ngươi hãy lấy nén bạc lại mà trao cho người có mười nén. Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc, nghiến răng".

 

* Đọc GIỜ KINH PHỤNG VỤ  link CGKPV

 

* Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

 

SUY NIỆM 1: Vào mà hưởng niềm vui

Suy niệm:

Người ta vẫn hay có cái nhìn tĩnh và buồn về đời sống Kitô hữu.

Đó là một đời sống cam chịu, nhẫn nhục, cúi đầu vâng phục Ý Chúa,

một đời sống khổ đau vì phải bước theo Chúa Giêsu vác thánh giá.

Nhìn như thế đúng nhưng không đủ.

Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một cái nhìn khác,

tươi tắn hơn nhiều, chủ động và tích cực hơn nhiều.

Thiên Chúa được ví như một ông chủ sắp đi xa.

Vì tin tưởng các đầy tớ của mình, nên khi vắng nhà (c. 14),

ông không ngại giao phó cho họ những món tiền rất lớn, tùy khả năng.

Người được năm yến, kẻ được hai, người được một (c. 15).

Mỗi yến bạc tương đương với sáu ngàn ngày công.

Hẳn các đầy tớ hiểu ý chủ muốn mình đầu tư sinh lợi.

Anh nhận được năm yến đã đi ngay lập tức và làm ăn với số vốn ấy.

Chúng ta không rõ anh đã đầu tư thế nào và bao lâu,

chỉ biết anh đã sử dụng cách hiệu quả những gì anh nhận được.

Sau một thời gian, tiền lời bằng số vốn bỏ ra.

Anh nhận được hai yến cũng vậy, cũng sinh lợi được hai yến khác.

Anh được một yến cũng đi,

nhưng là đi đào lỗ dưới đất để chôn giấu yến bạc (c. 18).

Anh không dám đầu tư vì sợ làm ăn lỗ lã.

Anh sợ số bạc lớn bị mất, nên anh muốn chôn giấu nó cho an toàn.

Khi ông chủ trở về để nghe báo cáo sổ sách của các đầy tớ,

ông đã khen hai anh đầy tớ vất vả làm ăn bằng những lời giống nhau:

“Khá lắm! Anh đúng là tôi tớ tốt lành và trung tín!

Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh.

Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh” (c. 21. 23).

Còn anh đầy tớ chôn giấu yến bạc dưới đất vì sợ hãi ông chủ,

đã bị chủ chê là đầy tớ xấu xa và biếng nhác.

Yến bạc của chủ còn nguyên chẳng hề là điều đáng tự hào.

Ông chủ ngạc nhiên vì tại sao anh lại không gửi tiền vào ngân hàng

để đồng vốn có thể sinh lợi (c. 27).

Anh bị tước mất yến bạc anh đã giữ kỹ, và tống vào chỗ tối tăm.

Một đầy tớ không sinh lợi từ số vốn được trao là một đầy tớ vô dụng (c. 30).

Mỗi Kitô hữu cũng là một người đầy tớ, một quản lý của Chúa,

được tin cậy giao phó, được yêu cầu đầu tư, được mong mỏi sinh lợi.

Sống đời Kitô hữu là chấp nhận dùng tất cả khả năng của mình (c. 15)

để làm cho những gì Chúa ban sinh lợi nhiều nhất.

Điều đó cần đến công sức, tính toán, sáng tạo, và nhất là tình yêu.

Yến bạc là khả năng và hoàn cảnh thuận lợi để ta làm việc cho Chúa.

Kitô hữu không phải là người thích an nhàn hay hưởng thụ.

Họ nỗ lực phấn đấu từng ngày để đời mình sinh hoa trái cho Chúa.

Ngày Phán xét, chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên nỗ lực sinh lợi của mình.

Mỗi người chúng ta không rõ mình đã nhận bao nhiêu yến bạc.

Điều quan trọng là không được giấu đi, và vui vẻ tận dụng điều mình có.

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu,

nếu ngày mai Chúa quang lâm,

chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.

Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,

còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.

Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,

Chúa đâu muốn mất một người nào...

Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa

xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,

vui tươi và hạnh phúc,

để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn

cho mọi người và cho cả vũ trụ.

Xin nuôi dưỡng nơi chúng con

niềm tin vững vàng

và niềm hy vọng nồng cháy,

để tất cả những gì chúng con làm

đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.

Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

 

SUY NIỆM 2: Tự hào trong Chúa

(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Dụ ngôn những nén bạc thật quan trọng. Nói lên nền tảng của đời sống con người. Nền tảng đó là mọi sự ta có đều là của Chúa. Hiện hữu ta là của Chúa. Ta là hư vô. Chúa đã kéo ta từ hư vô vào hiện hữu. Sự sống ta là của Chúa. Chúa ban cho ta tất cả. Có sự sống là có tất cả. Không có sự sống là không có gì hết. Kể cả linh hồn. Kể cả thiên đàng. Sau sự sống là tất cả. Sức khoẻ. Trí tuệ. Tài năng…

Vì tất cả mọi sự là của Chúa nên ta phải làm việc cho Chúa. Nén bạc Chúa trao phải được sinh lợi. Thân xác ngày càng mạnh khoẻ. Trí tuệ ngày càng thông minh. Linh hồn ngày càng thêm đức hạnh. Phải làm việc để thăng tiến bản thân, thăng tiến gia đình, thăng tiến xã hội, phát triển thế giới trong trật tự, hoà bình, thịnh vượng. Đó là điều thánh Phao-lô khuyên nhủ dân thành Thê-xa-lô-ni-ca: “Anh em hãy tiến tới nhiều hơn nữa. Hãy gắng giữ hoà khí, ai lo việc nấy và lao động bằng chính bàn tay của mình, như chính tôi đã truyền cho anh em” (năm lẻ).

Sau khi làm việc cho Chúa ta đặt tất cả thành quả dưới chân Chúa, Chúa lại ban tất cả cho ta. Vì thế Chúa bắt ta làm việc để chính mình được hưởng. Những ai không chịu làm việc. Muốn khẳng định mình không thuộc quyền Thiên Chúa. Muốn chiếm đoạt những gì của Chúa thành của riêng mình. Cho rằng mọi sự là của mình. Mình có quyền tự quyết. Trước mặt người đời họ được xưng tụng là khôn ngoan thông thái. Nhưng trước mặt Chúa họ thật khờ dại. Vì Chúa sẽ lấy lại những gì của Chúa. Họ chỉ còn là hư vô. Là xấu xa. Là nghèo túng.

Những ai khôn ngoan theo kiểu người đời sẽ trở thành khờ dại trước mặt Chúa. Những ai tưởng là khờ dại trước mặt người đời thực ra là khôn ngoan. Vì họ nhận biết nền tảng của mình ở nơi Chúa. Mọi sự là của Chúa. Như lời thánh Phao-lô dạy: “Những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt người…Ai có tự hào thì hãy tự hào trong Chúa” (năm chẵn).

Người tôi tớ bị phạt vì muốn chối từ quyền làm chủ của Chúa. Muốn tự mình làm chủ đời mình. Nên anh trở về đúng tình trạng của mình là không có gì hết. Vì chính sự sống của anh là của Chúa. Từ chối Chúa là mất tất cả.

 

SUY NIỆM 3: Trách nhiệm của các bậc cha mẹ

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đề cập đến việc một ông chủ trước khi đi xa, đã trao cho đầy tớ, mỗi người một số nén bạc để làm lợi thêm, và khi trở về, ông chủ đã gọi các đầy tớ đến tính sổ. Ðã có nhiều lối giải thích suy tư về các nén bạc; ở đây chúng ta lồng dụ ngôn trong khung cảnh: ông chủ là Thiên Chúa, đầy tớ là các bậc cha mẹ, nén bạc là con cái.

Ðiều răn thứ tư dạy con cái phải thảo kính cha mẹ; điều này có nghĩa là nếu con cái lỗi phạm giới răn này thì sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt. Bổn phận của con cái là tôn kính, yêu mến và đền đáp công ơn cha mẹ: đó là bài học cơ bản của các kẻ làm con. Tuy nhiên, Thiên Chúa sẽ không phải là vị thẩm phán chí công, nếu không xét xử những bậc cha mẹ không làm tròn bổn phận của mình. Nếu con cái phải thảo kính cha mẹ, thì cha mẹ cũng phải tôn trọng yêu thương con cái. Mỗi người con là một nén bạc Chúa trao, cha mẹ là những đầy tớ có nghĩa vụ canh giữ và làm lợi nén bạc này. Dĩ nhiên, chỉ một mình Thiên Chúa mới là chủ duy nhất và tuyệt đối trên mỗi người con: bổn phận của cha mẹ là cộng tác dưỡng nuôi thân xác, hướng dẫn tinh thần và thiêng liêng, để con cái lớn lên trong sự thật và trong niềm kính sợ yêu mến Thiên Chúa.

Nếu con cái là hình ảnh của cha mẹ tiếp liền sau hình ảnh của Thiên Chúa, thì điều này nhắc nhớ cha mẹ phải là những người sinh con hai lần: một lần cho trần gian, và một lần cho Thiên Chúa. Ðịnh mệnh vĩnh cửu của con người không phải ở trần gian này, nhưng là trời cao. Do đó, cha mẹ phải luôn hướng dẫn tâm hồn con cái hướng về trời cao khi chúng còn thơ bé, và cả khi chúng đã lớn khôn nữa.

Trách nhiệm của các bậc cha mẹ thật nặng nề, nhưng cũng vô cùng cao cả. Nếu cha mẹ chu toàn bổn phận Chúa trao, chắc chắn trong ngày Chúa đến, họ sẽ được nghe lời này: "Hỡi tôi tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi". Và đó là điều chúng ta phải cầu xin cho các bậc làm cha mẹ.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

SUY NIỆM 4: Cộng tác với ơn Chúa

Qua đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Thiên Chúa như ông chủ đi công tác xa trao lại cho mỗi chúng ta một số bạc, tượng trưng cho tất cả những gì Ngài ban cho chúng ta và bổn phận chúng ta là dùng số bạc đó để sinh lợi. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Ðấng dựng nên ta và ban cho chúng ta những khả năng riêng, những nén bạc nhiều ít tùy ý Ngài. Chúa cũng chỉ đòi hỏi chúng ta sinh lợi theo khả năng của mình. Thiên Chúa không bắt chúng ta phải làm những gì vượt quá khả năng Ngài đã ban cho chúng ta, chỉ cần một chút trung thành là chúng ta có thể làm trọn công việc của Ngài trao cho chúng ta.

Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến và thanh toán sổ sách. Kẻ sinh lợi được năm nén cũng được khen như người sinh lợi được hai nén: "Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành, được giao ít mà anh đã trung thành thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào hưởng niềm vui của chủ anh", vì cả hai cùng làm tròn nhiệm vụ của chủ giao với hết khả năng của mình. Nhưng khả năng Chúa ban cho không phải chỉ để được chôn vùi dưới đất, không phải để được cất giữ nhưng phải để được sinh lợi, phục vụ anh em.

Vậy mỗi chúng ta hãy cố gắng sống trung thành và trọn vẹn với những gì mình đã lãnh nhận, tức là chúng ta tích cực cộng tác với ơn của Chúa, với tinh thần trách nhiệm để làm cho những ân huệ, những khả năng Chúa ban và ngay cả sự hiện hữu của ta được sinh hoa kết quả trong cuộc sống hàng ngày, là thời gian dường như Chúa vắng mặt. Chúng ta không nên có thái độ như người lãnh một nén, xem Chúa như người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, nên đã lo sợ và đem chôn giấu nén bạc dưới đất, để rồi đến lúc đem trả lại y nguyên. Chúa sẽ trách chúng ta như ông chủ trong dụ ngôn trách người đầy tớ biếng nhác: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác, anh đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi sổ bạc của tôi cho các chủ ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu hồi của thuộc về tôi cùng với số lời chứ. Vậy, các ngươi hãy lấy nén bạc khỏi tay nó mà đưa cho người có mười nén". Chúng ta không nên nghĩ xấu cho Chúa để rồi sống mà lúc nào cũng nơm nớp lo sợ Ngài. Nhưng hãy sống đơn sơ phó thác như con thảo đối với cha mình và yêu thương anh chị em. Khi sống trong tình thương và gắn bó với Thiên Chúa, chúng ta sẽ chẳng bao giờ thấy sợ hãi nhưng là luôn sống tích cực trong phận vụ của mình trong sự cậy trông và tin tưởng vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa.

Lạy Chúa,

Xin ban cho chúng con một đức tin vững bền để chúng con trung thành với ơn mình đã lãnh nhận là làm phát sinh những điều thiện hảo, nhờ đó mọi người sẽ được hưởng niềm vui của ngày Chúa đến trong vinh quang.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

SUY NIỆM 5: Sau một thời gian

Đức Giêsu nói: “Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ riêng của mình đến, mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm nén, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy khả năng riêng mỗi người.” (Mt. 25, 14-15)

Dụ ngôn Tin Mừng hôm nay, Chúa nhắc nhở chúng ta là: trong suốt đời sống của chúng ta không phải chỉ có trung tín làm theo ý Chúa mà còn phải biết sáng kiến và làm theo những điều Chúa mong đợi mỗi người chúng ta.

Tùy theo phương tiện mỗi người.

Điều đáng chú ý là Chúa không đòi cái gì quá sức chúng ta, quá khả năng chúng ta. Không thể đòi ta phải làm cho ta lớn lên một tấc! khi người ta đòi phải “ vượt mức chỉ tiêu” thì đó chỉ là đòi theo sức tương đối không hiểu như một bổn phận. Cũng thế, Chúa đòi ta phải đổi mới con người, có ý nghĩa là sửa chữa, đào tạo, giáo dục con người đã dựng lên và con người tạo vật của mình.

Chúng ta được biết rằng chủ sẽ về sau một thời gian. Chúa cho chúng ta thời gian để thực hiện đời sống mình và sống theo thánh ý Chúa. Nếu chúng ta làm những điều xấu, sống trong lầm lạc, Chúa không đến treo giò không kết án ngay đâu.

Chúa cho chúng ta thời gian làm cho sinh hoa kết quả những ơn mà Chúa cho chúng ta mượn để rồi lại ban tất cả cho chúng ta. Ngài nắm giữ thời gian, Ngài để cho chúng ta bắt tay vào việc. Đầy tớ trung tín lo làm trọn điều mình phải làm, chủ có thể về tùy theo lúc chủ muốn, chủ sẽ vui mừng khi ý chủ đã được thực hiện, mọi sự đều tốt đẹp.

Lòng yêu mến nồng nàn.

Khi ta trung thành vui vẻ theo ý Chúa, Ngài có thể đòi hỏi ta tùy lúc Ngài thỏa lòng, Ngài mong chúng ta luôn sẵn sàng.

Vậy mọi sự đều tùy thuộc lòng mến của ta.

Đầy tớ xấu thì sao? Tại sao nó không được thưởng? Nó không làm gì, chẳng yêu ai, chỉ biết đổ lỗi thất bại cho người khác: “Thưa ông, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo thu nơi không vãi...”. Ai đáng trách? chủ hay đầy tớ lười biếng vô dụng? Ai trong chúng ta đáng trách? nếu chúng ta từ chối Thiên Chúa và thánh ý Ngài?

Ước chi chúng ta can đảm một chút để nhận lỗi, hãy chân thành thú nhận những ti tiện của mình.

JM

 

SUY NIỆM 6: Hãy sinh lời thêm

Ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được thuộc về Chúa, trở thành công dân Nước Trời. Khi trở thành con cái trong nhà, chúng ta được Thiên Chúa tin tưởng và trao cho chúng ta trách nhiệm làm ngôn sứ cho Ngài. Đây chính là nén bạc Thiên Chúa ban cho chúng ta.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã mượn hình ảnh của người làm kinh tế để nói về việc sinh lời nén bạc tinh thần. Nếu ông chủ trao cho đầy tớ những nén bạc và nhủ hãy đi sinh lời thêm, thì Thiên Chúa cũng vậy. Ngài trao ban cho chúng ta những nén bạc là Lời Chúa, là những "ơn ban...” và không ngừng mời gọi chúng ta sinh lời ra nhiều, để làm vinh danh Chúa và giúp ích cho anh chị em chung quanh mình nhiều hơn.

Thật vậy, mỗi người đều được Chúa trao cho những nén bạc khác nhau tùy vào khả năng. Điều quan trọng là chúng ta có biết sử dụng nó cho đúng mục đích cách trung tín và khôn ngoan hay không mà thôi.

Người khôn ngoan là người biết đón nhận thánh ý Chúa và mau mắn thi hành. Người quản lý trung tín là người biết nhận ra sự hiện diện của Chúa trong từng biến cố vui buồn của cuộc sống. Biết đón nhận đau khổ và sẵn sàng hy sinh vì mối lợi đời sau. Biết nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi tha nhân, nhất là những người nghèo khổ đói khát...

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tự đặt mình trước mặt Chúa để cật vấn mình rằng: Chúa đã đầu tư cho tôi những nén bạc như sức khỏe, tài năng và nhiều ơn ban khác..., nhưng tôi có thực sự sinh lời ra thêm bằng việc tạ ơn Chúa, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em mình và có biết dâng những hy sinh đau khổ, thất bại trong cuộc đời lên Chúa để xin Chúa thánh hóa, hầu sinh ích cho mình và tha nhân hay không?

Nói chung, tôi đã dùng của cải tài năng và ân huệ Chúa ban như thế nào? Tôi có tích cực phát triển “vốn đầu tư” mà Chúa đã trao cho tôi không? Hay tôi lo chôn giấu cho thật kỹ trong sự ích kỷ, kiêu ngạo, bất nhân và hận thù?

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa ban, đồng thời, xin cũng cho chúng con biết sinh lời những nén bạc đó bằng những nhân đức trong đời sống hằng ngày. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

Suy Niệm 7: Dụ ngôn nén bạc

(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)

1. Đọc dụ ngôn nén bạc chúng ta thấy: Thiên Chúa trao cho mỗi người số nén bạc không đồng đều, kẻ nhiều người ít. Nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người sử dụng những nén bạc đó. Bởi thế người đã lãnh 5 nén và người đã lãnh 2 nén mà xử dụng tốt đều được thưởng như nhau, là “vào hưởng sự vui mừng của chủ”. Cách sử dụng tốt những nén bạc là làm cho chúng sinh lợi. Làm cho chúng sinh lợi không hệ tại số lượng nén bạc được gia tăng, mà hệ tại tấm lòng của người tôi tớ: người ấy biết chủ tín nhiệm mình nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.

2. Qua đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe Thiên Chúa như ông chủ đi công tác xa trao cho mỗi người chúng ta một số bạc, tượng trưng cho tất cả những gì Ngài ban cho chúng ta và bổn phận chúng ta là dùng số bạc đó để sinh lợi. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Đấng dựng nên ta và ban cho chúng ta những khả năng riêng, những nén bạc nhiều ít tùy ý Ngài, Chúa cũng chỉ đòi hỏi chúng ta sinh lợi theo khả năng của mình. Thiên Chúa không bắt chúng ta phải làm những gì vượt quá khả năng Ngài đã ban cho chúng ta, chỉ cần một chút trung thành là chúng ta có thể làm trọn công việc của Ngài trao cho chúng ta.

Sau một thời gian lâu dài, ông chỉ đến và thanh toán sổ sách, kẻ sinh lợi được năm nén cũng được khen như người sinh lợi được hai nén, vì cả hai cùng làm tròn nhiệm vụ của chủ giao bằng hết khả năng của mình. Nhưng khả năng Chúa ban cho không phải chỉ để được chôn vùi dưới đất, không phải để được cất giữ  nhưng phải để được sinh lợi (R.Veritas).

3. Ông cố của vị linh mục vừa qua đời. Có rất nhiều người đến viếng thăm với hoa, nến và nhiều kinh nguyện khác. Một em bé đến nói với vị linh mục: “Thưa cha, con không có hoa, nến, cũng không thuộc nhiều kinh. Con chỉ đọc cho ông cố một kinh Lạy Cha mà thôi”. Vị linh mục trìu mến trả lời: “Con đừng lo. Lời kinh đơn sơ của con cũng có giá trị cao quí như các kinh nguyện của những người khác”.

Đức Giêsu cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã trao cho mỗi người những nén bạc, tức là những tài năng, kẻ nhiều người ít. Điều Đức Giêsu muốn nhắn gửi, đó là mỗi người phải sử dụng những “nén bạc” là những tài năng Chúa ban, để “sinh lời” cho Chúa. Phần “lời” này không hệ tại ở số lượng nén bạc được gia tăng, mà phụ thuộc tấm lòng của chính chúng ta. Chúng ta có siêng năng làm việc để phát huy tài năng hay không, hay chúng ta lười biếng như đầy tớ vô dụng đã đem chôn bạc xuống đất?

4. Tất cả chúng ta cũng là đầy tớ được Chúa ủy thác cho những nén bạc khác nhau. Từ sự hiện hữu đến những ơn lành đều là những nén bạc Chúa ban cho chúng ta để phát triển và mang lại kết quả. Chắc chắn Chúa sẽ không đòi những gì quá sức chúng ta. Nếu Chúa chỉ ban cho chúng ta hai nén, Ngài không đòi chúng ta phải làm ra năm nén. Điều quan trọng là chúng ta phải tận dụng ơn lành Ngài ban một cách cụ thể trong việc phụng sự Thiên Chúa và yêu thương phục vụ tha nhân. Chúng ta sẽ chiếm trọn gia sản Nước Trời, nếu biết khôn khéo sử dụng nén bạc đã được giao cho. Và đó là điều chúng ta phải không ngừng cầu xin Chúa (Mỗi ngày một tin vui).

5. Chúng ta phải cám ơn Chúa từng giây phút trong mỗi ngày, vì dù mình có tài hèn sức mọn, Chúa vẫn tin tưởng trao gửi cho chúng ta những nén bạc của Ngài để chúng ta sinh lợi cho Chúa. Chúng ta hãy bắt chước người đầy tớ thứ nhất và thứ hai: siêng năng, chăm chỉ làm việc và làm lợi cho chủ, chứ đừng theo người đầy tớ thứ ba: lười biếng, không chịu làm việc. Chúng ta hãy nhớ: không có việc gì quá nhỏ mà không đáng làm, và cũng không có việc gì quá nhỏ mà không đem lại lợi ích. Vấn đề là chúng ta có chịu làm hay không. Tóm lại, chúng ta hãy tận dụng tài năng, sức lực, ân lộc Chúa ban để xây dựng sự nghiệp đời này và sự nghiệp tin yêu trên Nước Trời.

6. Truyện: Biết làm sinh lợi cho Chúa.

Sau khi đến thăm gia đình của người bạn học vừa mất, cô bé trở về nhà.

Vẻ mặt giận dữ, cha cô bé hỏi:

- Tại sao con đến nhà người ta vào lúc này?

Cô bé trả lời:

- Con đến để yên ủi mẹ bạn ấy.

- Nhưng con thì làm được gì?

- Ba ơi, con chẳng làm được gì, vì thế con ngồi vào lòng mẹ bạn ấy.

Lúc đó cô bé chỉ biết khóc, nhưng đã an ủi lòng “người mẹ”.

         

Và tôi, trong cuộc sống, tôi cũng biết cười

để trao tặng “nụ cười hồng” cho mọi người.

Một miếng trầu tôi tiêm cho ngoại

Tách cà phê tôi pha cho bố mỗi sáng

Một chiếc áo dài tôi thêu cho mẹ

Và chiếc nơ hồng bắt bím cho chị

Những bài học hay tôi mang đến với trẻ thơ

Tôi đã làm tất cả hết khả năng và nhiệt huyết của mình.

Tôi vui vì đã góp phần tô điểm cho cuộc sống thêm hương vị.

Lạy Chúa!

Xin giúp con biết sinh lợi những nén bạc Chúa trao,

biết trung thành với bổn phận hằng ngày (Hosana).

 

Suy Niệm 8: Sử dụng những nén bạc

(Lm Carôlô Hồ Bạc Xái)

A. Hạt giống...

Dụ ngôn các nén bạc:

- Thiên Chúa trao cho mỗi người số nén bạc không đồng đều, kẻ nhiều người ít.

- Nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là cách mỗi người xử dụng những nén bạc đó. Bởi thế người đã lãnh 5 nén và người đã lãnh 2 nén mà xử dụng tốt đều được thưởng như nhau, là “vào hưởng sự vui mừng của chủ”.

- Cách xử dụng tốt những nén bạc là làm cho chúng sinh lời. Làm cho chúng sinh lời không hệ tại số lượng nén bạc được gia tăng, mà hệ tại tấm lòng của người tôi tớ: người ấy biết chủ tín nhiệm mình nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.

B.... nẩy mầm.

1. 3 người đầy tớ trong dụ ngôn này không hề so đo phân bì với nhau vì tại sao kẻ thì được nhiều kẻ thì được ít. Họ chỉ khác nhau ở tấm lòng đối với chủ.

Tôi cũng đừng so đo với người khác về những khả năng Chúa ban cho tôi; kiêu căng đối với kẻ ít khả năng và đố kỵ đối với kẻ nhiều khả năng hơn mình. Tôi chỉ nên nghĩ tới Chúa thôi: Chúa mong chờ gì nơi tôi khi trao cho tôi những khả năng đó?

2. Người đầy tớ thứ ba có nhiều điểm xấu: ít khả năng, lại không lo phát triển những khả năng ít ỏi đó, mà còn trách chủ keo kiệt. Hình phạt của hắn là một lời cảnh giác cho tôi.

3. “Người có sẽ được cho thêm và sẽ được dư dật”: Lời hứa này là một sự khuyến khích rất lớn cho tôi. “Có” gì và “được cho thêm” gì? Thưa: cầu nguyện, tinh thần kết hợp với Chúa, sức sống thần linh của Chúa, ơn Chúa v.v.

4. Chúng ta cũng có thể hiểu nén bạc là đức tin. Đức tin được ban cho chúng ta một cách nhưng không, nhưng không bởi vì chúng ta có được đức tin mà không do bất cứ công lao nào của chúng ta. Một niềm tin được chia sẻ là một niềm tin sống động, trái lại một niềm tin chôn cất sẽ là một niềm tin bị mai một và chết dần. (Chờ đợi Chúa)

5. Ông chủ nói với người đầy tớ: “Khá lắm! Hỡi người đầy tớ tài giỏi và trung thành! Trong việc ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ đặt anh lên coi việc nhiều. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh” (Mt 25,23)

Sau khi đến thăm gia đình của người bạn học vừa mất, cô bé trở về nhà.

Vẻ mặt giận dữ, cha cô bé hỏi:

“Tại sao con đến nhà người ta vào lúc này?”

Cô bé trả lời: “Con đến để an ủi mẹ bạn ấy”.

- Nhưng con thì làm được gì?

- Ba ơi con chẳng làm được gì, vì thế con ngồi vào lòng mẹ bạn ấy.

Lúc đó, cô bé chỉ biết khóc, nhưng đã an ủi lòng “người mẹ”.

Và tôi, trong cuộc sống, tôi cũng biết cười

để trao tặng “nụ cười hồng” cho mọi người.

Một miếng trầu tôi tiêm cho ngoại

Tách cá phê tôi pha cho bố mỗi sáng

Một chiếc áo dài tôi thêu cho mẹ

Và chiếc nơ hồng bắt bím cho chị

những bài học hay tôi mang đến với trẻ thơ

Tôi đã làm tất cả với hết khả năng và nhiệt huyết của mình.

Tôi vui vì đã góp phần tô điểm cho cuộc sống thêm hương vị.

Lạy Chúa! Xin giúp con biết sinh lợi những nén bạc Chúa trao, biết trung thành với bổn phận hằng ngày. (Hosanna)
 

Chủ sẽ tính sổ với họ – SN song ngữ ngày 28.8.2021

 

 

Saturday (August 28): 

 

“The master will settle his account with them”

Scripture:  Matthew 25:14-30  

14 “For it will be as when a man going on a journey called his servants and entrusted to them his property; 15 to one he gave five talents, to another two, to another one, to each according to his ability. Then he went away. 16 He who had received the five talents went at once and traded with them; and he made five talents more. 17 So also, he who had the two talents made two talents more. 18 But he who had received the one talent went and dug in the ground and hid his master’s money. 19 Now after a long time the master of those servants came and settled accounts with them. 20 And he who had received the five talents came forward, bringing five talents more, saying, `Master, you delivered to me five talents; here I  have made five talents more.’ 21 His master said to him, `Well done, good and faithful servant; you have been faithful over a little, I will set you over much; enter into the  joy of your master.’ 22 And he also who had the two talents came forward, saying, `Master, you delivered to me two talents; here I have made two talents more.’ 23 His master said to him, `Well done, good and faithful servant; you have been faithful over a little, I will set you over much; enter into the  joy of your master.’ 24 He also who had received the one talent came forward, saying, `Master, I knew you to be a hard man, reaping where you did not sow, and  gathering where you did not winnow; 25 so I was afraid, and I went and hid your talent in the ground. Here you have what is yours.’ 26 But his master answered him, `You wicked and slothful servant! You knew that I reap where I have not sowed, and gather where I have not  winnowed? 27 Then you ought to have invested my money with the bankers, and at my coming I should have received what was my own with interest. 28 So take the talent from him, and give it to him who has the ten talents. 29 For to every one who has will more be given, and he will have abundance; but from him who has not, even what he has will be taken  away. 30 And cast the worthless servant into the outer darkness; there men will weep and gnash their teeth.’

Thứ Bảy    28-8         

 

Chủ sẽ tính sổ với họ

Mt 25,14-30

 

14 “Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ.15 Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức,16 người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác.17 Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác.18 Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ.19 Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ.20 Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.”21 Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! “22 Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây.”23 Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! “24 Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi.25 Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy! “26 Ông chủ đáp: “Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi,27 thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ!28 Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến.29 Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.30 Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”

Meditation: What can economics and productivity teach us about the kingdom of heaven? Jesus’ story about a businessman who leaves town and entrusts his money with his workers made perfect sense to his audience. Wealthy merchants and businessmen often had to travel abroad and leave the business to others to handle while they were gone. 

Why did Jesus tell this story and what can it teach us? Most importantly it tells us something about how God deals with us, his disciples and servants. The parable speaks first of the Master’s trust in his servants. While he goes away he leaves them with his money to use as they think best. While there were no strings attached, this was obviously a test to see if the Master’s workers would be industrious and reliable in their use of the money entrusted to them. The master rewards those who are industrious and faithful and he punishes those who sit by idly and who do nothing with his money. 

The essence of the parable seems to lie in the servants’ conception of responsibility. Each servant entrusted with the master’s money was faithful up to a certain point. The servant who buried the master’s money was irresponsible. One can bury seeds in the ground and expect them to become productive because they obey natural laws. Coins, however, do not obey natural laws. They obey economic laws and become productive in circulation. The master expected his servants to be productive in the use of his money.

God rewards those who use their gifts for serving him and the good of others

What do coins and the law of economics have to do with the kingdom of God? The Lord entrusts the subjects of his kingdom with gifts and graces and he gives his subjects the freedom to use them as they think best. With each gift and talent, God gives sufficient means (grace and wisdom) for using them in a fitting way. As the parable of the talents shows, God abhors indifference and an attitude that says it’s not worth trying. God honors those who use their talents and gifts for doing good. Those who are faithful with even a little are entrusted with more! But those who neglect or squander what God has entrusted to them will lose what they have. 

There is an important lesson here for us. No one can stand still for long in the Christian life. We either get more or we lose what we have. We either advance towards God or we slip back. Do you seek to serve God with the gifts, talents, and graces he has given to you?

“Lord Jesus, be the ruler of my heart and thoughts, be the king of my home and relationships, and be the master of my work and service. Help me to make good use of the gifts, talents, time, and resources you give me for your glory and your kingdom.”

Suy niệm:  Kinh tế học và việc sinh hoa lợi có thể dạy chúng ta bài học gì về nước Trời? Câu chuyện của Đức Giêsu về người thương gia đi xa và giao phó tiền bạc của mình cho các công nhân rất có ý nghĩa đối với những người nghe. Các thương gia giàu có thường đi xa và để công việc lại cho người khác trông nom khi họ đi vắng.

Tại sao Đức Giêsu kể câu chuyện này và nó có thể dạy cho chúng ta điều gì? Điều quan trọng nhất là nó cho chúng ta biết Thiên Chúa cư xử với chúng ta, các môn đệ và tôi tớ của Người, như thế nào. Trước hết, dụ ngôn nói về sự tin tưởng của ông chủ với các đầy tớ. Trong lúc ông đi xa, ông để lại cho họ tiền bạc để dùng vào những việc mà họ cho là cần thiết. Trong khi không có một điều kiện nào kèm theo, rõ ràng đây là sự thử thách để coi các công nhân có siêng năng làm việc và uy tín trong việc sử dụng tiền bạc mà chủ giao cho họ không. Ông chủ khen thưởng cho những ai siêng năng và trung tín. Trái lại, ông trừng phạt những ai ăn không ngồi rồi và không làm cho tiền bạc sinh lợi thêm.

Dụ ngôn này thực chất dường như muốn nhắm tới quan điểm của người đầy tớ về trách nhiệm. Mỗi người đầy tớ được chủ giao phó cho một số tiền để sinh lợi đến một mức nào đó. Người đầy tớ lấy tiền của chủ đem chôn là vô trách nhiệm. Người ta có thể chôn hạt giống dưới đất và mong chờ nó sinh hoa lợi, bởi vì chúng tuân theo luật tự nhiên. Tuy nhiên, tiền bạc không theo định luật tự nhiên. Chúng tuân theo định luật kinh tế và sinh lợi nhuận trong sự lưu hành. Người chủ mong đợi các đầy tớ của mình sinh lợi nhuận về việc sử dụng tiền bạc.

Thiên Chúa ban thưởng cho những ai dùng tài năng cho việc phục vụ Chúa và cho lợi ích của tha nhân

 

Tiền bạc và luật kinh tế có gì liên quan với nước Trời? Chúa trao phó cho các thần dân trong vương quốc của Người với những ơn sủng và tài năng, và Người ban cho họ tự do sử dụng chúng sao cho ích lợi nhất. Với mỗi ơn sủng và tài năng, Thiên Chúa ban đủ phương thế (ơn sủng và sự khôn ngoan) để sử dụng chúng sao cho hợp lý. Qua dụ ngôn về các tài năng cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa ghét sự lãnh đạm và thái độ như là không có gì đáng để cố gắng. Thiên Chúa quý trọng những ai sử dụng tài năng và ơn sủng để làm việc tốt. Những ai trung tín trong điều nhỏ sẽ được chủ tín nhiệm và trao phó hơn nữa! Nhưng những ai bỏ bê hoặc phung phí những gì Chúa trao phó cho họ sẽ đánh mất những gì họ có.

Ở đây có một bài học quan trọng cho chúng ta. Không ai có thể đứng vững lâu dài trong đời sống Kitô hữu. Chúng ta được thêm hoặc chúng ta mất hết những gì mình có. Chúng ta hướng về Chúa hoặc chúng ta thối lui. Bạn có sử dụng những ơn sủng, tài năng Chúa ban để phục vụ Người không?

Lạy Chúa Giêsu là Đấng cai quản tâm trí và những tư tưởng của con, là Vua gia đình và các mối quan hệ của con, và là Chủ mọi công việc và việc làm của con. Xin giúp con biết sử dụng những ơn sủng, tài năng, thời giờ, và các tài nguyên Chúa ban, cho vinh quang và cho vương quốc của Chúa.

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây