Giữ thăng bằng cho đức tin

Thứ năm - 13/06/2019 07:00

Vị giám mục trả lời bằng một câu hỏi khác, “Nếu bà là giám mục, bà sẽ trả lời thế nào nếu có người gọi điện thoại cho bà và nói: ‘Vị linh mục giáo xứ chúng tôi không chịu giảng chuyện cầu nguyện riêng tư và đạo đức cá nhân. Ông nói đây chỉ là mốt nhất thời, ít người tu hành nào khởi xướng. Chúng không quan trọng cho đời sống ki-tô hữu?”

giu-thang-bang-cho-duc-tin.jpg

Câu chuyện về sự coi thường công bình xã hội

Một giám mục tôi quen, kể câu chuyện này. Ngày nọ có một bà tức giận gọi điện thoại đến cho ngài, bà nói:

“Tại sao ngài và các giám mục khác quá quan tâm đến vấn đề công bình xã hội? Tại sao các ngài không chú tâm đến các vấn đề của Giáo hội như các việc phụng vụ, cầu nguyện và đạo đức?”

“Con sẽ cho cha ấy nghỉ việc!”, bà trả lời.

“Vậy thì,” vị giám mục trả lời, “Tôi phải làm gì với người gọi điện cho tôi và nói: ‘Vị linh mục giáo xứ chúng tôi từ chối giảng về công bình xã hội. Ông ấy nói đây là mốt nhất thời do các nhà thần học giải phóng khởi xướng và ít có kiểu mẫu về công bình xã hội. Bạn có thể là một ki-tô hữu tốt mà không bao giờ thực thi đức công bình xã hội không’?”

Câu hỏi của bà phơi bày một sự mất cân bằng nguy hiểm. Đời sống thiêng liêng chỉ dừng lại ở cầu nguyện và đạo đức cá nhân. Dù quan trọng như nhau, nhưng chúng chưa đủ.

Câu chuyện về sự coi thường cầu nguyện và đạo đức cá nhân

Cách đây nhiều năm, trong thời gian học hậu đại học, tôi làm linh mục ở khu tập thể dành cho người nghèo ở San Francisco. Một trong những người làm việc với tôi, một người đàn ông rất tế nhị nói với tôi:

“Thưa cha, cha có thật sự nghĩ Chúa sẽ nghĩ đến nếu cha có cầu nguyện sáng tối, hoặc cha có hằn thù ác cảm hay thỉnh thoảng cha có ăn nằm với người mình không kết hôn hay không? Những điều này rất nhỏ, là chuyện riêng tư chẳng quan trọng gì.

“Dưới tầm mức to lớn của vấn đề công lý và hoà bình, đâu là sự khác biệt do những chuyện riêng tư chẳng quan trọng này gây ra? Chúa không có thì giờ cho những cầu nguyện nhỏ nhặt riêng tư, những chiến đấu đạo đức lặt vặt!”

Đối với anh, đời sống thiêng liêng có nghĩa là cuộc chiến đấu vì hòa bình và công lý, quan tâm đến người nghèo của Chúa. Chỉ có thế. Cầu nguyện và đạo đức riêng bị giảm đi vì các vấn đề lớn như thế này nên bị xem là không quan trọng. Quan trọng là cuộc chiến đấu cho hòa bình và công lý, trở thành ngôn sứ thì có nhiều ý nghĩa hơn.

Câu chuyện về sự coi thường niềm hân hoan và dâng mừng

Tôi có tham dự một hội thảo quốc tế ở Bỉ về Giáo Hội địa phương, quy tụ nhiều người từ nhiều nơi trên thế giới. Vào ngày áp cuối, ban tổ chức đề nghị ngừng công việc, ngừng thảo luận và nghiên cứu thần học lại. Tất cả chúng tôi cùng đến thành phố xinh đẹp Bruges để dạo chơi, ăn cocktail, ăn tối và liên hoan. 

Trong nhóm của tôi có một nữ tu trẻ đến từ Thế Giới Thứ Ba. Đương nhiên xơ là người có đời sống cầu nguyện riêng tư, trọn đời tận tâm cho người nghèo. Nhưng trong thâm tâm, xơ chiến đấu với sự vui vẻ, dâng mừng, chiến đấu để không giận dữ, cay chua. Xơ thấy nửa ngày vui chơi của chúng tôi là một việc nhàm chán khô khan, một cái gì xấu phải chịu đựng, một lãng phí thời gian và một xúc phạm đến người nghèo.

Một lần nữa, tôi thấy đây là một sự mất thăng bằng. Cuộc sống của nữ tu này thiếu gì? Chắc chắn không phải cầu nguyện, đạo đức cá nhân hay quan tâm đến người nghèo.

Những gì thiếu là tình bằng hữu, hội hè và một lối sống tu trì làm nên một con người vui vẻ, biết dâng mừng và không cay chua. Bằng chứng của một người có tính ngôn sứ là họ vui vẻ, không cay chua, có đời sống cầu nguyện, đạo đức và công bình; dù, chắc chắn là cái trước dựa rất nhiều trên cái sau.

Câu chuyện về sự coi thường tình yêu

Một hôm nọ, khi trình bày về tính ngôn sứ, một bà thách đố tôi.

“Cha nói quá ít về nỗi giận! Cha quá mềm mỏng. Ngôn sứ là nói về thách đố, nỗi giận và thẳng thắn. Không có nỗi giận, cha không thể nào là ngôn sứ!”

Bà còn nói nhiều điều hơn, nhất là về cần thiết phải có giận dữ và một ít thách đố với nền văn hóa truyền thống.

Một lần nữa, ít nhất trong sự thách đố của bà với tôi, có sự mất thăng bằng. Bà không ngừng nói về nỗi giận, thách đố, phê phán. Không một lần đề cập đến tình yêu. Thái độ của bà về nền văn hóa hiện thời là khinh thị, cay chua, giận dữ và căm ghét. Không đâu trong tâm hồn bà cho tôi thấy có tình thương, nỗi buồn, đồng cảm hay yêu thương với những người bà muốn rao giảng.

Jim Wallis gợi ý, ngôn sứ là người luôn được nhận ra bởi tình yêu chứ không phải nỗi giận. Cũng thế, khoa tâm lý học cho thấy, chúng ta chỉ thật sự thách đố người khác thay đổi nếu người đó trước tiên cảm nhận được tình yêu nơi chúng ta.

Có những điểm không nhân nhượng trong đời sống thiêng liêng của người ki-tô hữu, đó là cầu nguyện và đạo đức cá nhân, một cam kết cho công lý và hòa bình, một kỷ luật của hân hoan và dâng mừng (nhiệm vụ của người ki-tô phải là người vui vẻ), và nhiệm vụ thách đố bằng tình yêu. Và chìa khóa cho sức khỏe là sự cân bằng.

 

Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser 

Nguyễn Kim An dịch

(VaticanNews 12.06.2019)

Nguồn tin: conggiao.info

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây