SUY NIỆM THỨ 3 TUẦN VI PHỤC SINH

Chủ nhật - 05/05/2024 23:52
SUY NIỆM THỨ 3 TUẦN VI PHỤC SINH
(Ga 16,5b-11)


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.  

5Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: “Thầy đi đâu ? 6Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền.
7Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em.
8Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử: 9về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy;
10về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; 11về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.

SUY NIỆM 1: SỨ MẠNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Các nhà tu đức thường đưa ra lời mời gọi đến mỗi người tín hữu là: mỗi tối, hãy dành ra ít phút, lắng đọng trước nhan Thiên Chúa để hồi tâm. Tại sao vậy? Thưa, hồi tâm là một phương pháp rất có ích cho đời sống thiêng liêng, nó giúp cho đương sự nhớ lại những điều tốt – xấu đã làm trong ngày. Tốt thì phát huy, xấu thì loại trừ. Các thánh là những người đã đi theo con đường này.
Hôm nay, Đức Giêsu loan báo Ngài sẽ ra đi, nhưng Ngài sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến để làm chứng cho Ngài, và Chúa Thánh Thần sẽ đến để thực thi sứ vụ là tố cáo thế gian vì đã không tin nhận Đức Giêsu. Người cũng tố cáo những điều sai lỗi mà thế gian đã làm.
Nói cách khác, Người đến làm cho Lời của Đức Giêsu được bừng sáng lên, đồng thời cũng làm cho sự xấu xa, tội lỗi bị lên án.
Ngày nay, qua tiếng nói Lương Tâm và nơi các dấu chỉ, Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động và thúc dục mỗi người biết làm lành, lánh dữ. Tuy nhiên, vì còn mang nặng tính tự kiêu, ích kỷ và bảo thủ, nên nhiều khi chúng ta đã bỏ qua tiếng nói của Lương Tâm, không đón nhận Chúa Thánh Thần vì lý do sợ Chân lý, sợ Sự Thật. Như thế, đôi khi vẫn cứ đi sai đường trệch lối mà không biết, nhưng cũng không thiếu những lúc ta cố tình không chịu biến đổi, dẫu biết điều đó là không đúng, là sai.
Vì thế, việc hồi tâm là điều cần thiết. Bởi lẽ, trong thinh lặng nội tâm, Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta biết được đâu là điều tốt nên làm và đâu là điều xấu cần tránh.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy chiếu soi ngọn lửa Chân Lý vào trong tâm hồn chúng con, để chúng con cam đảm quay lưng lại với điều xấu. Xin cũng giúp sức cho chúng con biết can đảm, yêu mến, lựa chọn những điều tốt và làm theo. Amen.
Giuse Vinhsơn Ngọc Biển SSP
SUY NIỆM 2: THẦY ĐI SẼ ÍCH LỢI CHO CÁC CON. 
Trong sách Tông Ð Công V có k li rng: Trong dp l Ngũ Tun, khi người Do Thái t khp nơi tun v Giêrusalem đ mng l, các môn đ quá s hãi nên đã đóng kín ca li. Bng t tri có tiếng ào ào như th cung phong thi đến lùa vào nhà. Hết thy h đu được đy Thánh Thn, không còn s hãi và nói được nhiu th tiếng khác nhau, tùy theo Thn Khí ban cho h. Phêrô đã mnh dn ct tiếng rao ging v Ðc Kitô thành Nazareth, Người va b hi đường Do Thái kế án và chết treo trên Thp Giá. Và s vic va xy ra trong l Vượt Qua và trong s người nghe lúc y cũng có lm k ln tiếng kết án người. Vy mà sau khi Phêrô ging, khong 3,000 người thành tâm thng hi v vic làm ca mình. H xin Phêrô và các tông đ ch dy cho biết phi làm gì đ đn bù nhng li lm y.
Li ging ca Phêrô và các tông đ thu được kết qu như vy là nh Chúa Thánh Thn, Ðng đã tác đng trên người ging ln người nghe. Ðây là mt công vic đã được Chúa Giêsu tiên báo trước khi Ngài t giã các môn đ như tường thut ca thánh s Gioan trong bài Tin Mng hôm nay.
“Khi Ðng phù tr đến, Ngài s t cáo thế gian v ti ác, v s công chính và v án pht.
Li tiên báo ca Chúa Giêsu đã thc hin nơi người Do Thái. Trong dp l Ngũ Tun, vic làm ca h mt ln na được tông đ nhc li, và nh vào Thánh Thn h đã hiu thế nào là ti, là s công chính và án pht. Vic làm ngày hôm trước l Vượt Qua h tưởng là vic phng s Thiên Chúa, k thc h đã lm. H đã giết chết Ðng Thánh ca Thiên Chúa, người được Thiên Chúa sai đến đ cu dân.
V phn Chúa Giêsu, Ngài b giết chết, nhưng Ngài không chết. Ngài đã sng li và hin đang ng bên hu Thiên Chúa. Khi b treo trên Thp Giá, lúc con người ca Chúa Giêsu đi đến tt cùng cũng là lúc con người nhn ra s công chính nơi Ngài. Viên bách quan đã tuyên xưng: “Ông này tht là Con Thiên Chúa, trông xem cnh tượng đm ngc v cái chết ca Chúa Giêsu là khi đu cho vic công chính hóa. Ðng thi ti li và quyn lc s d b kết án.
S Phc Sinh ca Ngài là chiến thng quyn lc ca thn chết đ có ai bước theo Ngài không còn lo bun tht vng, nhưng phn khi vui mng vì mt ngày kia cũng s được thông phn vinh quang vi Ngài. Tt c biến c T nn và Phc Sinh này dù đã được Chúa Giêsu ging gii, các tông đ vn chìm trong tăm ti. Ch khi Chúa Thánh Thn hin xung ban sc mnh cho h thì h mi vng mnh tuyên xưng lòng tin và đám đông dân chúng nghe theo h cũng được Thánh Thn soi sáng và thúc đy h hành đng. Các tông đ mnh dn rao ging v Ðc Kitô, đám đông âu lo tìm kiếm xem h phi làm gì và h thc hành đúng điu Thiên Chúa mun.
Anh ch em thân mến!
Kitô hu ngày nay cũng đã được lãnh nhn Ðng Phù Tr, Ngài đã cho h biết v ti li, v s công chính và v án pht. Tuy nhiên, ch đơn thun là hiu biết mà thôi thì chưa đ, mà hiu biết phi dn đến hành đng và chính hành đng s dn h đến min đt ca s công chính hay án pht. Ba ngàn người Do Thái đã tr li vào dp l Ngũ Tun chng phi là nhng người vô ti, trong nhóm h lm k trước đây đã lên tiếng kết án Chúa Giêsu, nhưng không vì thế mà bây gi h không còn li thoát, phi nhn chu án pht. Thánh Thn đã m li cho h hiu biết thì Ngài cũng vch đường cho h bước theo.
Ly Chúa Thánh Thn, xin soi sáng cho chúng con biết đâu là ti li, đâu là s công chính và đâu là án pht. Như người Do Thái, không ít ln con đã nhit tâm hành đng vì c tưởng như thế là tôn vinh Thiên Chúa. Ch khi được đi din vi Thánh Thn Chân Lý con mi hiu được rng, tt c đu sai lm và mt khi đã lãnh nhn ra s sai lm, xin Ngài giúp chúng con mau mn tìm v no chính đường ngay. Amen.
Missionaries in Asia
SUY NIỆM 3: NẮM CHẮC HY VỌNG
Qua Lời Tổng Nguyện của Thứ Ba Tuần 6 Phục Sinh này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Nhờ Mầu Nhiệm Vượt Qua, Chúa đã làm cho tâm hồn chúng ta được tươi trẻ lại, và chan chứa niềm vui vì được làm con Chúa, xin Chúa cho chúng ta hằng giữ mãi niềm vui Chúa ban, và nắm chắc hy vọng được phục sinh vinh hiển. 
Nắm chắc hy vọng được phục sinh vinh hiển là khước từ những hy vọng hão huyền của thế gian, và biết đặt niềm trông cậy tuyệt đối vào Chúa, như trong bài đọc một của giờ Kinh Sách, thánh Gioan nói: Kẻ nào yêu thế gian thì nơi kẻ ấy không có lòng mến Chúa Cha, vì mọi sự trong thế gian: như dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế gian; mà thế gian đang qua đi cùng với dục vọng của nó. Còn ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì tồn tại mãi mãi. 
Nắm chắc hy vọng được phục sinh vinh hiển là lời hứa dành cho những ai không sống theo tính xác thịt, nhưng, sống theo luật của Thần Khí, như trong bài đọc hai của giờ Kinh Sách, thánh Syrilô nói: Nếu chúng ta vứt bỏ lối sống theo xác thịt mà vâng theo luật của Thần Khí, thì nhờ được kết hợp với Thánh Thần, chúng ta được biến đổi sang bản tính khác, mà trở nên đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa. Bởi đấy, chúng ta không chỉ là người trần gian, mà còn được gọi là con Thiên Chúa, và là người thiên giới, vì chúng ta đã được thông phần bản tính Thiên Chúa.
Nắm chắc hy vọng được phục sinh vinh hiển khi vững tin vào Đức Kitô, như trong bài đọc một của Thánh Lễ, sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật lại việc: viên cai ngục và cả nhà ông đã trở lại, khi chứng kiến phép lạ xảy ra trong ngục, ông Phaolô và ông Xila nói: Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì ông và cả nhà sẽ được cứu độ. Hai ông liền giảng lời Chúa cho viên cai ngục cùng mọi người trong nhà ông ấy. 
Nắm chắc hy vọng được phục sinh vinh hiển, bởi vì, Thiên Chúa là Đấng tín trung, Người sẽ thực hiện lời Người đã hứa, như trong bài Đáp Ca, Thánh Vịnh 137, vịnh gia đã tin tưởng vững vàng vào sự giải thoát của Thiên Chúa: Lạy Chúa, Ngài ra tay uy quyền giải thoát con. Xin cảm tạ danh Chúa, vì Ngài vẫn thành tín yêu thương, đã đề cao danh thánh và lời hứa của Ngài trên tất cả mọi sự. Ngày con kêu cứu, Chúa đã thương đáp lại, đã gia tăng nghị lực cho tâm hồn. 
Câu Tung Hô Tin Mừng, mà các nhà phụng vụ đã chọn cho ngày lễ hôm nay là: Chúa nói: Thầy sẽ sai Thần Khí sự thật đến với anh em; Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Thần Khí sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn, để chúng ta thấy được sự sai lầm của thế gian: sai lầm về tội lỗi, về sự công chính, và về việc xét xử. Để thoát khỏi những sai lầm, chúng ta phải giữ vững đức tin vào Đức Kitô, trông vậy vững vàng công nghiệp vô cùng của Đức Kitô, và sống giới luật tình yêu như Đức Kitô đã yêu thương và thí mạng vì chúng ta. Nhờ Mầu Nhiệm Vượt Qua, Chúa đã làm cho tâm hồn chúng ta được tươi trẻ lại, và chan chứa niềm vui vì được làm con Chúa, ước gì chúng ta hằng giữ mãi niềm vui Chúa ban, và nắm chắc hy vọng được phục sinh vinh hiển. Ước gì được như thế!
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

SUY NIỆM 4: SỐNG NHỜ THẦN KHÍ
  
Câu chuyện
Khi Nansen lần đầu tiên thám hiểm Bắc Cực, ông đem theo một con chim bồ câu khỏe mạnh, có đôi cánh dài. Sau hai năm làm việc giữa băng tuyết, ông viết một lá thư, buộc vào chân chim và thả nó ra. Con chim chao liệng mấy vòng rồi bay thẳng về phương Nam, vượt hàng ngàn dặm giữa đại dương và cuối cùng đến bên đầu giường vợ của nhà thám hiểm. Nhờ đó, bà biết được chồng mình vẫn bình an.
 Thánh Linh cũng tựa như chim bồ câu, một loại bồ câu thần thiêng, báo cho ta biết Chúa Kitô vẫn đang sống và hành động giữa thế giới này.
Suy niệm
Ðức Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể thực hiện chương trình tình yêu của Thiên Chúa đem ơn cứu độ cho nhân loại. Ngài tiếp tục mạc khải cho các đồ đệ về Chúa Thánh Thần và vai trò của Người trong chương trình cứu độ.
Đức Giêsu nhấn mạnh Ðấng Phù Trợ ở lại (menei) với các môn đệ (Ga 14,17; 16,8) như Ngài đã ở lại (emeinen) trên Đức Giêsu (Ga 1,32). Ngài là Đấng Phù Trợ ở giữa các môn đệ để thay thế sự vắng mặt của Chúa Giêsu. Sự hiện diện của Ngài bảo đảm cho họ sẽ không mồ côi (Ga 14,15-18; 16,7-8). Các môn đệ tin vào Chúa Giêsu, nên được đón nhận Ngài (Ga 7,39; 14,12-14). Còn thế gian không thể nhận lấy Đấng Phù Trợ vì họ không tin vào Chúa Giêsu. Khi Thần Chân Lý đến, thế gian sẽ bị hạch hỏi về sự cứng lòng đó.
Chúa Thánh Thần biến đổi và hướng dẫn các môn đệ đến chân lý vẹn toàn (x. Ga 16,13), và dẫn dắt các ông đi trong con đường thần thiêng của đức tin, để rồi ra đi làm chứng cho Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu ra đi để làm lợi cho chúng ta – Thần Chân Lý đến…
Kể từ khi khai sinh trong Chúa Thánh Thần vào ngày lễ Ngũ Tuần, Giáo hội của Đức Kitô luôn đứng vững và phát triển dưới sự hướng dẫn, tác động của Chúa Thánh Thần như lời Chúa Giêsu truyền: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
Chúa Thánh Thần soi sáng trí lòng, sưởi ấm tâm hồn, thúc giục chúng ta làm điều lành, tránh điều xấu, điều dữ như thánh Phaolô nhấn mạnh: “Hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an” (Rm 8,6). Ngay khi được rửa tội, Thánh Thần triển khai các hành động của Người như một hạt giống nhỏ bé trong tim chúng ta. Hạt giống ấy sẽ lớn lên dần dần trong âm thầm thinh lặng, nhưng chắc chắn sẽ kết quả. Thánh Thomas tiến sĩ nhấn mạnh rằng: “Chúa Thánh Thần được trao ban đến để cư ngụ trong chúng ta và làm cho chúng ta nên mới”.
Xin ngự đến, lạy Thánh Thần sáng tạo,
Ðến viếng thăm và tuôn đổ ơn trời
Xuống cõi lòng và tâm trí bề tôi
Là sản phẩm do tay Ngài mà có.
(Thánh Thi Kinh Chiều I Lễ Hiện Xuống)
Xin Thần Khí ở cùng chúng ta luôn mãi...
“Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5,25).
Ý lực sống:
“Ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14). 
Lm. Nguyễn Vinh Sơn. SCJ

SUY NIỆM 5:
“Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em.” (Ga16: 7)
Lòng của các Tông đồ tràn ngập ưu phiền. Họ đầy đau buồn, nhưng họ cũng đang cố gắng tin vào những gì Chúa Giêsu nói với họ. Chúa Giêsu nói với họ rằng Ngài đến cùng Chúa Cha và Ngài ra đi thì có lợi hơn cho họ. Tại sao? Bởi vì nếu Ngài đi, Ngài sẽ sai Thánh Thần đến với họ.
Về mặt con người, sẽ rất khó để các Tông đồ quên đi những sinh hoạt hàng ngày với Chúa Giêsu. Họ chắc chắn không còn nhìn thấy Ngài bằng mắt, không còn đụng chạm vào Ngài và lắng nghe Ngài nói. Nhưng Chúa Giêsu đã nói rõ rằng mặc dù Ngài sẽ ra đi, nhưng Ngài sẽ luôn ở bên họ. Và Ngài cũng sẽ gửi Thánh Thần đến cho họ để dẫn dắt họ, cho họ lòng can đảm và dạy cho họ tất cả sự thật. Bây giờ họ sẽ là sự hiện diện của Ngài trong thế giới nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta không bao giờ có được đặc ân nhìn thấy Chúa Giêsu như các Tông đồ. Nhưng chúng ta luôn có cùng một đặc ân là Ngài luôn ở bên chúng ta. Và chúng ta có cùng một đặc ân là đón nhận trọn vẹn Chúa Thánh Thần. Đó là một điều tuyệt vời. Nhưng đó lại là một điều tuyệt vời mà chúng ta thường bỏ lỡ. Chúng ta có thể khẳng định về điều này, nhưng chúng ta cũng có thể vẫn chưa để cho Chúa Thánh Thần ngự vào tâm hồn chúng ta và biến đổi cuộc sống của chúng ta.
Trong vòng khoảng hai tuần nữa, chúng ta sẽ tổ chức trọng thể Lễ Ngũ Tuần. Đây là lễ kỷ niệm hàng năm thực hiện lời hứa của Chúa Giêsu. Vào ngày đó, chúng ta kỷ niệm biến cố Chúa Thánh Thần đã đến và giờ đây chúng ta đang ở trong thời đại của Chúa Thánh Thần.
Hôm nay và trong vài tuần tới chúng ta hãy suy ngẫm về Chúa Thánh Thần. Hãy khiêm tốn thừa nhận với chính mình xem chúng ta có cần để cho Chúa Thánh Thần trở nên sống động hơn trong cuộc sống của chúng ta. Hãy tin rằng Chúa Giêsu muốn chúng ta tiếp nhận Ngài trọn vẹn. Và đừng sợ kết hợp nên một với Ngài.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến với chúng con. Xin giúp chúng con thổi bùng lên ngọn lửa hiện diện của Chúa trong cuộc sống chúng con. Xin cho chúng con đón nhận trọn vẹn Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã hứa ban. Lạy Chúa Thánh Thần, Lạy Chúa Giêsu, Lạy Cha là Đấng giàu lòng thương xót, chúng con tin tưởng vào Chúa.
TTMV-DCCT chuyển dịch
SUY NIỆM 6: THẦY VỀ VỚI CHA

Chúa Giêsu đang chuẩn bị tâm lý cho các môn đệ về việc Ngài sẽ về với Chúa Cha. Ngài sợ các ông sẽ bị sốc một lần nữa khi Ngài ra đi về với Chúa Cha. Có hai lý do Chúa Giêsu về cùng Chúa Cha. Trước hết, Ngài về với Chúa Cha vì Ngài được Chúa Cha sinh ra và sai Ngài đến thế gian. Chúa Cha là cùng đích và hạnh phúc viên mãn của Chúa Giêsu, nên sau khi Ngài hoàn tất mọi việc Chúa Cha giao, thì Ngài trở về để tiếp tục hưởng vinh quang với Chúa Cha. Kế đến, Ngài về với Chúa Cha để Chúa Thánh Thần đến tiếp tục chương trình cứu độ của Chúa Cha. Chúa Thánh Thần sẽ chuẩn bị tâm hồn mọi người cho ngày Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang.
Chúng ta cũng đang trên hành trình trở về với Chúa Cha. Mỗi người lần lượt tiến vào Nhà Cha theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu đã chết và sống lại để cứu độ chúng ta. Chúa Thánh Thần đến để củng cố niềm tin và đưa chúng ta về với Chúa Cha. Do đó, chúng ta đừng dừng lại ở những niềm vui thế gian, cũng đừng nản lòng trước những đau khổ thử thách vì mọi sự đều sẽ qua đi. Điều chúng ta cần làm là chuẩn bị cho mình có một tâm hồn thánh thiện để ngày về với Chúa Cha không có gì phải hối tiếc.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con Thánh Thần của Chúa để Ngài đến hướng dẫn và chữa lành những vết thương do tội lỗi gây ra, nhờ đó chúng con sẽ đạt được niềm vui, bình an và hạnh phúc trong ngày trở về với Chúa. Amen.
Lm. Laurenso Quốc Huy

SUY NIỆM 7:
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: ‘Thầy đi đâu?’
• Trong giờ phút chuẩn bị chia tay với các môn đệ, Đức Giêsu đã sắp đặt mọi sự thật chu đáo. Ngài để lại Thần Khí để Thần Khí tiếp tục đồng hành dẫn dắt các môn đệ. Ngài cũng không ngần ngại để nói tới cuộc chia tay của mình với các môn đệ. Ngài cũng chỉ rõ nơi Ngài về chính là Cha, cội nguồn của mọi sự.
• Chính nhờ sự chuẩn bị như thế mà các môn đệ có được thái độ bình tâm để không còn phải hỏi Thầy đi đâu. Khi người ta hiểu nhau và thuộc về nhau thì cũng không cần phải hỏi đi đâu. Tuy nhiên, muốn sống được thái độ này cần phải trải qua quá trình của huấn luyện, hy sinh và quan tâm đủ đến nhau.
• Đức Giêsu rất dứt khoát để nói lời chia tay với các môn đệ. Ngài muốn các ông tự lập và can đảm để đối diện với những khó khăn. Cuộc sống hôm nay là một tiến trình của công nghệ nên người ta dễ dàng để thay đổi. Sống trung thành và thuộc trọn về nhau là một thách đố lớn.
Tôi được mời gọi gì để ý thức nơi mình thuộc về? Tôi sẽ sống ơn gọi của tôi cách hạnh phúc, bình tâm ra sao?
Lạy Chúa, xin cho con sống quảng đại cho Chúa và tha nhân.
Br. Vincent SJ


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây