Cây Cao Bóng Cả

Thứ sáu - 19/04/2019 21:04
CÂY CAO BÓNG CẢ
( Viết về Cha Philipphê LÊ TRỌNG PHAN)


          Ngước mắt nhìn lên hướng Mây trời ,
          Thơ thẩn tìm Cha khắp mọi nơi.
          Giáo đường công Cha đầy ghi nhớ,
          Tình thâm đâu kẻ khuất xa rồi.
          Còn người còn đất còn lưu luyến,
          Còn nhớ còn thương mãi chẳng thôi.
          Héo ruột nát gan nào ai biết,
          Bao giờ ta gặp lại Cha ơi,    
          Bao giờ thì gặp lại Cha tôi.

          Cha hỡi ngàn thu cách biệt rồi.
          Từ nay sao gặp được Cha tôi,
          Hoàng hôn buông phủ sầu riêng lẻ
          Thương nhớ tìm trong ngấn lệ sầu.
          Thương Cha tìm khắc thâm sâu
          Biết tìm đâu gặp bạc đầu Cha ơi.

Nghe tin Cha từ trần lòng con như thắt lại,có thể hôm nay là ngày đau thương cho giáo phận ,toàn giáo phận nói chung và cách riêng là giáo xứ Gio linh chúng con , nơi cha gắn liền cuộc đời 18 năm sau cùng trước lúc về hưu.
         
Thưa Cha , quay ngược dòng thời gian dỉ vảng lại hiện về trong trí chúng con như một khúc phim quay chậm ,ngày 10/6/1994,ngày ấy xa rồi ,nhưng từ ngày ấy Cha đã để lại nơi giáo xứ chúng con biết bao dấu ấn cuộc đời và làm sao quên được ,một ngày oi bức nơi vùng đất Gio linh,thuộc loại cát trắng khô cằn,cha đến nhiệm sở mới trước bao nổi khó khăn ,từ vật chất lẩn tinh thần,nhất là đời sống kinh tế của giáo dân lúc bấy giờ,trăm nổi ngổn ngang và không biết phải chọn điều gì làm trước ,điều gì làm sau,nhưng rồi Tạ ơn Chúa việc Ngài tuyển chọn và thực hiện chương trình của Ngài rất tốt đẹp qua bàn tay chăm sóc của Cha,thế là không lâu sau 2 mùa mưa lủ Cha đã phủ xanh đồi trọc chung quanh nhà thờ ,nhà xứ ,ngày ngày cha trồng cây ,làm cỏ ,đêm lại rọi đèn pin đi bắt sâu rầy để cây nhanh phát triển,từ một đồi cát hoang sơ lại biến thành rừng tràm xanh ngắt ,đến nổi Đức ông Xuân ly Băng phải ca ngợi rằng “một nhạc sĩ bỗng dưng trở thành một nông dân thực thụ”,đường vào nhà thờ Gio linh sau 20 năm xói mòn vì qua nhiều năm mưa gió ,ngày Cha đến đường cũng đã trở nên những chiếc hố kỳ diệu ,chia cắt nhà thờ với đường cái chính qua những hố sâu,vì mục tử chăm sóc đoàn chiên Cha đã tìm nguồn tài trợ làm lại con đường lát đá chẻ khang trang nối lại những gì chia cắt từ trước đến nay ,(dài 200m x 5,5m), nhờ đó mà nhà thờ chúng con mới được bảo tồn cho tới ngày nay,việc nầy chưa rồi lại lồi việc khác dân số ngày càng đông ,nhất là các cháu thiếu nhi học giáo lý nhưng không có nơi chốn đàng hoàng, Cha cũng đã biến không thành có để xây nhà xứ, nhà giáo lý ,hội trường sinh hoạt đa năng,nhà trẻ mẫu giáo, nhà cho các dì MTG cư ngụ.Oái ăm thay các công trình vừa xong, chưa có thì giờ nghỉ ngơi thì nhà thờ xuống cấp trầm trọng,một nổi khổ chồng chất lên vai cha lúc bấy giờ ,trước nổi mệt nhọc của tuổi già sức yếu ,nhưng không thể chạy trốn trách nhiệm của người mục tử lúc con chiên đang gặp khó khăn nầy,cha phải vận dụng đủ mọi cách để xây mới lại ngôi thánh đường qui mô tầm cở so với các nhà thờ lớn trong giáo phận hiện nay,phải nói ăn cơm Chúa , múa cho dân dù cho nhà thờ Gio linh trong giai đoạn hoàn thiện Cha lại duồng vào để xây dựng một nhà thờ giáo họ Phước sa ,tương đối khang trang và nay cũng đang sử dụng .


Thế là từ ngày đến cho tới lúc đi ngoài công việc mục vụ  Cha đã để lại nơi giáo xứ chúng con biết bao nhiêu là công trình , biết bao nhiêu là kỉ niệm, một mục tử nhân lành hy sinh , tận tụy vì đàn chiên . Ôi “ ngày đến tóc còn xanh, ngày đi đầu đã bạc”
         
Ngày 18 /6/ 2013,Cha rời giáo xứ Gio linh về nghỉ hưởng ở nhà hưu giáo phận,18 năm Cha con cùng sống trong một chử TÌNH,và ngày ấy tình lại sầu giửa kẻ ở người đi,tình chia xa mổi người một hướng,tình chân thật tìm đâu cho gặp,người thân thương khó hẹn trở về.

         
Hôm nay Cha ra đi trước chúng con , như một lòng tưởng nhớ đến người Cha đáng kính đáng nhớ và đáng yêu,con xin ghi lên đây đôi dòng tâm sự , để Cha hiểu rằng người giáo dân Gio linh vẩn luôn luôn tâm niệm Cha là người Cha kính yêu của chúng con.

Xin Chúa chúc phúc và ban nhiều ơn lành cho Cha trong những giây phút nầy.


Anh Quy
Gx Gio linh



 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây