GIAO LƯU, CHIA SẼ KINH NGHIỆM VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẮK NÊN HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM

Thứ năm - 18/05/2023 07:43
          Được sự cho phép của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện, sự đồng thuận của Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Đắk Nên. Ngày 9/5-12/5/2023, Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI) cùng phối hợp với một số các tổ chức, đơn vị có cùng mối quan tâm, đã tổ chức Chương trình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và văn hóa địa phương trên địa bàn xã Đăk Nên, huyện Kon Plong.

          Hội thảo có sự tham gia của 18 đại biểu đến từ 10 tỉnh, thành phố (Cao Bằng: 01; Lạng Sơn: 01; Hà Nội: 02; Kiên Giang: 02; Bình Thuận: 02; Ninh Thuận: 01; Thành phố Hồ Chí Minh: 01; Quảng Bình: 01; Lâm Đồng: 04; Đăk Pne, Kon Rẫy, Kon Tum: 01). Về phía địa huyện Kon Plong có mời thêm sự tham gia của một đại diện Trung tâm Y tế huyện Kon Plong, một đại diện của công an Huyện Kon Plong; và tại địa bàn xã Đắk Nên có sự tham gia Đảng ủy, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các ban ngành và các thôn Trưởng, già làng các thôn cùng tham dự. Họ là những nông dân, điển hình nòng cốt, những chuyên gia trong các lĩnh vực: Trung tâm Y tế Công cộng và Phát triển Cộng đồng; Trung tâm vì sự Phát triển Bền vững Miền núi; Chương trình Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam; Caritas Đà Lạt, Caritas Phan Thiết, Long Xuyên, và Viện Nghiên cứu Sinh Thái Chính sách Xã hội. Chương trình Hội thảo xoay quanh trao đổi các vấn đề về Nông nghiệp Sinh thái, cách tiếp cận toàn diện theo nguyên tắc sinh thái, xã hội để thiết kế, quản lý các hệ thống lương thực thực phẩm lành mạnh, dinh dưỡng hướng tới nông nghiệp bền vững, kinh tế địa phương ổn định. Hội thảo cũng đã được nghe báo cáo giới thiệu các chương trình SPERI/CENDI đã và đang thực hiện tại địa bàn xã Đắk Nên; cũng như những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, văn hóa bản địa đến từ các đơn vị tham gia.

          Qua báo cáo của chương trình SPERI/CENDI cho thấy những nỗ lực của chương trình trong vấn đề đồng hành dài hạn cùng chính quyền cấp xã và cộng đồng dân cư các thôn làng hướng tới bảo vệ nguồn tài nguyên đất rừng bền vững tới nhiều cộng đồng dân cư, bằng cách giao đất, giao rừng cho tất cả 10 thôn làng trên địa bàn xã trong nhiều năm vừa qua. Giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn làng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ nhằm bảo vệ hệ sinh thái đất và rừng, nguồn nước, và các dịch vụ hệ sinh thái lâu dài. SPERI/CENDI cũng hỗ trợ góp phần vào phủ xanh đất trống/đồi núi trọc thông qua việc hỗ trợ Vườn ươm Trung tâm Xã nhằm cung cấp cây giống tại chỗ cho bà con các thôn làng gieo trồng. Đặc biệt hơn nữa là công tác tuyên truyền, vận động người dân, cộng đồng các thôn làng tiến tới giảm thiểu và không sử dụng hóa chất diệt cỏ, để bảo vệ các vi sinh vật trên đất và trong đất và được đón nhận sự đồng thuận và hưởng ứng rất cao.


Hình 1: Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi trong ngày đầu.

Trong nội dung chương trình giao lưu chia sẽ, ngoài trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, các đơn vị bạn còn mang đến và chia sẻ, trao đổi rất nhiều các giống, hạt giống cây nông nghiệp bản địa quý báu từ rất nhiều tỉnh thành.

  
Hình 2: Đây là những giống bản địa ở một số tỉnh khác đến giao lưu chia sẻ với bà con Đăk Nên.


Hình 3: Các giống bản địa của bà con đồng bào Ca Doong tại xã Đăk Nên.

 
Hình 4: Các giống bản địa của bà con đồng bào Ca Doong tại xã Đăk Nên.

Các giống rau, củ quả bản địa rất phong phú, đây là nguồn thực phẩm vô cùng quý giá, cung cấp hàng lượng dinh dưỡng cao, góp phần nâng cao thể trạng và sức khỏe con người. Nếu được chăm sóc và nhân rộng trên địa bàn, nâng cao giá trị chuỗi cung ứng thực phẩm, có thể phát triển ẩm thực du lịch địa phương, góp phần phát triển kinh tế, đó là vấn đề chúng ta cần hướng tới.
          Trong thời gian thực địa tại địa phương, đoàn đã có những buổi công tác thăm rừng, rẫy ruộng, cùng trao đổi chia sẽ giữa nông dân với nông dân về các phương thức sản xuất, canh tác nâng cao chất lượng các giống cây trồng, vật nuôi, giúp người dân phát triển kinh tế và vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa trên những cánh đồng, thửa ruộng của mình.


Xem hình
          Nông nghiệp Sinh thái gắn với đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và mỗi người dân trên địa bàn huyện, qua đó tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực. Đó cũng là mục tiêu cụ thể hóa của Ủy Ban nhân dân huyện về triển khai thực hiện thực hiện Chương trình 39-CTr/HU ngày 08-3-2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông về thực hiện Kết luận số 81-KL/TW, ngày 29-7-2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030.

          Trân trọng cảm ơn sự tham gia và góp sức của tất cả các đơn vị, tổ chức và sự đồng thuận của chính quyền cấp Huyện, các cơ quan đoàn thể cấp xã và những tri thức chia sẻ của nhiều bà con nồng cốt trên địa bàn xã Đăk Nên./.
                                                                     
                                                                      Nhóm Đăk Nên Kon Plong SPERI

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây