Giáo Hội đã dành ra một năm để lắng nghe tiếng nói, đức tin, những hoài nghi và cả những lời phê bình của các bạn trẻ. Lời mời gọi vẫn luôn cấp bách. Bắt đầu với Đức Thánh Cha Phanxicô, từ ngày 9 – 24 tháng 03 năm 2018, ĐTC kêu gọi những người trẻ gặp gỡ nhau và kiến tạo những không gian nơi họ có thể diễn tả những mong chờ và ước muốn, những bất trắc và mối bận tâm trước các sự kiện phức tạp của thế giới. Đây là một cơ hội làm phong phú cho giai đoạn nghiên cứu, để bắt đầu với việc xuất bản tài liệu chuẩn bị tiền THĐ và bảng khảo sát có liên quan.
Trong phần này dành riêng cho “truyền đạt” và “thông tri”, chúng tôi đặt mình “lắng nghe” những ngôn ngữ mà giới trẻ tường thuật lại và cách thức họ diễn tả.
Lời như một sự mời gọi, đòi hỏi một sự khích lệ và một sự tập trung hướng tới người khác: “Một cách thức trong đó chúng tôi nhận ra mình là con người, đề cập đến khả năng giải quyết cho người khác và nhận từ họ những ngôn từ của riêng họ. Đây là một nghịch lý. Trong sự cần thiết chúng ta phải xây dựng cá tính và nhân cách của chúng ta ngang qua trò chơi trao đổi ngôn từ. Như thế, lời nói là một trung gian căn bản giữa tôi và tôi, giữa tôi và thế giới, giữa thế giới và tôi. Đây là mục đích của lời nói. Ý nghĩa của bất kì lời nói nào cũng phải đưa đến với con người”. Do đó, lời nói và sự lắng nghe có tương tác với nhau: sự hiện diện của người khác mở ra cho không gian của sự tương tác. Sự truyền thông được liên kết do việc trả lời các câu hỏi, khiến cho việc lắng nghe không theo chiều hướng thụ động, nhưng là để cho mình được lớn lên; bị xáo trộn bới những câu hỏi: ai hỏi, ai chất vấn sẽ cung cấp cho ta cơ hội để trả lời, bắt đầu một cuộc đối thoại đặt mình trong một trạng thái có cảm xúc.
Giới trẻ ngày nay lớn lên cùng với Internet, luôn giữ liên lạc với những người khác. Họ nhìn và nghe điều họ muốn, vào thời điểm mà họ muốn. Họ kể lại ngang qua các kênh video của Youtube những câu chuyện và những hình ảnh trên Instagram, những bài viết và những đường link trên Facebook, những tin nhắn trên Snapchat và những cuộc nói chuyện trên WhatsApp. Họ viết và quảng bá những câu chuyện và tiểu thuyết của họ trên Wattpad. Đối với họ, phương tiện truyền thông được dùng để cập nhật những gì đang xảy ra trên thế giới và là môi trường để họ có thể kể và nói về chính mình. Nhưng điều đó xảy ra như thế nào?
Hãy lắng nghe câu chuyện của họ: một nhà văn, một người dùng Youtube, và một blogger. Ba hình thức của sự diễn tả và của sự truyền thông nơi người trẻ. Những câu chuyện của họ thể hiện sự quyết tâm, niềm đam mê, tính chuyên nghiệp và cả sự giải trí.
AAA những từ cần dùng
Bianca 16 tuổi, đang theo học năm thứ 3 ở trường trung học. Em thích học (em muốn trở thành nhà tâm lý), viết văn và hội họa. Niềm đam mê cuối đã giúp em giao tiếp với những người bạn của mình. Em bắt đầu mô tả cuộc sống trong lớp em thành một cuốn truyện tranh. “Viết và vẽ, chia sẻ với những người khác, tôi thấy rằng tôi thích thú với điều đó. Nó làm cho tôi tự tin vào bản thân mình và tôi đã có thể kết bạn với họ điều mà trước đây chưa từng xảy ra”. Bianca đã viết hai truyện ngắn kể về những giờ học và tình bạn giữa các bạn nam và nữ: “Điều quan trọng là phải ứng phó cách nhẹ nhàng với các tình huống và tìm cách sử dụng một chút hài hước”. Em thấy mình lớn lên cùng với những từ ngữ, với sự hài hước trong khi cố gắng giải quyết các chủ đề, các nhân vật và những câu chuyện mà em viết. Chúng là những liều thuốc cho cuộc sống: làm thế nào để cho sự nhút nhát không bao giờ chiếm được ưu thế, nhưng là tìm hiểu để tham gia và cố gắng làm bất cứ điều gì, luôn luôn với sự hài hước và vui vẻ. Hãy luôn là chính mình và theo đuổi niềm đam mê của bạn.
Trường hợp thứ 3. Trong ký sự của một lớp học không thể phục hồi và đối với chúng tôi hai người đã là những thầy dạy (Người chiến thắng giải thường Bancarella 2017) di Bianca Chiabrando, Mondadori.
Lea cũng nói về niềm đam mê của cô. Là một người sử dụng kênh Youtube khi còn rất trẻ. Trong kênh kỹ thuật số này, cô đã kể lại một quãng thời gian ở độ tuổi vị thành niên của mình. “Đối với tôi không có vấn đề gì khi nghĩ rằng bạn ở trước một màn hình và không nói với bất cứ ai. Trên thực tế thì có vẻ như tôi đang nói chuyện với rất nhiều người. Tôi không tìm thấy bản thân mình nếu không có Youtube, bởi vì nó là một phần trọn vẹn của cuộc đời tôi và tôi vui thích khi chia sẻ cuộc sống của tôi với người khác. Trên Youtube, tôi đã học được rằng chúng tôi thực sự cần phải nỗ lực và trên hết là chính mình”. Cô vẫn chưa biết sẽ làm gì khi lớn lên, nhưng khi gần tới thời điểm phải quyết định điều gì cần làm thì có ba lời quan trọng: SỰ NHẤT QUÁN, các bạn chọn lựa cách thể hiện bản thân và trung thành với những gì các bạn nói, bởi vì sự giả vờ thật là vô ích. CHỈ CÓ MỘT, nghĩa là các bạn hãy theo đuổi niềm đam mê thực sự của các bạn…Có lẽ các bạn cũng khám phá ra các bạn có tài năng và sau đó phải trau dồi nó. Lời cuối cùng là TÍNH KIÊN TRÌ. Nếu các bạn không phải là người đầu tiên tin vào chính mình, thì tại sao những người khác có thể làm điều đó? Có một lời khuyên là: các bạn không nên xây dựng một thực tế ảo khác với bản thân mình, điều này áp dụng cho cuộc sống, cho tất cả mọi ngày, khi ở giữa bạn bè và trên cả Youtube. Là chính mình, chính là chìa khóa của sự thành công, thậm chí nhiều lần chúng ta có những cám dỗ để thay đổi các khía cạnh trong đời sống thực tế của chúng ta, không có gì tốt hơn so với điều mà chúng ta là!”.
Eleonora 25 tuổi, là một nhà báo và từ năm 2013 là một blogger chuyên nghiệp. Với những hoạt động của mình, cô đã khám phá và thúc đẩy các nhà văn và nghệ sĩ trẻ. Cô đã viết các tạp chí khác khau và cộng tác với các chương trình phát thanh. Trong đó, cô quan tâm tới các chủ đề về văn học: “Làm việc tại đài phát thanh là điều tôi ham thích, bởi vì tôi được nói chuyện với rất nhiều người. Và tôi đã làm cho ngôn từ trở nên (tròn đầy), phong phú (không chải chuốt), và những cảm xúc (được chia sẻ)”. Hai mươi bốn giờ không bao giờ đủ, các cuộc họp được thực hiện, các cuộc hẹn, thư điện tử, đài phát thanh, những bài thuyết trình, những con người, những cuộc nói chuyện. Bởi vì người ta nói rằng những giấc mơ không bao giờ nghỉ ngơi. “Đằng sau cặp kính râm, tôi là một cô gái 25 tuổi với những sợ hãi và tham vọng của chính mình. Có một cô gái đang liên tục tìm kiếm xung quanh, tìm kiếm những khuôn mặt và tìm cách loại bỏ những mặt nạ. Có một cô gái thích chạy, bởi vì trong những bước chạy nhanh cô đã nhìn thấy những suy nghĩ biến mất và đã kết hôn và khi cuộc chia ly xảy đến, cô ta tự hỏi: “Và ngày mai sẽ như thế nào?”. Có một cô gái đã từ bỏ một điều kỳ diệu ở miền nam để làm một điều gì đó đẹp hơn, mạnh dạn hơn, năng động hơn trong thành phố của những giấc mơ đó là: Roma. Có một có gái trong mỗi chuyến công tác, trở về nhà với năm ý tưởng mới để phát triển cùng với các đồng nghiệp của mình. Cô ta được lớn lên theo thời gian và cả với những sai lầm…Có một cô gái trở thành nổi tiếng nhờ vào mẹ và bạn bè của cô ta….”. Lời nói có một giá trị lớn lao, bởi vì “nó cho phép so sánh, đối chiếu. Điều gì thì tốt hơn? Tôi nghĩ rằng lớn lên qua nhiều năm tháng, giờ đây tôi suy nghĩ, cân nhắc, đếm từ 1 đến 10 trước khi nói. Thực sự, tôi nói rất ít. Tuy nhiên khi tôi nói, tôi ghi nhận lại, tôi sử dụng những lời nói chính xác được cá nhân hóa và chọn đúng thời điểm”.
Lời nói là một điều gì đó hơn là một công cụ đơn giản được dùng để tương quan. Nói và suy nghĩ, bởi vì “không tồn tại lời nói đích thực nếu không có hành động kèm theo. Do đó, phát ngôn thực sự có nghĩa là biến đổi thế giới” (Phaolo Freire).
Maria Antonia Chinello, FMA (DMA 01/2018)
Sr. Teresa Tuyết FMA chuyển ngữ